(Lc 2: 52)
“Còn Mẹ Ngài
thì giữ kỹ hết các điều trong lòng”
Có một lần, một người anh rất chững chạc trong Đạo, “nhẹ nhàng như gió thì thầm” đến gần bần đệ, vỗ nhẹ lên vai bảo nhỏ: “Này bạn, đã gọi là chuyện phiếm thì thường là những chuyện tầm phào, ở đời, sao lại đem Lời Chúa vào những chuyện như thế?” Lúc ấy, bần đệ chẳng biết nói gì. Chỉ há hốc miệng, những muốn moi óc tìm cho ra đoạn trích dẫn Kinh Sách rất Thánh có nói về “Lời” đã khiêm hạ tìm chốn tầm thường mà nương náu, giáng hạ.
Mãi về sau, bần đệ mới nhớ ra lời Kinh ấy; bèn lập đi lập lại cho dễ nhớ. Từ đó, cứ nhớ mãi câu này:
“Và, Lời đã thành xác phàm
lưu trú nơi chúng tôi,
và chúng tôi đã được ngắm vinh quang của Ngài,
vinh quang như của Con một tự nơi Cha,
tràn đầy ơn nghĩa và sự thật.”
(Yn 1: 14)
Vâng “Lời” của Đức Chúa là “Lời” Cao sang thần Thánh, nay thành xác phàm ở với phàm nhân tục tử rất tội lỗi. Tệ bạc. Thế nhưng, “Lời” đã hòa mình đi vào đời. Một đời có nhiều chuyện để kể. Kể cả những truyện rất phiếm. Những chuyện để phiếm. “Phiếm Đạo vào đời”. Hay còn gọi là “chuyện phiếm Đạo-đời”.
Chẳng thế mà, người phàm vẫn mãi không hiểu tại sao “Lời” lại mặc xác phàm. Tại sao Đạo lại phải vào đời? Tại sao Đạo “nên” vào đời? Thôi thì, ta cứ phiếm hoài phiếm mãi, ắt rồi sẽ hiểu. Hiểu rồi sẽ nhớ. Sự việc trên, làm bần đệ nhớ lại câu chuyện về cũng một chuyện Giáng hạ, mà người kia vẫn thấy khó hiểu. Không thể hiểu.
Truyện ấy thế này:
Đêm ấy, một đêm đầy trăng sao. Tiết đông lành lạnh, có một người đến từ hành tinh lạ, buồn tình làm thử chuyến du hành xuyên vũ trụ. Bay ngang hành tinh nhỏ có tên Địa Cầu, người hành tinh thấy như có điều kỳ lạ: đâu đâu cũng thấy lấp lánh đầy khắp những vì sao bằng giấy. Rất nhiều mầu. Đã thế, cạnh các vì sao nhỏ lung linh mầu sắc ấy, là các biển hiệu mang thông điệp vui tươi, những nào “Merry Christmas”, “Happy New Year”.
Sẵn tính xục xạo, muốn tìm hiểu, người hành tinh nọ vội đáp nhẹ xuống vùng phía
Em bé thấy có người đến chơi với mình, thích quá trả lời ngay: “Sắp tới đây, nhà em mừng lễ to lắm! Thể nào cũng có hang đá. Có cây thông nè. Có Ông già tuyết nè. Ông già này râu tóc bạc phơ, suốt ngày chỉ mặc áo đỏ viền trắng…lúc nào trên vai cũng nặng trĩu những quà là quà. Năm nào, bé cũng được Ông cho nhiều thứ, có cả kẹo Sô-cô-la nữa. Chuyến này, bé sẽ ăn thật nhiều kẹo. Chẳng còn sợ ai la mắng. Vì Ông Già Tuyết còn lớn hơn cả bố mẹ nữa, mà.”
Người hành tinh tiếp tục hành trình, đến hỏi một người lớn con hơn, chừng như đang bận rộn với công việc kiếm cơm, chạy gạo hằng ngày. Thì vị ấy đáp: “Giáng sinh ấy à? Ối giời! Lễ này lớn lắm đó. Cả người bên Đạo lẫn ngoài đời cũng đều ăn mừng hết đó. Lễ lớn như thế, nên già trẻ lớn bé ai cũng được nghỉ. Nên ai cũng thích. Trẻ thì được quà. Lớn được nghỉ ngơi. Nghỉ học. nghỉ làm. Chẳng ai phạt. Chẳng người nào bị đánh thuế vì mình nghỉ. Thôi thì, cũng phải có những ngày như thế để bà con có thì giờ mà chưng diện, sắm sửa chứ. Này! Vào ngày lễ ấy, đàn ông tha hồ ăn nhậu, nhảy nhót. Đàn bà thì đua nhau mà tiêu pha, may sắm…”
Hỏi một cụ bà đang trên đường từ nhà thờ về, thì cụ cho biết: “ Ấy chết! Ngày lễ cực trọng như thế, mà đằng ấy lại không biết gì à? Bộ, ở trên cung trăng mới xuống hay sao, mà “ngố” thế? Thôi, để lão bà nói cho mà nghe: Cứ vào chập tối đêm hăm tư tháng chạp là ta bắt đầu có lễ đêm, rồi. Lần nào, trước khi bắt đầu lễ, cũng có cha ngồi toà cáo giải. Cũng có đọc kinh… đến giờ lễ lại có người đàn kẻ thì hát. Thôi thì, vui nhộn không có chỗ nào kể xiết. Vui lắm! À mà này, bác thử đi hỏi ông cha xem lão nói có đúng không. Đây già rồi, nói bác bỏ lỗi, đôi khi lão thấy mình chả ra làm sao cả.
Xem ra vẫn chưa mãn nguyện với các câu trả lời ở trên. Nhưng, người hành tinh cũng chẳng dám đến gặp ông cha ông cố, nào cả. Tội gì mà đến, không chừng mấy ỗng lại lôi đầu vào bắt làm việc đền tội, thì lôi thôi lắm. Vậy là, gã ta giã từ bà lão, rón rén đến gần lớp học cạnh đó. Ghé mắt nhìn xem, thì thấy lố nhố đến chục bọn nhóc loai choai tuổi dậy thì, đang làm gì có vẻ suy tư lắm. Thì ra, đứa nào đứa nấy cứ lúi húi viết viết, rồi lại xoá xoá, như đang sáng tác một tổ khúc trữ tình nào đó vậy. Phóng cặp mắt thiên thần để nhìn, gã hành tinh thấy một cô bé hí hoáy thả hồn mình trên giấy, những giòng chảy như sau:
“Christmas, Giáng Sinh, Nhập Thể… Thì, cũng như câu chuyện trang lứa của chúng em. Trọn đời, em hướng lòng mình tất cả cho “người ấy”. Chúng em thật lòng chỉ muốn ở cạnh nhau suốt ngày. Suốt đêm. Không khi nào rời. Em vẫn nhớ cái ngày Thứ Bẩy đầu tiên ấy, hôm đi chơi với chàng. Tụi em nói chuyện với nhau hằng giờ , mà sao không thấy mệt mỏi. Nếu ngồi đếm, tổng cộng có đến mười bốn tiếng đồng hồ. Nghĩa là từ mười giờ sáng hôm ấy mãi đến lúc chàng sửa soạn ra về, thì trời cũng bắt đầu choạng vạng. Ôi! Thời gian trôi rất nhanh. Thật ra, thì bọn em vẫn chưa lấy làm đủ. Cũng mới chỉ: điểm tâm, ăn trưa nhè nhẹ, đi bộ qua bìa rừng; rồi ăn tối, thả bộ dọc bãi biển. Mườ bốn tiếng mà tưởng chừng như mới có hai giờ phù du, ngắn ngủi. Khi bạn chớm yêu, thời gian như ngừng trôi. Chẳng thế mà, có người cứ hỏi tại sao
Ấy kìa, ngay gần bên là một chàng trai khác, tuổi tác tuy không lớn hơn là bao. Mà sao, ý tứ, chữ nghĩa lại như ông cụ đạo. Lén nhìn thoáng chốc bài “thâu hoạch” của chàng, người hành tinh đọc thấy có điều gì hơi khó hiểu. Anh chàng viết:
“Giáng Sinh. Phục Sinh. Hai đại lễ, cùng một chữ Sinh. Hai sự kiện, nhưng thật ra chỉ là một. Một ý nghĩa “Sinh”. Sinh, là sống. Dù cho, có xuống thế mà sống. Hay, chết đi để rồi lại sống. Vẫn, sống dai. Sống mạnh mẽ hơn trước. Và, khi đã sống lại rồi, thì Người mới vực được cuộc sống của người khác. Vực dậy những người sống không ra sống. Sống mà như đang chết. Tức là, sống dở. Và chết dở.
“Giáng sinh, có ý nghĩa gì với tôi không, ư?
Có chứ! Với tôi, Giáng Sinh, mà không có Phục Sinh, thì tuy cả hai mang cùng chữ “Sinh” -tức là sống- vẫn cứ là một thất bại. Bởi, Giáng Sinh chỉ là khởi đầu của một cuộc Sống. Phục Sinh kia, mới hoàn tất cuộc Sống ấy. Hoàn tất cái gì? Điều gì? Hoàn tất là hoàn thành và hoàn thiện Ý định Trên Cao được báo trước, từ lâu. Ý định Cứu Rỗi. Ngang qua Phục Sinh.
Đúng thế. Ý Định đã có từ lâu. Từ lúc Saul nhường ngôi cho Đavít. Bởi lẽ, Ý Định Cứu Rỗi chỉ dành để cho giòng tộc Đavít, một giòng giống “được chọn” mà thôi.
Đọc tới đó, người hành tinh bất chợt rùng mình. Thấy lạnh ở phía sau. Bèn, lẳng lặng rút về nơi thinh vắng. Suy nghĩ một hồi, gã bèn nhủ thầm: Quái! Một Hành tinh nhỏ như trái đất này, mà lại có đứa bé có tư tưởng chẳng bé xíu chút nào cả! Tại sao Giáng Sinh lại chỉ có nghĩa là Khởi đầu cho
một cuộc Sống? Tại sao ngôi sao Xẹt kia lại chỉ xẹt cho tinh cầu nhỏ bé thế này, thôi?
Tại sao lại là Đavít? Tại sao chỉ là Israel, dân tộc quá nhỏ? Tại sao lại là Địa cầu?
Tại sao một hành tinh nhỏ như thế này, mà lại có đủ cả? Có Giáng Sinh. Rồi lại có cả Phục Sinh?
Thôi chết rồi! Bọn nó có lý. Bởi, đã có “Lời” bảo rằng: “Hãy trở nên bé nhỏ; vì Nước Trời là của chúng.”
Và, người hành tinh cứ vừa đi vừa lẩm bẩm, những chữ: Tình Yêu. Nhập Thể. Giáng Sinh. Phục Sinh. Nhỏ bé. Được chọn…Nhập thể là Giáng Sinh. Giáng Sinh phải nối kết với Phục Sinh. Giáng Sinh – Phục Sinh, hai sự thể, nhưng một Nhiệm Tích. Một Ý Định. Ý Định Cứu Rỗi. Ý Định mang cùng một chữ SINH.
Nghe kể, dù chỉ là chuyện kể về một hành tinh, bần đệ thấy có điều gì đó, rất phiếm. Phiếm là phiếm Đạo vào đời. Cũng là Đạo trong đời. Một đời có đạo. Và, có phiếm. Phiếm nhẹ nhàng, như lời thơ trong nhạc bản “Gọi Người Yêu Dấu”:
Người yêu dấu ơi, sao lòng se sắt đầy vơi?
Người yêu dấu ơi, thu về tìm vẫn đơn côi.
Người yêu dấu ơi, khi ngàn sao đêm lấp lánh.
Tâm hồn bâng khuâng, nhớ ngày vui đã qua nhanh.
(Vũ Đức Nghiêm)
Ngày vui qua rất nhanh. Nhưng vẫn nhớ. Nhớ rằng, Ngài đã Giáng hạ. Và, đã Phục Sinh. Giáng Sinh và Phục Sinh để con dân khắp chốn, được vui và được nhớ. Vui, vào ngày Ngài Giáng Hạ. Nhớ, điều Ngài trăn trối, hãy cứ vui. Và, cứ phiếm. Phiếm cho mình. Phiếm cho đời. Phiếm rất vui.
Trần Ngọc Mười Hai
Nhiều lúc cứ nghĩ, mình chỉ có thể phiếm
những phiếm và phiếm
đã thấy vui.
1 comment:
Câu chuyện và tựa đề rất hay, thú vị, cảm ơn bạn đã chia sẻ. Qua đây mình cũng muốn chia sẻ đến bạn và mọi người địa chỉ cung cấp DV phiên dịch, dịch thuật đa ngôn ngữ, đa ngành nghề uy tín, nhanh chóng, chính xác... trên toàn quốc. Công Ty Phiên Dịch - Dịch Thuật A2Z, đơn vị cung cấp DV phiên dịch, dịch thuật số 1 tại Việt Nam. Điểm lợi khi khách hàng chọn sử dụng DV tại A2Z: tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian, tăng sự thành công trong công việc, hoàn phí khi có lỗi từ DV. Tham khảo chi tiết ngôn ngữ phiên dịch và địa chỉ: Phiên dịch tiếng anh Đồng Nai, Phiên dịch tiếng trung tại Bình Dương, Phiên dịch tiếng trung tại Đà Nẵng, Phiên dịch tiếng trung tại Hải Phòng, Phiên dịch tiếng trung tại Tp.hcm, Phiên dịch tiếng hàn Hà Nội, Phiên dịch tiếng nhật tại Đà Nẵng, Phiên dịch tiếng Hàn tại Tp.hcm, Phiên dịch tiếng Nhật tại Tp.hcm .................
Post a Comment