nhớ hay thương một chiều thu vương,
(Văn Phụng - Yêu)
Trần Ngọc Mười Hai
*** Chuyện Phiếm Đạo Đời Tập 15 đang in và sẽ ra mắt một ngày rất gần, xin mời độc giả đón đọc ***
Với trên 350 Chuyện Phiếm Đạo Đời từ tập 1 đến tập 8 và nay qua tập 9 với 45 câu chuyện khác, tác giả Trần Ngọc Mười Hai quả là sáng-tác không ngừng nghỉ. Lý do đơn giản, chỉ vì anh đã và đang tiếp-tục nhận lãnh hồng-ân từ Chúa, đó là chưa nói đến sự thể anh từng bảo rằng: bao lâu còn sống trên cõi trần này dù ở độ tuổi “thất thập (mà chưa) cổ lai hy”, thì cứ coi đó như một quà-tặng Chúa ban, như một “bonus” để sống cho người khác và vì người khác hơn vì chính mình.
Chuyện Phiếm Đạo Đời tập 9 vẫn là những ưu-tư, khắc-khoải của dân con nhà Đạo. Có thể, đó là những đề-tài mà anh từng nói; thế nhưng, xem ra nói một lần vẫn chưa đủ. Cuộc đời đầy phức-tạp với nhiều cảnh-tình khác nhau. Nói cho cùng, thao-thức của Trần Ngọc Mười Hai vẫn là làm sao sống-đạo-giữa-đời. Cùng với tuổi đời chồng chất, thì niềm tin cũng phải trưởng-thành. Kiến-thức đời thường có tăng trưởng, thì kiến-thức lòng tin cũng phải lớn lên.
Trong Chuyện Phiếm Đạo Đời tập 9, Trần Ngọc Mười Hai đề-cập đến Lòng Chúa Xót Thương, cũng khá nhiều. Tại sao Chúa im-lặng làm ngơ, như ở bài 2 và bài 20. Hoặc, niềm vui nhà Đạo ở các bài 8, 16, 17 và 18. Chuyện Yêu Thương Người Đồng Loại ở các bài 4, 5 và 24. Còn chuyện Ác Thần Quỷ Dữ, tác-giả cũng không quên đề-cập cả nơi bài 14 và bài 26 nữa; và thế nào là Tinh Thần Khó Nghèo nơi con dân nhà đạo ở bài 15 cũng là những bài nên đọc. Và, khi nói đến Sống Đạo, là nói về nhiều chuyện từ chuyện Hội Thánh đến Đức Giáo Hoàng, Tình Yêu, Hôn-Nhân, Hạnh-Phúc, Giáo-Dục Môi Trường, vv.
Còn về hình-thức của Chuyên Phiếm Đạo Đời, lại vẫn là những ca-khúc được chọn-lọc để chuyên chở các ý-tưởng khá khô-khan. Âm-nhạc, là phương-tiện chuyên-chở ý và tình. Thế nhưng, nói đến âm-nhạc thì phải nghe chứ không chỉ đọc mà thôi. Chính vì thế, nên Chuyện Phiếm Đạo Đời sẽ lôi-cuốn nhiều hơn nếu ta có dịp nghe qua các CDs được một số anh chị em thiện-chí đã dầy công thực-hiện. Qua các CDs này, anh chị em có thể nghe tại nhà hay trên xe, nhất là trên chuyến đi dài từ nhà đến sở hay từ sở về nhà. Có thể, đó lại cũng là những cuốc xe kéo dài hàng tiếng đồng hồ, vào khi sáng sớm hoặc lúc đêm khuya khoắt. Khi được nghe những Chuyện Phiếm Đạo Đời đúng tâm trạng của mình, lại được lồng bằng những nốt nhạc hữu-tình thì quả là đánh động không ít. Chẳng hạn như, khi nghe câu chuyện phiếm “Người Hẹn Cùng Ta Đến Bên Bờ Suối” có ca khúc Trăng Mờ Bên Suối của Lê Mộng Nguyễn, tác giả Trần Ngọc Mười Hai đã nêu thắc mắc hỏi rằng: điều gì giúp cho hôn-nhân được hạnh-phúc và làm sao sống thọ một cách có ý nghĩa?
Thiết tưởng cũng xin bổ túc thêm là, ngoài các câu Chuyện Phiếm Đạo Đời ở 9 tập sách, tác-giả Trần Ngọc Mười Hai còn chuyển-dịch các bài “Suy Niệm Lời Ngài” của LM Frank Doyle, dòng Tên và “Lời Chúa Sẻ San” và “Phaolô, Vị Thánh của Mọi Thời” của LM Kevin O’Shea CSsR, nữa.
Bằng với tất cả những đóng góp đầy nhiệt-thành và san-sẻ đó, nếu ta có chúc tác giả Trần Ngọc Mười Hai trải lòng mình ra nhiều hơn nữa, cũng là chuyện thừa. Thế nhưng, khi có một chia sẻ nào đó của tác giả được người đọc, người nghe cảm nhận thì chắc chắn đó sẽ là niềm khích-lệ lớn để tác-giả tiếp-tục sứ-vụ của một giáo dân đang sống giữa đời người lưu-lạc. Có lẽ, vào lúc này chính tác-giả - khi nhìn lại hành-trình với 9 tập Chuyện Phiếm Đạo Đời cũng như một số bài nghiên-cứu, chuyển dịch - không thể tưởng tượng nổi làm sao mình lại có thể viết nhiều đến như thế!
Một lần nữa, nếu có nhắc lại một chuyện ở đây thì âu cũng không phải là thừa-thãi, là: nếu tác-giả Trần Ngọc Mười Hai có được cảm-hứng để sáng-tác như thế, thì một phần không nhỏ là do sự khích-lệ rất ưu-ái của người luôn đồng-hành với anh -vẫn là động-lực kích-thích sự hăng say, nhiệt-nồng đầy sức sống.
Đại-diện cho người đọc và người nghe Chuyện Phiếm Đạo Đời trên mọi nẻo đường đời, xin cầu chúc cho hai vị cứ tiếp-tục là bạn đồng-hành như hai tông-đồ trên đường Em-maus, vào thuở trước.
Vũ Nhuận
Sydney tháng 8/2014
Mừng kính Thánh Tổ An Phong, DCCT.
Tâm tình này, người viết đã thổ lộ vào ngày giới thiệu Tuyển tập I, hôm 24-3-2008, ở Sydney. Tiết mục này, nghe qua có vẻ hơi to tát. Nhưng kỳ thực, cũng chỉ là những tình tự đầy nét cảm tạ, gửi đến bạn bè/người thân đã bỏ công sức thực hiện buổi họp mặt, hôm ấy.
Trước khi đi vào chi tiết, người viết mạn phép thay mặt bản thân, gia đình và bầu bạn, xin được gửi đến tất cả các người anh người chị, có mặt vào buổi ấy, lời chào rất thân thương, đầy tâm tình biết ơn. Cảm tạ đầu, xin gửi đến anh chị và các bạn, đã bỏ thì giờ vàng ngọc, đến với buổi giới thiệu Tuyển tập I, để tỏ bày tâm tình thương mến, với chúng tôi. Nhất là Linh Mục Mai Văn Thịnh, mà hôm ấy chúng tôi gọi Linh mục “nhà”, đã bay từ Melbourne về Sydney, vào buổi sớm. Thật cảm động.
Và, được một cử toạ đông đảo như thế, đã chứng tỏ là anh em mình đang làm một việc rất vui và rất thích. Đáng khích lệ. Tiếp đến, người viết cũng xin cảm tạ linh mục Dominic Đinh Văn Trung đã cho phép chúng tôi mượn hội trường để thực hiện buổi giới thiệu Tuyển tập I. Cảm ơn “Người bạn đời luôn đồng hành trong hành trình đi Đạo” của tôi, các anh chị trong ban tổ chức, như: các anh Vũ Nhuận, Huỳnh Công Lợi, Nguyễn Duy Lâm, Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Văn Thắng, các anh chị trong ban đàn ca là: anh Đặng Hữu Hiếu, chị Lệ Mai, Tuyết Lê, Tuyết Trinh, Thanh Xuân , Minh Thành và Quốc Danh, anh chị em, con cháu trong nhà và bạn hữu đã cộng tác ở sau hậu trường. Đã biến buổi này thành hiện thực. Và, hiện thực trong niềm vui chấn chất. An hoà.
Tiếp đến, khi được yêu cầu nói đôi ba tâm tình của người cầm viết, thú thật bần đạo chẳng dám nghĩ là mình sẽ là tác giả hay tác thiệt, bao giờ hết. Nhưng nếu quý vị vẫn muốn biết đôi ba tình tự của người cầm bút viết những chuyện “không ra đâu và đâu”, mà bần đạo gọi là luận phiếm, thì xin được phép bộc lộ ngay. Không giấu diếm. Nhưng để cho ngắn và gọn, xin dùng hình thức hỏi đáp. Cho thân mật. Cho ngắn gọn. Vâng, xin nói sơ vài điểm để có một chút quá khứ và hiện tại trong viết và lách, những “Chuyện Phiếm”. “Rất Đạo-đời”.
Trước nhất là câu hỏi: anh bắt đầu viết chuyện phiếm từ lúc nào?
Câu trả lời, như thế này: bần đạo bắt đầu tập tành viết lách từ cuối thập niên ’60, vào lúc bần đạo còn ngồi ở ghế gỗ đệ tử viện Dòng Chúa Cứu Thế Vũng Tầu. Khi ấy, bần đạo đã cùng với một số anh em đồng môn thành lập các báo tường, báo in Ronéo cho trường, cho lớp, để thi đua. Kịp đến khi, lên Học Viện Dòng Chúa Cứu Thế Đà Lạt, bần đạo lại tiếp tục được phép theo đuôi linh mục bậc thầy Trần Hữu Thanh, lúc ấy cho ra các “Bản Cáo Trạng số 1, số 2”, thì bần đạo hợp tác với hai bạn cùng lớp là Nguyễn Minh Sang (hiện là Lm Dòng Chúa Cứu Thế) và anh Lê Văn Khuê (hiện dạy Anh Văn ở Sàigòn) ra tập san nội bộ có tên là “Tài Liệu X”, đề cập những chuyện Đạo, trong đời. Có vấn nạn.
Tiếp đến, là câu hỏi: động cơ nào thúc đẩy bạn ngồi viết “phiếm”? Và, câu trả lời sẽ là: từ thời bần đạo còn mài đũng quần nơi ghế học trường. Lúc ấy, bần đạo có những ưu tư cùng ý nghĩ tự hỏi rằng: Đạo mình vẫn hấp dẫn lớp người trẻ, chứ? Tại sao Đạo của Chúa còn mãi ngự trên tháp ngà cao ngất mà không đi vào đời? Sao ta không tìm cách đưa Đạo vào đời , để cho lớp trẻ nhà mình chấp nhận Đạo qua giòng nhạc, câu chuyện không cao siêu, cô đọng như một bài giảng… mà là một cái gì dễ tiêu hóa hơn.
Lại có người hỏi rằng: tại sao anh gọi đó là “chuyện phiếm”?
Xin trả lời, là: vào cuối thập niên ’60, vào thời trung học, bần đạo cũng đã mê say tìm đọc nhật báo “Tự Do” trong đó có mục “Chuyện phiếm hàng tuần” của một nhà văn lấy tên là Hiếu Chân. Về sau được biết ông là thầy giáo, biết rất nhiều thứ, dạy rất nhiều điều. Nhưng chỉ thích viết những gì có liên quan đến sự thật. Mà lại thích viết những điều rất lan man, tản mạn. Không chuyên. Nhưng, mỗi điều viết trên báo, ông đều tìm đến cái chân, thiện và mỹ của nó. Cũng từ đó, bần đạo đâm mê kiểu viết của ông và có ước nguyện: sau này, sẽ tập tành bắt chước. Sẽ tản mạn, được chừng nào hay chừng nấy. (Xin mở ngoặc ở đây: lúc ấy bần đạo chỉ mê bài viết của Hiếu Chân chứ không là mê cái “chân” của ông Hiếu!) Bần đạo hiện không còn nhớ tên thật của ông là gì. Thật đáng tiếc.
Nếu hỏi, tại sao không dùng tựa đề cho sách mình viết như: Suy tư về Đạo? Hay, Suy niệm Lời Chúa? v.v.
Thì, xin thưa ngay rằng: đầu óc bần đạo còn kém cỏi. Chẳng dám múa rìu qua mắt bậc đàn anh linh mục, hoặc các thày dạy của mình. Đâu dám, những suy và niệm. Chỉ biết “phiếm”. Còn hỏi: tại sao lại đặt tên: Đạo-đời. Nghe hơi giống “Đạo vào Đời” của Dòng Thánh ở Đà Lạt đến thế?
Quả thật, xin thưa: vào cuối 1968, hay đầu năm 1969 ở Đà Lạt , lúc ấy anh em học viện Dòng Chúa Cứu Thế đang “rộn” lên với bầu khí “Vào đời”, những là “Ca vào đời” “Đạo vào đời”, tu sinh vào đời, vv các anh Nguyễn Thành Tâm, Trần Sĩ Tín, Nguyễn Đức Mầu, Cao Đăng Minh, Nguyễn Tiến Lộc, Vũ Đức Nhuận, Lương Thế Vinh, Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Trường Thái và nhiều anh em khác trong đó có bần đệ họ Trần này, dự tính thực hiện một ban đàn/hát mang tên Ban Hallêluyah, gồm những ông thầy dòng còn trẻ khoác áo chùng thâm, cổ trắng, mang đàn mang trống lên đường đến với những người trẻ ở giáo phận Đà Lạt, để hát cho nhau nghe những bài ca “Vào đời”, “Trên đường Emmau”, để nói là: “Chúa yêu trần thế”, nơi đó có “Người gieo giống ra đi gieo lúa trên ruộng mình”, và “Tôi thâm tín rằng” vv… Cũng từ đó, bạn bè bần đạo cảm thấy có nhu cầu đem Đạo vào đời bằng một phương tiện nào đó thích hợp với người trẻ, hơn. Và hôm nay, 40 năm nhìn lại, bản thân bần đạo thấy mình không còn đủ sức để đàn và hát xướng nữa, bèn nghĩ ra phương cách khác. Cũng đem Đạo vào đời, cho người già/trẻ, chỉ thích những vui. Dù, chỉ là vui đời đi Đạo. Và, sống Đạo giữa đời.
Một câu hỏi khác: tại sao đã dự tính ra sách, anh lại còn ra CD, MP3 hoặc Website, trang Blog nữa? Để làm gì?
Cũng lại xin thưa: lúc ban đầu, bản thân bần đạo chỉ muốn viết và lách thôi. Nhưng, một số bạn trẻ và lớp người không còn trẻ, bây giờ đã thấy có nhu cầu là Giáo hội nhất thiết phải theo kịp thời đại trong sứ vụ rao truyền lời của Chúa, bằng phương tiện truyền thông hiện đại như các Audio CDs như bầu bạn thấy có mặt cùng lúc với ấn phẩm này. Thú thật, về những thứ này, bần đạo cũng mù mờ như một số các “bạn già” ở các nơi, bèn uỷ thác công việc cho các anh em còn trẻ về người và trẻ về tinh thần, mà thôi.
Có được các CDs, MP3 Blogs là do anh em cựu tu sinh Dòng Chúa Cứu Thế, như: anh Vũ nhuận, Nguyễn Duy Lâm rất dễ thương, rất tận tình. Nên, đã “xúi dại” như trong lời trần tình của chính anh vào buổi “giới thiệu sách phiếm”, sẽ đưa lên Blog, một ngày rất gần.
Hy vọng, những lời tâm huyết ở đây cũng đủ nói lên khát vọng và công việc mà một số anh em trong gia đình An Phong ở Sydney đang và sẽ thực hiện. Để đạt thành công trong việc này, ước ao có sự tiếp tay của tất cả bạn bè, người nghe cũng như người đọc, để rồi Đạo của ta cứ thế phom phom đi vào cuộc đời. Của mọi người.
Đó là tâm tình rất bé nhỏ của bần đạo cùng các anh các chị đây.
Xin Ơn Trên phụ giúp cho công việc của mọi người chúng ta được tiếp tục và thực hiện có kết quả.
À quên, còn một câu hỏi nhỏ của một bạn vừa mới quen, hỏi rằng: tại sao tác giả “chuyện phiếm” không lấy tên thật mà lại dùng bút hiệu dài dòng, đến thế?
Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.
Và, bây giờ xin cho đàn em về lại với giếng tình thương, có những chuyện phiếm rất Đạo. Nhưng không đời.
Trả lời cho câu của anh Phao-lô Vũ Văn Quý, một cây viết khá chuyên trong phong trào Cursillos, hỏi rằng: anh tích lũy nguồn thơ/nhạc ở đâu, thích hợp thế? Xin trả lời: tất cả đều là ân sủng. Khi viết tựa đề cho các bài phiếm, bần đệ cứ loay hoay tìm kiếm, tự dưng có người bạn từ đâu đó, nhắc nhở một ít tiết tấu, âm điệu. Của nhà thơ. Của người viết nhạc. Thêm vào đó, trong nhóm sinh hoạt nhỏ của bần đạo thỉnh thoảng cũng có tổ chức đôi ba buổi nhạc thính phòng “Hát cho nhau nghe”. Nghe được, bần đạo dùng đó làm nguồn hứng, để viết bài.
Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai
Chuyện Phiếm Tập I
101. Ấy là kể chuyện
102. Nhớ mà làm ...
103. Có phải là anh ngoài luồng
104. Em còn nhớ hay em đã quên
105. Vào nơi trông vắng
106. Sao cứ gọi các cụ là cha
107. Nghe cũng là quà tặng
108. Nay đồ dâng cúng có nên ăn
109. Bận lòng người con
110. Cứ chọn chỗ tốt mà ngồi sao
111. Một thoáng mạn đàm
112. Để lại cho em
113. Những huý và kỵ nơi nhà Đạo
114. Núi Sọ và Nỗi Sợ
115. Cộng Trừ Nhân Chia ..
116. Phút Nguyện Cầu ...
117. Lời Nào Cho Anh ...
118. Áo Anh Trắng Qúa ...
119. Đúng Mẹ Là Mẹ Thiên Chúa
120. Một Thoáng Mẹ Hiền
121. Cầu Xin Hay Khấn Nguyện
122. Tình Đã Đến ...
123. Cộng Đoàn Tình Thương
124. Một Thoáng Hoảng Sợ
125. Những Sự Rất Thật
126. Vô Ngộ, Giác Ngộ
127. Người Là Ai. Bà Là Ai?
128. Cũng Là Chuyện Kể
129. Dẫu Có Ra Sao
130. Những Điều Trông Thấy
131. Ngèo Và Cái Eo
132. Có Chăng Thần Học Dục Tình
133. Tôi Xa Hà Nội
134. Đi Đi Mà Kể Lại
Chuyện Phiếm Tập II
201. Nếu Vắng Anh
202. Anh Đi Về Đâu
203. Đấng Trung Gian Cầu Bầu
204. Lêng Đênh Ngàn Mây Trôi
205. Và Niềm Tin Đã Dâng ...
206. An Ninh, An Bình
207. Dìu Nhau Đi Chung ...
208. Thiên Đàng - Hỏa Ngục ...
209. Tha Rồi Hảy Quên
210. Xin Cho Thương Em Thật ...
211. Có Một Lần Tôi Đưa Em
212. Thương Khó - Khó Thương
213. Bàn Tay Đưa Anh Ra Khỏi ...
214. Tình Yêu - Sự Chết ...
215. Tôi Thấy Em ...
216. Đêm Qua Chưa
217. Em Đứng Lên Gọi Mưa ...
218. Nhẹ Nhàng Như Gió Thì Thầm
219. Đã Là Sự Thật ...
220. Bảo Đảm
221. Nguyện Cầu Hay Xin Xỏ
222. Hạnh Phúc Tôi
223. Cho Không - Không Cho
224. Đau Thương Xé Môi Gầy
225. Một Thời Để Phiếm ...
226. Biết Làm Sao Định Nghĩa ...
227. Ước Vọng - Dục Vọng và ..
228. Em Ngồi Đây ...
229. Em Có Nghe Chăng ...
230. Anh Đi Về ...
231. Nghịch Lý ...
232. Nụ Cười Quên ...
233. Những Chuyện Kể ...
234. Thảm Cỏ Tình Yêu ...
235. Thôi Nhé Nghe Em
236. Giờ Mình Có Nhau Rồi
Chuyện Phiếm Tập III
301. Đồng Xanh Là Chốn Đây
302. Đời Mình Trong Năm Tháng
303. Vì Tôi Là Linh Mục
304. Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn
305. Nếu Ngày Mai Lỡ
306. Bằng Một Vòng Tay
307. Này Em Con Chim Lười
308. Anh Sẽ Vì Em
309. Không Phải Là Lúc
310. Cho Tôi Được Một Lần
311. Mẹ Ngồi Trăm Năm
312. Em ơi Nhớ Thương
313. Ôi Vai Kề Vai
314. Hãy Ngồi Xuống Đây
315. Không, Tôi Không Còn
316. Kìa Một Nàng Trung Hoa
317. Anh Khách Lạ
318. Trời Mưa Ở Huế
319. Riêng Mình Ta Ngồi
320. Ôi Những Câu Chuyện Lòng
321. Nhưng Trên Đóa Mi Sầu
322. Em Ơi, Hà Nội Phố
323. Chúng Con Đã Về
324. Tình Có Lúc Khiến Ta Buồn
325. Tình Là Tình Nhiều Khi
326. Em Đã Quên Mùa Thu
327. Biết Dùng Lời Rất Khó
328. Tình Yêu Đâu Có
329. Con Quỳ Lạy Chúa Trên Trời
330. Hãy Hát Lên Đi
331. Đừng Xa Nhau Nhé
332. Giây Phút Êm Đềm
333. Bàn Tay Năm Ngón
334. Cho Anh Xin Số Nhà
335. Bạn Thân Ơi
336. Tôi Muốn Tìm
337. Tình Chỉ Đẹp
338. Này Người Yêu
339. Mặt Trời Nào
340. Chiều Nay Mưa Trên Phố Huế
341. Tháng Sáu Trời Mưa
342. Trái Tim Ngục Tù
343. Tiếng Thì Thầm
344. Anh Monh Chờ
Chuyện Phiếm Tập IV
401. Lên đến trăm lần
402. Ai ơi người về
403. Thương nhau thật nhiều
404. Gió bay từ muôn phía
405. Mời người lên xe
406. Trầm trầm êm êm thánh thót
407. Anh đưa em đi về
408. Thưở ấy tôi như con chim lạc
409. Chiều chưa đi
410. Ta gặp nhau
411. Rồi mai tôi đưa em xa kỷ niệm
412. Tình vui trong phút giây thôi
413. Ngọc Lan Giòng suối tơ vương
414. Ngày đó có ta đi
415. Về đây nhìn mây nước
416. Xưa em là kiếp chim
417. Bây giờ anh vui
418. Đi với tôi đến phương trời xa
419. Người làm xiếc đi giây rất khó
420. Chiều Chúa Nhật buồn
421. Nhớ tới năm xưa bên nhau
422. Nếu có điều gì vĩnh cửu
423. Đạo diễn đưa tay lên
424. Chiều hôm qua lang thang trên đường
425. Hãy nói về cuộc đời
426. Nếu một mai anh có qua đời
427. Đừng xa nhau
428. Ngoài hiên mưa rơi rơi
429. Này người yêu
430. Nghe vang khúc nhạc
431. Giết người đi
432. Rơi rơi dìu dịu
433. Thây hối tiếc nhiều
434. Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
435. Ôi phù du
436. Bạn lòng thân mến
437. Phút đầu gặp em
438. Nay mùa Giáng Sinh
439. Cùng nhau quỳ dưới tượng Chúa
440. Mưa hoàng hôn
441. Khi người yêu tôi khóc
442. Em ơi quên đi
443. Như hoa đem tin ngày buồn
444. Nhớ tới đêm đầy ánh sáng
445. Tôi yêu những gì
Chuyện Phiếm Tập V
500. Lời Bạt
501. Hôm qua đến tìm em
502. Ta còn những người ngôì quanh đây , trán in vết nhăn
503. Tình yêu đã vỗ cánh rôì
504. May mà có em
505. Chiều một mình qua phố
506. Như hoa đem tin ngày buồn
507. Chiều rơi trên đường vắng , có ta rơi giữ chiều
508. Chiều qua, bao nhiêu lần môi cười
509. Nơi em về ngày vui không em
510. Ước gì anh ở đây giờ này
511. Ai đang đi trên đường đê
512. Em đến thăm anh chgiều đông giá
513. Người ở đâu, ôi người ở đâu?
514. Chiều buồn len lén tâm tư
515. Xuân xuân ơi, Xuân ới xuân ơi
516. Ngày đó có em đi nhẹ vào đời
517. Ngày em thắp sao trời
518. Một chiều gió mưa
519. Em có bao giờ nhớ mùa xuân
520. Trên đường về nhớ đầy
521. Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
522. Tôi thích lang thang trong chiều chủ nhật
523. Em có yêu cuộc đời hôm nay
524. Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi. Rồi trong mưa gió biết ai vỗ về
525. Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa
526. Không biết đêm nay vì sao tôi buồn
527. Yêu cho biết sao đêm dài
528. Từ khi yêu anh, anh bắt xa màu tím
529. Em ra đi mùa Thu
530. Nững đồi sim, những đồi sim
531. Khi tình đã gọi tên
532. Mời người lên xe về miền quá khứ
533. Anh hát cho em bài tình ca thiết tha
534. Đi khi anh muốn tin
535. Chiều nay , mình lang thang trên phố dài
536. Nếu anh còn trẻ
537. Chiều lại chiều nghe vẳng tiếng kinh buồn
538. Anh mơ, khi ánh trăng êm đềm trong sáng
539. Dìu nhau đi trên phố vắng
540. Đường vào tình yêu có trăm lần vui
541. Buồn ơi trong đêm thâu
542. Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng
543. Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
544. Ôi biết đem tin này
545. Đường em có đi, hằng đêm bước qua
Chuyện Phiếm Tập VI
600. Lời Bạt
601. Mắt đã một chiều thu hoen lệ sầu
602. Kẻ thù ta đâu có phải là người
603. Năm xưa khi tôi bước chân ra đi
604. Kể từ em đem cô đơn
605. Một ngày như mọi ngày
606. Bài thánh ca đó còn nhớ không em?
607. Ừ thôi em về!
608. Sao không thấy em lại?
609. Yêu người như suối cuộn rừng sâu
610. Ta vẫn thương người yêu dấu cũ
611. Không! Không! Đến với tôi nữa làm gì!
612. Về đây nghe em!
613. Có lứa đôi yêu nhau rồi
614. Đừng, lừa dối nhau
615. Thời gian nào trôi bền bồng?
616. Anh ơi có bao nhiêu? 60 năm cuộc đời
617. Mây có bay và em có hay
618. Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc
619. Nếu, nếu một ngày không có em
620. Ơn em thơ dại từ trời
621. Chiều đi về đâu?
622. Sợi buồn con nhện giăng mau
623. Từ khi trăng là nguyệt
624. Lời mẹ ru con đến những khu vườn
625. Tình có ghi lên đôi môi
626. Chiều nay sao dâng nhanh mầu tím?
627. Cho nhau hết những mê say
628. Người em gái đứng im trong hồi lâu
629. Thôi thì thôi, để mặc mây trôi
630. Khi mặt trời vắng bóng
631. Từ một nơi xa xôi
632. Đừng trách người ơi, tội thân em
633. Tôi kể người nghe đòi Lan và Điệp
634. Sàigòn bây giờ trời mưa hay nắng?
635. Hà Nội ơi! Những ngày vui đã qua đi
636. Em còn nhớ hay em đã quên?
637. Nghe tiếng thời gian êm đềm trôi
638. Rồi đây, mây xám bay qua rồi
639. Lìa nhau cho tim bốc cháy
640. Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn người
641. Đưa em về dưới mưa
642. Non nước u buồn nào
643. Hồn cầm phong sương hình dáng xuân tàn
644. Rồi đây một mai lối xưa tôi về
645. Đường đi đã tới! Lòng dân đã nối
Chuyện Phiếm Tập VII
700. Lời Bạt Chuyện Phiếm Đạo Đời 7
701. Chiều Còn Vương Nắng để gió đi tìm
702. Tôi Đi Giữa Trời Paris mà thương nhớ Saigòn
703. Một Lần Em Có Nói
704. Bình yên một thóang cho tim mềm
705. Ai Bảo Chăn Trâu Là Khổ
706. Ai Lên Xứ Hoa Đào
707. Gió Gây Thương Nhớ, Nâng Tiếng Đàn Xa Xưa
708. Thương Nhớ ...ơ hờ Thương nhớ ai
709. Và có tiếng ca âm vang
710. Rồi đây dù Lạc Ngàn Nơi, ta hướng về chốn xa vời
711. Chiều Chiều Ngùi Trông xa khơi mờ sóng
712. Theo gió heo may đến đêm gọi tình
713. Bao nhiêu nàng tiên ... nỉ non
714. Hãy Trao Cho Nhau Muôn Vàn Yêu Dấu
715. Ngày Nào Anh Yêu Em
716. Thật Đẹp thay! thật đẹp thay! Giấc Mơ Tiên
717. Em Yêu Nhất Đôi Vai Chàng
718. Nhắm Mắt Cho Tôi Tìm một thoáng hương xưa
719. Ơn EmThơ DạiTừ Trời
720. Ru mãi ngàn năm gìong tóc em buồn
721. Rồi mai đây, khi mình xa nhau
722. Đêm Có Tiếng Thở dài, đêm có tiếng ngậm ngùi
723. Ngàn Mây Xám Chiều Nay Về Đây treo lững lờ
724. Em Ngại Ngùng Dạo Phố Mùa Xuân
725. Những con mắt trần gian, xin nguôi vết nhục nhằn
726. Bài hát, tìm trong nỗi nhớ, từng ngày bình yên
727. Trời Mưa Gió, Lá Cây Tơi Bời Khắp Nơi
728. Có Những Niềm Riêng, làm sao nói hết
729. Em ơi, mỗi chiều cuộc đời mỗi xiêu
730. Tôi muốn mời em Về
731. Khi Xưa Đôi Ta Bé Ta Chơi
732. Lòng vẫn Biết Yêu Rồi Một Ngày
733. Khi Em Viết Tôi Biến Thành Giấy Bút
734. Đố Ai Biết Lúa Mấy Cây
735. Đêm Nay Đêm Cuối Cùng
736. Rồi anh sẽ hét, sẽ hét lên
737. Rồi Khi Qua Giáo Đường Kiếm Chúa
738. Trong Cơn Gọi Hồn đời nghe xa xôi lắm
739. Khóc Mà Chi Yêu Thương Qua Rồi
740. Sáng Chủ Nhật Đẹp, trời trong nắng mai
741. Ta Yêu EmTrong Giấc Mơ Này
742. Em Đến BênTôi, một chiều khi nắng phai rồi
743. Em ơi nếu mộng không thành thì sao?
744. Tôi Xin Người Cứ Gian Dối
745. Vầng Trăng Từ Độ Lên Ngôi
Chuyện Phiếm Tập VIII
800. Lời Bạt Chuyện Phiếm Đạo Đời 8
801. Trong đôi mắt anh, em là tất cả,
802. Với biển cả anh là thủy thủ ...ù u
803. Một trăm em ơi, chiều nay một trăm phần trăm
804. Từ giã hòang hôn trong mắt em,
805. Êm, chiều dần trôi êm
806. Em thường hay ước mơ
807. Đau! Từ đáy trái tim, ta buồn đau !
808. Biết ra sao ngày sau,
809. Bài tình ca mùa Đông, anh hát giữa đêm trời giá,
810. Và mối tình sống êm đềm
811. Yêu nhau cho nhau nụ cười
812. Vi vu, đồi thông reo xao xác
813. Thà làm hạt mưa bay
814. Kiếp sống, hẩm hiu, đời giang hồ,
815. A ha! Đêm nay ai cũng cho em
816. Nếu có yêu tôi thì yêu tôi bây giờ
817. Trời còn làm mưa vùi trên nỗi đau,
818. Anh còn nợ em, công viên ghế đá,
819. Tóc mây ngang bờ vai
820. Tôi yêu em, buổi đầu tiên biết yêu
821. Em lo gì trời gió!
822. Buổi sáng khi sương tan còn lắng đọng
823. Tiếng hát, hát trên môi
824. Thiết tha, say sưa êm đềm,
825. Em đến bên đời, hoa vàng một đóa
826. Vì cớ làm sao u sầu hỏi không thèm nói?
827. Còn tôi như cánh chim, ngỡ vui nên bay xa sẽ trở về ăn năn,
828. Đời tôi cô đơn, nên yêu ai cũng cô đơn,
829. Tôi không phải là vua nên mộng ước thật bình thường
830. Ngàn tiếng tơ ngàn ý thơ
831. Giòng mực xanh còn đấy
832. Lấp đất, lấp với tay cô nàng,
833. Túp lều lý tưởng của Anh và của Em
834. Ngàn sao bốn bể sao im vắng
835. Rung một cánh nhạc buồn,
836. Một lần nào cho tôi gặp lại em,
837. Buồn ơi! Thế nhân là thế,
838. Thương ai về ngõ tối,
839. Yêu nhau đi! Đời có nghĩa chi,
840. Tìm mãi trên thung lũng hồng, thương yêu ngạt ngào,
841. Ngàn năm thương hoài, một bóng người thôi
842. Mơ người yêu lý tưởng,
843. Em lên ngày mai, đường gió trăng cài,
844. Trông em xinh xinh mắt tình tình,
845. Sóng vỗ miên man, như câu ru của Mẹ dịu dàng
Chuyện Phiếm Tập IX
900. Lời Bạt
901. Chiều nay gió Đông về
902. Lướt theo chiều gió
903. Hãy nhìn vào đôi mắt em đây
904. Đi tới Tokyo
905. Ôi người yêu! Tôi mong người yêu
906. Con biết bây giờ mẹ chờ tin con
907. Chiều nay, lê gót phiêu du
908. Trăng lên cao muôn hoa sóng giăng đầy
909. Yêu em một khối tình quê
910. Có ai hay người khóc
911. Hoàng hôn, lá reo bên thềm
912. Đôi khi thấy trên lá khô một giòng suối
913. Đừng nói nữa em ơi
914. Sống, buông xuôi theo ngày tháng
915. Thành đô! Rằng nhớ mãi nhớ nhé
916. Đêm về trong bước phong sương
917. Anh cho em mùa xuân
918. Em gắng chờ khi nào anh về
919. Ta ra đi một chiều thắm
920. Hãy yêu nhau đi khi rừng thay lá
921. Tình yêu như nắng
922. Hãy ngước mặt nhìn đời, nhìn tha nhân ta buông tiếng cười
923. Tôi yêu tiếng nước tôi
924. Nàng hỡi....biết mấy hân hoan
925. Hỡi anh đi đường cái quan
926. Đêm nay khi em đi rồi
927. Đêm qua ra đứng bờ ao
928. Anh đã hay trước sẽ có, sẽ có một sáng đẹp trời
929. Hãy cứ vui chơi cuộc đời
930. Ai nói yêu em đêm nay
931. Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
932. Yêu em qua chuỗi ngày thơ
933. Tôi đứng đây chờ em đã từ lâu
934. Anh mong chờ mùa Thu
935. Buồn rơi giữa đêm mù lẻ loi
936. Đêm thơm không phải từ hoa
937. Dốc hết tình này là trả nợ người
938. Bằng lòng đi em
939. Điếu thuốc trên môi còn làn khói mềm
940. Em có nhớ không, một lần khi lá thu bay?
941. Có phải tình băng giá
942. Yêu là lòng bâng khuâng
943. Đêm qua say tiếng đàn
944. Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối
945. Nếu quen biết nhau một ngày
946. Phụ Lục