Chuyện Phiếm đọc trong tuần Phục Sinh Năm C 31-03-2013
“Với biển cả anh là thủy thủ...ù
u,”
“Với lòng
nàng anh là hoàng tử...ừ ư!
“Nhớ chuyện ngàn đêm xứ Ba Tư…ừ ư!
“Và chuyện thần tiên bao thế hệ.
(Y Vũ – Thủy Thủvà Biển Cả)
(Cv 15: 25)
“Thủy thủ và Biển Cả”. “Lòng Nàng và
Hoàng Tử”, ôi! Lời ca nghe rất quen, từ thập niên khi ấy, lúc bần đạo vẫn còn
là tay học trò thời trung học, hát hò tuy không nhiều, nhưng hát rồi lại quậy
phá thật không thiếu. Quậy và phá, bất kể ông/bà thầy có ngồi đó kể “chuyện
thần tiên bao thế hệ”, hay mỗi chuyện “ngàn đêm xứ Ba Tư”, làm bần đạo mải mê
với những âm thanh và nhịp điệu những là “ù u!” hay “ừ ư!” của
người ca sĩ một thời nổi tiếng, rất Hùng Cường.
Đó là chuyệnđời, của người học trò
thời trung học. Còn chuyện Đạo của nhà thờ khi nghe kểvề con thuyền Hội thánh,
vẫn chòng chành, bần đạo lại nhớ đến lời khẳng định của vị đứng đầu từng lèo
lái “con thuyền Hội thánh”, rất như sau:
“Tuy nhiên, trước một thế giới có
nhiều đổi thay nhanh chóng đang bịrúng động bởi những vấn nạn có liên quan sâu
sắc đến đời sống đức tin, muốn lèo lái con thuyền Thánh Phêrô trao cũng như
việc rao giảng Tin Mừng, cả năng lực trí óc lẫn thể xác đều cần thiết.” (trích lời của Đức Bênêđíchtô 16
khi từnhiệm chức vụ Giáo Hoàng, hôm 11/2/2013 ở La Mã)
“Lèo lái Con thuyền thánh Phêrô trao”, “những vấn
nạn có liên quan sâu sắc đến đời sống đức tin”, phải chăng hai vấn đề này là một?
Phải chăng đó là chuyện thần tiên bao thế hệ? Hoặc, chuyện ngàn đêm xứ Ba Tư?
Thôi thì, chuyện gì thì chuyện, bạn và tôi, ta hãy cứ nghe người nghệ sĩ nhạc
kíchđộng thời đó, vẫn hát tiếp:
“Cho anh bao giây phút say sưa,
cho anh thêu muôn giấc mơ hoa,
cho anh luôn yêu đời hải hồ.”
(Y Vũ – bđd)
“Say sưa”, “thêu giấc
mơ hoa” hay “yêu đời hải hồ”, nhất nhất là lời người nghệ sĩ viết
nhạc không nản lòng trước phong ba trên biển cả! Bởi, anh vẫn là thủy thủ, tức
người lèo lái con thuyền mình có những dặn dò như sau:
“Càng đi xa anh càng nhớ em
Trước đại dương ngát xanh muôn trùng
Kìa ngư nhân in hình trên sóng
Bao nàng công chúa dưới thâm cung”
(Y Vũ – bđd)
Nghe câu trên, bần đạo chỉ nhớ đến câu hát nhại
mình từng “chế” để cảnh báo mọi người, rằng: “Càng đi xa anh càng tốn xăng…”
Hát xong, lại nhớ ra rằng: đã hết thời học trò chuyên quậy phá hay hát nhại
để rồi người học trò nhỏ đó tự mời mình về với các vấn đề nghiêm trang, nghiêm
túc để còn viết.
Vâng. Viết và lách, luôn là chuyện nghiêm túc, dù
bần đạo chỉ muốn viết những chuyện nhà Đạo qua phong cách của một phiếm “loạn”,
mà thôi. Vậy thì, xin bạn hãy “xá” cho bần đạo đây một ân huệ mà năm nay, tôi
và bạn sẽ nhận được khá nhiều, do có “sự kiện thánh” này khác với “phép lành”
rất mới từ Đức Giáo Chủ tân cử, hôm 14/3/2013 lúc 7 giờ sángĐông Bộ Úc Châu
này.
Thanh minh thế rồi, nay xin bà con độc giả cho phép
bần đạo được “lào khào” thêm đôi ba chuyện về “con thuyền Hội thánh” thời hiện
tại, để xem tình hình “biển cả và thủy thủ” hoặc“Lòng nàng và hoàng tử” nay ra
sao.
Trước hết là “ý/lời”của Đức Bênêđíchtô thứ 16, từng
phát biểu trong buổi triều yết cuối cùng của ngài hôm 27/2/2013, như sau:
“Tôi luôn biết rằng có Chúa ở
trong thuyền, và biết rằng thuyền Hội thánh không phải là thuyền của tôi, không
phải là thuyền của chúng ta, nhưng là của Chúa. Và, Chúa sẽ không để nó chìm.” (PhạmXuânKhôi dịch đăng trong LegioMariae@googlegroups.com 01/3/2013)
Thật ra, chuyện “con thuyền Hội thánh” là của ai?
Hoạt động thế nào? Có chòng chành hoặc rò rỉ đầy những nước không? vẫn không là
chuyện cần bàn. Chuyện nên bàn và đáng bàn, là xem thành viên Hội thánh hoặc
giới bàng quan ở ngoài nghĩthế nào về “thuyền ấy” trong hiện tại? Và, người lèo
lái con “thuyền” này sẽlàm gì để vững lái? Đó có thể là đề tài sẽ kéo theo
nhiều suy tư, bàn bạc. Và, cảm thông với “con thuyền” có vị thuyền trưởng mới,
cũng nên chuyển cho nhauđôi ba nhận định ở đâu đó.
Trước nhất là Tác giảMarcus Roberts của tờ
MercatorNet có ý kiến như sau:
“Điều mà Hội thánh Công giáo hôm
nay sẽ nhớ nhiều nhất, đó là: lần đầu tiên trong lịch sử Đạo đã có vị kế nhiệm
thánh Phêrô xuất từ Nam Mỹ. Điều này đem lại cho người dân ở châu lục điạ này
tâm tư khởi sắc, rất hưng phấn. Trong các tin rộn lên từ khắp nơi, tưởng cũng
nên nhắc đến bản tin từ Northern Voices Online vào trước giờ “G” lịch sử. Nói
chung, bản tin cho thấy: ở phần đất trọng tâm của Đạo, các thành viên chuyên
chăm trong Đạo nay không còn tập trung ở Châu Âu như trước, mà là Châu Phi và
Nam Mỹ.
Bài báo còn viết tiếp: “Số người
đi Đạo và giữ Đạo ở Tây Âu nay giảm sút khá trầm trọng so với mọi thời. Trong
khi đó, ở châu Phi, trong thời gian từ năm 1978 đến 2007, số người Công giáo ở
đây đang từ 55 triệu nay lên đến 176 triệu nguời. Rõ ràng là, Giáo hội Công
giáo nay có được số người trở về với Đạo nhiều hơn so với người Hồi giáo và
người thổ dân chỉ tin vào chuyện phù phép lẫn hồn linh thú dữ thôi. Tuy nhiên,
châu Mỹ Latinh nay có số người đi Đạo tập trung nhiều nhất thế giới: 42% người
Công Giáo sống ở vùng này, trong đó Ba Tây có số người Công giáo thuần thành
đông nhất thế giới.
Đối lại tình trrạng này, số người
Công Giáo ở châu Âu ngày càng giảm sútđến mức khiếp đảm. Người ở lại, cũng đã
kém đi phần “sốt sắng”, nói theo nghĩa thường xuyên đi nhà thờ/nhà thánh mỗi
tuần.
Qua thống kê, nhiều người còn
thấy: vừa qua công cuộc khảo sát nghiên cứu mang tên “Diễn Đàn ở Bàn Quì” về
chuyện Tôn giáo và Đời sống tổ chức tại Tây Ban Nha, thì: tại nước này, chỉ có
20% người Tây Ban Nha là còn đi nhà thờ/nhà thánh mỗi tuần một lần. Ở Đức, xứ
sở của Đức Bênêđíchtô thứ 16, thì: chỉ một phần 6 số người ở nước này, có khi
lại ít hơn, là còn bận tâm đi nhà thờ nhà thánh. Trong khi đó, ở Pháp, chỉ đếm
được mỗi 10% thôi. Thống kê Toà Thánh cho biết: châu Âu là đất miền duy nhất
trên thế giới từng chứng kiến sự giảm sút sốngười nhận mình là Công giáo tính
từ thập niên 1990 đến 2010. Thời gian này, sốngười đi Đạo trên toàn thế giới đã
gia tăng 30% tức lên đến 1tỷ 200 triệu người còn gắn bó với Đạo. Xem thế thì,
châu Âu nay chỉ có 23.8% người tự nhận là Công giáo so với thế giới.
Điều này khiến nhiều người nghĩ
đến tương lai cũng rất gần, khi toàn châu Âu cũng giống như tình trạng của Phi
Châu, Ai Cập và Syria khi trước, từngđược coi là cái nôi của Đạo trong quá khứ.
Nhưng, nay: giới Hồi giáo mộ đạo sẽ thếchỗ ở đó, trong khi Đạo Công giáo ở châu
Âu được thay thế bằng các chủ thuyết tương đối, cá nhân vị kỷ, chế độ phàm tục
và chung cuộc rồi ra cũng sẽ đi đến giai đoạn tự hủy. Mọi người sẽ nhận ra động
thái trái nghịch sẽ xảy đến với châu này, là: tình trạng các linh mục thừa sai
người châu Phi hay Nam Mỹ nay sẽquay ngược về với nôi của Đạo để rao truyền
Đạo, trở lại. Cũng nên thêm đôi chuyện bên lề, bảo rằng: chuyện này đã và đang
xảy ra ở Tân Tây Lan, nơi đó một số rấtđông các linh mục người Philíppin, Việt
Nam, Ấn Độ và Nam Hàn tìm cách ngăn chặn tình trạng thuyết ngoại đạo, vật chất
đang lan tràn chiếm đất ở xứ sở này.”(xem Marcus Roberts, Pope Francis and the
Church He Must Shepherd, MercatorNet 14/3/2013)
Nhận định và lời cảnh báo của người trong cuộc, thì
như thế. Còn người ngoài cuộc thì sao?
Trước nhất, hãy hoà mình vào với lời nhạc, vẫn như
sau:
“Em ơi! ảo hình kia lôi cuốn,
Nhưng, anh đã nói anh yêu em.
Thì, ngàn kiếp vẫn không thay
lòng.”
(Y Vũ – bđd)
Chao ôi, là lời lẽ! Những lời và
lẽ nghe cũng dễ: “Ảo hình lôi cuốn”, nhưng “anh nói vẫn yêu em”, thì “ngàn kiếp
không thay lòng”.Đó, là lời của “thủy thủ” với “biển cả”, và của “hoàng tử với
lòng nàng”. Con thuyền Hội thánh hôm nay, cũng đang có “ảo hình kia lôi cuốn”,
với những “chòng chành” sóng nước, và ọp ẹp rò rỉ khá tư bề! Vậy thì, vị thuyền
trưởng mới cứng, sẽ ra sao? Vì này là ai thế? Ngài quyết vững lái đến thế nào?
Để trả lời, truyền thông/báo đài
Đạo và đời, mấy hôm nay, đà lên tiếng. Một trong các tiếng nói được nêu lên từ
người đi Đạo được ghi nhận, như sau:
“Trong lúc toàn thế giới đang
hướng mắt về phía ống khói trên nóc nhà thờ Sistine ởRôma, mọi người đều thấy
chú Hải âu nọ vừa đáp nhẹ lên trên đó. Tức thì, có nhà báo vội viết đôi giòng
trên Twitter kể về hiện tượng này, bằng những câu: hìnhảnh chú chim hải âu trụ
trên nắp ống khói chừng như tiên đoán điều gì đó. Điều trước tiên được liên kết
với vị Giáo hoàng tương lai sẽ là người yêu thiên nhiên và chim muông một cách
rất đặc biệt, đâu biết được.”
Không lâu sau đó, lớp khói trắng
bốc phả dưới chân chú hải âu nọ cho thấy Hồng y đoàn cũng đã biết là Hội thánh
Chúa đang cần gì ở vào giai đoạn đặc thù của lịch sử.Và, một hồng y thành viên
Dòng Tên rất khiêm tốn, vừa đắc cử. Tên ngài là Jorge Mario Bergoglio, Tổng
giám mục 76 tuổi của thành Buenos Aires, nước Argentinađích thị là Giáo hoàng
đầu tiên của Nam Mỹ đã lấy tên của vị thánh khó nghèo thành Assisi, là
Phanxicô.
Theo phóng viên John Allen, là
nhà phân tích tình hình của Vaticăng trên đài CNN, thì: Đức Tân Giáo Hoàng
Phanxicô Đệ Nhất là con của một công nhân đường sắt người Ý từng qua
Argentinalập nghiệp. Cũng theo phóng viên Allen này, thì: Đức Tân Giáo Hoàng này
nổi tiếng là con người bình dị. Ngài chọn lối sống ở căn hộ nhỏ chứ không phải
toà nhà dành cho Tổng Giám Mục. Khi đi làm, ngài lại chọn phương tiện công
cộng, như xe buýt rất thoải mái. Phóng viên Allen có viết: Giáo hoàng Phanxicô
từng nổi danh là “tiếng nói của người nghèo vì người nghèo. Khi chọn tên vị
thánh nổi tiếng khó nghèo làm tên mình, Đức Tân Giáo Hoàng muốn gửi đi khắp nơi
một dấu hiệu cho thấy triều đại Giáo hoàng của ngài cũng sẽ khác thường. Danh
xưng Phanxicô tượng trưng cho sự nghèo khó, khiêm hạ, giản đơn, quyết tái thiết
Hội thánh Công giáo, khắp hoàn cầu.” (xem Sheila Liaugminas, We Have a Pope, MercatorNet
14/3/2013)
Thế đó là tường trình về cuộc bầu
bán nhân vật chóp bu trong Đạo vừa đắc cử. Nhưng, câu hỏi được đặt ra ngay sau
khi có kết quả nhưvừa rồi, là: Đức Tân Giáo Hoàng là ai thế? Tác giả chuyên
viết tiểu sử các vịgiáo hoàng là Geoge Weigel của đài NBC từng phân tích: các
sự việc xảy ra trong tuần qua với Hội thánh Công giáo đã gọi sự kiện về đức tân
Giáo hoàng lấy tên Phanxicô Đệ Nhất là “thời khắc bản lề” của Hội thánh hôm
nay. Thời khắc này, là thời của kỷ nguyên mới về cải cách ở thế kỷ thứ 21 này,
trong đó Đạo Chúa sẽchuyên giảng rao Lời của Ngài bằng cách đưa ra bộ mặt mới
cho thế giới.
Phóng viên George Weigel còn tường trình về đài NBC
rằng: vị tân Giáo hoàng này là“con người quả cảm”. Ngài sẽ là bậc vĩ nhân
chuyên bảo vệ Đạo trên khắp mọi miền tận cùng của thế giới. Triều đại Giáo
hoàng hôm nay đã hướng về với thếgiới mới. Hội thánh nay đã có vị Giáo hoàng
mới với tên gọi cũng rất mới. Theo phóng viên này, thì: nội tên gọi của vị Tân
cử thôi cũng đã nói lên quyết tâm của Hội thánh đối với người nghèo trên thế
giới. Quyết tâm đây, là quyết một lòng yêu thương độ lượng trong một thế giới
đang cần nhiều sự chữa lành.
Và cuối cùng, chủ trương nằm gọn nơi danh xưng của
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đệ Nhất khi được bầu là “miserando atque eligendo”
(tức: tuy thấp hèn nhưng lại đã được chọn) đã nói lên tình tự mình đã có khi
bước lên ngai vị Giáo hoàng của Hội thánh rất toàn cầu. Tắt một lời, một ngày
mới đã ló rạng. Và, một kỷ nguyên mới đã khởi đầu cho Giáo hội.
Xem như thế, chắc chắn là: từ nay, toàn thể thế
giới sẽ hướng về Hội thánh Chúa nhiều hơn để xem vị chủ trì Giáo triều La Mã có
thực hiện được những điều mình ước nguyện không. Chắc chắn là, từ nay, mọi cặp
mắt và đôi tai của những người trong/ngoài Hội thánh sẽ đổ dồn về Rôma để chứng
kiến sự việc còn xảy ra với thế giới, và Giáo hội.
Thế giới hôm nay, như phóng viên George Weigel nói:
đang cần đến vĩ nhân khả dĩ làm được công việc cao cả là chữa lành, tức: cứu
vớt nhiều người cả ở trong lẫn bên ngoài triều thần La Mã, tượng trưng cho thế
giới nhà Đạo. Việc này làm cho bạn và tôi, ta lại nhớ vềtruyện kể từng nói đến
vai trò chủ chốt của các đấng “tu mi nam tử” được gán cho mình, ngay từ lúc mới
lọt lòng mẹ.
Truyện kể bắt đầu bằng câu hỏi nhưsau:
“Tại sao anh muốn lấy vợ? Tức là:
tại sao anh lại muốn làm chủ gia đình để rồi, sau này, lại sẽ làm chủ xã hội?
Câu trả lời rất đơn giản, chỉ như sau: vì anh muốn chứng minh rằng mình thuộc
loại người dũng cảm dám cứu vớt cả và nhân loại. Việc này cũng dễ hiểu, bởi đàn
ông nào từ lúc sinh ra mà chẳng được gán cho trách nhiệm lớn lao và mơ ước cứu
nhân loại, là: “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ!”
Muốn làm việc lớn, trước hết phải
làm việc nhỏ, là: cưới vợ. Bởi, khi cưới vợ, anhđã cứu được hai mạng người, đó
là cha vợ và mẹ vợ. Vì hai vị này khi có con gáiđều đã nơm nớp lo sợ con mình
bị ế, hay như người ta thường nói “hũ mắm treođầu giường”, như vậy, khi cưới vợ
anh đã cứu được hai mạng người, ngày đêm sống trong âu lo, có thể đau tim chết
bất cứ lúc nào, không hay.
Tuy nhiên, tui cũng khuyên: cứu
nhân loại là việc vô cùng khó khăn. Vậy nên, đàn ông thường mắc kẹt ngay ở bước
đầu, nghĩa là cưới vợ. Sau khi lấy vợ, anh lại phải loay hoay cứu bản thân mình
trước… đã!
Nghĩthế rồi, bạn bè lại phản hồi
thêm một truyện kể cũng na ná thế này:
Có phải
anh bảo: Cưới vợ là vì nghĩa khíư? Thế, anh có đọc truyện chưởng Cổ Long không?
Ông Cổ Long ổng nói: “Hôn nhân giống như nghĩa khí, biết là chuyện không đáng làm nhưng không
thể không làm.”Thấy không? Đám cưới nào cũng diễn ra rất nhanh,đa số khách
đến đều vội vã ăn, vội vã mừng, ngấm ngầm chia buồn với nhà trai, hân hoan chia
vui với nhà gái, rồi hấp tấp xin phép cáo lui, chưa đầy 2 hay 3 tiếng, xong, là
cái nhà hàng nó lạnh tanh.
Duy chỉ có cha mẹ cô dâu là tương đối thong thả, đi lại mang vẻ rầu rĩ nhưng
sâu xa tự thấy sảng khoái thanh thản, ông bà hễ thấy ai ở nhà trai là chân
thành lắp bắp cám ơn rối rít. Không phải là chuyện ngẫu nhiên mà tất cả đàn ông
trong ngày cưới đều phảng phất có vẻ của kẻ trượng phu đại hiệp, đứng thẳng
người, hiên ngang đón khách.
Tuy nhiên làm người anh hùng
nghĩa khí thường hay chết sớm, cho nên tôi có lời khuyên:
Sống hùng sống mạnh sống chẳng dai
Sống hèn sống nhát lai rai sống
hoài.” (Truyện
kể trích trên mạng, mới vừa đây)
Truyện kể đọc rồi, hẳn người đọc hoặc người nghe,
cũng sẽ có phản ứng rất khác nhau, Người thì đồng ý, kẻ thì không. Nhưng dù
thế, hãy cứ nghe người nghệ sĩ ở trên vẫn cứ nhắc nhởbằng lời ca câu hát, rất
như sau:
“Càng đi xa, anh càng nhớ em!
Trướcđại dương ngát xanh muôn trùng.
Kìa ngư nhân in hình trên sóng.
Bao nàng công chúa dưới thâm cung…”
(Y Vũ – bđd)
“Càng nhớ anh”, “trước đại dương”,ôi chao, là chữ
nghĩa rất gọi “anh”. Nếu chữ này, mà lại viết hoa, thì có lẽngười em “đại
dương” kia sẽ lại nhớ mãi lời lẽ của đấng thánh hiền, từng dặn dò:
“Chúng tôi đã đồng tâm nhất trí
quyết định chọn một số đại biểu,
và phái họ đến với anh em,
cùng với những người anh em thân
mến của chúng tôi
là ông Banaba và ông Phaolô,
những người đã cống hiến cuộc đời
vì danh Đức Giêsu Kitô, Chúa
chúng ta.”
(Cv 15: 25-26)
Nếu thế thì, dù vĩ nhân vừa mới
nổi có là vịGiáo chủ vừa đắc cử, chắc chắn vị ấy sẽ còn nhớ mãi Lời Ngài. Bởi,
Lời không chỉ là âm thanh xuất từ môi miệng của Chúa, mà thôi; nhưng Lời lại
chính là Ngài. Là, Đức Chúa. Và, Lời đã thành xác phàm để sống đời nghèo hèn
làm gương cho muôn dân. Và, Lời sẽ lèo lái con thuyền của thánh hội. Lời, còn
là thực thểrất thực tế vẫn cứ sống rất sinh động trong thánh hội. Lời, chính là
Thần Khí Chúa tỏ hiện nơi thánh hội, đã mang đủ tính chất nghèo hèn, ngay từ
đầu.
Trần Ngọc Mười Hai
Rất vui và cũng mừng
khi Hội thánh vừa có vị chủ chăn
rất mới
đã nhớ
đến người nghèo.
Sống rất
nghèo, nhưng không hèn.