Chuyện Phiếm đọc trong mùa thường niên năm
A
“Này đây cánh hoa xin dâng đến người”
Đời như nở hoa trong vạn tiếng cười
Ầm vang suối reo như dậy núi rừng
Bầy chim hót ca theo từng bước chân.”
(Nguyễn Trung Cang – Bước
Tình Hồng (tiếp theo)
(Lc 21: 25-28)
Nói về “Bước Tình Hồng”
ở nhà Đạo, hỏi rằng
bước ấy có còn hồng hào, sáng chói nữa hay không? Nói
về nhà Đạo cách chung chung, lại đã thấy nhiều dấn bước thật rất khó mà trả lời. Tuy nhiên, với nhà
Đạo ở Đức quốc, lại đã có giòng chảy đầy tư lự, khiến người trong cuộc suy nghĩ
nhiều như sau:
“Đức Giám mục giáo phận Erfurt Đông Đức lo âu về
tương lai Nước Đức. Trong bài giảng ngày 31/12/2019 vừa qua, nhân dịp cuối năm
dương lịch, Đức Cha Neymeyr kể rằng một tín hữu Công Giáo dấn thân, mới đây nói
với ngài như sau: “Lối hành xử hiện nay của các Giám mục làm ông ta nhớ lại
cách hành xử của Bộ chính trị đảng cộng sản Đông Đức trong những tháng cuối
cùng của Đông Đức. Trong giai đoạn khởi đầu hiện nay của tiến trình cải tổ Công
Giáo Đức, qua “Con đường công nghị,” người ta thấy có những hy vọng lớn, nhưng
có cả những lo âu sâu đậm.”
Đức Cha Neymeyr nói rằng hồi cuối năm 1989,
tương lai của 16 triệu dân Đông Đức cũng hoàn toàn là điều bất định. “Đây cũng
là tình trạng mà tôi thấy hiện nay trong Giáo Hội Công Giáo tại Đức. Phải chăng
mọi sự sẽ thay đổi? Liệu trong tương lai có còn linh mục Công Giáo tại Đức để cử
hành thánh lễ và ban các bí tích hay không? Liệu có còn tín hữu Công Giáo ở
bang Thueringen hay không?”
Tuy nhiên, Đức Cha Neymeyer cho biết ngài sống
trong niềm xác tín và tin tưởng rằng cả trong năm 2020 và mãi mãi, Thiên Chúa sẽ
ở cạnh con người. Giáo Hội sẽ không bị những tâm hồn tốt lành rời bỏ”.
Từ đầu Mùa Vọng ngày 01/12/2019 vừa qua, Giáo Hội
Công Giáo Đức đã tiến vào hành trình gọi là “Con đường công nghị”, qua các giai
đoạn khác nhau trong 2 năm với mục đích cải tổ Giáo Hội Công Giáo tại Đức, qua
4 diễn đàn về 4 lãnh vực: đời sống linh mục, phân chia quyền bính trong Giáo Hội,
vai trò của phụ nữ, luân lý tính dục.
Công nghị của Giáo Hội Công Giáo Đức có 360 đại
biểu, trong đó mỗi đại biểu, kể cả 69 Giám mục, có quyền phiếu quyết định như
nhau.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Bild, Hình ảnh,
ở Đức, Đức Hồng y Maria Woelki Tổng giám mục giáo phận Koeln, là giáo phận lớn
nhất nước Đức, phê bình chủ trương coi công nghị này như một thứ nghị viện Giáo
Hội, giống như Tin Lành. Đức Hồng y nói: “Đức tin không thể được điều hành theo
đa số. Tôi không thể bỏ phiếu quyết định xem Chúa Giêsu có làm người vào lễ
Giáng Sinh hay không”
Ám chỉ tới nhiều người ở Đức yêu cầu bãi bỏ luật
độc thân giáo sĩ, Đức Hồng y Woelki nói: “Người ta có thể thảo luận về sự kiện
các linh mục có lập gia đình hay không, nhưng cũng cần phải thực tế: điều này
không thể được quyết định trong Giáo Hội Công Giáo nói tiếng Đức, nhưng phải do
Giáo Hội hoàn vũ. Đức tin đã không thay đổi trong 2 ngàn năm qua, và ngày nay
người ta không thể thay đổi bằng cách giơ tay bỏ phiếu.”
Cũng tại Đức, vào ngày 01.01.2020, trong bài giảng
thánh lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Đức Hồng y Mueller: “Nói Khủng hoảng
trong Giáo hội là do ta rời bỏ Thiên Chúa. Ngài cảnh giác: khủng hoảng mà
Giáo hội đang đối mặt nổi lên từ cám dỗ – ngay cả bởi những người từ bên trong
Giáo hội, những người muốn thích ứng với văn hóa mà loại bỏ các giáo huấn về đức
tin.”
Ngài còn nói: “Cuộc khủng hoảng trong Giáo hội
là do con người tạo nên và nó xuất hiện bởi vì chúng ta đã tự mình thích nghi với
tinh thần của một cuộc sống không có Chúa.” “Chất độc làm tê liệt Giáo hội là ý
kiến cho rằng chúng ta nên thích nghi với tinh thần thời đại chứ không phải
tinh thần của Chúa, rằng chúng ta nên tương đối hóa các điều răn của Chúa và giải
thích lại giáo lý về đức tin đã được mặc khải.”
Đức Hồng y nói rằng ngay cả một số người trong
Giáo hội đang mong ước một loại Công giáo không có tín lý, không có bí tích và
không có giáo huấn bất khả ngộ.
Trong bài giảng, suy tư về mong muốn của con người
ôm ấp những sự thay thế hài lòng khác khi gạt Thiên Chúa qua một bên, Đức Hồng
y nói: “Nhưng một người tin thì không cần ý thức hệ. Một người hy vọng sẽ không
tìm đến thuốc phiện. Một người yêu thương thì không theo đuổi dục vọng của thế
giới này, là thứ sẽ cùng thế giới này qua đi. Người yêu Chúa và tha nhân tìm thấy
hạnh phúc trong sự hy sinh của bản thân.”
“Chúng ta sẽ hạnh phúc và tự do khi trong thần
khí của tình yêu, chúng ta ôm ấp khuôn mẫu sự sống mà Thiên Chúa đã gọi mỗi người
cách cá nhân: trong bí tích hôn nhân, trong đời sống độc thân linh mục, hoặc
trong đời sống tu trì theo ba lời khấn khó nghèo, vâng lời và khiết tịnh vì Nước
Trời.”
Đức Hồng y cũng nhận định rằng thời gian thử
thách này với những xì căng đan trong Giáo hội khiến nhiều người lo lắng liệu
đá tảng mà trên đó Chúa Kitô xây dựng Giáo hội có đang đổ sụp không. Đối với một
số người, Giáo hội Công giáo chậm tiến 200 năm so với thế giới ngày nay. Nhưng
những lời kêu gọi hiện đại hóa lại đòi hỏi Giáo hội loại bỏ những chân lý mình
tin, để xây dựng một “tôn giáo mới của sự hiệp nhất thế giới.”
Chủ nghĩa tương đối đang thống trị trên thế giới
chúng ta bác bỏ ý tưởng rằng chúng ta có thể thật sự biết sự thật và trình bày
nó như người bảo đảm hòa bình giữa tất cả các quan điểm và các tôn giáo trên thế
giới. Xã hội hậu Kitô giáo chào đón các nỗ lực xây dựng Giáo hội “như một tôn
giáo dân sự thuận tiện.”
Theo Đức Hồng y, thuốc giải độc cho sự tục hóa
trong Giáo hội là một đời sống đức tin, được sống trong sự thật lâu dài của
Chúa Kitô. Thiên Chúa, Đấng vĩnh cửu, không thể bị thay đổi bởi những ý tưởng bất
chợt của xã hội. (CNA 01/01/2019). (Nguồn:
Vatican News và Đài Phát thanh Chân lý Á Châu).
Về các mối tư lự của nhà
Đạo nói chung, có lẽ cũng nên bàn
về những vụ/việc từng
xảy đến, mới đây thôi. Vụ việc, là sự kiện bảo rằng:
“Trong
bài giảng ngày 31/12/2019 vừa qua, nhân dịp cuối năm dương lịch, Đức Cha
Neymeyr kể rằng một tín hữu Công Giáo dấn thân, mới đây nói với ngài như sau:
“Lối hành xử hiện nay của các Giám mục làm ông ta nhớ lại cách hành xử của Bộ
chính trị đảng cộng sản Đông Đức trong những tháng cuối cùng của Đông Đức.
Trong giai đoạn khởi đầu hiện nay của tiến
trình cải tổ Công Giáo Đức, qua “Con đường công nghị,” người ta thấy có những
hy vọng lớn, nhưng có cả những lo âu sâu đậm.”
Đức Cha Neymeyr nói rằng hồi cuối năm 1989,
tương lai của 16 triệu dân Đông Đức cũng hoàn toàn là điều bất định. “Đây cũng
là tình trạng mà tôi thấy hiện nay trong Giáo Hội Công Giáo tại Đức. Phải chăng
mọi sự sẽ thay đổi? Liệu trong tương lai có còn linh mục Công Giáo tại Đức để cử
hành thánh lễ và ban các bí tích hay không? Liệu có còn tín hữu Công Giáo ở
bang Thueringen hay không?”
Tuy nhiên, Đức Cha Neymeyer cho biết ngài sống
trong niềm xác tín và tin tưởng rằng cả trong năm 2020 và mãi mãi, Thiên Chúa sẽ
ở cạnh con người. Giáo Hội sẽ không bị những tâm hồn tốt lành rời bỏ”.
Từ đầu Mùa Vọng, ngày 01/12/2019 vừa qua, Giáo Hội
Công Giáo Đức đã tiến vào hành trình gọi là “Con đường công nghị”, qua các giai
đoạn khác nhau trong 2 năm với mục đích cải tổ Giáo Hội Công Giáo tại Đức, qua
4 diễn đàn về 4 lãnh vực: đời sống linh mục, phân chia quyền bính trong Giáo Hội,
vai trò của phụ nữ, luân lý tính dục.
Công nghị của Giáo Hội Công Giáo Đức có 360 đại
biểu, trong đó mỗi đại biểu, kể cả 69 Giám mục, có quyền phiếu quyết định như
nhau.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Bild, Hình ảnh,
ở Đức, Đức Hồng y Maria Woelki Tổng giám mục giáo phận Koeln, là giáo phận lớn
nhất nước Đức, phê bình chủ trương coi công nghị này như một thứ nghị viện Giáo
Hội, giống như Tin Lành. Đức Hồng y nói: “Đức tin không thể được điều hành theo
đa số. Tôi không thể bỏ phiếu quyết định xem Chúa Giêsu có làm người vào lễ
Giáng Sinh hay không”.
Ám chỉ tới nhiều người ở Đức yêu cầu bãi bỏ luật
độc thân giáo sĩ, Đức Hồng y Woelki nói: “Người ta có thể thảo luận về sự kiện
các linh mục có lập gia đình hay không, nhưng cũng cần phải thực tế: điều này
không thể được quyết định trong Giáo Hội Công Giáo nói tiếng Đức, nhưng phải do
Giáo Hội hoàn vũ. Đức tin đã không thay đổi trong 2 ngàn năm qua, và ngày nay
người ta không thể thay đổi bằng cách giơ tay bỏ phiếu.”
Cũng tại Đức, vào ngày 1.1.2020, trong bài giảng
lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Đức Hồng y Mueller nói: Khủng hoảng trong
Giáo hội là do rời bỏ Thiên Chúa. Ngài cảnh giác rằng: khủng hoảng mà Giáo
hội đang đối mặt nổi lên từ cám dỗ – ngay cả bởi những người từ bên trong Giáo
hội – những người muốn thích ứng với văn hóa mà loại bỏ các giáo huấn về đức
tin.
Ngài nói: “Cuộc khủng hoảng trong Giáo hội là do
con người tạo nên và nó xuất hiện bởi vì chúng ta đã tự mình thích nghi với
tinh thần của một cuộc sống không có Chúa.” “Chất độc làm tê liệt Giáo hội là ý
kiến cho rằng chúng ta nên thích nghi với tinh thần thời đại chứ không phải
tinh thần của Chúa, rằng chúng ta nên tương đối hóa các điều răn của Chúa và giải
thích lại giáo lý về đức tin đã được mặc khải.”
Đức Hồng y nói rằng ngay cả một số người trong
Giáo hội đang mong ước một loại Công giáo không có tín lý, không có bí tích và
không có giáo huấn bất khả ngộ.
Trong bài giảng, suy tư về mong muốn của con người
ôm ấp những sự thay thế hài lòng khác khi gạt Thiên Chúa qua một bên, Đức Hồng
y nói: “Nhưng một người tin thì không cần ý thức hệ. Một người hy vọng sẽ không
tìm đến thuốc phiện. Một người yêu thương thì không theo đuổi dục vọng của thế
giới này, là thứ sẽ cùng thế giới này qua đi. Người yêu Chúa và tha nhân tìm thấy
hạnh phúc trong sự hy sinh của bản thân.”
“Chúng ta sẽ hạnh phúc và tự do khi trong thần
khí của tình yêu, chúng ta ôm ấp khuôn mẫu sự sống mà Thiên Chúa đã gọi mỗi người
cách cá nhân: trong bí tích hôn nhân, trong đời sống độc thân linh mục, hoặc
trong đời sống tu trì theo ba lời khấn khó nghèo, vâng lời và khiết tịnh vì Nước
Trời.”
Đức Hồng y cũng nhận định rằng thời gian thử
thách này với những xì căng đan trong Giáo hội khiến nhiều người lo lắng liệu
đá tảng mà trên đó Chúa Kitô xây dựng Giáo hội có đang đổ sụp không. Đối với một
số người, Giáo hội Công giáo chậm tiến 200 năm so với thế giới ngày nay. Nhưng
những lời kêu gọi hiện đại hóa lại đòi hỏi Giáo hội loại bỏ những chân lý mình
tin, để xây dựng một “tôn giáo mới của sự hiệp nhất thế giới.”
Chủ nghĩa tương đối đang thống trị trên thế giới
chúng ta bác bỏ ý tưởng rằng chúng ta có thể thật sự biết sự thật và trình bày
nó như người bảo đảm hòa bình giữa tất cả các quan điểm và các tôn giáo trên thế
giới. Xã hội hậu Kitô giáo chào đón các nỗ lực xây dựng Giáo hội “như một tôn
giáo dân sự thuận tiện.”
Theo Đức Hồng y, thuốc giải độc cho sự tục hóa
trong Giáo hội là một đời sống đức tin, được sống trong sự thật lâu dài của
Chúa Kitô. Thiên Chúa, Đấng vĩnh cửu, không thể bị thay đổi bởi những ý tưởng bất
chợt của xã hội. (CNA 01/01/2019)”.
Tình
hình nước Đức lâu nay khiến bạn và tôi, ta nhớ lại Lời của Đấng Thánh Hiền nói khi
xưa cũng đưa ra cùng một cảnh báo mà bảo
rằng:
"Sẽ
có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao.
Dưới
đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang
trước
cảnh biển gào sóng thét.
Người
ta sợ đến hồn xiêu phách lạc,
chờ
những gì sắp giáng xuống địa cầu,
vì
các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển.
Bấy
giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang
ngự
trong đám mây mà đến.
Khi
những biến cố ấy bắt đầu xảy ra,
anh
em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên,
vì
anh em sắp được cứu chuộc."
(Lc 21: 25-28)
Cũng
một tình huống tương tự lại đã thấy xảy ra tại Anh quốc vào thời trước. Tuy
nhiên, sẽ có người bảo rằng: mỗi thời mỗi khác, sinh hoạt tôn giáo của mỗi địa
phương lại chẳng giống nhau bao giờ. Thôi thì, ta cứ chong mắt ra mà theo dõi
thời cuộc và giáo-cuộc, hạ hồi sẽ rõ.
Vâng.
Mời bạn và mời tôi, ta ráng chờ. Trong khi chờ đợi, cũng nên về lại với vườn hoa truyện kể
để tìm ra câu chuyện nào khác, cốt giữ lại một thứ tình tự rất tương tự. Đó là
“Tình Cha” theo giòng chảy của tác giả ký tên là Pháp Vân, như sau:
“Tôi là một đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, nhưng ơn Chúa,
Người đã cho tôi có một gia đình đầm ấm đầy ắp yêu thương. Đó là gia đình ba má
nuôi của tôi. Papa tôi, ông Charles-Théodore Millot, một thương nhân người
Pháp.
Biến cố bất ngờ xảy đến với tôi vào một ngày Thu của Hà Nội
năm 1855, khi tôi mới 5 tuổi. Mẹ mất năm nào thì tôi không nhớ, nhưng khi đó
cha tôi làm nghề đánh giày, ngày ngày dắt tôi đi quanh những con phố nhỏ của Hà
thành. Hồi ấy có mấy ai đi giày, chỉ có những thương nhân Châu Âu hoặc những
người Việt Nam giàu có theo Tây học mới có giày thôi. Đánh giày cho họ cũng chẳng
dám nói giá, cứ xin họ cho đánh là tốt rồi. Đánh xong, họ muốn cho bao nhiêu là
tùy họ.
Tuy thế, tiền công đánh giày cũng tạm đủ cho cha con tôi
hai bữa qua ngày. Hôm nào cha tôi đánh được dăm ba đôi, được ông Tây bà Đầm nào
cho thêm cho vài xu, là tôi lại có quà.
Hôm ấy, vừa được khoản bo, cha bảo tôi đứng bên này đường
và chạy vội sang bên kia mua cho tôi chiếc bánh bao. Lúc quay trở về, một chiếc
xe ngựa chạy vút qua đã làm cha con tôi xa nhau mãi mãi. Tôi lao ra ôm lấy cha
khóc lóc gào thét, nhưng một ông cai đội kéo tôi dậy để người ta đưa xác cha
tôi đi. Vừa lúc đó, ba má nuôi tôi đi qua. Hai ông bà đã ngoài bốn mươi mà chưa
có con, chứng kiến cảnh đau lòng ấy, bèn nhận nuôi tôi.
Đêm đầu tiên ngủ ở nhà mới, cuộc sống thay đổi hoàn toàn,
tôi không thể nào ngủ được. Mama dẫn tôi vào một phòng lớn, ga gối đệm trắng
tinh, bà ra hiệu cho tôi nằm xuống, hôn lên trán tôi rồi ra hiệu cho tôi ngủ.
Nhưng tôi chưa hề phải ngủ một mình. Dù phòng trọ chật chội tối tăm thì mùa hè
vẫn có cha nằm bên cạnh phe phẩy quạt, mùa đông thì đắp chung chiếc chăn mỏng
và cha ôm chặt để truyền hơi ấm cho tôi. Sự ôm ấp ấy làm tôi yên tâm và ngủ
ngon lành. Nay nằm trong chăn gối trắng tinh, nhưng phải ngủ một mình, lại nhớ
cha, tôi cứ ôm gối khóc rưng rức. Mama phải gọi chị sen vào vỗ về tôi, đọc chuyện
cổ tích cho tôi nghe, mãi mới dỗ được tôi chìm vào giấc ngủ.
Sáu tuổi, tôi bắt đầu đi học với tên Leonardo Millot. Ở lớp,
bọn bạn chỉ gọi tôi là Leo. Lớp học của tôi hầu hết là con các thương nhân Tây
phương, một số ít là con nhà giàu người Việt. Tôi nhanh chóng hòa nhập vào môi
trường mới. Đồng phục của học sinh rất đẹp. Đầu giờ, học sinh xếp hàng từ ngoài
đi vào trường, các chị bán hàng rong, ông xe kéo, ông đánh giày, chị bán hoa quả,
cứ đứng đằng xa nhìn, ngưỡng mộ.
Mama tuy là vợ thương nhân giàu có nhưng có lòng trắc ẩn,
rất thương người. Mỗi bữa ăn, bà thường bắt tôi ăn món nào hết món đó, không được
để thừa. Món nào không thích, bà để nguyên, gói cẩn thận, bảo tôi đưa ra cổng
cho những người ăn xin. Tôi làm nhiệm vụ này một cách thích thú vì mỗi lần đưa
thức ăn ra, những người ăn xin mắt sáng lên rạng rỡ hạnh phúc.
Thấm thoắt mười ba năm học cũng trôi qua, tôi đậu Tú tài
loại ưu. Đã đến lúc phải xa ba má nuôi, tôi lên đường đi Pháp học đại học. Tôi
thích làm bác sĩ để chữa bệnh cho người nghèo, và tôi cũng thích làm linh mục để
an ủi cho những linh hồn khốn khổ. Papa bảo tôi không thể làm cả hai thứ đó
trong đời. Ông khuyên tôi để hai năm đầu học khoa học cơ bản rồi ba năm sau
chuyên về thần học.
Ngày lên đường, papa đưa tôi xuống Hải Phòng để đáp tàu
thủy đi Pháp. Mama, chị sen và một số người làm công trong nhà ra cổng tiễn tôi
lên đường. Tôi cũng ngạc nhiên khi ngoài cổng còn có một đoàn người khác đứng
xem. Họ thấy lạ, tò mò muốn xem hay là họ cũng biết tôi sắp đi xa lâu ngày nên
muốn tiễn?
Năm năm sau tôi tốt nghiệp Cử nhân Thần học, lại được Tòa
thánh Vatican cho sang Roma tu nghiệp. Sau ba năm chăm chỉ học tập, nghiên cứu ở
Roma, tôi có bằng Tiến sĩ. Vatican sẵn sàng bố trí cho tôi một vị trí tương xứng
ở tòa thánh, nhưng tôi xin về Việt Nam.
Sau tám năm xa cách, cuộc gặp lại ba má nuôi thật là đặc
biệt. Tôi rưng rưng trong vòng tay của mama và thật cảm động với sự sắp xếp hướng
dẫn của papa trên đường đời. Ông ôm hôn tôi nhẹ nhàng rồi đẩy tôi ra để ngắm
nhìn tôi: “Chà! Một vị Tiến sĩ. Ta tự hào vì con, con ạ”.
Sau khi tôi về nước ít lâu thì đức Giám mục Paul-Francois
Puginier đến thăm và làm việc với papa. Ngài là Tổng Giám mục địa phận Tây Đàng
Ngoài, bao gồm các giáo phận Bắc kỳ và bắc Trung kỳ. Ngài đến để cám ơn papa về
việc đã giúp đỡ để giáo hội có khu đất đẹp để xây nhà thờ.
Nguyên khu đất này trước kia là thuộc chùa Bảo Thiên, một
ngôi chùa cổ kính được xây từ thời nhà Lý. Nhưng sau một tai nạn hỏa hoạn đã trở
thành hoang phế. Lúc này Bắc kỳ đã là xứ bảo hộ, Đức Giám mục đến nhờ Thống sứ
Bonal can thiệp để Nam triều cấp đất cho giáo hội, nhưng ngài Bonal nói việc đó
không thuộc thẩm quyền của ngài. Papa tuy không có chức vụ chính thức nhưng
giao thiệp rộng, rất có ảnh hưởng với bên Nam triều, người đã vận động để Tổng
đốc Nguyễn Hữu Độ lấy lý do ngôi chùa đã đổ nát và không tìm thấy hậu duệ của
người thành lập nên đã cho phá sập và chuyển nhượng khu đất cho nhà thờ. Đức
Giám mục đã cho xây một nhà thờ bằng gỗ để giáo dân có chỗ làm lễ hàng tuần.
Lần này, Ngài đến đề nghị ba tôi vận động cho mở vài kỳ xổ
số để lấy tiền xây dựng thành nhà thờ gạch khang trang và bền vững cho mai sau.
Ba nói người sẵn sàng ủng hộ và mời đức Giám mục nghỉ lại ăn trưa. Trong bữa ăn, ba giới thiệu tôi với đức Giám
mục. Ngài Giám mục phấn khởi, nói:
- Thế thì còn chờ gì nữa? Đây rồi. Tôi đã tìm được người
kế vị. Một Tiến sĩ Thần học tài năng, trẻ tuổi, hào hoa phong nhã như thế này,
không chọn thì còn chọn ai? Tôi sẽ đề nghị trước hết là truyền chức Phó Tế cho
cậu nhà, rồi giao cậu điều khiển, trông coi việc xây dựng nhà thờ. Xây dựng
xong sẽ truyền chức Linh mục cho cậu, và cậu sẽ thay mặt tôi quản nhiệm nhà thờ
này. Tôi tin rằng trước sau thì Tòa thánh Vatican sẽ cho tách ra khu vực Hà Nội
và các vùng lân cận thành một giáo phận riêng. Khi đó cậu nhà sẽ thăng tiến lên
giám mục phó, rồi giám mục Chính tòa. Con đường tiến lên Hồng Y của cậu nhà là
chắc chắn, thưa ngài.
Tiếp đó, hai ông còn thảo luận thêm nhiều chi tiết nữa.
Tưởng là phải tổ chức ít nhất là dăm kỳ xổ số, nhưng không ngờ dân chúng hưởng ứng
nhiệt liệt. Mới phát hành được hai kỳ, tiền thu được đã đủ để xây nhà thờ mới.
Về danh nghĩa, Giám mục Puginier tự tay thiết kế và điều hành việc xây dựng,
nhưng thực tế là tôi đảm nhiệm tất cả những công việc cụ thể. Cả ngài và tôi đều
thống nhất rằng nhà thờ này phải là một Notre Dame Paris thu nhỏ. Hai tháp
chuông và mái vòm phải y hệt để thoạt nhìn người ta đã nghĩ đến Notre Dame
Paris rồi.
Xây dựng trong ba năm, đến năm 1884 nhà thờ được hoàn
thành. Mọi người ngưỡng mộ, nhận ra ngay kiến trúc Gô tích trung cổ Châu Âu giữa
lòng Hà Nội. Xây dựng xong, tôi được bổ
nhiệm quản nhiệm nhà thờ. Tên của nhà thờ là Nhà thờ thánh Giuse, nhưng dân
chúng thường gọi là Nhà thờ lớn Hà Nội.
Tôi chăm sóc các con chiên, tổ chức các hoạt động đối ngoại
của nhà thờ. Còn việc trông coi trong nhà thờ là do sơ Maria. Nhiều giáo dân,
già trẻ, ngày nào cũng tình nguyện vào phục vụ việc quét dọn nhà thờ, lau chùi
đồ lễ… giữ cho mọi thứ lúc nào cũng sáng bóng. Một bà già rất phúc hậu và nhanh
nhẹn đến bữa đem thức ăn lên cho tôi. Còn nấu ăn là một ông già thọt chân, kín
tiếng, làm món rất ngon. Từ mấy chục năm nay tôi toàn ăn đồ Tây, nhưng từ ngày
về ở hẳn trong căn nhà dành riêng cho linh mục đằng sau nhà thờ, thỉnh thoảng
bà già lại mời tôi ăn vài món dân dã, như bánh cuốn, bánh bao, bánh giò, là những
món quà thời thơ ấu.
Một lần, bà già đưa lên mời tôi một chiếc bánh, nhưng
không đưa ngay mà cứ rào trước đón sau:
- Thưa cha, cha tha lỗi nếu có gì không phải. Con muốn
cha thử món bánh sắn dân dã này, nhưng chỉ sợ cha giận vì mời cha thứ bánh quá
rẻ tiền.
Tôi cười thân thiện:
- "Con cảm tạ Chúa ban cho con có thức ăn hằng ngày
và con sẽ không quên những người đang đói khổ. Bà đừng lo. Đây là thứ quà quý
mà ngày bé tôi rất thích đấy." Và
tôi ăn ngon lành. Tôi không muốn kể cho bà biết bánh sắn là kỷ niệm đặc biệt đối
với tôi. Lần ấy, mấy ngày liền chẳng gặp khách, cha thì chỉ còn một xu, mà tôi
thì đói quá. Ông hỏi: “Cha chỉ đủ tiền mua chiếc bánh sắn thôi, có được không
con?”. Tôi nói “được”, và quả là chiếc bánh sắn hôm ấy ngon thật. Đó là chiếc
bánh làm tôi nhớ nhất và cảm thấy ngon nhất trong đời.
Ông già tàn tật thọt chân (tôi cũng không để ý nhớ tên
ông) rất ít nói. Cứ làm xong việc là ông chui ngay vào căn phòng nhỏ dành cho
người làm của nhà thờ, vì ông không có nhà riêng. Nhưng thường vào bữa ăn của
tôi, ông lại hay đứng chực ở phòng ăn. Tôi nhắc ông: “Thôi đủ rồi, tôi không cần
gì nữa đâu, ông về phòng nghỉ đi”, nhưng ông vẫn luẩn quẩn quanh đấy xem tôi có
cần gì không. Có hôm tôi phải sai bảo một điều gì đó như kiểu: “Lấy giùm tôi quả
ớt” thì ông mới yên tâm làm xong về phòng.
Sau một năm quản nhiệm nhà thờ tôi được truyền chức linh
mục. Buổi thánh lễ truyền chức linh mục rất trang trọng. Ba má nuôi của tôi rất
hài lòng và hạnh phúc. Cuộc sống tưởng như đã an bài. Tôi sống giữa lòng Chúa
và có một gia đình ba mẹ nuôi đầy ắp yêu thương.
Nhưng một sự kiện đã làm xáo động tất cả. Hôm ấy sơ Maria
bẩm với tôi rằng ông già tàn tật ốm rất nặng, không dậy được. Tôi bảo sơ đưa
ông vào nhà thương, và nhớ trả tiền cho việc chăm sóc ông, chứ đừng đưa vào nhà
thương làm phúc, bởi vì ông đã phục vụ nhà thờ suốt mấy năm ròng, ông xứng đáng
được trả tiền cho việc chữa bệnh. Căn dặn thế, tôi coi như đã xong phận sự và
có tình có nghĩa với ông. Nhưng một tuần sau thì sơ Maria báo tin ông già đã mất,
đã an táng cho ông xong xuôi. Có vài món đồ tư trang lặt vặt nhà thương đưa lại
và sơ muốn trình tôi xem. Lúc đầu tôi gạt đi, bảo sơ cất vào đâu đó chứ tôi xem
làm gì. Nhưng sơ bảo có cái này lạ lắm, cha cứ nhìn qua xem sao.
Cái mà sơ thấy lạ là chiếc mặt dây chuyền tôi vẫn đeo trước
đây. Đó là ảnh của tôi năm 6 tuổi ba má nuôi gắn trong hộp nhỏ mạ vàng đeo vào
cổ cho tôi suốt bao năm. Hôm tôi được tấn phong linh mục, ba má nuôi lại trao tặng
một sợi dây chuyền mới với cây thánh giá. Tôi cởi sợi dây chuyền cũ để trong
nhà tắm. Mấy ngày sau, tôi tìm lại để cất đi thì thấy mất chiếc hộp có ảnh.
Nghĩ rằng nó bị rơi ở đâu đó, chứ ai mà có tính gian tham thì họ lấy cả sợi dây
chuyền vàng chứ sao lại chỉ lấy nguyên cái ảnh. Tôi cũng không để ý nữa. Thế mà
nay, sơ phát hiện ra là ông già đã đánh cắp và giữ làm của riêng suốt mấy năm
qua.
Xem thêm mấy thứ nữa thì tôi giật bắn mình. Tư trang của
ông già lại có con quay gỗ mà ngày trước tôi thường chơi ở vỉa hè khi cha tôi
đánh giày cho khách. Hai bộ quần áo của tôi hồi nhỏ. Lại nữa, máy bay giấy với
các hình tôi vẽ ngày mới đi học. Một quyển vở nháp hồi trung học. Và đôi giày
thể thao đã vẹt gót, há mõm mà tôi chắc chắn rằng chính tay tôi đã mang ra trước
cổng bỏ vào thùng rác trước nhà.
- Trời ơi! Chẳng nhẽ ? … Chẳng nhẽ ? … Thôi đúng rồi! … Cha ơi!
Tôi vội đến đồn cảnh sát nhờ lục tìm hồ sơ lưu trữ những
vụ tai nạn giao thông lúc cha tôi mất. Ơn trời, họ cũng ghi chép cẩn thận. Có một
vụ tai nạn giao thông, người cha tưởng đã chết, đứa con được nhận nuôi. Xe chở
người cha vào nhà xác thì ông tỉnh lại, chỉ bị thương ở chân. Vậy là, sau trận
tai nạn ấy, cha tôi đã hỏi thăm và biết tôi được ông bà Tây danh giá nhận nuôi.
Ông không đến nhận con, xin lại đứa con trai duy nhất của ông để dắt theo trên
hè phố nữa. Ông chấp nhận sống cô đơn để dành cuộc sống ấm no đầy đủ cho đứa
con của mình. Hóa ra, ông vẫn đứng đằng xa nhìn tôi khi tôi đem thức ăn ra cho
những người ăn xin. Ông vẫn tới cổng trường đứng đằng xa nhìn tôi xếp hàng vào
lớp. Và ông cũng đến tiễn tôi khi cùng ba nuôi lên xe đi Hải Phòng để xuống tàu
đi Pháp. Ông đã săn sóc tôi với những chiếc bánh bao, bánh giò, bánh sắn như những
ngày thơ ấu. Ông lấy cắp chiếc ảnh để đêm đêm tưởng như tôi vẫn nằm ngủ trong
lòng ông thuở nào.
Mọi kỷ niệm về cha tràn về. Tôi lang thang trên phố vắng
Hà Nội để tìm lại những nơi cha con tôi đã từng đi qua. Tôi mong trời mau sáng
để được đến trước mộ cha mà cất lên tiếng gọi: Cha ơi!
Thưa các bạn, chuyện này do bạn Anna Nguyệt, một giáo dân
nhà ở phố Ấu Triệu cạnh nhà thờ lớn Hà Nội, kể lại cho tôi. Gia đình bạn ấy nhiều
đời tình nguyện vào phụng sự trong nhà thờ. Cụ tổ của bạn có một người con gái
là là sơ Maria, người đã được đọc những dòng ghi chép trên và đã chứng kiến đêm
hôm ấy, một đêm mùa đông lạnh buốt và ướt át, cha Leonardo Millot đi lang thang
suốt đêm ngoài phố.
Ít lâu sau, đức cha nhận được tin mẹ nuôi đã mất tại
Paris, người cha nuôi của ngài là Charles-Théodore Millot còn lại một mình đang
rất cô đơn. Đức cha làm đơn xin từ nhiệm để về Paris chịu tang và chăm sóc cha
nuôi. Với đức cha, tình yêu thiêng liêng của cha đẻ cũng như tình yêu lý trí của
cha nuôi đều cần được đền đáp. Vì thế ngài không tiếp tục sự nghiệp và bàn giao
cho đức cha Pierre-Marie Gendreau.
Những ngày này, nhiều người vẫn còn thổn thức, tiếc nuối
chưa có dịp được đến thăm nhà thờ Đức Bà Paris, thì đây, nhà thờ lớn Hà Nội, một
phiên bản của nhà thờ Đức Bà Paris vẫn còn đó. Hy vọng câu chuyện về một tình
yêu cha con thiêng liêng trong lòng Chúa sẽ dẫn dắt các bạn đến thăm nhà thờ
này. Hàng ngày nhà thờ vẫn mở cửa đón du khách thập phương đến tham quan. Còn nếu
hỏi câu chuyện trên đây có thật hay không, thì xin hỏi bạn Anna Nguyệt. Người
viết truyện này không dám cam đoan. (Người
kể: Anna Nguyệt - Người viết: Pháp Vân)
Trần Ngọc Mười Hai
Cũng từng trải qua
các tình huống đợi chờ,
rất tương tự