Chuyện Phiếm đọc trong tuần lễ Thánh Gia năm C 27/12/2015
“Chiều mưa không có em”
Bờ
đá công viên âm thầm
Chiều mưa không có em
Giăng mắc mây không buồn trôi.”
(Trường
Sa – Mùa Thu Trong Mưa)
(Êphêsô
6: 1-3)
Bàn về
Đấng-Bậc-là-Mẹ của các Bậc và các Đấng, mà lại sử-dụng ca-từ ở nhạc-bản “Mùa
Thu Trong Mưa” đến như thế, thì thật là không phải. Đúng hơn, phải nói là:
không mấy thích-hợp.
Thế
nhưng, hỡi bạn và tôi, ta cứ nghe thêm vài câu nữa, để xem sao. Và sau đó, sẽ
bàn-luận kỹ hơn thêm. Vâng. Câu hát, ta nghe thêm là thế này:
“Gọi
mùa thu lãng quên
Vào tiếng mưa rơi êm đềm
Trời còn mưa ướt thêm
Cho dài ngày tháng không tên.
Chiều mưa không có em
Đường phố quên chưa lên đèn
Chiều mưa không có em
Biết lấy ai chia hờn tủi.
Trời mùa thu lắm mây
Còn bước em đi quên về
Vòng tay ôm lẻ loi
Cho mình còn mãi thương nhau.
(Trường Sa – bđd)
Còn
nhớ: có lần bạn vàng cùng lớp ở trường Dòng từng viết sách/báo với bút hiệu là
Hoài-Mỹ lại đã đề-nghị bần đạo đây tham-gia đóng góp bài viết cho nội-san cựu
tu-sinh Dòng Chúa Cứu Thế đang sinh sống ở Nam California, Hoa Kỳ, với chủ-đề
mà khi thầm đọc nghe ra hơi bị lẫn-lộn và chộn rộn. Chủ-đề “Mẹ và mùa
Xuân” hay “Mẹ là Mùa Xuân”, câu nào đúng và cũng hay?
Lại
có trường-hợp: bà bầu chương-trình nhạc thính-phòng “Hát Cho Nhau Nghe” ở
Sydney, Úc đề-nghị mỗi năm nên có chủ-đề: “Xuân bốn mùa” nghe đến tức cười.
Nói
gì thì nói, hễ nói đến Mẹ (chứ không phải người Cha hoặc Chúa) “là” Mùa Xuân, bần-đạo
thấy cũng lạ. Bèn, góp giọng bằng đôi ba ý ngắn, để tham-gia mà bàn luận.
Tham-gia hay tham-dự chuyện gì, thì: cũng hãy từ từ để bần-đạo kịp suy cho kỹ kẻo
lỡ mồm lỡ miệng buột thành tiếng không hay không đẹp, cũng bất tiện.
Nhưng
trước khi tham-gia/tham-dự, tưởng cũng nên nghe hết bài ca lạ-kỳ ở trên mà rằng:
“Chậm
lặng người đi
Qua trên đường phố rét mướt.
Dấu chân chưa tìm về,
Chút kỷ niệm ngày đầu,
Để từng mùa thu đến,
Ra đi không mang tin,
Nỡ quên đi đành sao.
Kể từ em vắng xa,
Ngày tháng bơ vơ tên mình.
Mùa thu mưa vẫn rơi,
Không bước chân em tìm đến.
Chuyện ngày xưa biết sao,
Mỏi cánh chim bay phương nào.
Còn ngày xuân ấm êm,
Cho mình gọi tiếng yêu em.”
(Trường Sa – bđd)
Về
“bà mẹ” ở nhiều nơi, mà văn-chương thi-tứ lẫn nhạc Việt gọi bằng tiếng “Em” lại
vẫn là nữ-phụ ở đời, không phải bà xã cũng là bà nhà, cụ già hoặc bà nào khác ở
nước ngoài được “bốc thơm” như bài viết của bạn đạo nọ, ở Hoa kỳ ký tên là Cao
Bá Tuấn, rất như sau:
“Đàn ông Việt dạo
này bị xuống giá quá thể. Cứ lên Internet là thấy nhan nhản các chị em kêu lấy chồng Tây sướng, rồi chỉ có
chồng Tây mới xứng với phụ nữ Việt.
Là một người sinh sống ở cả Việt
Nam và Mỹ một thời gian dài, tôi cảm thấy hình như các chị em Việt đang quá
nâng tầm bản thân thì phải. Các chị em nghĩ chồng Tây dễ lấy thế sao? Thực tế,
phụ nữ Việt so với phụ nữ Tây còn thua nhiều điểm lắm.
Thứ nhất, so về ngoại hình. Công
bằng mà nói, tôi thấy từ cái dáng đến khuôn mặt đều thua bét. Mắt một mí, mũi
tẹt sao so được với mắt to, mũi cao. Người Việt ta phụ nữ có dáng nhỏ thó, ngực
nhỏ, nhìn làm sao cuốn hút và hấp dẫn như các phụ nữ Tây nảy nở?
Thứ hai, về tính cách, tôi càng có
thể kể ra cả rổ những thứ chị em ta thua xa chị em Tây.
Phụ nữ Việt vẫn vỗ ngực tự hào là
họ đảm đang, hiền dịu, giàu đức hy sinh. Chuyện này chỉ đúng với đời các bà,
các mẹ ngày xưa mà thôi. Còn chị em bây giờ vụng về thấy ớn, đã thế còn hay kêu
ca, đòi hỏi.
Có sang Tây, mới biết phụ nữ Tây
đảm-đang gấp ngàn lần phụ-nữ Việt. Người nước ngoài sống tự lập, nên việc nhà
họ rất rành, nấu ăn ngon khủng-khiếp. Mà, món ăn Tây lằng nhằng/rắc rối, công
phu lắm chứ không đơn-giản như đồ ăn Việt mình, cứ là xào xáo, đổ mắm đổ nước
vào là xong. Nhiều cô còn làm bánh mì, bánh ngọt nhoay nhoáy nữa đấy.
Phụ nữ Tây không có chuyện vừa làm
vừa kêu ca như chị em Việt mình đâu. Tôi có vài người bạn Việt đã lấy vợ, nghe
các cậu than thở về người vợ cũng thấy phát ớn. Lúc nào các cậu cũng bị vợ lấy
lý do làm việc nhà hầu hạ chồng con ra để làm cao, hoặc cật vấn. Phụ nữ Tây
không như vậy. Họ rất vui, khi nấu nướng cho người mình yêu thương. Đã kêu ca,
thì họ không làm.
Họ không bao giờ quản chuyện tiền
nong của chồng, như chị em Việt nam hay làm. Chỉ cần góp đủ sinh-hoạt-phí và lo
được cho con cái, là ổn. Còn thì, tiền ai nấy giữ, muốn làm gì thì làm. Đâu có
khổ sở như đàn ông Việt, tiền thì mình làm ra thế mà lại cứ phải giấu-diếm như
là tiền đi ăn cắp, cứ phải lận quỹ đen quỹ đỏ ở khắp mọi nơi.
Riêng về điểm này, tôi thấy phụ nữ
Việt rất vô lý. Họ không tôn trọng tối thiểu đối với chồng. Nên nhớ, vợ chỉ
là bạn đời chứ không phải là mẹ, mà o ép/quản
thúc chồng cách trắng trợn đâu đấy. Nhiều chị vợ, còn điên khùng tới mức tịch-thu
hết lương/tiền của chồng rồi hàng ngày phát chẩn cho chồng như kiểu mẹ phát
tiền quà sáng cho con, trước khi đi học. Tôi thấy thật “dấm dớ” hết sức nhẽ
mình.
Về đức hy sinh, tôi thấy phụ nữ
Tây đầy những người biết hy sinh còn hơn phụ nữ Việt nhiều lắm. Bạn bè Tây của
tôi, có mẹ ở nhà lo nội trợ rất nhiều, hy-sinh toàn-bộ sự-nghiệp cho chồng con.
Mà, cái quý nhất là: họ không cho đó là sự hy sinh. Họ vẫn cứ tự nguyện và coi
công việc ở nhà chăm sóc cho con cái, gia đình, là công việc hết sức cao
cả.
Các bà mẹ Tây lại rất giỏi. Một
nách 3, 4 con vẫn có thể nuôi con khôn lớn, đẹp đẽ, giỏi giang, không một lời
than thở kêu ca như các bà mẹ Việt. Chứ như, mấy bà mẹ trẻ người Việt ấy hả? Nuôi
con mình mà cứ làm như đang đi trả nợ, kêu-rêu ầm ĩ, rồi gắn cho mình một hình-tượng
vĩ đại, hoành-tráng.
Mà, tôi lại ghét nhất cái kiểu phụ
nữ Việt cứ lấy cái cớ sinh con vất-vả, sinh con đau đớn ra mà hành-hạ và đòi-hỏi
đàn ông chúng mình. Cứ làm như đứa con ấy, là con của bọn đàn ông chứ không
phải là con của các chị. Đẻ con ra, được làm mẹ thì phải lấy đó làm hạnh-phúc
thiêng-liêng, chứ! Sao lại dùng đứa con đứt ruột mình đẻ ra làm lý-do để uy-hiếp
chồng mình thế, nhỉ?
Phụ nữ Tây lại cũng đáng yêu hơn
phụ nữ Việt. Họ vui vẻ, thân-thiện, xởi lởi, cư xử thật lòng. Chứ, phụ nữ Việt mình
cáo già lắm đấy bà con! Bên ngoài thì tươi cười như hoa, nhưng trong lòng thì tính
toán ghê lắm.
Phụ nữ Việt luôn nghi ngờ, đề
phòng tất cả mọi người xung quanh, đặc biệt là đối với chồng và gia đình chồng.
Một điểm nữa là phụ nữ Tây không biết nói khích, nói xéo như phụ nữ Việt mình
đâu. Có gì không vừa lòng, thì họ bảo thẳng, bàn-bạc tìm cách giải-quyết sao
cho hợp tình hợp lý mà họ gọi là “fair play”. Đâu giống như chị em phụ nữ ở
đây, nếu không được như ý là y như rằng: sẽ đá thúng đụng nia, sưng xỉa cả
ngày. Nhìn cảnh ấy, tôi thấy mình ớn lắm rồi.
Đi chơi với phụ nữ người nước
ngoài, sướng một cái là: họ rất hiểu chuyện. Không hiểu người Việt mình lấy đâu
ra quan-niệm là: đàn ông phải lo kinh-tế, đàn ông đi đâu cũng phải thanh-trả
tiền bạc dù chỉ là bạn bè/đồng nghiệp bình thường. Nếu không trả, sẽ bị qui vào
dạng ki bo, thậm chí còn bị bảo là “anh nà, tính-khí đàn bà”.
Vô hình chung, gánh nặng tiền bạc
đặt lên vai đàn ông rất nhiều. Nhưng chị em Tây phương lại không như vậy. Họ san
sẻ tiền bạc, một cách bình đẳng. Phụ nữ bên Tây, bên Mỹ không có thói quen đào
mỏ, ỷ lại như phụ nữ Việt Nam.
Mặt thứ ba, mà tôi muốn nói tới là:
khía-cạnh tế nhị. Đó là chuyện rất khó nói. Phụ nữ Việt còn nhiều quan-niệm cổ-hủ
về “tính-dục” và không giỏi-giang bằng phụ nữ nước ngoài. Mặt khác, họ cũng hay
lười tập thể-dục nên sức-khỏe thường rất yếu, thiếu chủ động chuyện phòng the…
Nhiều chị em Việt khen đàn ông Tây
thông-thoáng, không quan-tâm nhiều về chuyện trinh tiết. Tuy ói thì thế, chứ: người
nước ngoài rất coi trọng sự chung-thủy trong tình yêu. Với họ, sự đồng-điệu về
tinh-thần rất quan-trọng. Người yêu phải là tri-kỷ của họ, mới được.
Phụ nữ Việt lại không thế. Cái mà
người Việt trân-trọng lại là sự thủy-chung về thể xác. Chứ, tinh thần thì lại
hay phản-bội. Biểu hiện, là họ thường đứng núi này trông núi nọ, so sánh người
đàn ông của mình với người khác. Điều này, tôi đánh giá là tệ hơn nhiều so với chuyện
ngoại-tình về thể xác.
Chuyện yêu-thương phụ nữ Việt cũng
rất mệt. Một là yêu mà không được đụng đến người mình yêu, tức: yêu chay! Tình-yêu
khác nào tình bạn. Còn, nếu lỡ đụng-chạm vào họ rồi, thì họ sẽ bắt đàn ông chịu
trách nhiệm, biến chuyện tình yêu trở nên nặng nề, thành gông cùm trói chân, trói
tay rất nhàm chán.
Tôi thích cách yêu của phụ nữ phương
Tây. Họ thoải mái, thậm chí có thể sống chung với người yêu. Thật ra, họ không
hề buông thả chút nào, mà rất cẩn thận. Họ muốn xem xét mọi khía cạnh xem có
phù hợp không đã, rồi mới tiến đến hôn nhân, tức: một đại sự suốt cả đời, mới dám
ký vào bản cam kết ràng buộc nhau về pháp luật.
Nói tóm lại, cảm nhận của tôi là: phụ
nữ Tây tốt hơn phụ nữ Việt nhiều. (theo Cao Bá Tuấn trên mạng)
Trích-dẫn
đoạn viết dài giòng này, bần-đạo thấy tác-giả bài viết cũng rất gan dạ. Riêng bản
thân bần đạo đây cũng chẳng dám nhi nhô đôi lời bàn, nào hết.
Thật
ra thì, bần đạo bầy tôi đây, nhân dịp này, dám mời bạn đạo/bạn đường ở đây đó,
ta cứ vào cuộc suy-tư lai rai dài dài mà nhiều người gọi đó là “Chuyện phiếm Đạo/đời”
hay sao đó, cho rõ nghĩa. Phiếm chuyện Đạo, hôm nay/mai ngày, là: phiếm về chuyện
Mẹ (chứ không phải là Cha hoặc đức thánh cha) đâu mà làm gì. Phiếm chuyện Đạo,
là tản mạn và phiếm như thế này:
“Có
thể nói mà không sợ sai lầm rằng: chứng-cứ về việc sùng-kính Đức Maria xuất tự
lối phụng-thờ mẫu-thần của dân ngoại qua đó, người mẹ được thờ kính nhiều hơn
là con của bà. Điều này tạo cho những người tìm-hiểu việc sung-bái Đức Maria,
có được mấu-chốt giải-quyết mối bí-ẩn/huyền-nhiệm của Babylon, hôm nay.
Đạo
Chúa rất thật, từng dạy cho ta biết rằng Giêsu Đức Chúa (và chỉ mình Ngài mà
thôi, chính là con đường, là sự thật và là sự sống. Chỉ mình Ngài mới có khả-năng
tha thứ mọi lỗi tội. Rằng: chỉ mình Ngài, hơn hẳn mọi thụ-tạo trên trần-thế
này, mới là Đấng sống một cuộc sống không bị tì-vết do lỗi/tội tạo ra và chỉ
mình Ngài mà thôi, mới là Đấng được tôn-sùng, thờ-kính, chứ không phải Mẹ Ngài.
Thế
nhưng, Đạo Công giáo La Mã, bằng vào bằng chứng cho thấy Đạo của Chúa từng chịu
ảnh-hưởng nhiều về chuyện này trong quá-trình phát-triển rộng khắp theo nhiều
cách, đã xiển-dương tôn-sùng cả Đức Mẹ nữa.
Bất
cứ ai, có cơ-hội hoặc điều-kiện đi khắp năm châu, bốn bể sẽ nhận ra rằng tại bất
cứ nhà thờ hoặc nguyện-đường lớn nhỏ trên thế-giới đều thấy có ảnh-tượng Đức
Maria được đặt ở vị-trí rát nổi bật để mọi người được thấy mà chiêm-ngưỡng, hoặc
thờ lạy. Khi lần chuỗi hạt Mân Côi, bà con đi Đạo thường vẫn đọc kinh Kính Mừng
Maria lặp đi lặp lại đến 9, 10 lần nhiều hơn cả kinh Lạy Cha, là kinh được Đức
Chúa truyền-dạy ta hãy đọc.
Người
Công-giáo được dạy rằng: lý-do khiến ta nguyện cầu/cầu xin Đức Maria nói rằng Mẹ
có thể chuyển-trao/cầu bàu ý-nguyện của ta lên Con của Mẹ, là Giêsu Đức Chúa,
do bởi Mẹ là Mẹ của Ngài, chắc chắn là Ngài sẽ đáp-ứng lời
cầu của theo yêu-sách của Mẹ, vì Mẹ. Điều này, lại đi ngược lại ý của Kinh
thánh. Đúng là ý kiến này thường được nhắc nhiều trong các bài viết hoặc kinh-kệ
do người đi Đạo tạo ra…
Một
ví-dụ dễ thấy nhất, là: thánh Anphong đệ Ligôri, Đấng sáng-lập Dòng Chúa Cứu Thế,
đã từng viết nhiều lần trong sách của thánh-nhân, vẫn bảo rằng: kinh-nguyện ta
đọc, muốn được hiệu-lực, thì hay nhất nên hướng về Đức Mẹ hơn Đức Kitô…
Thánh
Anphong Ligôri có nói: tội-nhân nào đi thẳng đến Chúa nguyện cầu Ngài thứ-tha mọi
lỗi tội của mình, có khi gặp lúc Chúa đang giận dữ sao đó, nên sẽ thất-bại.
Còn, nếu biết chạy đến cùng Đức Nữ Trinh Maria, thì Mẹ sẽ chỉ cần chìa “vú” cho
con mình là Đức Giêsu bú, thì cơn giận của Ngài sẽ giảm hạ rất nhanh.” Lý-luận
này, lại khác hẳn lời đối đáp được ghi chép ở Tin Mừng thánh Luca đoạn 11 câu
27, khi ấy người nữ-phụ được chữa lành, đã cất tiếng thưa với Ngài rằng: “Phúc cho lòng dạ cưu mang Ông, và vú
ông đã bú.” Nhưng Ngài nói: “Phải hơn, phúc cho những ai nghe lời Thiên-Chúa và
noi giữ.”
Mặt
khác, các ý-tưởng về vú mớm, cũng không xa lạ gì đối với dân ngoại tôn thờ Mẫu-thần
dân ngoại. Nhiều hình-ảnh về việc tôn-thờ như thế đã được khai-quật cho thấy
“vú mớm” của Mẫu-thần này to lớn hơn thân-thể của bà. Trường hợp nữ-thần Diana,
là rõ rệt hơn khi chứng-tỏ tính “mắn đẻ” của bà, người xưa đã vẽ và tạc tuợng
bà có cả trăm vú…
Lâu
nay, nhiều người Công giáo trên khắp thế-giới, vẫn hằng đọc kinh Kính mừng, lần
chuỗi Mân Côi, đọc kinh truyền tin và kinh cầu Đức Nữ Trinh Maria còn nhiều hơn
kinh nào khác. Có vị làm thử con tính cộng trừ nhân chia, mới thấy là: mỗi giây
đồng hồ, Đức Mẹ sẽ phải nghe người dân đi Đạo cầu xin Mẹ giúp đỡ đến 46,296 lần.
Xem như thế, thì: không ai ngoài Thiên-Chúa lại có thể làm được như thế. Tuy
nhiên, mọi người Công-giáo đều tin rằng Đức Mẹ nghe đủ các kinh như thế. Chính
vì vậy, mọi người cần phải tuyên-dương đưa Mẹ lên ngang hàng với bậc thần-thánh,
dù việc đó có hợp với Kinh thánh hay không!” (X. Ralph Woodrow, Mary Worship, Babylon Mystery Religion Evangelistic Association
Inc, 1996, tr. 13-tt),
Bàn
luận nhiều sự việc như thế cũng chẳng để làm gì. Cũng chẳng làm Đức Maria bớt
đi niềm sùng-kính rất mẫu thân. Có lẽ, cũng chỉ nên và chỉ cần kể cho nhau nghe
những câu chuyện na ná giống như “phiếm” để cho vui, là hay nhất. Vui rồi, sẽ
nhớ hoài và nhớ mãi mọi sự thể trong đời người và đời mình, như truyện kể để mọi
người vui, như sau:
“Hai vợ chồng cãi nhau kịch liệt. Anh chồng
ra điều kiện: “Chúng ta mỗi người bước đi 10 bước về 2 hướng khác nhau. Nếu
đi trong 10 bước mà cả hai quay đầu lại thì không có chuyện gì. Còn sau 10
bước không ai quay đầu lại, thì coi như đường ai nấy đi. Sau này có
gặp lại nhau chúng ta vẫn coi nhau là bạn bè nhé !”
Anh chồng bước 9 bước, đến bước cuối cùng
thì quay đầu lại và sững sờ khi thấy người vợ đi theo sát ngay sau lưng
mình. Người vợ điềm tĩnh nói: “Chỉ cần anh quay lại, em sẽ
luôn ở phía sau anh!” Anh chồng nghẹn ngào nấc không thành tiếng, ôm
choàng vợ vào lòng rưng rưng. Còn người vợ lén quẳng viên gạch giấu sau
lưng xuống đất, nghĩ thầm trong bụng:“Chỉ cần ông bước thêm 1 bước nữa, thì
viên gạch của bà sẽ lên đầu ông rồi” (QD. Chuyển Tiếp).
Bàn
cho nhiều, phiếm cho căng, chi bằng ta đi thẳng vào khu vườn thượng-uyển của Đấng
bậc thánh-nhân hiền-loành, có những lời lẽ rất khuyên-nhủ như sau:
“Kẻ
làm con, hãy vâng-phục cha mẹ (trong Chúa),
vì
đó là điều phải.
Hãy
thảo-kính cha mẹ ngươi.
Lệnh-truyền
ấy là giới răn thứ nhất có kèm thêm lời hứa:
Ngõ
hầu ngươi được phúc
và
hưởng thọ trên đất.”
(Êphêsô 6: 1-3)
Thành ra, cứ thảo-kính cả mẹ lẫn
cha, đều là điều đáng hưởng phúc. Bởi lẽ, có làm mẹ làm cha mới biết thế nào là
thứ tình người của cha của mẹ, rất trong đời.
Cha, thì đôi khi cũng bận-bịu,
quên-lãng phận làm cha của mình. Nhưng, mẹ thì chẳng bao giờ quên được những
tháng ngày mang nặng đẻ đau, rất mẫu tử.
Bởi thế nên, có thảo và có kính mẹ
hiền mình, mới biết thế nào là tình mẫu-tử, là: những thứ được “nhân-cách-hoá”
thành thần-tượng rất Mẹ hiền. Mẹ hiền ở đây, cũng có thể là Mẹ Maria ở Đạo Chúa
rất nhân và rất hiền như người Mẹ. Nhưng cũng có thể: Mẹ vẫn là “Tình Mẫu-tử” rất
thánh-thiêng đã trở-thành thần thành tượng cho mọi người cứ theo đấy mà phụng-dưỡng,
tôn-sùng như và hơn Đức Chúa, hơn thần và thánh của mọi đạo.
Thành
gì đi nữa, tưởng cũng nên tôn và sùng tình Mẫu Tử của mọi người, mọi loài còn
hơn cả thần và tượng, chốn dân-gian một đời người có các bậc làm Mẹ vẫn cứ được
tôn-dương hoài, thánh Đấng thánh, như Đức Maria, Mẹ của ta.
Trong
tâm-tình cảm-mến Mẹ ta và mẹ người cũng rất thánh, rất hiền tưởng cũng nên hiên
ngang hát nhạc đời có những câu sau đây:
“Kể
từ em vắng xa,
Ngày tháng bơ vơ tên mình.
Mùa thu mưa vẫn rơi,
Không bước chân em tìm đến.
Chuyện ngày xưa biết sao,
Mỏi cánh chim bay phương nào.
Còn ngày xuân ấm êm,
Cho mình gọi tiếng yêu em.
(Trường
Sa – bđd)
“Cho mình gọi tiếng yêu
em” hay yêu Mẹ,
tôn-sùng Mẹ rất thánh trong Đạo, vẫn là lập-trường và quyết-tâm của người đi Đạo
và giữ Đạo. Chí ít, là Đạo Chúa vẫn một lòng thờ kính Đức Maria, người mẹ hiền
của các bà mẹ trên thế-giới; huống chi là Mẹ Việt Nam.
Xác-tín
thế rồi, cũng nên kêu gọi bạn và tôi, ta cứ thư-thả và hiên-ngang hát hò những
giai-điệu của tình yêu, cả những “yêu Em” hay “yêu Mẹ” rất Maria, như thế này:
“Chiều
mưa không có em”
Bờ đá công viên âm thầm
Chiều mưa không có em
Giăng mắc mây không buồn trôi.
Gọi
mùa thu lãng quên
Vào tiếng mưa rơi êm đềm
Trời còn mưa ướt thêm
Cho dài ngày tháng không tên.
Chiều mưa không có em
Đường phố quên chưa lên đèn
Chiều mưa không có em
Biết lấy ai chia hờn tủi.
Trời mùa thu lắm mây
Còn bước em đi quên về
Vòng tay ôm lẻ loi
Cho mình còn mãi thương nhau.
(Trường Sa – bđd)
Hát
thì hát thế, vẫn đừng quên câu cùng những nhủ rằng: “Vòng tay ôm lẻ loi cho mình còn mãi thương nhau.” Vâng. Chính thế.
Mãi thương Em, thương Mẹ và thương nhau. Đó chính là mục-tiêu của cuộc sống, với
mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai
Cũng đã, đang và sẽ hát trong
lòng
những lời như thế.
Suốt đời mình.