Saturday, 28 November 2015
“Đời lạnh lùng trôi theo giòng nước mắt”,
Chuyện
Phiếm đọc trong tuần thứ 2 mùa Vọng Năm C 6/11/2015
“Đời
lạnh lùng trôi theo giòng nước mắt”,
Với bao tiếng tơ xót thương người.
Vì cuôc tình đã chết một đêm nao
Lúc trăng hãy còn thơ ấu.”
(Phạm
Duy – Tiếng Đàn Tôi)
(2Côrinthô 6: 13-15)
Tiếng đàn tôi, ư? Tiếng đàn đây, là đàn gì mà sao anh/chị lại hát những câu
nghe thảm-thiết thế? Nào là: “đời lạnh
lùng”, “giòng nước mắt”, rồi lại:
“vì cuộc tình đã chết một đêm nào”.
Ôi chao! Cuộc tình nào lại thảm-thiết đến như vậy?
Cũng may là, bậc anh bậc chị còn hát những ca-từ rất yêu đời, như sau:
“Dù đời tàn trên cánh nhac chơi vơi.
Vẫn còn mong nhớ khúc yêu đời.
Lúc bao nhiêu tiếng cười.
Rộn ràng chảy về xuôi.”
(Phạm Duy – bđd)
Vâng. Chính là thế. Hễ có tiếng cười ở đâu đó rồi thì tình/huống/sự việc
lại cũng “chảy về xuôi thôi.”
Vâng. Chuyện đời người, thường vẫn như vậy. Chuyện Đạo trong đời lại
cũng không hẳn như thế đâu. Đây, nào bạn hãy cùng tôi, ta cứ xem xét cuộc đời
người ở ngoài đời, được kể như thế nào để mình còn đi vào nhà Đạo mà tìm hiểu
tiếp.
Chuyện đời người, cũng tựa như chuyện nhà văn nọ ở xứ Đài từng hồi tưởng
về ngày thơ ấu, khi ông còn là học trò nhỏ, rất như sau:
“Nhà
văn Đài Loan – Lâm Thanh Huyền hồi còn là học sinh cấp hai, học lực và hạnh kiểm
của ông đều là xếp loại kém, còn nhớ ông có hai lần mắc lỗi nghiêm trọng và hai
lần lỗi nhẹ, cho nên đã bị lưu ban, thậm chí còn bị đuổi ra khỏi ký túc xá của
trường.
Rất
nhiều thầy/cô đã không còn hi vọng gì vào ông, nhưng thầy giáo dạy văn Vương Vũ
Thương lại không hề ghét bỏ ông, thường hay đưa ông về nhà ăn cơm, khi thầy bận
việc phải nghỉ, còn bảo Lâm Thanh Huyền mang bài lên lớp cho các bạn.
Thầy giáo Vương nói với
Lâm Thanh Huyền rằng:
“Thầy đã dạy học 50 năm,
liếc mắt đã nhận thấy con là một học sinh có tài năng”.
Những
lời nói này đã khiến cho Lâm Thanh Huyền vô cùng cảm động và bị chấn động sâu sắc
trong lòng. Để không phụ lòng nỗi khổ tâm của thầy giáo, ông từ đó về sau nỗ lực
cố gắng, quyết tâm làm một người có ích cho xã hội.
Quả
nhiên, mấy năm sau, Lâm Thanh Huyền đã trở thành một phóng viên, trong một bài
báo viết về tên tội phạm trộm cắp, ông cảm thấy tên trộm này có một tư duy rất
tinh tế, thủ pháp gây án rất tinh vi tỉ mỉ, sau cùng không kìm được lòng mình
ông đã viết ra rằng:
“Một tên trộm với tư duy
tinh tường, thủ pháp khéo léo
và một tác phong đặc biệt
như vậy,
nếu hắn làm bất luận việc gì cũng sẽ thành
công”.
Khi
viết những câu này hẳn ông cũng không nghĩ rằng lại ảnh hưởng đến cuộc đời của
một thanh niên. Hai mươi năm sau, tên trộm năm đó đã lột xác, hắn đã làm lại từ
đầu, trở thành một vị chủ doanh nghiệp có chút tiếng tăm.
Trong
một lần bất ngờ gặp Lâm Thanh Huyền, ông chủ doanh nghiệp này đã chân thành
nói:
“Bài
viết đặc biệt của Lâm tiên sinh ngày đó đã thắp lên điểm sáng trong cuộc đời
tôi, nó khiến tôi nghĩ rằng, ngoài việc làm tên trộm ra, tôi còn có thể làm được
việc đúng đắn”.
Người kể, hôm nay, lại dùng câu truyện cũng
khá thường-tình, để rồi đi đến kết
luận như thế này:
“Khi
đối mặt với một người đang lầm lỗi, đang bị những lời nói cay độc vây quanh, một
câu nói chứa đựng sự quan tâm, yêu thương che chở và khích lệ sẽ tựa như một ngọn
lửa bùng cháy… nó đem lại cho người ta sự ấm áp, và nhen nhóm lên trong sâu thẳm
nội tâm người ta một ngọn lửa của sự tự tin và tự tôn. Nó khiến người ta được
tái sinh mà cố gắng hăm hở, tích cực hướng lên.
Khi
một người bị rơi vào cảnh tuyệt vọng, xung quanh mờ mịt không rõ phương hướng,
một câu nói chỉ bảo, thăm hỏi an ủi và tán thưởng. Giống như một ngọn đèn soi
đường, giúp cho họ từ trong bóng tối mà nhìn được ánh sáng của con đường phía
trước, vì thế mà phá tan được màn đêm sương mù dày đặc mà bước ra thoát khỏi
hoàn cảnh khó khăn.
Kinh
nghiệm của Lâm Thanh Huyền cho chúng ta biết:Một lời nói có thể trở thành ánh mặt
trời sưởi ấm cuộc đời người khác, có thể
đem lại cho họ một cuộc đời ấm áp và rực sáng.” (trích truyện kể trên mạng, cứ kể
hoài, kể mãi rất dài dài).
Ấy đấy. Kinh-nghiệm của một người từng kể chuyện
đời là thế đấy. Thế nhưng, với nghệ-sĩ ngoài đời là những vị ít khi kể về
kinh-nghiệm của riêng mình hoặc ai khác, nhưng lại cứ nói về kinh-nghiệm sống của
người nghệ-sĩ qua thi-ca/âm nhạc, đại để như sau:
“Mênh mông lả ơi, thuyền về tới bến mơ rồi.
Khoan khoan hò ơi dặt dìu trong tiếng đàn tôi.
Mêng mông lả ơi thuyền về bát ngát hương trời.
Khoan khoan hò ơi nhịp sầu xa vắng mà thôi!
Buồm về dội nắng trên khơi.
Bao nhiêu hoàng hôn đên cho yên vui người ơi!
Có tiếng hát theo đàn tôi.
Như ru như thương linh hồn đắm đuối.
Mêng mông lả ơi, thuyền chờ mong gió lên trời
Mang theo đàn tôi chảy về đậu bến ngày mai.”
(Phạm Duy – bđd)
Thi-ca/âm-nhạc và truyện kể, bao giờ cũng đặm
thêm chút mắm muối, mặn nồng đầy “hư-cấu”. Bởi, nếu không, thì người người lại
cứ vào giòng thơ hay âm-nhạc mà sống đời mộng-ảo khá lạ đời, thì hỏng hết.
Với nhà Đạo, cả Đạo Chúa lẫn đạo Phật, lại vẫn
có những luận-điểm mà nhiều bậc vị vọng từng có kinh-nghiệm sống, lại nhận-định
khác hẳn những người ngoài cuộc, hoặc cả đến người trong Đạo nhưng không sống
theo tôn-chỉ của Đạo, nên mới lạ.
Còn nhớ, thoạt vào lúc khởi-đầu thiên-niên-kỷ
thứ ba có thiền-sư đạo Bụt sống ở hải-ngoại nhưng nhận-định về cuộc sống
Đạo/đời, giản-dị như sau:
“Thử nhìn vào tổ chức Giáo-hội Phật-giáo hợp-pháp
duy-nhất tại quê nhà mà người ta thường gọi bông đùa là Giáo-hội nhà nước. Nhìn
vào đó, ta thấy những yếu-tố đã tạo ra nó, tích-cực và tiêu-cực. Trong số những
yếu-tố ấy, ta thấy sự có mặt của Giáo-hội Việt nam Thống-nhất mà đại-diện phía
chiều nổi đã tranh-đấu ráo-riết cho nên các thày trong Giáo-hội nhà nước mới được
nhà nước cho phép dịch sách, in kinh…
Các thày bên phía Giáo-hội thống-nhất
càng tranh-đấu, càng vào tù/ra khám chừng nào, thì các thày bên phía Giáo-hội
nhà nước càng có thêm không-gian để làm việc chừng nấy. Vậy, là các thày bên
Giáo-hội thống-nhất là những vị đã và đang yểm-trợ Giáo-hội nhà nước một cách
tích-cực nhất.” (Thích
Nhất Hạnh, trích “Kẻ Thù Ta..” tr.1)
Thiền-sư
Thích Nhất Hạnh, nhiều lúc, cũng thấy “bực” vì cứ bị người đồng Đạo trách-móc điều
tiêu-cực, ít thực-tế, nên lại đã thanh-minh bằng lời-lẽ sau đây:
“Ba chục năm nay, có một số người trong nước
cũng như ngoài nước cứ trách cứ tôi là quá thân với người “Cơ đốc” và người Cộng
sản. Họ chỉ muốn tôi thân với người Phật tử và người chống Cộng mà thôi.
Tôi đã cố gắng nhắc cho họ nhớ là tôi
chỉ có thể hành động trên cơ bản nhận thức: “kẻ thù ta không phải là con người” tôi muốn tất cả đều có cơ hội để
sống và có quyền sống hạnh phúc- nhưng
không phải ai cũng đã chấp nhận được dễ dàng điều đó cho tôi” (Thích Nhất Hạnh - sđd , tr.2)
Hôm
nay, nhớ lại giòng tư-tưởng của thiền-sư, bần-đạo đây thấy mình không nên bước
vào cuộc tranh-cãi với một ai. Mà, chỉ muốn trưng ra ở đây, đôi lời dẫn-nhập
cho một suy-tư về cuộc sống có đổi thay với nhân-sinh-quan/lập-trường khác biệt
tùy vào giao-dịch với thực-tế ở đời.
Và hôm nay, thực-tế cuộc đời mà bần đạo
bắt gặp, lại là giòng chảy thời-sự xảy ra ở Đạo Chúa, đã được giới truyền-thông
đặt tên cho là “vụ wikileak 2”, tức: vụ trộm tài-liệu mật của Toà Thánh
Vaticăng qua hai cuốn sách mới xuất-bản ở Ý.
Đặc-biệt hơn, là phản-ứng của Đấng
Chủ-quản chốn chóp bu nhà Đạo, tức Đức Phanxicô, đã có lời như sau:
“Anh chị em thân mến,
Tôi
biết rằng nhiều người trong anh chị em đang hoang mang vì những tin vừa truyền
đi trong những ngày qua liên quan đến các tài-liệu mật của Tòa Thánh bị lấy cắp.
Vì
thế, tôi muốn với anh chị em rằng: trước hết việc lấy cắp tài liệu này là tội
phạm. Đó là hành-vi đáng trách, chẳng giúp ích gì. Chính tôi đã yêu cầu thực hiện
cuộc khảo sát này, và cả tôi cũng như các cộng sự viên của tôi đều biết rõ nội
dung tài liệu ấy, và các biện pháp được đề ra và chúng đã bắt đầu mang lại
thành quả, nhận thấy rất rõ.
Do
đó, tôi muốn khẳng-định lại một lần nữa, với anh chị em rằng: sự việc đau buồn
này chắc chắn không ngăn cản tôi thực hiện những cải tổ đang tiến hành với cố vấn
của tôi có sự hỗ-trợ của tất cả anh chị em. Đúng vậy, bằng vào hỗ trợ của toàn
Giáo Hội, vì Giáo Hội được canh-tân bằng lời cầu và sự thánh thiện của mỗi tín
hữu.
Vì
thế, tôi cám ơn anh chị em và xin anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho tôi và cho
Giáo Hội, đừng để mình bị hoang mang, xáo trộn nhưng tiến bước trong niềm tín
thác và hy vọng.” (X.
Lm G. Trần Đức Anh, O.P dịch từ tin Vatican trên VietCatholic 08/11/2015)
Lâu
lắm mới thấy Đức Phanxicô phát-biểu về chuyện “công-bình” và công-chính ở trên
đời. Quả là, sống ở đời, nhiều lúc thấy có vị đã quên bẵng đi điều đó.
Bần
đạo còn nhớ ở đâu đó, trong những ngày đầu năm 1975, đã thấy có hiện-tượng nhà
chức-trách từng lôi kẻ cắp/ăn trộm ra hiện-trường đường phố có đông-đảo bà con
chứng-giám mà chặt ngón tay hoặc bàn tay của thủ-phạm vừa mắc lỗi, để răn đe hoặc
làm trò tuân-giữ luật-lệ thật khắc khe.
Ăn
cắp/ăn trộm tài-sản vật-chất của người khác, thì bị thế. Thề còn, ăn trộm tài-sản
trí-tuệ của một đạo-giáo có số người đi Đạo lên đến gần cả tỷ, thì ta chặt gì
đây? Đức Giáo-chủ nhà mình có dám ra lệnh như thế không, đó mới là vấn-đề.
Nay,
đưa ra câu hỏi gọn/nhẹ này cốt chỉ để đề-nghị với các bạn đang đọc những giòng
phiếm-luận này, có chút thì giờ để ta cùng nhau suy tư/nghĩ-ngợi về hiện-tượng
công-bình/chính-trực và lòng yêu-thương trong Đạo, hoặc ngoài đời.
Nhưng,
trước khi đi vào chuyện đứng-đắn có chủ-đề, nay mời bạn và mời tôi, ta đi vào
giòng chảy lời vàng có những lời lẽ rất “để đời”, như sau:
“Thật
thế,
làm sao sự công chính lại
liên kết được với sự bất chính?
Làm sao ánh sáng lại
dung hoà được với bóng tối?
Làm sao Đức Kitô lại hoà
hợp được với Bêlia?
Làm sao người tin
lại chung phần được với
người không tin?”
(2Côrinthô 6: 13-15)
Công-bình/chính-trực,
bắt đầu bằng những ưu-tư/quan-ngại về các nhu-cầu và khát-vọng của con người.
Và rồi, nỗi-niềm ưu-tư ấy diễn rộng để giúp ta biết đến nhu-cầu và khác-vọng của
người khác cũng như toàn-thể xã-hội, theo tổng-thể.
Tổng-thể hơn cả, là gia-đình ruột thịt
của mỗi người trong đó các thành-viên lại đã yêu-thương lẫn nhau cách đậm sâu.
Thế nhưng, thực-tế ở đời vẫn có trường-hợp: anh nọ, chị kia lại hợp ý, hợp khẩu-vị
với người em nào đó trong gia-đình, hơn em khác. Nhất thứ, là gia-đình đông-đúc
như ở Đạo Chúa.
Cả
đến bậc mẹ/cha cũng thế. Nhiều lúc, lắm khi cha hoặc mẹ lại thích yêu riêng bé
này/em nọ hơn ai khác; chỉ vì bé biết ý của mẹ/cha nên đã nghe lời, hoặc tuân lệnh
răm-rắp.
Trong
sống đời thực-tế, có nhiều thứ còn quan-trọng và đáng kể hơn chuyện
công-bình/chính-trực. Công-bình và chính-trực, đặt căn-bản trên việc tôn-trọng
kẻ khác, người khác. Nhưng, cũng không vì thế mà, để đổi lại, mình bắt-buộc người
khác tôn-trọng mình.
Tôn-trọng
người khác, không chỉ mỗi bậc ngang hàng tức: những ngươi có cùng một nhu-cầu
và ham muốn giống nhau. Mà, cả đến bậc trên của mình, tức: những người mà mình
cứ tưởng, là: có quyền và có lực trên mình và người ngang hàng mình, kể cả các
giới-chức có quyền và lực trên cả hai, hoặc mọi người.
Về
phía Đạo, có đạo-hữu lại cứ nghĩ rằng: Đấng Bề Trên là Thượng-Đế , Chúa Trời
đôi lúc xử-sự cũng không được công-minh cho lắm. Nhất thứ, là về trường-hợp: tiền/của,
sức khoẻ/bệnh tật hoặc tài-nguyên nhân/vật/lực.
Người
đi Đạo luôn tin vào Đức Chúa là Đấng thương-yêu mỗi người trên đời cách say mê,
nên đã phú-ban cho mọi người sự tự do để họ vui-hưởng cuộc đời hầu dựng-xây thế-giới/xã-hội
cách đại-độ, để mọi người sống vui, sống mạnh, sống đạo-hạnh với Chúa và cho
Chúa.
Thật
ra thì, cuộc sống có nhau và với nhau, hoặc với Chúa là sống trong tương-quan
chặt-chẽ với nhau. Những gì xấu-xa/tồi-tệ xảy ra với người này không phải là đã
và sẽ không xảy đến với người khác. Thành thử, khi có ai phàn-nàn về chuyện xấu
sao cứ xảy ra với người tồt lành mà không phải người khác?
Công-bình/chính-trực,
phải được quan-niệm như thể trong tương-quan giữa ta với người khác. Ta như mắc
nợ một số điều nơi người khác. Công-bình và chính-trực, chỉ có nghĩa là khi người
khác và ta đều hành-xử rất ngang bằng/đồng đều, có tôn-trọng lẫn nhau.
Công-bình
và chính-trực, thực-sự diễn ra cách rộng rãi hơn là giữa hai người thôi. Nhưng,
giữa nhiều người, nhiều nhóm người trong cộng-đồng nhân-loại.
Công-bình,
tuỳ-thuộc vào hệ-thống tôn-trọng và sự chính-trực với cả cộng-đồng xã-hội nữa.
Nếu ta muốn có một xã-hội công-bình, thì chính mình phải sống sao cho công-bình
trước đã. Và cứ thế, mỗi người và mọi người đều làm giống như thế, tự khắc toàn
xã-hội cũng sẽ làm như thế.
Hơn
nữa, công-bình sẽ không là yếu-tố độc-nhất trong đời người. Đời con người, có
nhiều thứ và nhiều sự còn quan-trọng hơn. Trong đó, phải kể đến tình thương-yêu
mở rộng ra cho mọi người và với mỗi người. Xã-hội nào có được sự yêu-thương rộng-lượng,
tự khắc sẽ có công-bình/chính-trực.
Cuối
cùng thì, có thể nói: trong cuộc đời người, cũng có những chuyện tuy không thiết-yếu
như công-bình/chính-trực, trong đối xử vì đời là một chuỗi ngày rất muôn hình vạn
dạng. Trong đó, có chuyện quan-yếu hoặc lý-tưởng khiến mọi người cần để ý.
Thế
nhưng, đời người còn được điểm-tô bằng các sắc mầu khác-biệt để giúp người đời
sống vui, sống mạnh sống thoải mái, rất dễ chịu. Trong số đó, có truyện kể để
cười vui cho qua ngày đoạn tháng, thế thôi. Tựa như truyện kể nhẹ ở bên dưới:
“Truyện rằng:
Hai
người bạn thân ở chung một phòng trong lúc rảnh-rỗi ngồi nói chuyện với nhau,
như sau:
-Hôm
qua, tao vừa rủ người em bé nhỏ đi chơi mà trong túi không có được đồng xu teng
nào hết, thế có sợ không cơ chứ. Nhưng, tao vẫn quyết-định cứ rủ nó đi.
Người
bạn kia, hứng chí vỗ vào đùi rồi bảo:
-Ông
thật là can-đảm!
Chẳng
mấy chốc, người này lại được kể tiếp câu chuyện hơi lạ, rằng:
-Cũng
chẳng can-đảm gì đâu. Chả là, khi tới nơi, tao mới biết là trong túi quần mình
mặc lại có một đống tiền, thế là hai đứa bọn tao tha hồ xài cho hết số tiền ấy,
chẳng thắc mắc, bận-tâm gì hết.
-Thế
đấy. Ông Trời thường vẫn không phụ lòng người tốt bụng, ấy mà.
-Chưa
hết. Khi về đến nhà, mới phát-giác ra rằng: tao lỡ mặc nhầm quần của mày đấy.
Thế có chết không?”
Chẳng chết thằng Tây còn Đầm nào hết.
Truyện kể ở trên chỉ là chuyện hư cấu thuộc loại “nghe qua rồi bỏ”, cho vui đời
mà thôi. Nhưng, thực-tế cuộc đời người, nhiều lúc cũng thấy xảy ra đôi ba chuyện
thuộc loại “tréo cẳng ngỗng”, mà người trong cuộc nhiều lúc chẳng thấy vui.
Thôi thì, ta cứ coi đây là truyện
hư-cấu chỉ để vui thoáng chốc. Vui rồi, nay xin bạn và tôi, ta về lại với nhạc-bản
trích-dẫn ở trên để cùng hát chung đôi câu cho rộn rã, dù chỉ vài ba giây phút
phù-du đọng lại trong đời mình. Vậy, bạn và tôi ta cứ hát, những lời rằng:
“Dù đời tàn trên cánh nhac chơi vơi.
Vẫn còn mong nhớ khúc yêu đời.
Lúc bao nhiêu tiếng cười.
Rộn ràng chảy về xuôi.
Mênh mông lả ơi, thuyền về tới bến mơ rồi.
Khoan khoan hò ơi dặt dìu trong tiếng đàn tôi.
Mêng mông lả ơi thuyền về bát ngát hương trời.
Khoan khoan hò ơi nhịp sầu xa vắng mà thôi!
Buồm về dội nắng trên khơi.
Bao nhiêu hoàng hôn đên cho yên vui người ơi!
Có tiếng hát theo đàn tôi.
Như ru như thương linh hồn đắm đuối.
Mêng mông lả ơi, thuyền chờ mong gió lên trời.
Mang theo đàn tôi chảy về đậu bến ngày mai.”
(Phạm Duy – bđd)
Ngày
mai hay hôm nay, ta cứ thế mà rộn ràng để con thuyền “chờ mong gió lên trời”,
chẳng về bến mơ hay cõi mộng rất mai ngày, trọn kiếp người.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn cứ mong và cứ chờ
Thuyền mình không lái
Chảy về bến mơ.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment