Thursday, 20 December 2018

"Nàng ơi, tay đêm đương giăng mềm"


Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 5 thường niên năm C 10-02-2019

"Nàng ơi, tay đêm đương giăng mềm"
Trăng đan qua cành muôn tơ êm,
Mây nhung pha màu thu trên trời,
Sương lam phơi màu thu muôn nơi.”
(Nhạc: Phạm Duy: Tỳ Bà – Lời: Bích Khê)

(Rôma 16: 17-19)

Nhạc đàn “Tỳ Bà”, mà lại hát toàn lời thơ êm ái, kéo dài mãi được sao? Thơ/nhạc đây, lại là áng văn quí hiếm ít thấy ngày hôm nay. Vâng đúng thế. Hôm nay đây, người đọc và người kể lại hay liên tưởng đến những truyện vui ngăn ngắn, cũng đáng kể như bên dưới:

“Truyện bảo rằng:

Chuông cửa reo giữa đêm Giáng Sinh (hoặc đêm Giào thừa, tùy người kể) tại 1 ngôi nhà trong khu Harlem ở NewYork. Ông già Noel xuất hiện và bảo với chủ nhân ngôi nhà ấy rằng:
- Hãy nói 3 điều ước, ta sẽ đáp ứng ngay.
- 1 cỗ Roll-Royce đời 2008, 1 căn biệt thự có vườn giữa Hollywood và 1 triệu USD trong tài khoản ngân hàng.
- OK! Nhưng xin hỏi lại một câu: Ngươi được bao nhiêu tuổi rồi?
- Mới…42, thưa ông! - Chủ nhân hồ hởi đáp.
- Ngần ấy tuổi mà còn tin ông già Noel là có thật ư?...

Thêm nữa, là nhận-định về Ông Già Tuyết tóc trắng rất Noẽl, mà rằng:
“ Trong cuộc đời, người đàn ông thường trải qua 3 giai đoạn:
1- Tin vào ông già Noel.
2- Không tin có ông già Noel.
3- Thủ vai ông già Noel.

Lại cũng thêm một chuyện đời giữa đêm vui êm đềm, mà rằng:

Mẹ bảo con gái rượu trước kỳ nghỉ Giáng Sinh:
- Con hãy viết thư khẩn cho ông già Noel xin bộ quần áo ưa thích, rồi má đem ra bưu điện gửi cho.
- Con thích tất cả nên đã gửi trước đến ông ấy quyển catalogue mới ấn hành rồi.

Kể gì thì kể, kể truyện vui cười hoặc hát nhạc hay, mang nhiều ý thơ tình tang đầy tình tiết như câu hát ở bên dưới:

“Vàng sao im im trên hoa gầy
Tương tư ôi người thôi qua đây
Năm xưa ôi nàng quên câu thề
Hoa vừa đưa hương gây đê mê
Cây đàn yêu đương làm bằng thơ
Cây đàn yêu đương run trong mơ
Hồn về trên môi kêu : Em ơi
Thuyền hồn không đi lên chơi vơi
Tôi qua tim nàng vay du dương
Tôi mang lên lầu, lên Cung Thương
Tôi không bao giờ quên yêu nàng
Tình tang tôi nghe như tình lang...
Nàng ơi tay đêm đương giăng mềm
Trăng đan qua cành muôn tơ êm
Mây nhung pha mầu thu trên trời
Sương lam phơi mầu thu muôn nơi.”
(Phạm Duy/Bích Khê – bđd)

Vàng hay bạc, mà sao cứ rơi hoài, rơi mãi đến là thế? Rơi như thế, chỉ là vàng giả, bàng bạc hoặc bạc phơ bạc phếch, thôi. Thôi thì, ta cứ lặng im nghe câu thơ vui như thế rồi sẽ đi vào vườn hoa toàn những chuyện vui buồn để bàn bạc. Trước nhất, là chuyện bàn về tuổi tác rất cao niên,như sau:

Nhiều nơi trên thế giới, sự quan tâm của con cái đối với cha mẹ già đơn giản chỉ là gửi họ vào viện dưỡng lão, như làm tròn trách nhiệm và bổn phận của người con. Cuộc sống hiện đại đầy biến động, những người trẻ tuổi bị cuốn theo xu hướng.

Ông Mak Filiser chính là một trong những người không may như vậy.Câu chuyện xúc động về người đàn ông già Chếƫ cô đơn trong viện dưỡng lão này đã làm thức tỉnh trái ƫіm của hàng triệu người trên thế giới…

Tài sản duy nhất ông có, chỉ là tấm thân gầy gò và già nua. Bước sang tuổi xế chiều, ông được đưa vào sống ở viện dưỡng lão ở Úc. Không gia tài đồ sộ cũng chẳng con cái đầy đàn, tài sản duy nhất ông có chỉ là tấm thân gầy gò và già nua. 

Đến cả những cuộc hẹn của người thân ông cũng ít lần được nhận. Ai cũng cho rằng, Mak là người bất hạnh, không có chút tiền làm “của để dành” lúc cuối đời, và con cái ông cũng quá bận rộn để thỉnh thoảng có thể ghé thăm ông.

Thế nhưng, cái ngày ông từ giã cuộc sống ngay chính nơi cô đơn nhất này, người ta mới phát hiện ra một kho báu vô giá. Đó không phải là vàng bạc, đá quý mà chỉ là một tờ giấy nhàu nát với những dòng thơ nguệch ngoạc, được cô y tá vô tình thấy lúc dọn phòng.

Tưởng chừng như những câu chữ của một ông lão sẽ ngắn ngủi và chẳng mấy hay ho. Thế nhưng sau khi các cô y tá đưa bài thơ “Cranky Old Man” của ông lên mạng xã hội, tác phẩm này đã lan truyền khắp nước Úc, đăng trên mọi tạp chí trong lễ Giáng Sinh:

Ông lão gàn dở
Hỡi những cô y tá, cô thấy gì?
Cô nghĩ điều gì khi nhìn vào tôi?

Một ông lão ốm yếu, già nua và ngớ ngẩn
Tính tình thật kì quặc với đôi mắt xa xăm

Luôn rơi vãi thức ăn, chẳng mấy khi lên tiếng
Khi cô lớn tiếng quát: “Ông hãy cố một lần
Người luôn mãi bỏ quên… một chiếc giày hay tất?

Chẳng bao giờ lên tiếng, để mặc cô làm việc

Tắm rửa và ăn uống, suốt cho một ngày dài
Đó là điều cô nghĩ, nhìn thấy, có phải không?
Nhìn kỹ hơn cô hỡi, cô chưa thấy tôi đâu
Hãy ngồi đây tôi kể, câu chuyện của đời mình

Khi tôi lên mười tuổi, sống với cha và mẹ
Với anh và với chị, những người yêu thương nhau
Rồi khi lên mười sáu, với đôi cánh trên chân
Luôn mơ mộng mỗi ngày, về tình yêu đích thực
Và chú rể đôi mươi, với trái ƫіm rực cháy

Sống với lời nguyện thề, trọn đời xin gìn giữ.
Bước vào tuổi hai lăm, nuôi nấng đứa con mình
Luôn cần sự chỉ bảo, bên mái ấm yêu thương
Người đàn ông ba mươi, khi sức trai bùng cháy
Tuổi bốn mươi ập tới, đàn con cất cánh bay
Người Pʜụ пữ bên tôi, giúp vơi đi nỗi sầu
Năm mươi năm trôi qua, những đứa trẻ lại về
Một lần nữa trong tôi, hạnh phúc lại đong đầy.
Bóng tối bỗng che phủ, khi vợ hiền đi xa
Tôi nhìn vào tương lai, run rẩy và ʂợ ʜãı
Những đứa trẻ của tôi, chẳng thể nào gặp chúng
Năm tháng đã trôi qua, cuốn ɱấƫ đi tình yêu
Giờ đây đã già nua, thiên nhiên thật tàn nhẫn
Tuổi già đến nhanh chóng, cứ ngỡ như trò đùa.”
(Truyện kể nhận được từ điện thư trên mạng mới đây thôi).

Kế đến, là truyện kể về con trẻ, có những chuyện trò, rồi cãi vã sau cùng lại đấm đá cũng đớn đau, như sau:

Ông nội và người cháu đích tôn 3 tuổi đang ngồi chơi trò bán hàng.
Cháu: – Đây tôi đưa bác 5.000 đồng, nhưng với một điều kiện.
Ông: – Điều kiện gì cũng được.
Cháu: – Thật không?
Ông: – Thật. Bác cứ nói đi.
Cháu: – Bác phải về dạy lại con bác đi nhé, con bác hay đánh tôi lắm đấy.

Kể truyện như thế rồi, tôi và bạn, ta hãy đi vào với bậc thánh hiền có những Lời Vàng, sau đây:

“Tôi khuyên nhủ anh em hãy coi chừng những kẻ gây chia rẽ
và làm cớ vấp ngã, vì đi ngược lại với đạo lý anh em đã học hỏi; anh em hãy xa lánh họ.
Hạng người đó chẳng phục vụ Đức Kitô, Chúa chúng ta,
mà phục vụ chính cái bụng của mình.
Họ dùng những lời ngọt ngào nịnh bợ mà quyến rũ những tâm hồn đơn sơ.
Thật vậy, ai ai cũng biết rằng anh em vâng phục Thiên Chúa; bởi thế tôi lấy làm vui vì anh em.
Nhưng tôi muốn cho anh em khôn ngoan làm điều tốt, trong sạch không làm điều xấu.
Thiên Chúa là nguồn bình an, chẳng bao lâu nữa sẽ đè bẹp Satan,
bắt nó phải ở dưới chân anh em.”
(Rôma 16: 17-20)

“Đi ngược đạo lý anh em đã học, là đạo lý gì? Phải chăng, là đạo yêu-thương, giùm giúp hết mọi người? Đạo lý ấy, chắc chắn là Đạo của tình yêu dàn trải với mọi người ở đời, như Đức Chúa từng răn dạy. Như, đấng bậc nọ ở nhà Đạo từng có giòng chảy nhận-thức sau đây:

“Đạo tình thương là Đạo yêu thương, phục vụ hết mọi người. Phục vụ, là hạnh phúc. Phục vụ, để san sẻ tình thương, lẫn hạnh phúc. Như: Lm Tony de Mello nọ từng biểu lộ: một khi đã phục vụ, ta sẽ thành-công trong tác-tạo những gì mình có. Cần, để tạo dựng nỗi niềm hạnh phúc ở đây, trong tay mình. Bởi, hạnh phúc và sự tràn đầy không ở bất cứ nơi nào khác, nhưng ngay tại đây và bây giờ.

Tuy nhiên, phục vụ không có nghĩa vô chừng mực. Đức Giêsu cũng thế. Ngài không là người tham công tiếc việc, vượt nhu cầu. Để rồi, cuối cùng cuộc đời, Ngài lại phải lên núi đồi, mà hồi hưu. KHông phải thế. Ngài lên chốn hoang vu, không để lẩn tránh áp lực của cuộc sống, nhưng tìm nơi vắng vẻ để tìm đến Cha, mà nguyện cầu. Tìm Cha, để tạo thêm công lực. Để được thêm ân huệ, rồi tiếp tục phục vụ tốt hơn. Bởi, có đi xa Ngài cũng không tài nào tránh khỏi các khuôn mặt đang kiếm tìm Ngài nhờ chữa lành. Ngài không là người phục vụ bất đắc dĩ; nhưng rất công tâm và tự nguyện.

Gặp môn-đệ, Ngài bác bỏ đề-nghị của các thánh yêu cầu Ngài trở về quê quán cũ, để gặt hái thành công. Ngài không tìm đến chốn thị thành nhiều người biết, lắm người hâm mộ. Ngài không màng trở thành trung-tâm thu hút mọi người. Cũng chẳng muốn đạt tiếng tăm, thành-quả. Nhưng, Ngài chỉ đến nơi nào dân chúng thực sự có nhu cầu. Và cứ thế, Ngài đi khắp nơi để phục vụ hết mọi người. Những ai được Ngài phục vụ, rồi cũng sẽ học được bài học ấy, mà phục vụ người khác,

Sống phục vụ, là sống có ý-nghĩa, Sống phục vụ, là có giờ để nguyện cầu, suy tư và đến gần Chúa. Trong cuộc sống như thế, mới có thì giờ sẻ san với người khác bằng lời nói và hành động. Sống như thế, mới bỏ giờ ra mà dựng xây, chữa lành và hòa giải.

Thực tế, không ai là không biết học hỏi cách sống đích-thực như thế. Sống đích thực, là sống như ông Gióp hay như Đức Giê-su? Và câu hỏi đặt ra cho mọi người, vẫn là: ta có giống như ông Gióp không? Có giống ông ta khi cuộc sống của mình trở nên ngán ngẫm, trì trệ, sống như cái máy…? Sống đích-thực, phải là sống giống như Đức Giê-su. Sống có ý-nghĩa, có định hướng. Sống, để rồi sẽ cảm thấy hạnh phúc tràn đầy khi gia nhập làm thành-viên cộng-đoàn. Quyết tập-trung tạo cho cuộc sống nên tốt đẹp. Ở đây. Bây giờ.” (X. Lm Frank Doyle, sj, Suy niệm Lời Ngài.blogspot.com, Suy Niệm Tin Mừng CN 5 thường niên năm B 29/1/2012)

“Đạo lý anh em học được”, còn là tâm tình của các bậc cao niên từng diễn-tả trong truyện kể ở đây đó. Như truyện kể về viện dưỡng, đề tựa là: “Viện Dưỡng Lão, ngôi nhà cuối cùng của tôi” mà bần đạo vừa bắt chộp được trên mạng vi tính, rất như sau:

Ngày mai, tôi phải đi viện dưỡng lão…Không phải bất đắc dĩ, thì tôi cũng không muốn đi viện dưỡng lão đâu. Nhưng mà từ khi sinh hoạt hàng ngày không còn có thể tự xoay xở, mà con gái vừa làm việc bận rộn vừa phải chăm sóc cháu trai, không rảnh để quan tâm mình, đây dường như là sự lựa chọn duy nhất đối với tôi.

Điều kiện sống ở viện dưỡng lão không tệ: Một mình một gian phòng sạch sẽ, được lắp các đồ điện đơn giản thực dụng, đầy đủ các loại phương tiện giải trí; đồ ăn cũng ngon miệng; phục vụ rất chu đáo, bày trí xung quanh cũng rất đẹp.

Tuy nhiên giá cả đắt đỏ, tiền hưu của tôi nhất định không đủ trả. Nhưng tôi còn có nhà riêng của mình, đem bán nó đi, tiền cũng không còn là vấn đề nữa. Nhưng tài sản còn lại, trong tương lai tôi muốn để dành cho con cái. Con cái lại rất hiểu chuyện, chúng nói: “Tài sản của mẹ thì mẹ tùy ý sử dụng, không cần lo cho bọn con”. Số tiền còn lại đúng là tôi muốn chuẩn bị để vào viện dưỡng lão.

Sống trong nhà, kim chỉ cái gì cũng không thiếu, rương hòm, ngăn tủ, ngăn kéo đều đầy ắp các loại đồ dùng. Quần áo bốn mùa, đồ dùng bốn mùa, chồng chất như núi; tôi thích sưu tầm, tem sưu tầm đã thành từng chồng lớn, ấm tử sa cũng đã hơn mười cái. Còn có rất nhiều vật linh tinh cất giấu, nào là ngọc bích, hạt óc chó, vật trang sức. Đặc biệt là sách, cả một mặt tường là giá sách, chật kín đầy ắp; rượu ngon thì Mao Đài, Ngũ Lương, rượu Tây cũng phải mấy bình.

Còn có nguyên bộ đồ điện gia dụng, dụng cụ nấu nướng, nồi niêu xoong chảo, củi gạo dầu muối, đủ loại đồ gia vị, nhét chật đầy phòng bếp; còn hơn chục cuốn album ảnh, nhìn một phòng tràn đầy đồ vật, tôi cũng thấy phát rầu!

Viện dưỡng lão chỉ có một gian phòng, một cái tủ, một cái bàn, một giường, một ghế sô pha, một tủ lạnh, một máy giặt, một TV, một bếp điện từ, một lò vi ba, căn bản không có chỗ để lưu giữ của cải mà mình tích lũy.

Trong chớp mắt, tôi đột nhiên cảm giác được, những của cải này đều là dư thừa, chúng cũng không thuộc về mình…

Tôi chẳng qua là nhìn một cái, chơi một chút, dùng một lát, chúng trên thực tế chỉ thuộc về thế giới này, những sinh mệnh lần lượt lướt qua ta, cũng chỉ là quần chúng.

Cố Cung là của ai, hoàng đế cho rằng là của trẫm đấy, nhưng bây giờ nó là của nhân dân, của xã hội, chỉ có thể trở thành lịch sử.

Tôi bỗng nhiên hiểu ra: Tại sao Bill Gates muốn đem cho toàn bộ tài sản của mình; tại sao Jack Ma tuyên bố muốn tặng toàn bộ đồ cất giữ cho viện bảo tàng? Đó là bởi vì bọn họ hiểu rồi: Tất cả vốn dĩ không phải của họ!

Bọn họ chẳng qua là nhìn một cái, chơi một chút, dùng một lát, sinh không mang theo, chết không mang đi, chi bằng tích đức làm việc thiện lưu lại phúc cho con cháu. Đó mới thật là sáng suốt!

Một phòng đồ đạc của tôi, thật muốn đem hiến tặng, nhưng lại không nỡ. Phải xử lý chúng trở thành một vấn đề khó khăn, con cháu lại chẳng dùng được bao nhiêu.

Tôi có thể tưởng tượng, lúc cháu mình đối mặt với những bảo bối tôi khổ tâm tích lũy thì sẽ đối xử thế nào: Quần áo chăn đệm toàn bộ đều vứt đi; hơn chục cuốn album quý báu bị đốt bỏ; sách bị coi như phế phẩm bán đi; đồ cất giữ không có hứng thú sẽ bị dọn sạch; đồ gỗ lim trong nhà không dùng, cũng sẽ đem bán giá rẻ. Giống như phần cuối Hồng Lâu Mộng: “Chỉ còn lại trắng xóa một mảnh, thật sạch sẽ!”

Tôi quay lại nhìn đống quần áo như núi, chỉ lấy vài bộ thích mặc; đồ dùng phòng bếp chỉ chừa lại một bộ nồi niêu chén bát. Sách chọn lấy vài cuốn đáng đọc; ấm tử sa chọn lại một cái để uống trà. Mang theo chứng minh thư, giấy chứng nhận người già, thẻ y tế, hộ khẩu, đương nhiên còn có thẻ ngân hàng, vậy là đủ rồi!

Đây chính là toàn bộ gia sản của tôi! Tôi đi rồi, từ biệt hàng xóm, đem trả ngôi nhà này lại cho thế giới này!

Đúng vậy, đời người chỉ có thể ngủ một giường, ở một gian phòng, dù nhiều hơn nữa đều là để nhìn chơi. Nhân sinh trên đời, quả thật không cần quá nhiều, đừng quá coi trọng vật chất, bởi vì tất cả cuối cùng đều phải trả lại cho thế giới này! Chi bằng xem nhiều sách, ở bên cạnh người thân, yêu mến bạn bè bên cạnh, làm cho thế giới này bởi vì có tấm lòng yêu thương của bạn mà trở nên càng tốt.”
(Xem Tuệ Tâm, theo SOH/tinhhoa.net)
 
“Chi bằng xem nhiều sách, ở bên cạnh người thân, yêu mến bạn bè bên cạnh, làm cho thế giới này bởi vì có tấm lòng yêu thương của bạn mà trở nên càng tốt.” Đó là nhận định dẫn đưa bạn và tôi đi vào đoạn kết của chuyện phiếm lai rai, hôm nay và mãi mãi những mai ngày.

Trần Ngọc Mười Hai
Và những phút giây
có phiếm luận lai rai dài dài
và mãi mãi
  

“Ngàn hoa thắm tươi”


Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ Tư thường niên năm C 03-02-2019

“Ngàn hoa thắm tươi”
hé môi cười mừng chào đón xuân
Bầy chim tung cánh bay
trên muôn cành cùng hát vang.
(Nhạc và lời: Nhật Bằng)

(Hôsê 14: 7-8)

Thế đó là nhạc và lời, của ngày xưa. Còn hôm nay, hoa thắm tươi cả ngàn đóa vẫn “hé môi cười” chào đón hết mọi người. Từ già đến trẻ. Từ trong ra ngoài. Trong Đạo. Ngoài đời.

Thế nhưng, về đạo lý và đạo thực tế trong ngoài nhà Đạo, vẫn là chuyện cần biết, cần bàn và cần tuyên dương. Tuyên dương nhà Đạo hôm nay có đôi chi tiết về tầm nhìn rất hoành tráng được truyền thông nhà Đạo phổ biến đó đây như sau:

Sức khỏe và sự an lành của Giáo hội Công Giáo có thể đo lường bằng nhiều cách và Tòa Thánh Vatican đã có nguyên một bộ-phận chuyên phụ-trách vụ việc này.

Bộ thống-kê làm việc dưới trướng vị Bộ Trưởng Ngoại giao của Vatican có thực-hiện một số công-trình nghiên cứu về Giáo-triều Rôma suốt năm qua, nhưng một trong các dự-án gom gộp trong cuốn niên-giám dầy 500 trang của Giáo-hội.

Niên-giám này sưu-tầm số dân đi Đạo qua nhân-số những người đã chịu phép rửa tại mỗi quốc gia và tính theo tỷ-lệ phần trăm dân số thế-giới. Bản tường-trình mới nhất căn-cứ trên con số gom gộp vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, cho thấy con số 1.28 tỷ người Công giáo có mặt trên thế giới, tức 17.7% dân số toàn-cầu.

Mười năm trước, cũng theo con số thống kê chính-thức trong Giáo-hội thì cộng-đồng Công-giáo lúc ấy chỉ gồm 1.1 tỷ người, tức 17.3% dân số toàn cầu, lúc bấy giờ.

Người Công giáo trên thế-giới thường sinh-hoạt trong các địa hạt bao gôm 118.000 nhà thương, bệnh xá, viện dưỡng lão cho người cao niên, các trạm mồ côi, trung tâm tư-vấn và/hoặc các tiện-nghi phục-hồi chức năng khác nhau. Mười năm nay, con số các tiện-nghi này đã suy giảm qua con số ít hơn 115.000 đơn vị.

Vào lúc cuốn Niên-giám của Giáo hội được đưa ra mỗi năm, thì con số đầu tiên cho thấy số người được sách niên-giám định-nghĩa như “lực-lượng lao-động cho công cuộc truyền-giáo của Giáo hội. Với thống kê đạt được vào ngày 31/12/2015 gồm có 5,304 Giám-mục; 281,514 linh-mục; 134,142 tu sĩ các cấp; 42,255 phó-tế thường-trực 54,255 nam tu-sĩ; 670,330 nữ-tu; 351,797 thừa-tác-viên dân-sự và hơn 3.1 giáo-lý-viên.

Nhưng, sách niên-giám này còn đào sâu hơn bằng việc cho thấy khối lượng công-tác mục-vụ của hàng giáo-sĩ so với con số người Công giáo đã rửa tội cũng như dân số toàn cầu. Như số người Công giáo ở Tajikistan được trông đợi là sẽ đón-nhận thừa-tác-vụ riêng rẽ là: cứ mỗi linh-mục chỉ lo cho 38 giáo dân mà thôi. Đây là, tỷ-lệ đẹp nhất thế-giới. Dĩ nhiên, miền thôn quê nước này chỉ có 4 linh-mục trông nom độ chừng 200 giáo dân là nhiều nhất.

Một ví dụ khác, như 9 đảo-quốc Tuvalu ở vùng Nam Thái Bình Dương, tỷ lệ này cho thấy mỗi linh-mục phụ-trách lo cho 120 giáo dân ở đây. Trong khi đó, tại nước Qatar và Ả Rập Saud9i, nơi chỉ gồm chục ngàn giáo dân là công-nhân từ nước khác đến đây làm việc như Ấn Độ, Philíppines cũng có nhiều hạn-chế về thừa-tác-vụ của hàng-ngũ linh-mục nữa. Theo thống kê của Tòa thánh, thì tại Qatar tỷ-lệ linh-mục lo cho giáo dân là: mỗi linh mục phải chăm lo cho 52,000 người; còn Ả-Rập Saudi thì: 1 linh-mục phải lo cho 125,000 giáo dân.

Chỉ số trung bình trên thế-giới là: mỗi linh mục phải lo cho khoảng 3,091 giáo-dân. Nói chung, thì tình-hình tại Bắc Mỹ cũng khá hơn. Ở Canada mỗi linh-mục chỉ lo cho 2,242 giáo dân thôi và tại Hoa kỳ, mỗi linh-mục chỉ phụ trách lo cho 1,808 giáo dân là nhiều nhất.

Thế nhưng, cả Canada lẫn Hoa kỳ đều đã lập danh sách hơn 12 nước trong đó số linh-mục tạ thế vào năm 2015 còn cao hơn số linh-mục tân-chức. Hầu hết các quốc gia có mặt trong danh sách này đều thuộc Tây Âu.

Với Tòa thánh, một trong các thống kê quan-trọng vào bậc nhất là con số người rửa tội diễn ra hàng năm  và đặc biệt là tỷ lệ những vị này gồm những người Công giáo trên 7 là lứa tuổi mà truyền thống Giáo hội gọi là những người hiểu biết, có lý-trí.

Năm 2015, sách niên-giám cho biết có hơn 15.7 triệu người được rửa tội tương đương với hơn 17% là những người đã rửa tội gồm con trẻ và người lớn tuổi, tức con số cao nhất tại châu Phi (32.6%), sau đó đến vùng biển Caribê Trung Mỹ (23.3%) và Đông Nam châu Á là 17%.

Phân tích kỹ, thì số con trẻ được rửa tội cộng chung với con số các trẻ nhỏ, thì thống kê cho biết số người rửa tội tính trên một ngàn người Công giáo. Cũng theo thống kê, thì trong 5 năm vừa qua, con số những người này sụt giả khá đáng kể do có suy giảm về sinh suất tại nhiều quốc gia trên thế-giới. tỷ-lệ suy-giảm tính trong thời kỳ 5 năm tại tất cả các nơi trên thế giới. Chẳng hạn như, ở châu Phi năm 2005, cứ 1000 người Công giáo sống ở đây, thì có 12.3 người được rửa tội. Tỷ-lệ hôn-nhân
           
Công-giáo với 1000 người Công giáo sống tại đây cũng đã suy giảm trong thời kỳ 5 năm. Các con số khác rút từ niên-giám thống-kê, thì trên thế-giới có 481 giáo-xứ giao-quyền cho các nữ-tu trông nom”. Riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu có 104 giáo xứ như thế, trong khi đó có 126 giáo-xứ ở Nam Mỹ do các nữ-tu chăm sóc.

Hai nước nói trên là những nước có tỷ-lệ người Công giáo cao nhất trong số dân nói chung, thì: Andora có 99.7% người Công-giáo; Guinea Equator có 97.2% dân số là người Công-giáo. Riêng Lãnh-thổ Vatican không được tính trong bản khảo sát này.

Trong số 5,304 Giám mục hiện diện trên thế-giới vào cuối năm 2015, có 886 vị (tức 16.7%) đang sống hoặc thực-thi công tác mục-vụ tại một quốc gia không phải là nơi các ngài sinh hạ. Năm 1995, có 4.319 Giám mục và 5.8% trong số các vị tại chức đang sống tại hải ngoại, tức không phải nước các ngài sinh ra. Các Giám-mục thực-thi công tác ở nước ngoài gồm thánh phần các Tổng giám mục phục vụ theo tư cách khâm-sứ của Vatican trên khắp thế-giới và những vị đang làm việc tại Tòa thánh.” (“A Portrait of the Universal Church, The Catholic Weekly 25/6/2017, CNS tr. 12)  

Xem xét thế rồi, nay ta cùng với mọi người cất lên tiếng hát được trích-dẫn ở trên, rằng:

Tính tang tính tang tiếng đàn,
vang điệu ca mừng xuân đàn, vây cùng ta hòa ca thắm tươi.
Tay cầm tay cầm tay đều, vui nhịp theo điệu ca cùng hát khúc ca xuân
Xuân về chim hót ca, hoa nở cùng thướt tha
Êm đềm ánh huy hoàng, khúc bình minh đang reo vang

Bình minh sáng tươi reo trên ngàn muôn tia nắng xuân
Hồn tràn bao ước mơ, vui yêu đời lòng đắm say
Nắng xuân chiếu qua lá mờ, in hình trên hồ xanh sóng, rung tựa như hình muôn ánh sao.
Chim và hoa cùng ta lạc bước trong chồn thần tiên hòa khúc hát ca xuân.”
(Nhật Bằng – bđd)

Chân lý và nét đẹp của con người hoặc cơ quan phục vụ con người được diễn-tả và nhân-cách-hóa bằng nhiều hình-ảnh cũng như quan-niệm ở đời, như người vợ hoặc người chồng trong cuộc sống. Chân lý và nét đẹp ấy được Kinh Sách diễn ta bằng hình ảnh của lây trái đâm chồi nảy lộc đã viết rằng:

“Họ sẽ đâm chồi nẩy lộc, sum sê tựa ôliu tươi tốt,
toả hương thơm ngát như rừng Libăng.
Chúng sẽ trở về cư ngụ dưới bóng Ta,
sẽ làm cho lúa miến hồi sinh nơi đồng ruộng,
tựa vườn nho, chúng sẽ sinh sôi nẩy nở,
danh tiếng lẫy lừng như rượu Libăng.”
(Hôsê 14: 7-8)

Chân-lý và ảnh-hình về nét đẻ của bất cứ thứ gì còn được nhiều tác-giả văn-chương xưa và nay diễn tả qua truyện kể về trường hợp nào đó như câu truyện nhiều ảnh-hình tốt/xấu, ở bên dưới:

“Tôi có một người bạn, anh ta cảm thấy vợ của mình ngày càng trở nên ích kỷ và thô tục, tính khí mỗi ngày càng thêm nóng nảy. Chính vì vậy, hai vợ chồng ngày nào cũng cãi nhau, cãi tới mức hai người họ đều có những mối quan hệ riêng bên ngoài. Kết quả rất đơn giản. Rất nhanh họ liền ly hôn, anh ta tái hôn với người mới, vợ cũ cũng nhanh chóng lấy người khác. Bởi vì không có con, cuộc hôn nhân thứ hai của họ đều rất thuận lợi và hòa hợp.

Sau khi người bạn đó kết hôn, người trước đây bị coi là “kẻ thứ ba” đã trở thành vợ chính thức, nhưng sự ấm áp lúc ban đầu dần dần đã biến mất. Gia đình của anh ta bắt đầu giống như trước đây, ngày ngày không ngừng cãi vã, người vợ ngay cả việc nhà cũng không thèm làm, để cho chồng phải tự dọn dẹp. Người đàn ông cho rằng mình không có số tốt, không tìm được người vợ nào tử tế, chính vì vậy mỗi ngày đều than phiền, rầu rĩ.

Cho tới một ngày, vô tình gặp lại người vợ cũ đi cùng với chồng hiện tại của cô ấy trong một bữa tiệc. Hai người đàn ông vốn cũng không có chuyện gì để nói, sau một hồi hàn huyên, vài ly rượu xã giao, anh chồng cũ cuối cùng nhịn không được, bèn hỏi cuộc sống hôn nhân của gia đình họ như thế nào.

Người đàn ông kia có tướng mạo bình thường, nhưng lời nói lại rất chắc chắn: “Cô ấy là một người phụ nữ rất tốt, đặc biệt chu đáo, tỉ mỉ, việc nhà đều rất chu toàn, còn rất yêu thương tôi, đối với cha mẹ, người thân, bạn bè của tôi cũng đều rất tốt, lúc cần phóng khoáng thì phóng khoáng, cần quan tâm thì rất chân thành, bây giờ, người phụ nữ như cô ấy thực sự không có nhiều!”

Người bạn đó nói, ngay lúc ấy anh đột nhiên cảm thấy rất khó hiểu, trong lòng nghĩ: Cô ấy có gì mà tốt như vậy, tại sao chính mình lại không phát hiện ra? Nói ra những lời này, lẽ nào là do vì thể diện mà gạt tôi sao?

Không lâu sau đó, thật trùng hợp, lúc người bạn tôi đi siêu thị mua đồ, từ xa liền nhìn thấy vợ cũ cùng chồng của cô ấy. Anh này bèn núp ở một bên lẳng lặng quan sát, cuối cùng thấy rằng họ quả thật rất hạnh phúc. Sự hạnh phúc đó có thể nhìn thấy trong nụ cười tươi như hoa của người vợ, ẩn giấu trong vòng tay ấm áp đầy tình cảm của người chồng.

Thực ra, rất nhiều lúc, vợ trở thành “thiên sứ” hay “phù thủy” phần lớn là do người chồng. Người phụ nữ khi quyết định gả cho một người đàn ông, thời khắc đó họ đã quyết tâm cùng người đàn ông đó xây dựng một cuộc sống tươi đẹp. Lựa chọn của người phụ nữ sẽ khiến cho cô ấy có được nhiều điều, cũng sẽ khiến cô ấy mất đi một số thứ, có thể vì lấy bạn cô ấy sẽ bỏ lỡ những người đàn ông tốt hơn, yêu cô ấy hơn hay sống một cuộc sống thiếu thốn hơn về vật chất với bạn, nhưng cô ấy nguyện sẽ bên bạn và đi cùng bạn cả đời. Vì vậy, hãy thấu hiểu cho vợ mình hơn.

Trong hôn nhân, nhẫn nại tất nhiên là một đức tính tốt, tuy nhiên nếu như thực sự yêu thương nhau thì điều lớn hơn hết đó chính là sự khoan dung. Khi bạn nhìn thấy người phụ nữ của mình ngang ngược, bướng bỉnh, nóng giận, cô ấy hoàn toàn không quan tâm tới việc mình biến thành “phù thủy”, vậy thì bạn hãy xem lại bản thân mình xem liệu có phải bạn đã làm điều gì đó không tốt với cô ấy, đã lâu rồi không quan tâm cô ấy, hay cô ấy có áp lực nào đó, chuyện gì đó buồn bực mà không thể chia sẻ cùng bạn và bạn lại không biết lắng nghe cô ấy v.v…

Thậm chí ngay cả khi cô ấy “vô duyên vô cớ” nổi nóng với bạn, thì đã là một “đấng nam nhi đại trượng phu”, bạn hãy bao dung và xoa dịu người vợ của mình. Thực ra, tâm hồn người phụ nữ rất yếu đuối, chỉ cần một sự quan tâm nhẹ nhàng của bạn cũng sẽ khiến cho cơn giận của cô ấy biến mất hoàn toàn; chỉ cần những lời nói động viên yêu thương chân thành của bạn, cô ấy sẽ sửa đổi để trở thành một người phụ nữ tốt hơn.

Vì vậy, nếu muốn có một người phụ nữ “thiên sứ”, trước hết trong tim bạn hãy coi cô ấy như thiên thần. Bởi vì, trên thế giới này, mỗi một người vợ đều có khả năng trả thành một thiên thần.
Khi làm được như vậy, bạn sẽ phát hiện ra: Hóa ra, khi bạn thay đổi thái độ của mình đối với vợ, bạn sẽ tạo ra một “thiên thần” thực sự! 80% hạnh phúc của gia đình phụ thuộc vào người phụ nữ. Nếu như bố của bạn lấy phải một người phụ nữ không tốt, thời niên thiếu của bạn sẽ trải qua vô cùng đau khổ; nếu bạn lấy phải một người phụ nữ không tốt, vậy quãng đời trung niên của bạn sẽ vô cùng mệt mỏi; nếu con trai của bạn lấy phải một người vợ không tốt, vậy quãng đời cuối cùng của bạn sẽ trôi qua trong sự cô độc.

Khi Bill Gates được hỏi quyết định thông minh nhất trong cuộc đời ông là tạo ra Microsofthay là một tổ chức từ thiện? Ông đã trả lời rằng cả hai đều không phải, tìm được người phù hợp để kết hôn mới là quyết định thông minh nhất. Warren Buffett từng nói ông tin rằng quyết định quan trọng nhất trong cuộc sống là kết hôn với ai đó, chứ không phải bất kỳ khoản đầu tư nào.

Chọn người đồng hành cả đời không chỉ đơn giản là việc lựa chọn một ai đó, mà hơn thế nữa, đó là việc bạn lựa chọn cách sống của mình. Người vợ là người quyết định phần lớn hạnh phúc, niềm vui của bản thân bạn và tương lai sau này của con cái bạn. Vậy nên người ta mới nói rằng, người đàn ông quyết định số phận một đời của người phụ nữ, nhưng phụ nữ lại là người quyết định hạnh phúc, cuộc sống 3 thế hệ trong gia đình mộ. Hãy nhớ rằng: Gia đình không phải nơi chúng ta nói đạo lý mà là nơi dùng sự yêu thương để giải quyết mọi mâu thuẫn!” (Yến Nhi biên dịch)

Đạo lý yêu thương, diễn-tả qua ảnh-hình của gia-đình hoặc chùa chiền được trình-bày qua lăng-kính ngưỡng-mộ của người kể. Đạo lý thương yêu nơi đời người, còn được nói theo nghĩa bóng hay huỵch toẹt tùy đối-tượng hoặc trạng-huống sống của người kể.

Lại nói thêm một lần nữa về mục-tiêu/mục-đích viết chuyện phiếm xưa/nay vốn dĩ chỉ để giới thiệu với người đọc đôi ba câu truyện bắt gặp ở đâu đó, chí ít là mạng vi tính. Chuyện phiếm viết lên chỉ để luận phiếm lúc rảnh rỗi chứ không trông mong dẫn dạy một ai. Chí ít, là người đọc vốn dĩ sở hữu nhiều ý-lực, hoặc tâm tuệ.

Nói cho cùng, thì mục-đích hoặc mục-tiêu chuyện phiếm chỉ cốt để người đọc mua vui cũng được một vài phút giây rồi thôi. Thông-cảm thế rồi, nay xin chấm dứt đôi giòng chảy “lý sự” bằng ý/lời của nhạc-phẩm trích và dẫn ở trên, coi đó như kết đoạn cho những phút giây đầy rặt những ý/lực thôi. Thông cảm thế rồi, nay mời bạn và tôi, ta cứ “đầu cao, mắt sáng” hướng về trước, mà hát:

Ngàn hoa thắm tươi hé môi cười mừng chào đón xuân
Bầy chim tung cánh bay trên muôn cành cùng hát vang.
Tính tang tính tang tiếng đàn, vang điệu ca mừng xuân đàn, vây cùng ta hòa ca thắm tươi.
Tay cầm tay cầm tay đều, vui nhịp theo điệu ca cùng hát khúc ca xuân
Xuân về chim hót ca, hoa nở cùng thướt tha
Êm đềm ánh huy hoàng, khúc bình minh đang reo vang
Bình minh sáng tươi reo trên ngàn muôn tia nắng xuân
Hồn tràn bao ước mơ, vui yêu đời lòng đắm say.
Nắng xuân chiếu qua lá mờ, in hình trên hồ xanh sóng, rung tựa như hình muôn ánh sao.
Chim và hoa cùng ta lạc bước.”
(Nhật Bằng – bđd)

Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn muốn hòa mình với thi-ca, âm nhạc
Để rồi sẽ sống vui,
sống mạnh, sống hăng hái
với mọi người.