Em có yêu cuộc tình giang tay
Em có yêu đồng ruộng không ai
Em có yêu tuổi trẻ sa lầy?...”
(Lê Hựu Hà – Lời Người Điên)
(Yn 8: 11)
Có đôi lúc, bầu bạn những muốn cùng bần đạo hát bài “Lời Người Điên”, như ở trên. Có hát thế, mới thấy rằng: lời ca đây, chắc không là lời của người khùng. Vì rất khôn. Và đây còn là lời nhắn hỏi người anh/người chị ở bờ đại dương, bên ấy. Hỏi rằng: anh nhớ chăng, đời người trẻ đã sa lầy?
Đời người, nay có những lời nhắn/hỏi của người đời, rằng: sa lầy chăng, đâu nào là tuổi trẻ. Lại chính là, nơi người lớn. Lớn xác. Lớn tuổi. Nhưng, không lớn về tinh thần. Như con Chúa.
Cứ nhắn hỏi, rồi lại hát. Vẫn cứ hát, rồi lại hỏi. Hỏi hát, hát và hỏi câu hóc búa, rất như sau:
“Em có yêu thành thị mênh mang,
Em có yêu đại lộ thênh thang,
Em có yêu biệt thự cao sang,
Em có yêu loài người dối gian?”
(Lê Hựu Hà – Lời Người Điên, đã trích dẫn)
Cho dù điên, nhưng loài người nào đã dối gian. Ngay buổi đầu. Dối gian chăng, chỉ do thị thành. Đại lộ. Biệt thự cao sang. Cứ thênh thang, một tình thế. Tình, vẫn là thế. Nơi mình. Nơi người. Những người con, không còn yêu nhau nữa. Để rồi, như câu hát của người nhạc sĩ còn khá trẻ, đã biết hỏi:
“Em có yêu làm loài chim muông,
Tung cánh trong lồng vàng tô son,
Em có yêu một đời cô đơn,
Đang giết em lần mòn trong hồn?”
(Lê Hựu Hà – bđd)
Điều anh hỏi, có là: người đời đang giết người. Giết nhau. Trong tâm hồn. Đơn côi. Như câu:
“Em có nghe loài người chua cay,
Qua tiếng khen, nụ cười, xiết tay,
Em biết chăng những vòng thép gai,
Giam giữ ta mà nào có hay!”
(Lê Hựu Hà – bđd)
Những chua cay. Có ngay ở lời khen. Ở nụ cười. Bàn tay xiết. Có vòng gai, chuyên giam giữ. Có một thứ vẫn giữ giam, ai nào biết được. Giam và giữ, với đời điêu ngoa. Lọc lừa. Dối trá. Như, người nghệ sĩ, lại lên tiếng:
“Em như tôi không yêu cuộc đời,
lọc lừa điêu ngoa, dối trá.
Và đôi ta không yêu loài người,
Giả vờ yêu thương thiết tha.”
(Lê Hựu Hà – bđd)
Có những con người, và người con. Ở đời. Nay mặc lấy “thiên hình vạn dạng”, như tâm trạng của một số người. Trong đó, có vài người là độc giả của The Catholic Weekly,
“Xem ra, ngày nay, đề tài “Lạm dụng tình dục” nơi hàng giáo sĩ với chủ chăn, đang là đề tài xuất hiện cùng khắp trên các báo/đài ở trang đầu. Cột 1. Tại Châu Âu. Nước Úc. Và Hoa Kỳ. Phải chăng, nay là lúc Hội thánh ta nên đặt vấn đề: hãy thôi, không nên đòi hàng giáo sĩ của ta sống đời độc thân, nữa? Tôi thiển nghĩ, chừng như đây là một trong các duyên do, gây sóng gió. Cho Hội thánh?” (Lời hỏi của một người-không-biết-có-là-giáo-dân?)
Phản hồi một tâm trạng, về nhà Đạo, vẫn là mạch nguồn tư tưởng, của chàng trai “anh lờ em mờ” (tức Lm) thuộc nhóm “Công trình của Chúa” (Opus Dei), vốn giòng hào kiệt, tên nghe rất quen, tức ”Đức Thày” John Flader, đích thị là người trai xấp xỉ thất tuần của tờ The Catholic Weekly, vẫn đưa nhanh ý kiến lâu nay rất Đạo:
“Vẫn biết rằng: có nhiều người từng đưa ra quan điểm/lập trường, thật khác biệt. Trong số đó, có chức sắc nhà Đạo, rất nổi tiếng. Riêng cá nhân, tôi chỉ muốn nói lại một lần nữa, ý định tỏ bầy một cái nhìn rất kiên định, về vấn đề “lạm dụng tình dục”, mà hàng giáo sĩ nhiều nơi đang vướng mắc.
Dĩ nhiên, chuyện lạm dụng tình dục hay dục tình thời đương đại, không liên can gì đến đức thanh khiết, là chủ trương của Hội thánh, với giáo sĩ. Cũng chẳng làm suy yếu chút nào quan niệm nhân sinh/lập trường của Hội thánh, để đến nỗi ta phải tính chuyện tái xét hoặc huỷ bỏ, một thẩm định.
Nói như thế, tôi không có ý bảo rằng: mình cũng đừng nhận định một cách thiếu nghiên túc chuyện “lạm dụng tình dục”, hàng giáo sĩ. Kỳ thực, đây là vấn đề rất nghiêm trọng. Là sự việc, gây tổn hại rất nhiều cho uy danh của Hội thánh. Nhưng, cũng nên tính đến giải pháp đúng đắn hầu ta có thể tiến tới, để không cần bãi bỏ tình trạng độc thân, nơi linh mục.
Thôi thì, ta thử đưa vấn đề này về với bối cảnh thời sự hôm nay. Xem sao.
Trước nhất, vấn đề “lạm dụng tình dục” với ấu nhi, không chỉ giới hạn trong nhóm giáo sĩ/linh mục, mà thôi. Trên thực tế, dù người ta vẫn cứ chăm chăm chú chú, nhắm vào đó. Thực tế ở đời, bao giờ mà chẳng có những chuyện lạm dụng như thế, ở mọi nơi. Mọi cung cách của người đời, như: bác sĩ, giáo chức, chính trị gia, nhân viên xã hội, nhà văn, nhà báo, vv..
Cứ sự thường, truyền thông/báo chí chỉ thích chĩa mũi dùi nhắm vào hàng giáo sĩ. Đặc biệt là, giới linh mục Công giáo. Kể từ khi, những chuyện như thế vẫn cứ xảy ra. Và chuyện xảy ra đến nay càng nổ bùng. Nhiều tai tiếng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra, không chỉ giới hạn trong hàng ngũ giáo sĩ, thuộc Hội thánh Công giáo, thôi. Chuyện ấu dâm, lâu nay là chuyện thường ngày xảy đến với mọi tôn giáo. Mọi giáo phái. Chí ít, là số đông các tôn giáo, không cột buộc hàng kinh sĩ/giáo sĩ của họ phải sống độc thân như ta.
Tựa như thế, vấn đề “lạm dụng tình dục” nơi hàng giáo sĩ Công giáo, chỉ liên quan đến tỷ số rất nhỏ, ở linh mục. Các năm về trước, ở Hoa Kỳ, cũng chỉ có từ 0.4% đến 1.5% trong tổng số hàng giáo sĩ Công giáo, bị phát giác ra, là: đã có hành vi sai trái về dục tính, trong khoảng thời gian chừng 50 năm, về trước. Tức là, chỉ có 225 vị linh mục vi phạm, trong tổng số 46,000 vị, trên thế giới. Dù cho đây, là chuyện trầm kha đi nữa, cũng vẫn không là thói tật dễ lây lan, như báo chí thổi phồng.
Nhìn vấn đề, trong tầm mức “gần nhà”, ta nhận ra được như báo cáo của tiểu bang
Quan trọng hơn, chứng cứ này còn cho thấy: đa số những người từng là thủ phạm của tình trạng “lạm dụng tình dục” với trẻ em, là những người đã lập gia đình; hoặc từng lạm dụng dục tình với thành viên gia đình mình.
Kinh nghiệm 40 năm đời linh mục, tôi cũng từng gặp gỡ và quen biết rất nhiều người, hàng chục người cho biết: họ từng bị lạm dụng tình dục rất nhiều lần, khi còn nhỏ tuổi. Đa số nạn nhân đều là những kẻ bị người trong cùng gia đình, đã làm hỗn. Trong số các người trẻ ấy, không em nào bị các đại diện của Hội thánh Công giáo, dù nam hay nữ, từng làm hỗn. Như thế.
Nặng hơn nữa, hiện đang thấy gia tăng con số những người có cảm giác là mình được kêu mời hãy nên làm đám cưới. Nhưng, lại chẳng muốn như thế. Bao giờ. Vì nhiều nguyên do. Có người lại cũng chẳng muốn bộc lộ chuyện riêng tư/dục tình của mình cách tự nhiên; vì thế nên, chẳng ai biết các động thái vô luân như đang được báo chí phổ biến đưa chuyện lạm dụng ở hàng giáo sĩ với trẻ thơ, như lúc này.
Lạm dục tình dục trẻ thơ, chẳng dính gì đến tình trạng độc thân, hết. Đúng hơn, phải nói là: chuyện này nói lên tình trạng tâm tư xáo trộn nơi con người. Nó xảy đến với người độc thân, lẫn người không độc thân, ngang bằng nhau.
Sống đời độc thân, là món quà cao quý Thiên Chúa tặng Hội thánh. Bằng vào chọn lựa sống một thân một mình, không chung sống với người phối ngẫu, hàng giáo sĩ và các phẩm trật khác, đã bằng lòng đi vào cuộc sống, có con tim không bị phân rẽ, làm nhiều ngăn. Tức, đi vào tương quan hôn phối giữa Đức Kitô và Hội thánh. Điều này khiến ta phong phú hơn, có tình thương yêu của Thiên Chúa hơn. Chúa thương yêu loài người. Từ đó, Ngài hỗ trợ các vị nào quyết sống độc thân để thực hiện mục vụ cho hiệu quả.
Có điều quan trọng, và hiện thời chuyện này đang được xem xét cách thận trọng, là: làm sao hỗ trợ ứng viên muốn sống đời linh mục, quyết hiến trọn cuộc sống của mình để chứng tỏ là mình được Chúa trao tặng quà độc thân, hay không. Nói thế, có nghĩa là: họ có nhân vị quân bằng. Chín chắn. Về cảm xúc. Biết kềm chế tình dục, của chính mình. Và, nhất là: có đời sống tâm linh mạnh. Rất vững chãi.
Cộng thêm vào nền đào tạo vững chãi, xuyên suốt ở chủng viện, hoặc nơi nhà đào tạo, sẽ giúp các vị rất nhiều điều. Hơn là: lúc nào cũng canh cánh phải lo giải quyết tình trạng suy giảm mức độ và con số các vụ lạm dụng, trong tương lai.
Cùng lúc, ta phải cảm tạ Chúa về tính thuỷ chung mà phần đông các linh mục đã và đang thực hiện. Tức, những vị ấy đang sống đời linh mục độc thân, rất kết quả. Sung túc. Mãn nguyện. Và, điều cần hơn, là: ta nên nguyện cầu cho tất cả các linh mục và vị nào đang sống đời độc thân, vì công cuộc tông đồ/mục vụ. Nguyện và cầu, để họ có được lòng thuỷ chung, trong quyết tâm mà chính họ từng đặt tâm huyết của mình, vào đó.” (x John Flader, The Catholic Weekly
Ý kiến rất mạch lạc. Và, bài bản. Là như thế. Tức, ý kiến của người trong cuộc. Của Hội thánh, có chủ trương sống đời độc thân. Xuyên suốt. Hài lòng. Thế còn, ý kiến người ở ngoài, thì sao? Ở ngoài, tức: ngoài Đạo. Ngoài cuộc. Hoặc, ngoài luồng. Vẫn sống ở đời. Phải chăng là những người, từng hát những câu:
“ Em như tôi, không yêu cuộc đời,
lọc lừa, điêu ngoa, dối trá.
Và đôi ta, không yêu loài người,
Giả vờ yêu thương thiết tha…”
(Lê Hựu Hà – bđd)
Nói như thế, không có nghĩa bảo rằng: người trong cuộc, vẫn cứ một mình, mình sống. Rất chính chuyên. Không tuyệt vọng. Phàn nàn. Cũng chẳng bon chen. Như lời trần (rất) tình của một người mang tên Frank O’Shea, cũng ở Úc, như sau:
“Trong chuyến viếng thăm rất nhanh về Ái Nhĩ Lan, quê hương của ai đó, tôi có cái nhìn rất gần với thái độ của người địa phương, về các báo cáo vụ việc Murphy và Ryan. Về tình trạng lạm dụng trẻ em. Nói chung, phản ứng phổ cập ở nơi đây, là: sự phẫn nộ đối với hàng ngũ lãnh đạo của Hội thánh. Ở điạ phương. Về tính lắt léo. Thêu dệt. Và, tình trạng hoang mang của nhiều người.
Với những người thuộc thế hệ cao niên/trọng tuổi trong đó có tôi, thì những phát giác động trời như thế, chẳng mảy may đi vào cốt lõi của niềm tin, đi Đạo. Hoặc, vào thói quen sống Đạo của những người như họ. Có hai sự kiện riêng rẽ, là: tôi đã tháp tùng một người bà con trong gia tộc, dự Tiệc thánh vào buổi sáng, ngày trong tuần. Có đi, mới thấy rằng: sân để xe ở nhà thờ chỉ đầy một phần ba, như tôi dự đoán 30 năm về trước. Có điều là, thay vì đi xe hơi, ngày nay người ta đi lễ nhà thờ, lại dùng xe đạp.
Điều khác nữa, là: ờ bàn quỳ phía trước, không thấy giới trẻ, ngồi ở đó. Họ đi đâu, tôi cũng chẳng biết. Chỉ biết rằng, chừng như họ nay lạc lõng, xa rời nhà thờ nhà thánh, với giáo đường. Thế thôi.” (x. Frank O’Shea, Empathy for Irish priests,
Phải chăng, luồng nhà Đạo, vẫn có những người cứ “bình chân như vại”. Vì, bình chân như thế, nên cứ nghĩ: chuyện xảy đến, khác nào điều Chúa từng nhắc nhở, về một sơ hở, thời sau hết. Thầy nhắc, bằng một thể văn rất “Khải huyền”, như sau:
“Đừng khiếp sợ, vì những việc đó phải xảy ra,
nhưng chưa phải là tận cùng.
Quả thế, dân này sẽ nổi dậy chống dân kia,
nước này chống nước nọ.
Sẽ có những cơn đói kém, và những trận động đất ở nhiều nơi.
Nhưng tất cả những sự việc ấy chỉ là khởi đầu các cơn đau đớn.”
(Mt 24: 6-8)
Dĩ nhiên, “khởi đầu một đau thương”, nơi nhà Đạo, sẽ tiến về một kết cuộc, rất khác. Nhiều năm về trước, thoạt khi có chuyện “trời long đất lở”, ghê gớm hơn. Ngay trong cuộc. Sự thể sẽ khác nhiều, nếu bạn và tôi, ta dám hát như “người-ở-ngoài”, rất nghệ sĩ. Nhưng, lại có tâm tình rất gần người đi Đạo. Như hồi nào:
“Em hãy yêu mọi người nơi đây,
Như đã yêu cuộc đời chua cay.
Em hãy yêu, dĩ vãng không phai,
Như đã yêu bạn bè quê gầy…”
(Lê Hựu Hà – bđd)
Quê rất gầy, như hôm nay, là quê miền người đồng Đạo. Đồng thuyền. Có sóng vỗ dồn dập. Có tiếng nổ, nhưng không do đạn đồng. Súng ống. Ở đâu đâu. Gì đi nữa, hỡi bạn và tôi, ta hãy cùng người nghệ sĩ trên, cứ hát tiếp:
“Em hãy yêu, người không yêu em.
Em hãy chia, tình yêu trong tim.
Em hãy cho, một người không quen,
Một phút hay một ngày, để tin.”
(Lê Hựu Hà – bđd)
Quả là thế, vấn đề của “một ngày để tin” sẽ chỉ là những “chũm choẹ chập cheng”. Hoặc: “thanh la phèng phèng”. Những lình xình, chuyện “đau cồn, ở cữ”. Cũng cứ là: “mây tím không gian” kéo ngợp ngàn, bầu trời thánh. Hoặc nhiều lắm, vẫn còn có người dám đương đầu, đứng lên mà phân biện. Như sau:
“Nói chung, cứ um sùm mà ém nhẹm sự thật, cũng chẳng đi đến đâu. Chẳng giải quyết được gì. Tự thân, tôi không muốn bênh vực Đức Giáo Chủ như người có trọng trách hỗ trợ ngài theo tư cách của tín hữu Đạo Chúa. Sở dĩ, tôi biện hộ cho ngài, vì thấy rằng ngài hoàn toàn vô tội, đối với cáo trạng mà người ta gán ghép cho ngài. Và, truyền thông/báo chí lại cứ hùa với chúng dân cứ nhoi lên khuynh loát vụ việc.
Mới đây ở Hoa Kỳ, đã nổi lên 3 vụ do Richard Dawkins và phe nhóm của ông cầm đầu. Nhóm này, đưa ra ba vụ quyết cho rằng: chiếu theo luật quốc tế, phải bắt giam Đức Giáo Chủ. Vì, ba vụ việc rõ ràng trong đó có vụ Murphy ở Wisconsin, Teta & Trupia ở Arizona, và Kiesle ở Cali. Cả ba, đều chung một mẫu số: lạm dụng tình dục, xảy đến hồi thập niên 1970. Phía cảnh sát đã được thông báo. Và họ đã hành động. Vị linh mục trong cuộc cũng đã bị Giám mục chủ quản treo chức thánh. Ngay khi đó, có người còn yêu cầu Thánh bộ Truyền Bá Đức Tin do Đức Hồng Y Ratzinger chủ trì, hãy bãi chức các vị đó, cho hồi tục. Và, sự thể là: ít lâu sau, các linh mục ấy, đã thực sự hồi tục. Ngoại trừ Lm Murphy, đã qua đời khi toà đang xét xử.
Treo chức thánh và cho hồi tục, là hai việc hoàn toàn riêng biệt. Việc thứ nhất, do Giám mục chủ quản thực hiện. Có hiệu lực, tức thời. Việc cho hồi tục, là tiến trình kéo dài, có liên quan đến Toà thánh La Mã. Treo chức thánh, nghĩa là: linh mục ấy, không còn chức năng: làm lễ, ngồi toà, hoặc hành xử như một tuyên uý, vv. Nói tóm, hành xử này là việc Giám mục chủ quản đối xử với linh mục trong cuộc, nhằm ngăn ngừa vị này có quan hệ tiếp với con trẻ. Ở vào trường hợp sôi sùng sục như thế, nếu Giám mục chủ quản không thành công trong việc bãi chức linh mục của người trong cuộc, ngay lập tức, thì vị Giám mục ấy hành động rất sai trái. Nhưng, vị Giám mục chủ quản không làm được điều này, cũng đâu dính dự gì đến Đức Hồng Y Ratzinger, là đấng bậc ở trên được yêu cầu xuất lệnh cho hồi tục, linh mục trong cuộc.
Vào thời điểm, mà Toà thánh thụ lý các sự vụ hồi tục, đâu đả động gì chuyện gì có liên quan đến việc bao che, giấu diếm, hay thông đồng? Toà thánh chỉ nói: cho hồi tục, là một tiến trình phức tạp, cần phải điều tra cho kỹ. Rất dài ngày. Dầu gì đi nữa, hành động khả dĩ ngăn chặn được tình trạng lạm dụng trẻ em, không phải là việc cho hồi tục, người trong cuộc, mà là việc Giám mục phải kịp thời ngưng chức, vị linh mục trong cuộc ấy. Chẳng có gì chứng minh là: thời gian kéo dài tiến trình cho hồi tục lại đính kết với cơ hội để cho linh mục người trong cuộc, cứ tiếp tục lạm dụng tình dục. Với trường hợp của Lm Kiesle, đa số các vụ lạm dụng tình dục xảy đến vào lúc ông ta đã bị cho hồi tục. Tức, vào thời điểm mà vị Giám mục của ông, không còn quyền kiểm soát được ông nữa.” (x. Jack Valero, Message to the lynch mob, Mercatornet.com 16.04.2010)
Là người ngoài. Ngoài vụ. Ngoài lạm dụng. Hoặc, ở trong. Trong cuộc diện. Hội (rất) thánh, hẳn bạn và tôi, ta thấy cũng hạn hẹp, để có ý kiến. Bởi ý đây, là kiến thức về pháp luật. Ở đời. Trong Đạo. Liên quan đến các đấng bậc vị vọng, mang trọng trách. Có khác chăng, là phản ứng của thành viên, sống trong đời. Một đời, có con người đang phấn đấu để sống đúng luật. Như Thầy từng bảo: “Ai vô tội, hãy ném đá người này trước”(Yn 8:6). Và, “Chị về đi. Tôi cũng không xử tội chị đâu. Đi đi! Và từ nay, đừng phạm luật nữa.”(Yn 8: 11)
Với đời thường. Với người ngoài Đạo, ngoài luồng, có lẽ ta cũng nên hát tiếp, những câu sau:
“Tôi ước mơ một ngày yên vui
Ta dắt nhau về nơi xa xôi
Tôi sẽ ca những bài ca vui
Chỉ có em và tình yêu người.”
(Lê Hựu hà – bđd)
Một phút của người nghệ sĩ, rất khác một cuộc đời, của ai đó. Là, bé em. Giáo sĩ. Phẩm trật. Khác cả những người trong đời, chỉ biết đến doanh thương. Tiền bạc. Niềm vui sướng, rất trần tục. Như truyện kể ở dưới, để cho vui:
“Nhiều dân tộc, cứ quan niệm việc nguyện cầu là thì thầm nói chuyện với Đức Chúa.
Có doanh thương nọ, cũng thờ Chúa, nhưng không cùng một ràn chiên rất Công giáo. Nên, việc nguyện cầu cũng hơi khác. Anh tìm đến “bức tường than khóc”, ở Giêrusalem mà cầu nguyện. Như sau:
-Dạ, Chúa có ở đó không?
-Có Ta đây.
-Cho con thưa chuyện với Chúa, một chút nhé!
-Con cứ nói.
-Chúa ơi, sao mấy ông nhà Đạo bên giáo hội đó cứ lôi thôi ba chuyện trời ơi, quá chừng vậy?
-Đó có là ưu tư đích thực của con không?
-Dạ không. Nhưng, ưu tư của con hôm nay, là: mấy vị ấy làm con mất nhiều mối ngon ăn, lắm Chúa ơi.
-Nay, con thưa với Ta chuyện gì vậy?
-Dạ, con thấy mấy người ấy vẫn cứ nói: “thời gian là của Ngài”. Trong khi đó, bọn con thì vẫn bảo: thời gian là tiền bạc. Thế, với Ngài, một triệu năm là bao lâu?
-Chỉ một giây.
-Còn một triệu đô, với Chúa là bao lăm?
-Chỉ một xu.
-Có thể nào, Chúa cho con chỉ một xu để đền bù cho các bạn bên ấy, đang bị kiện?
-Con chờ Ta một giây nhé.
Thời gian. Tiền bạc. hay dục tính/dục tình. Cũng chỉ thế. Cũng trăm năm cuộc đời người. Nhưng trăm năm mà cứ quanh quẩn, kiện với tụng. Hẳn cũng nhiều âu lo. Chi bằng, ta cứ quẳng gánh lo đi. Mà ca hát. Hát rằng:
“Tôi sẽ yêu người không yêu tôi,
Tôi sẽ chia tình yêu trong tôi.
Tôi sẽ đem cuộc đời lên ngôi
Một phút thôi, dù một phút thôi.”
(Lê Hựu hà – bđd)
Thiển nghĩ, nếu bạn và nếu tôi, ta sẽ cùng với hết mọi người trong Đạo, hoặc ngoài luồng, hát những câu như thế, hẳn là cuộc đời sẽ không còn mấy ưu tư, như đời người. Trong huyện. Ngoài làng. Huyện Công giáo. Làng vô ưu. Ở đời người.
Trần Ngọc Mười Hai
vẫn còn vài ưu tư cũng nho nhỏ.
Nhưng chẳng yếm thế.
Như hồi nào.
(xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com ;
hoặc: www.tranngocmuoihai.blogspot.com;
hoặc: www.giadinhanphong.blogspot.com .