Chuyện
Phiếm đọc trong tuần thứ 3 Mùa Vọng năm C 13/12/2015
“Vết lăn vết lăn trầm”,
Hằn trên phiến đá nâu thêm ưu phiền
Như có lần chim muông hằn dấu chân
Người đi phiêu du từ đó chưa thấy về quê nhà
Rộng đôi cánh tay chờ mong
Người chợt nhớ mình như đá.”
(Trịnh
Công Sơn – Vế Lăn Trầm)
(Galát 3: 10-14)
Hát bài “Vết
lăn tầm”, mà lại hát lên ca-từ đầy khó hiểu như câu “hằn trên phiến đá nâu, thêm ưu-phiền”, thì thật là: hết biết! Hết,
không còn biết, cả khi bạn và tôi, ta cứ hỏi: phải chăng phiến đá ấy là cả một đời người sống ở nhà
Đạo, nay rối bời nhiều lời chúc lành/dữ?
Hỏi, là hỏi thế chứ bần đạo đây đã
có câu trả lời dù câu ấy không mấy phù hợp với thể-loại thơ/nhạc của những “vết lăn trầm” đầy rêu phong những ưu-phiền
như câu hát tiếp:
“Đá
lăn vết lăn buồn.
Từ hoang xưa dấu thân anh dã cầm.
Ôi vết hằn ghi trên cồn đá hoang.
Chờ ta da du một chuyến.
Ôi môi hồng xin đừng kể lại tích
xưa buồn hơn.
Đợi chờ năm làm gió qua truông
thiên đàng”.
(Trịnh
Công Sơn – bđd)
Nghệ-sĩ
viết nhạc hôm nay, sao cứ hát những câu như “truông
thiên-đường”, “cồn đá hoang” đầy
kể lể những “tích xưa buồn” che giấu “thân đau rã mòn…” rồi lại hát:
“Thôi ngủ yên đi con
ngủ đời yên đi con
Che dấu
thân đau rã mòn
Ngủ đời
yên đi con
như vết
thương đau ngủ buồn
Như trùng
dương đêm mắt thâm
còn nghe
ngóng.
Đá lăn
vết lăn trầm
Từ cơn đau ấy lưu thân mỏi mòn
Ôm mắt thầm van xin lời thánh đêm
Bài ca dao trên cồn đá
Trên ngai vàng quê nhà
Một thời ngủ yên tuổi xanh
Rồi một hôm chợt thấy hoang vu quanh mình ...”
(Trịnh Công Sơn- bđd)
Chao ôi,
toàn là những “vết lăn (rất) trầm” với “cơn đau lúc thân mỏi mòn” “ôm mắt thầm van xin lời thánh đêm”. Thế
nhưng, cả khi mình lại vẫn quyết hát thêm đôi giòng chảy đầy ca-từ buồn bã đến
độ “chợt thấy hoang-vu quanh mình”, như
sau:
“Tôi đã
đạt đến đỉnh cao của sự thành công trong thế giới kinh doanh. Trong mắt của mọi
người , cuộc sống của tôi có lẽ là một mẫu mực của sự thành công. Có lẽ ai cũng
nghĩ tôi là một người hạnh phúc!
Tuy nhiên, ngoài công việc ra, tôi chẳng có nhiều
niềm vui. Cuối cùng, sự giàu sang chỉ là một thực tế mà tôi phải làm quen với
nó và nó cuốn tôi vào dòng chảy của nó, thật đáng buồn khi mình làm nô lệ cho
nó!
Tại thời điểm này, nằm trên giường bệnh và nhìn lại
toàn bộ cuộc đời, tôi nhận ra rằng tất cả sự công nhận của xã hội và sự giàu
sang mà tôi có được đã làm tôi mất đi rất nhiều năm tháng của tuổi trẻ và nó
đang dần trở nên vô nghĩa khi tôi đang đối mặt với cái chết sắp cận kề.
Trong bóng tối, tôi nhìn vào ánh sáng màu xanh lá
cây từ các máy hỗ trợ cho sự sống và nghe những âm thanh rào rào của hệ thống
tiếp oxy đang chạy, tôi có thể cảm thấy hơi thở của thần chết đang về gần hơn
...
Bây giờ tôi mới nhận ra rằng, khi chúng ta đã có
một công việc, đã tích lũy đuợc một giá trị tài sản nào đó thì chúng ta nên
theo đuổi những vấn đề khác mà không liên quan đến tiền bạc ...
Nên làm cái gì đó quan trọng hơn: Có lẽ là gia
đình, duy trì các mối quan hệ trong cuộc sống, bạn bè, có thể là nghệ thuật,
hoặc là tiếp tục theo đuổi một ước mơ nào đó từ ngày còn trẻ ta chưa thực hiện được
...
Không ngừng theo đuổi để làm giàu sẽ biến cuộc đời
bạn thành 1 vòng xoáy hỗn độn, giống như tôi.
Chúa đã cho chúng ta các giác quan để cho chúng ta
cảm nhận được tình yêu trong trái tim của tất cả mọi người, không nên ảo tưởng
rằng tiền bạc sẽ đem lại điều đó.
Bây giờ tôi thật xót xa khi nhận ra rằng thú vui
làm giàu đã chiến thắng tôi, nhưng giờ đây những gì tôi đạt được chẳng
thể mang được nó xuống mồ.
Những gì tôi có thể mang lại chỉ là những kỷ niệm
đọng lại bởi tình yêu. Cho nên đến giờ phút này tôi chỉ khuyên bạn một điều là
sự giàu có không mang lại đầy đủ hạnh phúc cho con người, chỉ có tình yêu mới
đem lại hạnh phúc, nó sẽ theo bạn, đi cùng bạn, cho bạn sức mạnh và
ánh sáng để vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống và đem lại hạnh phúc thực sự
cho bạn.
Cuộc sống có giới hạn, nhưng tình yêu thì không vô
hạn và chính nó sẽ tạo cho bạn niềm tin và sức manh để vượt qua vạn dặm, đưa
bạn đi đến nơi bạn muốn, giúp bạn vươn tới mọi độ cao. Đó là tất cả những gì có
trong trái tim của bạn và trong tay của bạn.
Giường đắt nhất trên thế giới là gì? - Đó là
"GIƯỜNG BỆNH" ... Bạn có thể sử dụng một người lái xe cho bạn, ai đó
giúp bạn cùng kiếm tiền , nhưng bạn không thể có một người nào đó chịu bệnh tật
giúp cho bạn được.
Vật chất bị mất đi có thể làm lại được. Nhưng
có một điều mà không bao giờ bạn có thể làm lại được khi nó bị mất đi -đó là
"CUỘC ĐỜI BẠN".
Khi một người đi vào phòng mổ, anh ta sẽ nhận ra
rằng có một cuốn sách mà anh ta vẫn chưa hoàn thành việc đọc -"CUỐN SÁCH
SỨC KHỎE" mà cuộc sống đã ban cho.
Cho dù trong từng giai đoạn của cuộc đời chúng ta
có những lúc rất huy hoàng, nhưng với sự tàn phá của thời gian, chúng ta sẽ
phải đối mặt với những ngày đi xuống.
Hãy trân trọng tình yêu cho gia đình bạn, tình yêu
dành cho người bạn đời, con cái của bạn, tình yêu cho bạn bè ...Hãy đối xử tốt
với mình. Trân trọng người khác.” (Nguyễn Hoàng
Hải dịch)
Thoạt nghe những lời tự sự kể thế rồi, nghệ-nhân
đây lại còn nhủ-khuyên tôi/khuyên bạn hãy thế này/thế nọ, khiến bần đạo nhớ lại
lời “trần tình” của lớp người trẻ ở “miệt dưới” xứ Úc Đại Lợi cũng có “vết lăn trầm” nhận-định về cái-gọi-là “ơn lành đầy phúc-hạnh” do Đấng Bề Trên
ban cho. Hẳn nhiên, ta cũng nên cân/đo phúc lành ấy; để rồi, lại sẽ thấy: mọi
chúc lành từ Chúa gửi đến đều có giá-trị với cá-nhân người nhận ơn.
Dông dài lời ở trên, là để thuật lại
những gì gần đây bần đạo vừa nhận ra tâm-tình đạo-hạnh của nhóm người trẻ nọ ở
Sydney đã tỏ-lộ trong một lần gặp mặt rất ngắn, vào cuối tuần.
Tình thực
mà nói: ở Sydney ngàn năm văn vật, lại vẫn thấy người Úc tuy ít muốn đến nhà
thờ/nhà thánh để làm gì nhưng vẫn tỏ-bày đặc-trưng đạo-hạnh trong cuộc sống. Quả
là, nhiều lúc “không đi nhà thờ” không có nghĩa: chẳng còn tin vào Chúa/Mẹ,
nhưng các người em bé bỏng ở Úc đây vẫn suy-tư chuyện đạo-hạnh, tốt lành rất “phúc
thay!”
Có lần,
một số bạn trẻ người Úc tự kiểm, thấy mình không làm gì đáng trách dù ít khi bỏ
giờ ra mà bàn-bạc về bất cứ đề-tài nào về Đạo. Nhưng, mỗi lần gặp nhau ở đâu đó,
nơi trường lớp hoặc hội-đường nhiều loại, họ vẫn bảo nhau tìm về nhận-định của
đấng bậc cao siêu nhà Đạo.
Và, người
trẻ hôm ấy, đã nghe theo lời đề-nghị của bạn-bè bèn cân đong đo đếm “ơn lành
phúc hạnh” qua giòng chảy suy-tư theo kiểu rất lạ sau đây:
“Tôi hay đòi
hỏi quá nhiều thứ, nhiều sự.
Cả khi soi gương, thấy hình-hài mình
sao đó bèn nói rất đẹp!
Và đôi lúc cũng tỏ cho mọi người biết
tình thương mình cần có.
Nhưng, khi dừng chân đứng lại chừng
đôi phút
Mình lại cũng đã nhận ra, đó là:
tất cả đồ-đạc chất trong tủ
vẫn còn dư đủ để mình sống rất khá.
Từ quần áo, cả đến thức ăn đặt ở trên
bàn
Tôi đây đều nhận-lãnh từ ai đó
Nhưng, tôi chỉ chú-trọng đến
nhãn-hiệu và hãng sản-xuất thôi
Mà mình vẫn cứ đòi hỏi như thế,
thật quá sức.
Có lẽ, nếu so-sánh mình với chán
vạn người khác
Họ còn thua xa hèn kém hơn mình biết
bao.
Thế rồi, bỗng dưng tôi tự hỏi
lòng mình:
Sao mình vẫn cứ tuyệt vọng, đến
là như thế?
Dù có đủ mọi thứ ở trên đời này,
Giàu sang, phú quý, tiền của khá dồi
dào
Trong lúc người chung quanh lại
không được như thế?
Bất chợt, tôi nắm chặt bàn tay và
co những ngón cong vòng
để làm công việc mà nhiều người
gọi đó là nhón bắt,
nhưng vẫn không là những thứ mình
tìm, mình thích.
Và, những gì chính mình có thể
làm ra
hoặc nếu làm được những điều tốt
lành
thì chắc chắn rồi ra tôi cũng
được chúc phúc.
Không cần biết hình dạng tôi nay thế
nào
hoặc tôi đã sở-hữu được những gì?
mà là: đã cho người khác được nhiêu
thứ?
Giả như tôi cân đong phúc lành mình
lĩnh-nhận
nhưng lại quên mất cuộc đời mình
phải sống,
hoặc giả tôi chỉ thích người đời luôn
cảm tạ tôi
hơn chọn thái-độ sống rất
phúc/hạnh,
rồi quên đi niềm tự-hào của bạn
bè hoặc ai đó
thì xin gửi đến Chúa khi Ngài xét
đoán bạn và tôi
khi ấy, tôi và bạn sẽ thấy cửa
phúc-hạnh nay rộng mở…”
(X. Roxanne Moussalem, From Attitude to Gratitude, Australian Catholics Xuân 2015, tr. 6)
Xem thế thì, phúc hạnh hoặc lời chúc
phúc sẽ là và luôn là: điều mình lĩnh-nhận một khi mình cho đi. Cho thật nhiều,
cả những của cải vậtchất lẫn tinh-thần. Cho hết và cho hết. Rồi ra, ta và người
sẽ thấy mìnhđầy phúc-hạnh để còn sống.
Hãy cứ cho đi. Cho thật nhiều, những
gì mình trân-trọng, để rồi sẽ nhận ra điều mà bậc thánh-nhân hiền-lành khi xưa
từng tỏ-bày, thấy rất rõ:
“Thật
thế, những ai dựa vào những việc Luật dạy phải làm
thì đều chuốc lấy lời
nguyền rủa,
vì Kinh Thánh viết: Đáng
nguyền rủa thay
mọi kẻ không bền chí thi-hành
tất cả những gì chép trong sách Luật!
Vả lại, không ai được
nên công-chính trước mặt Chúa nhờ Lề Luật,
đó là điều hiển nhiên.
Vì người công-chính nhờ
đức tin sẽ được sống.
Thế mà, Lề Luật không lệ
thuộc đức tin,
nhưng ai thực-hành điều
Luật dạy,
thì nhờ đó sẽ được sống.
Đức Kitô đã chuộc ta cho
khỏi bị nguyền-rủa vì Lề Luật,
khi, vì chúng ta, chính
Ngài đã trở nên đồ bị nguyền rủa,
vì có lời chép: Đáng
nguyền rủa thay, kẻ bị treo trên cây gỗ!
Như thế là: nhờ Đức
Giêsu Kitô,
dân ngoại cũng được hưởng
phúc-lành dành cho ông Abram,
và nhờ đức tin, ta nhận
được ơn Chúa hứa, tức là Thần Khí.”
(Thư
Galát 3: 10-14)
Xem
thế thì, Thần-Khí Chúa là: ơn lành phúc-hạnh Chúa phú ban cho ta, và mọi người.
Xem thế thì, cuộc đời người đầy những phúc hạnh, như nhiều người từng cảm-nghiệm
trong đời mình.
Xem
thế thì, người trẻ cũng như già, đều đã hiểu được điều đó, tức: những phúc hạnh
mình nhận-lãnh là do Thần-Khí Chúa ở với ta.
Thế
nghĩa là: không chỉ mỗi mình ta, chỉ mỗi người Công-giáo hoặc Chính-thống-giáo,
Tin Lành mới là người hưởng “ơn mưa-móc” phúc-hạnh, vào mọi lúc. Mà, cả những
người sống “ngoài luồng”, ngoài Đạo, đều được thế.
Bàn
về phúc lành hoặc còn gọi là sự chúc-phúc, có thày tư-tế Do-thái nọ sống ở
Sydney, lại đã bàn bạc về những mà đồng-đạo của ông từng tin-tưởng về “phúc
lành của Chúa” và từ Chúa, như sau:
“Các
tư tế bên Do-thái-giáo như chúng tôi đây không có thói quen ban phép lành hoặc
chúc phúc cho ai hết. Đúng hơn, chúng tôi có thể nói: chỉ mỗi Thiên-Chúa là Đấng
ban phúc lành hoặc chúc phúc cho mọi người, mà thôi. Tuy nhiên, Do-thái-giáo
chúng tôi cũng có một câu kinh hoặc loại chúc lành bằng công-thức đọc lên như
sau: ‘Chúng con ca ngợi
Đức-Chúa vĩnh-hằng. Là, Khởi-Nguyên của vũ-trụ vạn-vật Đấng dựng nên
thiên-nhiên cùng là Đấng tạo ánh sáng từ lửa cháy, Đấng từng mang cơm bánh lấy
từ trái đất đến mọi loài và là Đấng tạo cây tráo từ vườn nho.’
Quả
là, Đạo chúng tôi cũng có nói đến sự chúc phúc, nhưng chúng tôi không là người
phú-ban mọi chúc lành cho người khác. Mà, chúng tôi nhận-biết có Đức Chúa trong
cuộc sống của chúng tôi. Thay vì xin Đức Chúa can-thiệp, lời kinh Do-thái-giáo giúp
nhận ra rằng chúng ta đều có trách-nhiệm về mọi công-việc của Đức Chúa.
Chúng
tôi coi mình chỉ là công-cụ của Đức Chúa để Ngài thực-hiện mọi việc trong mọi
người trên thế-giới. Nói thế theo nghĩa Ngài chữa-lành người ốm đau/tật bệnh,
giải-phóng tù-nhân hoặc cứu-vớt người tỵ-nạn từ thuyền, công-việc chúng tôi làm
là dùng chính-trị, truyền-thông báo chí tàu cứu-hộ hoặc làm mọi việc để biến thế-giới
này trở nên tốt đẹp hơn, thôi. Nói chung thì, chúng tôi là bàn tay để Đức Chúa
sử-dụng trong mọi việc…” (Xem
Angelique Milevski, Asking God’s
Blessing, Australian Catholics số Xuân 2015 tr. 16-17).
Thế
thì, không cần biết, ai nói hay làm đẹp hơn ai. Chỉ cần hỏi bạn và hỏi tôi đôi
điều rằng: ta đã làm và từng làm được những gì cho người khác, hoặc cho thế-giời
này, nên đẹp đẽ.
Không
cần hỏi bất cứ ai, hoặc mọi người rằng: anh hoặc chị đã cho ai, cho những gì, để
làm gì mà là cho cách “nhưng-không”, tức không cần biết người nhận là ai, ở đâu
bao giờ chứ?
Không
cần xin bạn hoặc tôi, cứ tiếp tục “ban phép lành” hoặc chúc phúc cho nhau, cho
mọi người. Mà, chỉ cần khích-lệ mình/khích-lệ người đừng quên nhau, đừng quên
giây phút phút đầy phúc-lành người khác tặng.
Người
khác đây, có thể là người bạn trăm năm mình thương mến, nhưng đã quên. Cũng có
thể, là ai đó, trong một lần giận hờn hoặc sao đó, như truyện-kể-để-minh-hoạ rằng:
có những phúc hạnh mình đang có nhưng vẫn quên, như sau:
“Truyện rằng:
Ngày vợ anh đồng ý rời khỏi nhà. Công ty phải giải
quyết một vài vấn đề, anh bảo cô đợi ở nhà,trưa về anh sẽ giúp cô chuyển
nhà,chuyển đến căn hộ chung cư anh mua cho. Đồng nghĩa với việc cuộc hôn nhân
kéo dài 20 năm sẽ kết thúc tại đây.
Buổi sáng ngồi trong phòng làm việc, anh bồn
chồn,thấp thỏm. Đến trưa, anh vội vã về nhà. Căn nhà được dọn dẹp sạch sẽ, vợ
anh đã đi mất rồi. Trên bàn đặt chiếc chìa khóa nhà anh mua cho cô , sổ tiết
kiệm 500 triệu đồng và một bức thư cô viết cho anh.
Đây là bức thư đầu tiên mà cô viết cho anh:
“Em đi đây, em về nhà mẹ. Chăn em giặt phơi khô rồi
đấy, cất ở ngăn cuối cùng bên trái tủ quần áo. Trời lạnh anh nhớ lấy ra đắp.
Giày da tất cả em đều đánh xi rồi nhé, nếu anh không tự mình đánh được thì mang
đến tiệm ông Tư đầu ngõ ấy. Sơ mi treo ở phía trên, vớ, thắt lưng ở trong ngăn
kéo phía dưới tủ. Mua gạo nhớ mua gạo tám thơm của Thái Lan, anh nhớ vào siêu
thị mua nhé, mua bên ngoài anh không thạo người ta bán hàng giả cho đấy. Dì Hai
mỗi tuần đều đến dọn dẹp nhà cửa một lần, cuối tháng anh nhớ gửi tiền cho dì
ấy. Còn nữa, đồ cũ cứ cho ông Tư đầu ngõ nhé, ông ấy gửi về quê cho bọn trẻ
con,chắc chúng nó sẽ vui lắm.
Dạ dày anh không tốt, em đi rồi anh nhớ uống thuốc
đều đặn. Thuốc em nhờ người ta mùa từ Quảng Bình, có lẽ cũng đủ dùng nửa năm.
Anh ra ngoài thường quên mang theo chìa khóa nhà, em gửi một chùm ở chỗ bảo vệ,
lần sau nếu quên thì đến đấy lấy nhé. Buổi sáng đi ra ngoài anh nhớ đóng cửa
sổ, mưa tạt vào sẽ làm ướt nhà đấy. Canh cá lóc, là món mà anh thích, thì em để
trong tủ lạnh. Anh về nhớ hâm lại rồi hãy ăn nhé.
Gửi anh,
người em yêu nhất ”
Những dòng chữ xiêu vẹo nhưng tại sao nó cứ như
những viên đạn bắn vào trái tim anh, mỗi viên đều mang theo tấm chân tình xuyên
thẳng vào ngực – đau nhói.
Anh từ từ đi vào nhà bếp. Mỗi đồ vật ở đây đều lưu
giữ dấu tay, hơi thở của cô. Anh chợt nhớ về 20 năm trước, anh làm ở công
trường xây dựng dầm mưa dãi nắng. Những ngày tháng bần hàn của cuộc đời đều có
cô bên cạnh. Nhớ lại bát canh cá lóc nóng hổi đã sưởi ấm trái tim anh trong
những ngày mùa đông lạnh cắt da cắt thịt, nhớ lại giây phút anh đã từng hứa với
lòng mình nhất định sẽ mang lại hạnh phúc suốt đời cho cô.
Anh quay người , nhanh chóng khởi động xe. Nửa
tiếng sau, cuối cùng anh cũng tìm thấy cô đang đợi tàu trở về quê. Anh giận dữ
nói: “Em muốn đi đâu? Anh làm việc mệt mỏi cả ngày, về đến nhà, đến cơm nóng
cũng không có mà ăn. Em làm vợ như vậy à? Về nhà với anh ngay”
Anh trông rất hung dữ và thô lỗ. Đôi mắt cô ướt
nhòe, cô đứng lên, ngoan ngoãn theosau anh đi về nhà. Giọt nước mắt xen lẫn
niềm vui ……Cô không biết rằng, lúc này đi trước cô, anh đang dằn lòng cố kìm
nén những giọt nước mắt …Suốt quãng đường từ nhà đến đây, anh thực sự rất sợ,
sợ không tìm thấy cô, sợ từ đây sẽ mất cô mãi mãi.
Anh tự trách mình sao lại ngu ngốc đến vậy, hóa ra
đánh mất cô ấy cũng giống như anh đánh gãy xương sườn của mình…Hai mươi năm
đồng cam cộng khổ, hai người đã buộc chặt cuộc đời mình vào nhau, mãi mãi không
thể tách rời.
Tại thời điểm sai lầm, địa điểm sai lầm, chỉ cần
gặp được đúng người, tất thảy mọi thứ đều sẽ đúng. Giàu có thực sự không phải
số tiền trong thẻ ngân hàng, mà là nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt bạn. Tiền
nhiều hay ít không quan trọng,quan trọng là tìm được một người toàn tâm toàn ý
yêu thương bạn.
Trên thế giới này , hạnh phúc nhất là 3 từ “ta yêu
nhau”. Hiểu được bản thân mình muốn gì, thế giới mới có thể hiểu được bạn.”(truyện do ST sưu tầm)
Nghe
kể rồi, giờ đây mời bạn và cũng mời tôi, ta cứ thế hát nhạc buồn của người viết
có tên họ là Trịnh, vẫn cứ vui như chưa từng thấy “vết lăn trầm” cuộc đời mình,
là thế. Nên, đã hát rằng:
“Vết lăn
vết lăn trầm,
Hằn trên phiến đá nâu thêm ưu phiền
Như có lần chim muông hằn dấu chân
Người đi phiêu du từ đó chưa thấy về quê nhà
Rộng đôi cánh tay chờ mong
Người chợt nhớ mình như đá.
Đá lăn vết lăn buồn.
Từ hoang xưa dấu thân anh dã cầm.
Ôi vết hằn ghi trên cồn đá hoang.
Chờ ta da du một chuyến.
Ôi môi hồng xin đừng kể lại tích
xưa buồn hơn.
Đợi chờ năm làm gió qua truông
thiên đàng”.
(Trịnh
Công Sơn – bđd)
Vâng.
“Truông Thiên-Đàng” vẫn còn đó, nỗi buồn. Buồn, chỉ vì mình không nhìn ra nó,
mà chỉ thấy những là “vết lăn trầm” rất cuộc đời. Mà thôi.
Trần Ngọc Mười Hai
Cũng từng lăn theo
Vết lăn trầm cuộc đời
Rất nhiều ngày.
No comments:
Post a Comment