Friday, 25 June 2010

“Ước gì anh ở đây, giờ này,”

ước gì anh cùng em chuyện trò Cùng nhau nghe sóng xô ghềnh đá

ngàn câu hát yên bình”

(Jim Brickman/Võ Thiện Thanh – Ước Gì)

(Lc 10: 2-3)

Thì, em vẫn sống. Đấy, là chuyện thật. Thì, anh đây. Giờ này. Vẫn cứ ước. Ước, là ước chuyện thật gần, dễ thực hiện. Như: cùng em chuyện trò. “Nghe sóng vỗ”. Nhưng, mộng ước của anh, và của em, tưởng là dễ. Nhưng kỳ thật, rất khó hiện thực. Như câu chuyện vừa xảy ra, ở giải Túc Cầu Thế Giới FIFA 2010 tại Nam Phi, nghe phát sợ:

“Tin cho biết: Một người đàn ông đứng tuổi sống ở miền quê hẻo lánh phía Bắc nước Nam Phi, mê xem trận túc cầu giữa Đức và Úc trên truyền hình, không để vợ con dự xem chương trình lễ lạy, như mọi ngày. Đã tranh nhau, giành giựt thiết bị điều khiển từ xa, đến xô sát. Ông đã chết trên đường đến bệnh viện. Phát ngôn viên Cảnh sát nói: Người này tên David Makoeya, 61 tuổi sống ở Makweya, một làng thuộc tỉnh Limpopo, bị vợ là Francina và hai con là Collin và Lebogang tấn công, dập đầu ông vào tường để giành thiết bị điều khiển từ xa, ông nắm trong tay. Hôm ấy là ngày Thứ Tư đen 16/6/2010. Cảnh sát cũng nói: ông là người luôn sống đời vui vẻ. Hạnh phúc. Một người có nhiều mộng ước.” (X. Tin tức trên mạng Yahoo7Sport ngày 18.06.2010)

Ước gì, anh ở đây: để ta cùng tham dự thánh lễ. Để, ta xem bóng đá, vẫn là những nguyện và ước, rất chính đáng. Tuy, rất nhỏ. Như, cuộc sống hàng ngày. Nhưng sao kết quả lại não nùng, đến như thế? Đó chính là, điều lạ kỳ trong sống đời thường nhật. Ở đời. Đó mới hiểu được ước vọng hay nguyện ước, đôi khi tuy nhỏ. Nhưng, khó thực hiện.

Nguyện ước của giới trẻ hôm nay, trong sinh hoạt cộng đoàn, là mộng ước giản đơn. Nho nhỏ. Không tranh giành. Cãi vã. Đấu tranh. Vẫn chỉ là những nguyện và ước, đơn thuần. Mộc mạc. Được diễn tả ở bài hát có câu ca đơn thuần. Khúc chiết. Rất như sau:

“Người yêu em hỡi!

Ước gì em đã không lỡ lời

ước gì ta đừng có giận hờn

Để giờ đây cô đơn vắng tênh

đời em đã vắng anh rồi…”

(Jim Brickman/Võ Thiện Thanh – bđd)

Vâng. Mộng ước của giới trẻ, nay là thế. Đôi lúc, cứ vắng tênh. Cô đơn. Vẫn chiếm lĩnh hồn anh. Hồn em. Nên, mộng ước dù giản dị vẫn khó thành. Khó, như mộng ước của người đời sống những chuỗi ngày dài lâu. Rất thọ. Như truyện nhỏ, ở bên dưới:

“Có vị bác sĩ nọ, cứ giữ thói quen hằng ngày, vẫn lang thang tàn tàn trên con lộ đầy đá sỏi có hàng cây râm mát, vào buổi sáng. Bất chợt ông gặp một nữ phụ có dáng dấp cao niên. Hiền lành. Đầy đức độ. Nghĩa là, làm gì thì làm, cụ chẳng muốn phiền hà một ai, ngoài chính mình. Và, người nữ phụ vẫn lặng lẽ ngồi trên ghế đá công viên, chậm rãi điếu xì-gà còn khúc cuối, vẫn không vứt. Thấy thế, bác sĩ bèn đến gần, lên tiếng hỏi:

-Xin cho tôi hỏi một câu hơi lẩn thẩn, nghĩ không ra. Nhìn kỹ, tôi đoán là bà, là chị đang sống đời sống bình lặng. Rất hạnh phúc. Thế, đâu là bí kíp, để được như vậy?

-Chẳng có gì ghê gớm đâu, thưa ông. Ban ngày, tôi chỉ lưa thưa hút có mươi điếu. Cỡ bằng này. Tối đến, tôi dặm thêm một điếu chót. Chẳng là bao. Mỗi tuần, tôi chỉ cố nốc mỗi chút rượu chỉ bằng chai Giô-ni đi bộ. Và, thời gian còn lại, tôi chỉ kịp đánh chén mỗi thức ăn nhanh, cho nó lẹ. Thế thôi. À quên, ngày cuối tuần, tôi có thói quen chỉ lai rai dặm thêm vài viên thuốc lắc. Xập xình, mỗi điệu nhún. Thế thôi.

-Lạ nhỉ. Bí kíp sống thọ kiểu này, thú thật đây lần đầu tôi nghe biết. Thế, năm nay cụ thọ được bao nhiêu?

-Tuần tới này, tôi tròn ba tám. Có gì ngán.”

Hai truyện kể. Hai thái cực. Vẫn nói lên một thực tại. Thực tại, là chuyện thực kể về những ước và nguyện, của nhiều người. Nguyện và ước, không đơn điệu. Chỉ giản đơn, như mơ ước của nghệ nhân có ý/lời trích như sau:

“Ước gì anh ở đây, giờ này.

ước gì em được nghe giọng cười

Và hơi ấm, đã bao ngày qua mình luôn sát vai kề!”

(Jim Brickman/Võ Thiện Thanh – bđd)

Nhà Đạo mình, vẫn có những chuyện giản đơn, đầy mộng ước. Nhưng thực hiện được, cũng không dễ. Chuyện ấy, như sau:

“Người bảo các ông:

Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít.

Vậy anh em hãy xin

chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.

Anh em hãy ra đi.

Nay Thầy sai anh em đi

như chiên con đi giữa bầy sói.”

(Lc 10: 2-3)

Đã đành, lời Chúa trích ở trên không mộng ước, nhưng là lệnh truyền. Mời gọi. Ngài mời và gọi mọi người hãy ước ao gặt hái thành quả Ngài gieo vãi, suốt nhiều năm.

Về những ước nguyện của nhà Đạo, nhiều đấng bậc nhà mình vẫn có thói quen nhìn vào số lượng lượt/người dự lễ, để biết là: lúa đồng nhà mình đã chín rộ? Hoặc, thấy số linh mục phục vụ tại chỗ, vẫn còn đông, để kết luận rằng “ơn kêu gọi” nhà Đạo, nào sa sút! Nhưng, đó mới chỉ là số lượng của vụ gặt. Của, lúa chín rộ. Còn, tay nghề của thợ gặt, hoặc chất lượng vụ mùa, giờ này ra sao? Đó mới là vấn đề, cần nhận thức.

Trả lời câu hỏi trên, nghệ sĩ ngoài đời, vẫn nhanh nhẩu đáp, bằng câu hát:

“Em xa anh, đã bao ngày rồi,

Nghe như tháng năm ngừng trôi.

Đi xa, em nhớ anh thật nhiều.

Này người,

Người yêu em hỡi!”

(Jim Brickman/Võ Thiện Thanh – bđd)

Em xa anh, có thể là em chỉ mới xa thánh lễ của anh, ở nhà thờ. Cũng có thể, ta xa tình yêu của những người anh. Người chị. Ở Nước Trời. Thế thì, xá gì chuyện phôi pha, và mộng ước. Thế thì, vội gì ta cãi tranh/tranh luận về ý nghĩa, lý lẽ của Tiệc Thánh. Của, nghi thức phụng vụ ở nhà thờ.

Đấy kìa, cứ thử nghe ý kiến của bạn Đạo Sydney, vẫn muốn bàn và muốn luận về tình huống lễ thánh/thánh lễ, có linh mục “bụi” Chris Riley của giới “Bụi đời” ở Sydney, từng nhận định về thánh lễ, như sau:

“Có những điều khả dĩ thu hút được giới trẻ đến với thánh lễ, hầu hết có thể kể ra đây:

Về những lời sẻ san, gọi là “chia sẻ”:

“Người trẻ bây giờ, thích nghe lời nào khả dĩ đánh động tâm can họ, thật mạnh. Chí ít, là những lời phù hợp với cuộc sống thực tế của họ. Tức, những gì khiến họ có thể bỏ lại đằng sau, để đến với thánh lễ. Được thế, họ sẽ đến với nhà thờ/nhà thánh, ngay tức thì. Nói cách khác, làm sao tạo được những gì thật sự lôi cuốn đám trẻ. Nghĩa là làm thế nào để ta có một chút gì đó, có cảm xúc rất thách thức. Tức, người trẻ nào cũng muốn mình được nuông chiều, nuôi dưỡng, bằng nhiều cách. Khác nhau.”

Về âm nhạc, ở thánh lễ:

“Bình thường, người người tìm đến với hội ngộ, có tuyên dương. Ca khen. Chúc tụng. Bằng âm nhạc cổ điển. Nhè nhẹ. Rất ít nghe. Bởi, khi nghe nhạc loại này, ta sẽ không ngờ rằng: nhạc cổ điển vẫn tiềm tàng trong văn hoá/văn minh, là mạch chính. Của mình. Tôi muốn nói, loại nhạc như thế vẫn đẩy đưa/lôi kéo hết mọi người. Nói cách khác, âm nhạc và ca từ sử dụng ở nhà thờ, nếu quá dở, sẽ làm cho mọi người dần dà chán ngán, bỏ đi. Đi nơi khác, tìm những gì thích thú, sảng khoái hơn.”

Về lớp người trẻ:

“Giới trẻ nay có nhu cầu nối kết với hết mọi người. Vào buổi lễ, nếu biết thu phục giới trẻ, thì rồi ra chắc chắn ta cũng sẽ cuốn hút được nhiều người. Bởi, người trẻ nào cũng muốn cảnh báo mọi người, rằng: họ không là đám trẻ duy nhất đến với lễ. Nhiều người như họ cũng muốn tham dự thánh lễ lắm đấy, nhưng họ chưa có dịp tỏ bày lập trường đầy thôi.”

Về lặng thinh:

“Theo tôi nghĩ, cũng nên có nơi êm ả. Lặng im. Khả dĩ thu hút được lớp người trẻ đến với lễ. Một phần, vì xã hội hôm nay không có chỗ để mọi người tìm yên lặng, như khi trước. Đúng ra, ta cũng nên làm thế, mỗi tuần một lần. Tìm đến nơi vắng vẻ, im ắng, người trẻ vẫn giữ được sự lặng thinh, chứng tỏ rằng mình cũng làm được việc đó.” (X. The Australian Catholics, Easter 2010, p.9)

Thật rất đúng. Và, cũng phải. Phải và đúng, bởi hầu hết người mình đều muốn người trẻ lũ lượt đến nhà thờ dự Tiệc Thánh, chứ đâu muốn thấy số người chăm chút đi lễ là để không còn mang nặng mối lo toan, phải xưng tội. Hoặc, cũng dự lễ đấy, nhưng lòng trí cứ để đi đâu. Xa tít mù tắp.

Phải và đúng, là ý kiến: về sẻ chia/chia sẻ sao cho kết hợp hài hoà kinh nghiệm rất thực của mọi người với lời giảng cao siêu/nhiệm mầu, như thời trước. Phải và đúng, về nhạc thánh…rất thót, sao tạo được nét vui, đầy nhựa sống từ ca từ cho đến cách diễn tả. Tức, làm sao thích hợp với ý nghĩa “Phục Sinh”, của Tiệc Thánh. Chứ đừng ỉ ôi. Âu sầu. Rầu rĩ. Dù vào mùa Chay. Cứ loay hoay. Đầy doạ nạt.

Phải và đúng, như phản ảnh về một kinh nghiệm khác của một đấng bậc vị vọng ở Sydney, tuy không nổi cộm bằng đấng bậc giòng họ Riley, nhưng cũng là đấng bậc Dòng Tên. Rất bền. Rất sắc, trong chuyên đồng lúa Nước Trời, vừa đề cập:

“Khi được hỏi: sao ta cứ phải dự lễ vẫn lê thê/lề mề, mỗi tuần? tôi thích trả lời rằng: cụm từ “Tiệc Thánh Thể” diễn tả đậm nét và sâu sắc hơn cụm từ “thánh lễ”, hoặc “lễ tế”. Bởi, “Tiệc Thánh” mang ý nghĩa sâu xa qui về đoạn Kinh Sách có những chi tiết giúp ta hiểu được việc ta làm đã xảy ra ở bàn tiệc, có Chúa dự. Tiệc, là tiệc tưởng niệm về một hy sinh Chúa chấp nhận, cho Ngài. Cộng thêm vào với ý nghĩa của từ vựng ta bàn luận, là cụm từ “tương quan”. Tương quan, là những gì khả dĩ giúp cho quan hệ giữa ta với Chúa, được phát triển. Rất đậm sâu. Với thời gian.

Tương quan nào, cũng là quan hệ mật thiết. Vẫn triển nở. Rất lớn mạnh. Ở nơi đó, ta vẫn có quyết tâm. Quan hệ nào, cũng có lúc thăng lúc trầm, như độ lên xuống, của đời người. Quan trọng, là làm sao tạo được sự liên tục. Nhuần nhuyễn. Cứ thế mà tiến. Tiến, theo chiều hướng tốt đẹp. Quan trọng không ít, là: hãy cứ tự hỏi xem mình mang gì đến với quan hệ ấy. Trong cuộc đời, nhiều lúc ta vẫn phải quyết định xem nên hay không nên xúc tiến có quan hệ của Tiệc Thánh, như thế. Nghĩa là, thay vì hỏi tại sao thế này, tại sao thế kia --bởi, có hỏi mãi như thế, cũng chẳng đi đến đâu-- tốt hơn, ta suy xét xem nên làm cách nào để có thể lớn mạnh trong tương quan đằm thắm với Chúa. Bằng Tiệc Thánh. Qua việc dự Tiệc.” (x. Edward Dooley sj, The Australian Catholics, Easter 2010,m tr. 9)

Nghe rồi, lời cuối nói sao đây? Nói, để thuyết phục, có lẽ vẫn nên nói. Dù chỉ một lời. Nói, là cốt chuyển đến bà con mọi người, một đề nghị. Nói, để rồi cùng nhau mình có quyết tâm. Bởi, bạn cũng như tôi, ta sẽ nghĩ: sao mà thuyết phục được mọi người hãy nghe Lời Thầy, rồi thực hiện. Nên chăng, ghi thêm ở đây câu hát tiếp, làm đoạn kết cho bài phiếm, rất hôm nay?

“Em đã sống những đêm trời có ánh trăng chiếu vàng,

Em đã sống những đêm ngoài kia, biển ru bờ cát!

Ước gì Anh ở đây. Giờ này…”

(Jim Brickman/Võ thiện Thanh – bđd)

Vâng. Lại chữ “Vâng”. Của những “ước gì”, đầy hy vọng. Bởi “ước gì”, chỉ là những ước và mộng về những gì bạn và tôi, ta đều biết. Đều hiểu. Hiểu, nhưng chưa dám quyết tâm. Vậy thì hôm nay, mời bạn mời tôi, ta cứ ước. Ước rất mực. Ước khôn nguôi. Ước rôi, ta lại sẽ hát câu cuối, như lời kết gửi người anh/người chị ở Nước Trời, không xa. Vẫn cùng ước và nguyện. Nguyện ước rằng:

“Ước gì, cho thời gian trở lại,

Ước gì, em gặp anh một lần.

Em sẽ nói em luôn nhớ anh,

Và em chỉ có anh thôi.”

(Jim Brickman/Võ Thiện Thanh – bđd)

Cuối cùng thì, chỉ còn anh và tôi. Trong nỗi ước, cuộc đời. Rất thật. Như sự thật. Ở đời.

Trần Ngọc Mười Hai

Cũng từng ước.

Nhưng chỉ ước

những chuyện không thật.

Thế mới chết.

(xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com;

hoặc: www.tranngocmuoihai.blogspot.com;

hoặc: www.giadinhanphong.blogspot.com

Friday, 18 June 2010

Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi

Rồi trong mưa gió biết ai vỗ về…

(Trường Sa – Xin còn gọi tên nhau)

(Gv 3:1, 8-11)

Gọi tên “Em”, cả vào lúc “Em” còn thức giấc. Hay, ngủ mê. Mê cuộc tình. Nơi dương gian, chốn ấy có lời ca. Tiếng hát. Rất đê mê. Nhè nhẹ. Như còn hát:

“Tình trong cơn ngủ mê,

Rồi phai trên hàng mi,

Chợt khi mình nhớ về.

Mộng thành mây bay đi,

Còn gì trên đôi tay,

Nên thầm hờn dỗi mình,

Cho tình càng thêm say.”

(Trường Sa – bđd)

Gọi tên “Em” hay tên “Anh”, ta gọi mãi. Suốt một đời. Để rồi, tên của người em mà ta nhung nhớ, lúc chia phôi, sẽ ở mãi trong tôi. Trong bạn. Gọi “Em”/gọi “Anh” gọi cả mọi người. Ai cũng gọi. Gọi, như một khẳng định của ai đó, người nghệ sĩ mới đây thôi:

“Chữ “Em” trong các bài hát, là đối tượng của tình yêu, mà chúng ta muốn gửi gắm vào đời sống. Có thể, là đối tượng của riêng tôi. Cũng có thể, của riêng bạn. Nói chung, là đối tượng của Tình Yêu, được trao gửi.” (x. Từ Công Phụng, Như mọi người, tôi cũng có trái tim mẫn cảm, Người Việt online 28/02/2010)

Gọi người trong tôi. Là gọi “Tình yêu”, rày vẫn thế. Vẫn nằm ở bản thể, tôi rất mến. Mến gọi và nhắn nhủ một lời Chúa vẫn gọi và vẫn nhắn trong Kinh Sách:

“Và này,

Thầy sẽ ở lại với anh em

suốt mọi ngày,

đến tận thế.”

(Mt 28: 20)

Gọi nhắn tên “Em”, còn là gọi nhắn một lời khác, ở Kinh Sách, ta vẫn nghe. Như thế này:

“Ở dưới bầu trời này,

mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời:

một thời để chào đời, một thời để lìa thế;

..một thời để khóc lóc, một thời để vui cười ;

một thời để than van, một thời để múa nhảy;

…một thời để ôm hôn, một thời để tránh hôn;

một thời để kiếm tìm, một thời để đánh mất;

một thời để giữ lại, một thời để vất đi;

một thời để làm thinh, một thời để lên tiếng;

một thời để yêu thương, một thời để thù ghét;

một thời để gây chiến, một thời để làm hoà.”

(Gv 3: 1, 2, 4, 8)

“Chúa Tình Yêu” vẫn nhắn gọi mọi người hãy ở lại với “Em”và với tôi. Suốt mọi thời. Hệt như thế. Hệt như gọi nhắn người ở lại, từ cõi miên trường. Ngài gọi, vào lúc bạn mình vừa có người giã từ, mà ra đi. Ngài gọi mãi tiếng yêu đương, rất thân thương. Rất tình Thầy ở lại, với muôn người.

“(Tình) Thầy ở lại”, không chỉ là gọi nhắn vào lúc tôi và bạn có người thân thuộc đã ra đi, về miền thiên cổ. Quá khứ. Đi, mà không ngoái cổ, trở về lại. Đi, mà không hề thương tiếc. Thương, một đời người. Tiếc, một ngày vui. Bởi, ra đi về miền quá khứ, là giáp mặt với Tình Chúa. Như Lời Ngài vẫn hứa.

Bần đạo nhớ, có đấng bậc nọ cũng trần thuật về tình yêu/nỗi nhớ, có ý thức như sau:

“Con người vốn là sinh vật duy nhất ý thức mình sẽ chết. Vừa biết mình phải chết, vừa không chấp nhận được cái chết. Lòng tin Chúa Kitô đã sống lại và mình cũng sẽ được sống lại không hẳn sẽ miễn cho người tín hữu khỏi nỗi xao xuyến lo âu, khựng lại trước niềm đau và nỗi chết của mình, lòng tin ấy không phải là thuốc an thần, thuốc giảm đau. Trái lại, lịch sử tư tưởng nhân loại cho thấy không đâu bằng trong Kitô giáo, vấn đề khổ đau được đặt ra triệt để và ý thức cái chết là ý thức bi đát. Thánh Augustin, Pascal, Kierkegaard chẳng hạn. “Sống lại từ cõi chết là gì?” Chúng ta đối diện với khổ đau, với cái chết vẫn không tránh được câu hỏi bức xúc ấy.Tại sao Chúa Kitô đã sống lại mà tôi còn phải tiếp tục cuộc thương khó của Chúa nơi thân mình tôi, trong đời tôi? Tại sao đã “bước đi trong đời sống mới” (Rm 6: 4) mà cứ còn phải chết? Cái chết càng không là lẽ đương nhiên (1Tx 4: 17).” (x. Nguyễn Ngọc Lan, Chủ Nhật Hồng Giữa Mùa Tím, nxb Cơ sở Hy Vọng 2002, tr. 160)

Lời Ngài, rõ ràng được nhận định là như thế. Lời Ngài, từng kéo dài nhiều thế kỷ. Không cần phải cãi tranh. Cũng chẳng có gì phải nghi ngờ. Bởi, thế đó là sự thật rành rành. Thế đó, rất thật như ánh mặt trời. Luôn soi dọi, để mình sống. Thật, như lời người nghệ sĩ, vào buổi Đông tàn. Xế bóng. Rất như sau:

“Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng

Chiều đong đưa những bước chân đau mòn

Chợt nghe mùa thu bay trên trời không

Còn ai giữa mênh mông đời mình

Nỗi đau mù lấp trên tuổi thơ...”

(Trường Sa – bđd)

Tuổi thơ, dù đặc dầy đến 100 năm, vẫn “bâng khuâng”. “Đau mòn”. “Mù lấp”. Cũng thương thân, thương cho bạn bè/người thân, nay vẫn cứ u uẩn. Sầu lắng. Khuất dạng. Thương, là thương cho người ở lại, vẫn phải sống. Sống thương nhớ. Và, vẫn có người lâm râm nguyện cầu cho kẻ quá vãng. Rất dài ngày.

Người thân ra đi, vẫn thương vẫn sầu dù biết rằng người thân ra đi, nay đã vào cõi phúc. Chẳng còn lo toan. Lẫn bon chen. Hạnh và phúc, được Chúa tiếp rước. Tội và “nghiệp”, là tội nghiệp cho người ở lại, chốn dân gian. Vẫn cứ lan man. Nhiều than khóc. Để rồi tưởng rằng: có cầu và có xin bằng nhiều kinh kệ, người thân mới hết tội và dứt nghiệp. Thương và tội là bởi, cứ mãi dùng lời kinh xưa mà khẩn cầu từng chữ. Những là kinh cầu “chữ”. Cầu hồn. Đã kéo dài nhiều thập kỷ. Như thói một quen, khó bỏ.

Lời kinh xưa, khác nào lời nghệ sĩ thập kỷ trước, vẫn cứ lai rai. Dông dài. Một tình tiết:

“Tiếng hát ru em, còn nuối trên môi.

Lời nào gian dối, cũng xin qua rồi.

Để lỡ ngày sau, khi ta cần nhau

Còn nuôi chút êm vui ngày đầu,

Cho mình mãi gọi thầm tên nhau…!

(Trường Sa – bđd)

Lời kinh hôm cho người quá vãng, chắc chắn sẽ không là lời hát ru “xin qua rồi”. Nuối tiếc những “êm vui”. Ngày đầu. Gọi mãi tên nhau. Lời kinh hôm cho cho người quá cố, lẽ đáng, phải là lời “trần tình” cho người ở lại. Cho, chính mình. Cho bạn bè/người thân. Cần hưng phấn.

Dù đó có là lời kinh hôm sớm, vẫn cứ phải tràn đầy hưng phấn, như nhận định được trích dẫn ở trên, còn nói thêm:

“Mùa Chay hay lúc nào khác trong năm, thì Phụng vụ vẫn là xum họp xung quanh Chúa Kitô đã sống lại, “không còn chết nữa” (Rm 6: 4): người tín hữu không bao giờ còn phải “đi tìm Đấng Sống giữa những người chết” (Lc 24: 5). Canh thức Vượt qua, Vọng Phục Sinh mới cốt cách, tinh thần của cả Mùa Chay. “Mùa Chay, nhằm chuẩn bị cử hành lễ Vượt Qua.(x. Gs Nguyễn Ngọc Lan, Chủ Nhật Hồng Giữa Mùa Tím, nxb Cơ Sở Hy Vọng 2002, tr. 156-157)

Cầu xin hay cầu nguyện vào Mùa Chay, hay vào ngày tưởng niệm người thân vừa quá vãng, không còn là cầu và xin cho mình/cho người ấy được những điều, ta đã có. Nhưng, là hiệp lòng với Đức Chúa trong tinh thần Vượt Qua. Tức, vượt mọi thống khổ. Đau buồn. Chết chóc. Hầu, đi vào sự Phục Sinh, rất quang vinh. Của Chúa. Bởi thế nên, dù ăn chay nguyện cầu cho người quá cố, hay cho người ở lại, cách tốt nhất vẫn là nguyện hát lời ca hân hoan, khi gặp Đức Chúa, thế thôi.

Về cầu nguyện hay cầu xin, có đấng vị vọng từng nói quả quyết mạnh như thế này:

“Khuôn vàng thước ngọc: “Vậy mọi điều các ngươi muốn được người ta làm cho mình, thì cả các ngươi nữa cũng hãy làm cho người ta như thế: Lề luật và các tiên tri là như thế. (Mt 7: 12)”. Đây là câu cần thiết để chúng ta chung sống với nhau. Hình thức của luật thương người này, chúng ta gặp trong thế giới Do thái (sách Tôbia 4: 15)…

Câu Mt 7: 12 nói đến qui ước xử sự. Muốn áp dụng theo châm ngôn thì phải đòi cho được áp dụng theo lương tri quân bình, chứ nếu là lương tri thiếu phán đoán, thì sẽ rất nguy hiểm. Thiếu phán đoán cả về đạo đức cũng nguy hiểm. Thí dụ: một người quản lý muốn ăn chay cầu nguyện, nhưng lại cũng muốn bắt mọi người ăn chay cầu nguyện như mình, thì chết thiên hạ! Mình muốn hãm mình nhưng đừng bắt người khác hãm mình. Phải có lương tri nào đó, bằng không thì nguy hiểm. Vậy, phải có sự phán đoán nào đó, lòng phải chăng, bởi vì “suy bụng ta ra bụng người” trong những trường hợp ấy thì rất nguy hiểm.

Vậy tự nhiên muốn áp dụng phải có lương tri quân bình. Nhưng thực sự, khi đã có quân bình đó thì nguyên tắc đó là một nguyên tắc giải phóng khỏi sự tù túng của lề luật theo tinh thần các rabbi.” (x. Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR, Hiến Chương Nước Trời, tr. 215-216)

Hiến chương Nước Trời, bao gồm không chỉ một số qui định của người đời. Do người đời chế biến. Ban ra. Hiến chương, không chỉ được ban khi có người thân thuộc với mình/với đời, vừa quá vãng. Hiến chương Nước Trời, là hiến chương cho cộng đoàn con cái Chúa ở trần gian. Bởi lẽ, Hiến Chương ấy áp dụng cho mọi người. Bất kỳ ngươi ấy còn sống, hay đã ra đi. Hiến Chương hạnh phúc, là nguyên tắc đạt hạnh phúc dành cho mọi người, bất kỳ người ấy ở đâu. Sống vào thời nào. Và, nguyên tắc sống hạnh phúc cho cộng đoàn Nước Trời, là dành cho người đã ra đi, hoặc còn ở lại đang sống những tâm tình thống thiết. Mông lung. Tiếc nuối.

Để minh hoạ cho chuyện đề cập ở trên, cũng nên kể cho nhau những lời ngọc ngà của các đấng đã và sẽ thành thánh, như Mẹ Têrêxa thành Calcutta, ở bên dưới:

“Có những kỷ lục tuyệt vời, qua lời Ngài quả quyết:

Ngày đẹp nhất trong đời, chính là: Ngày hôm nay.

Việc làm dễ sai phạm nhất, là: Tội và lỗi.

Trở ngại lớn nhất cho con người, là: Sự sợ hãi.

Sai phạm nghiêm trọng nhất đối với con người, là: Sự tự huỷ.

Nguồn gốc dẫn đến tội ác, chính là: Tính ích kỷ.

Thú tiêu khiển giải lao hay đẹp nhất, là: Lòng vui thú làm việc.

Thất bại nặng nề nhất, là: Nỗi chán chường.

Người thày tốt lành nhất, là: Các trẻ em.

Nhiệm vụ cần đặt ưu tiên nhất: Sự hiểu biết lẫn nhau.

Điều làm cho con người vui thích nhất, là: Trở nên hữu ích cho tha nhân.

Sự việc khiến mọi người mất đi tính sáng suốt nhiều nhất, là: Tính sợ chết.

Khuyết điểm lớn nhất của con người, là: Tính nóng nảy.

Người nguy hiểm nhất trên đời, là: Kẻ nói dối.

Cảm giác đớn hèn nhất, là: Lòng hận thù.

Quà tặng cao quý nhất, là: Sự tha thứ.

Với con người, những cái ta không thể thiếu được, là: Tình gia đình.

Con đường tắt ngắn ngủi nhất, là: Sự thẳng thắn.

Cảm xúc khiến ta vui thích nhất, chính là: Sự bình an trong tâm hồn.

Bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy mình hạnh phúc, là: Nụ cười mỉm.

Phương cách giải quyết hữu hiệu nhất, là: Sự lạc quan.

Thoả mãn lớn lao nhất, là: Hoàn tất công việc mình làm.

Quyền uy mạnh mẽ nhất trên đời, là: Tấm lòng của cha mẹ.

Niềm vui lớn nhất cho ta, là: Có người đồng hành cảm thông.

Nét duyên dáng mỹ miều nhất trần đời, là: Lòng yêu thương.

Tất cả những điều kể trên, chỉ tốt đẹp trong cuộc sống và nỗi chết, đều xuất từ:

Tình Yêu và Ân Sủng,

của Thiên Chúa.”

Quả là thế. Không có Tình Yêu và Ân Sủng Ngài ban, thì dù ta vẫn sống đấy, nhưng thực sự là mình đã chết. Sống cái chết của người còn sống, nhưng như chết. Sống vô bổ. Vô tích sự. Sống, trăm năm cuộc đời, mà không lĩnh hội và chuyển tải Tình Chúa trao ban, cho người cùng sống, cũng chỉ như người thực sự đã chết. Nỗi chết rất tệ. Tệ, hơn cái chết của người không còn sống.

Đằng khác, Đối diện sự chết của người thân, còn là giây phút rất mạnh, khiến ta cởi bỏ mặt nạ ta thường đeo, như: danh giá. Quyền lực. Tự ái. Để rồi, sẽ cảm nhận rằng thân phận mình mỏng dòn. Yếu đuối. Cuộc đời mình ngắn ngủi. Sẽ không biết còn cơ hội khác để gặp gỡ, thương yêu. Yêu người mình không thích. Thương, để ôm lấy hết mọi người. Mà, làm hoà. Mà nói lời xin lỗi. Xin lỗi và yêu thương, để rồi chấp nhận rằng thân phận mình cũng yếu hèn.

Thế nên, đây là cơ hội duy nhất để ta có thể tha thứ. Và, tìm được bình an. Trong tâm hồn. Bởi, trong cuộc sống, bình an trong tâm hồn chỉ có thể tìm lại được nếu mình biết “sống lại” với Tình yêu của Thiên Chúa. Sống vui với mọi người. Hết một đời.

Trần Ngọc Mười Hai

Chợt nguyện cầu

cho mình và cho người

khi nghe tin bạn rất thân

vừa từ trần.

(xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com

hoặc: www.tranngocmuoihai.blogspot.com;

hoặc: www.giadinhanphong.blogspot.com )

Saturday, 12 June 2010

“Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng”

Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng.”

(Phạm Đình Chương/Đinh Hùng- Mộng Dưới Hoa)

(Mt 21: 22)

Này hỡi, bạn và tôi. Hát câu trên, ta có thể “phán” thêm, mà rằng: vì chưa gặp, nên ta mới nói như thế. Chứ gặp rồi, ta có còn nhận định giống thế, nữa hay chăng? Trong sống Đạo giữa đời, có những tình huống cũng không khác thế là bao. Đạo, là một hành trình. Đời đi Đạo, là hành trình dọc suốt cuộc đời để kiếm tìm. Một niềm tin. Tin ai. Tin gì. Phải chăng là tin vào Đức Chúa? Tin rằng: Chúa vẫn đẹp hơn trăng. Hơn sao. Và mọi nét đẹp trên đời. Nhưng tin rồi, có lúc ta lại thôi. Không tin nữa. Cứ như thể, một rượt bắt. Rất “trốn tìm”.

Quả là, Đức Chúa của mình thật quá đẹp. Ngài đẹp, không chỉ mỗi sắc diện ngoại hình, thôi. Nhưng Ngài đẹp toàn diện. Cả bên trong. Lẫn bên ngoài. Nói chung, Ngài rất đẹp. Chưa gặp, nên mình chưa tin. Vậy thôi. Bởi thế nên, hỡi bạn và hỡi tôi, ta thử men theo người nghệ sĩ, vẫn cứ hát:

“Ta gặp nhau, yêu chẳng hạn kỳ,

Mây ngàn gió núi đọng trên mi…”

(Phạm Đình Chương/Đinh Hùng-bđd)

Chắc hẳn gặp Ngài rồi, ta sẽ thấy mình: “yêu chẳng hạn kỳ”, thôi. Thế nhưng, đời người có nhiều “gió núi đọng trên mi”. Nên có lẽ vì thế, ta mới ngờ. Mới uý kỵ. Uý, niềm tin. Kỵ, niềm riêng. Của mình đấy. Cũng vì thế, nghệ sĩ mình cứ linh tinh những hát tiếp:

“Nếu bước chân ngà, (em) có mỏi?

Xin em dựa sát lòng anh…”

(Phạm Đình Chương/Đinh Hùng-bđd)

Cứ ví thử, người yêu của bạn và của tôi, là con dân nhà Đạo. Sống trong đời, lại được Chúa/được Cha nhắn nhủ bằng câu ca/tiếng hát, rất ở trên. Chắc hẳn: bạn và tôi, ta cũng thấy lòng êm ái, thương rất nhiều. Cũng êm. Và rất ái. Mới có tâm sự lòng thòng cùng Đấng Bậc, mình vẫn yêu? Vẫn chiều. Và vẫn mến. Bởi vậy, sẽ hát thêm:

“Ôi, vai kề vai.

Hương ngát mái đầu!

Đêm nằm nghe bước mộng trôi mau.

Gió ơi, gửi gió lời tâm niệm,

Và, nguyện muôn chiều.

Ta có nhau.”

(Phạm Đình Chương/Đinh Hùng-bđd)

Sự thể là, đời mình/đời người, có những vấn đề được đặt ra như thế này: ngồi lại mới thấy, nhiều lúc không thể tỏ bày chuyện trắng/đen, mọi điều cho tỏ. Thế nhưng, vẫn cứ nửa nạc nửa mỡ, rất lờ mờ. Nên mới chết. Chết thật sự, nếu áp dụng vào địa hạt của một niềm, rất tin. Bởi lẽ: mới vừa “Ôi, vai kề vai” đây thôi, mà sao đã thỏ thẻ:

“Bước khẽ cho lòng (xin) nói nhỏ,

bao nhiêu mộng ước phù du…”

(Phạm Đình Chương/Đinh Hùng-bđd)

Vào với địa hạt của niềm tin, lẽ đáng ra ta phải nhớ đến Lời của Chúa, rất như sau:

“Và mọi điều,

các ngươi lấy lòng tin mà nguyện cầu,

các ngươi sẽ được.”

(Mt 21: 22)

Vừa qua, trong một dịp có những chia và sẻ rất đích thực ở buổi lễ tại gia, đã có bè bạn vẫn vương vấn một ưu tư/san sẻ rất thân thương. Mạn đàm. Tình thân. Như sau:

“Đọc Tin Mừng đoạn Chúa chịu thử thách, rồi nhìn lại bản thân, tôi thấy đời mình/đời người bao giờ cũng có hai thử thách sánh đôi. Ảnh hưởng rất hỗ tương. Lên nhau. Thứ nhất, là thử thách về niềm tin. Tin đó, rồi lại ngờ đó. Hai, là: thử thách về Quyền lực. Tức, quyền bính/quyền hành. Thử thách này tương tác hỗ trợ thử thách kia. Là người, ta luôn ước sao cho mình có quyền. Bởi, một khi có quyền rồi, là mình có tất cả. Và khi có tất cả, mình tự thấy uy thấy lực để hành. Hành xử. Hành sự. Và, hành hạ. Lẫn nhau. Có quyền, là có cớ để hành người khác. Trước nhất, là vợ. Là con. Là, kẻ mà mình cho là thấp hèn hơn. Hoặc, tự cho mình cái quyền dạy dỗ và muốn người khác thực hiện ý của mình, thôi. Chứ tuyệt nhiên không muốn điều ngược lại. Và, khi có quyền và có lực rồi, mình sẽ không còn thời gian và cơ hội để nghĩ và nhớ đến Chúa. Huống hồ là, tin vào Chúa. Các thử thách này là những điều rất thực. Chúng đan kết với nhau, ảnh hưởng lên nhau. Luôn làm mình bận tâm. Chúng thay nhau dằn vặt mình. Dằn vặt người. Suốt đời.” (chia sẻ của bạn trẻ họ Trần, trong buổi họp mặt có thánh lễ tại gia ở Sydney 20/2/2010)

Thế đó, là chia và sẻ. Chia sẻ, theo nghĩa sẻ san cho nhau một cảm nghiệm. Về giữ Đạo. Trong đời. Chia sẻ vào buổi lễ, là để nghe ý kiến của người khác. Khác mình. Khác người. Là, kể cho nhau nghe chuyện đời mình. Đời người. Vào thời trước:

“Đúng như anh vừa nói, thử thách rất lớn trong đời sống của anh em mình, là: niềm tin. Để minh chứng cho chuyện này, tôi xin kể lại kinh nghiệm cá nhân về một thử thách lớn tôi từng gặp, là: vào thời điểm bước lên tầu thuyền để vượt biên/đi biển, tôi được tầu Na-Uy cứu. Họ cho bọn tôi ăn uống no nê, xong xuôi rồi bảo: ‘Biển hôm nay lặng như tờ, vậy xin mời bà con xuống thuyền tiếp tục mà đi. Nghe vậy, bọn tôi thay nhau làm tài công. Nhưng thật sự thì bọn tôi ai cũng có công nhưng không có tài, nên cứ thế đi hoài và đi mãi. Cuối cùng, lại trôi dạt vào bờ. Để rồi, công an cầu cảng buộc lòng phải ra tiếp. Xộ khám.

Thời gian trong tù, là thời gian tôi suy nghĩ ghê lắm. Vẫn cứ hỏi: Chúa đâu rồi? Sao Ngài cứ để tôi nằm mãi chốn giam cầm, rất đau thương. Và tăm tối? Chúa có còn thương tôi nữa không? Sao, tôi cứ phải trải qua hết đau thương này đến khổ cực khác? Đến độ, tôi đâm ra hoài nghi cả Chúa nữa. Cuối cùng, nhờ vào lời cầu nguyện, tôi được ơn lấy lại niềm tin, mình từng đánh mất.

Tóm lại, đối với tôi, thử thách lớn nhất trong đời, là: thách thức về niềm tin. Tin có Chúa giúp mình, trong mọi hoàn cảnh, của cuộc đời. Tin rằng: Ngài vẫn yêu tôi. Vẫn ra tay cứu giúp. Luôn hộ phù tôi, trong mọi lúc. Cả vào khi tôi rơi vào chốn tối tăm, của nghi ngờ. Có Ngài hộ phù, tôi mới vững tin đến bây giờ.” (thành viên họ Vũ, thêm vài ý tưởng nhỏ trong buổi lễ nói ở trên hôm 20/02/2010)

Thử thách lớn về niềm tin, là thế sao? Niềm tin, hay niềm riêng? Có là niềm yêu thương, hạnh phúc. Rất hoan Lạc. Bình dị? Niềm tin, có là niềm riêng, trong tương quan ta với Chúa? Hay, chỉ là niềm thương yêu, của chính ta? Với bạn bè, người chưa quen? Chưa thân thiết? Tin, có là niềm riêng tương quan rất cứng ngắc? Một huyền thoại? Thần thoại buồn. U tối. Biện luận. Của triết nhân?

Hỏi, là hỏi chỉ thế thôi. Có trả lời, cũng chẳng “trả” được “lời” nào. Cho mình. Và cho ai. Tốt hơn hết, có lẽ ta vẫn cứ tìm. Và cứ kiếm. Kiếm tìm/gặp gỡ, rất riêng tây. Đầy tràn. Thuyết phục. Tìm và kiếm, có đính kèm vài truyện kể. Bên lề. Để luôn vui. Kể cho nhau nghe, khi căng thẳng. Lúc nghi ngờ. Úy kỵ. Vậy thì, mình cứ kể. Dù truyện kể không thích hợp với chủ đề khúc mắc. Khó giải.

“Kể rằng:

Ngày nọ, Vua Salômôn muốn làm bẽ mặt ông Bê-na-ia, vị cận thần thân tín, nên vua bèn nói:

-Bê-na-ia à, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng để đeo trong lễ Sukkot này. Ta hạn cho ông sáu tháng để tìm chiếc vòng ấy.

Bê-na-ia trả lời:

-Thưa Bệ hạ, trên đời này, có bất kỳ thứ gì tồn tại thì hạ thần quyết tìm thấy mang nó về ngay dâng Bệ hạ. Duy có điều, hạ thần nghĩ: chiếc vòng ấy chắc phải có gì đặc biệt lắm, Ngài mới ra lệnh cho đi tìm.

Vua đáp:

-Chiếc vòng ấy, có sức mạnh thật diệu kỳ. Hễ kẻ nào đang vui mà nhìn vào, sẽ thấy buồn. Nếu ai đang buồn, mà nhìn vào nó sẽ thấy vui ngay.

Vua biết rằng trên đời này, làm gì có chiếc vòng như thế tồn tại. Nhưng vua muốn cho vị cận thần của mình nếm một chút bẽ bàng.

Mùa xuân trôi qua, mùa hạ chợt đến. Bê-na-ia vẫn chưa tìm ra phương cách hay ý tưởng nào khả dĩ giúp ông tìm được chiếc vòng diệu kỳ như thế. Vào đêm trước lễ Sukkot, ông đang lang thang tìm đến một trong những nơi nghèo nhất ở Giêrusalem để tìm kiếm. Bỗng, đi ngang qua người bán hàng rong nọ đang bày bán những món hàng bình thường trên tấm bạt tồi tàn, Bê-na-ia bèn dừng lại hỏi:

-Này ông, có bao giờ ông nghe nói về chiếc vòng kỳ diệu có khả năng làm cho mọi người được hạnh phúc, nghĩa là đeo nó vào sẽ thấy mình luôn vui sướng. Còn người đau khổ hễ đeo nó, sẽ quên đi mọi nỗi buồn, hay không?

Người bán hàng lấy từ tấm bạt đang treo, một chiếc vòng giản dị có khắc dòng chữ lạ kỳ. Bê-na-ia đọc dòng chữ trên vòng đó, khuôn mặt ông bỗng nở rộ một nụ cười.

Đêm hôm đó, trong lúc toàn thành phố hân hoan đón mừng lễ hội Sukkot, thì nhà vua gọi Bê-na-ia lại hỏi:

-Này, ông bạn của ta, ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa?

Tất cả mọi cận thần đứng quanh vua, đều cười lớn. Chính vua Salômôn cũng cười.

Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Bê-na-ia trịnh trọng đưa chiếc vòng cho vua và nói:

-Thưa Bệ hạ, chính nó là chiếc vòng nay.

Vua Salômôn đọc dòng chữ ghi trên vòng, bỗng nụ cười vụt biến trên môi. Chiếc vòng trông chẳng có gì đặc biệt. Đặc biệt, chỉ mỗi dòng chữ:"Điều đó rồi cũng qua đi".

Vào phút ấy, vua Salômôn chợt nhận ra rằng: hết thảy mọi khôn ngoan, vương giả và quyền uy của vua chỉ là phù du thôi. Bởi, một ngày nào đó, ông chỉ là cát bụi. Rồi cũng qua đi.

Thái độ của vua Salômôn, tuy được tiếng là giỏi dang. Khôn ngoan. Nề nếp. Vẫn dễ tin. Tin rất dễ, những gì không là vật chất. Cát bụi. Bởi lẽ, mọi điều rồi cũng qua đi. Như cát bụi, đời người. Chí ít, là tin vào lời. Của ai đó. Dù, đó có là lời kinh hôm. Ban sớm. Dù, đó có là lời kinh mình thuộc lòng, lúc tuyên xưng. Ở buổi lễ. Vẫn là thế.

Niềm tin hay đức tin, là: cả tấm lòng. Là, niềm riêng. Nhiều quyết tâm. Tin, là quyết chí thực hiện cho bằng được những gì mình nhất quyết. Tin, là tuân theo. Là, thực hiện ý muốn của Đấng/của người mà mình khâm phục. Yêu thương. Trân quý.

Tin, là biến khâm phục và thuyết phục thành hiện thực. Thành, hành động. Và, niềm tin người nhà Đạo, là biến hành động mình quyết tâm, bằng cử chỉ đẹp. Có yêu thương. Giùm giúp. Hiệu quả.

Tin và yêu, không đòi chứng minh. Thị thực. Theo luật. Nhưng, thông thường vẫn ngang qua sự việc thực tế. Rất sống động. Bằng hành vi. Cử chỉ mà người đời, gọi đó là hành xử. Tức, xử sự bằng hành động. Hoặc, bằng hành vi rất năng động.

Năng động ở hành vi “tin”, là năng và động khi người người biết duy trì và chuyển tải niềm tin ấy, cho người khác. Chuyển, không có nghĩa là dụ dỗ. Thuyết phục. Nhưng, bày tỏ cho người chưa nghe/chưa biết, về một người. Một sự việc. Thế thôi.

Năng động trong niềm tin, là tự mình học và hỏi. Đào sâu. Rất xác tín. Tức, nắm phần chắc về điều mình tin. Mình học nơi sách vở. Từ người khác. Học, kinh nghiệm của chính mình. Tin, nhờ công trình tìm kếm. Rất hăng say. Kiên trì. Lặng lẽ.

Tin, là tuỳ cuộc sống và đường lối mình thực hiện. Để nói rằng: những gì mình tin, đều có thật. Những điều mình được dạy, là những điều cần diễn tả và sống thực. Sống, bằng chính cuộc sống thực tiễn. Tin và sống, luôn đi kèm/hoà hợp với tình yêu. Bởi thế nên, nhà Đạo mình vẫn gọi đó là “Tin-yêu”. Tin, là tin tưởng để thương yêu. Tin, để yêu nhiều hơn. Để, chứng tỏ mình trông cậy nhiều hơn. Tin, là tin-yêu Đức Chúa. Qua con người. Với mọi người. Tin Chúa. Tin vào Tình thương của Ngài. Tin, không bằng lời. Nhưng, bằng hành động. Như câu truyện, kể ở dưới:

“Truyện rằng:

Nhật Bản thời buổi đó, có câu chuyện rất thực, được kể cho dân nghe. Như sau:

Có cư dân nọ, muốn sửa căn nhà mình ở, cho thông thoáng. Dễ thở. Ông bèn tháo dỡ bức tường hiện có, lôi tấm gỗ giữa lớp xi-măng, xem có gì cần lắp ráp không. Khi tháo dỡ, ông phát hiện ra chú thạch sùng đang ngủ vùi, trong đó. Đuôi của chú dính chặt vào tường gỗ bằng một lỗ đinh, từ ngoài đóng xuống. Thấy cảnh đó, ông thương cho chú thạch sùng, lại tò mò muốn biết: sao thạch sùng bị dính chặt vào đó, lâu ngày dày tháng, mà vẫn sống nhiều năm, không chết? Không đói. Chẳng cần ăn?

Quan sát kỷ, cuối cùng ông phát giác ra một điều: ông thấy từ đâu đó, bò ra một chú thạch sùng khác, đực/cái không rõ. Miệng chú ngoạm miếng mồi, kiếm được từ nơi nào đó, đem về mớm cho thạch sùng đang bị nạn, ăn đỡ đói. À thì ra, thạch sùng kia sở dĩ sống hết ngày này qua tháng nọ, là nhờ vào tình thương yêu đùm bọc của đồng loại. Vẫn chăm chút.

Thế mới biết, loài thú mà còn có niềm tin-yêu thương xót, huống chi nhân sinh, người đời. Thế mới biết, chính niềm tin-yêu, đùm bọc đã giúp con người và loài thú qua được truân chuyên. Khổ ải. Của cuộc sống.”

Xác chứng sống động về niềm tin, bằng truyện kể, vẫn dễ nghe. Và dễ tin hơn lời kinh hôm sớm. Chẳng mấy thuyết phục. Xác chứng, là chứng tỏ cách xác đáng bằng sự sống. Xác chứng như thế, vẫn hơn cãi tranh. Biện luận. Thuyết giảng. Chẳng thế mà, người người mang giòng máu thi ca/âm nhạc, vẫn lan man điệu hát. Hát rằng:

“Ôi, chưa gặp nhau như đã ước thề,

Mây hồng giăng tám ngả sơn khê.

Bóng hoa ngả xuống bàn tay mộng,

Và, mộng em cười, như giấc mê.”

(Phạm Đình Chương/Đinh Hùng- bđd)

Gặp rồi hay chưa, vẫn cứ tin. Bởi, tin là sức sống của mọi người. Không chỉ, là người trong mộng. Như ước thề. Tin, là xác chứng rằng mộng của em và của tôi vẫn cứ cười, như giấc mê. Bởi lẽ, cuộc sống ở đời, chỉ là giấc mê thôi. Hay giấc mộng. Nếu chẳng tin. Chuyện gì.

Trần Ngọc Mười Hai

rày đã thấy

kiếm tìm một niềm tin, không mấy khó.

Khó chăng, là duy trì và truyền tải.

Để thêm tin.

(xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com

hoặc: www.tranngocmuoihai.blogspot.com;

hoặc: www.giadinhanphong.blogspot.com