Monday, 23 March 2020

“Thôi em đừng khóc nữa làm gì”


Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 4 Mùa Chay năm A 150320

Thôi em đừng khóc nữa làm gì
Kỷ niệm sầu ân tình cũ xa xưa
Thôi em đừng khóc,
Em đừng khóc, đừng khóc nữa giọt lệ sầu
Làm sao xóa hết tâm tư.”
(Nhạc: Y Vân – Lời: Nguyễn Long: Em Đừng Khóc)

(Gioan 20: 13-18)

Thật rất đúng. Khóc nữa, mà làm gì khi cuộc đời của em, của anh và của mọi người vẫn cứ thế. Vẫn cứ vui buồn lẫn lộn, đâu có khác? Thế nhưng, thời sự hôm nay lại đã thấy nhiều đấng bậc cũng từng khóc như trường hợp nghệ sĩ nhà ta lại cứ rên la với ca-từ thật da diết. Da diết, với những lời lẽ rất chia phôi khi nạn dịch Corona vi-rút tàn phá dân gian, mà rằng:

Thôi em đừng tới nữa làm gì
Đừng để lòng se lại khúc yêu đương.
Thôi em đừng tiếc!
Em đừng tiếc, đừng tiếc nữa.
Đừng đ lòng anh trở lại kiếp u buồn.
Ôi, cuộc đời đầy phong ba giữa lòng người.
Lệ sầu chia ly buồn tê tái.

Ly rượu này, đầy thương đau tấm hình hài.
Thu man mác buồn mùa thu ơi!
Thôi em đừng nhắc nữa làm gì
Từng nẻo đường, in hình bóng chung đôi.

Thôi em đừng nhớ!
Em đừng nhớ nữa, chuyện của mình.
Kiếp nay đành lỡ duyên rồi.
Thôi! Đđôi bờ vai đừng rung động
đã hết rồi còn khóc nữa chi em.
(Nhạc: Y Vân – Lời: Nguyễn Long - bđd)

Áp dụng lời khuyên ấy, chí ít vào lúc này tức: là khi dịch bệnh do virút Corona cứ thế tàn phá nhiều con bệnh, lan tràn khắp nơi trên thế giới.

Dịch bệnh Corona virút mấy hôm nay, lại đã khiến bà con thiên-hạ ưu-tư suy nghĩ rất nhiều điều. Toàn những điều ai oán, khổ đau sầu buồn đến chết được. Trong nhà ngoài ngõ, cứ “rộn rã” đến hãi sợ. Nhà Đạo mình, lại cũng ưu-tư sầu buồn đến não nuột; khiến bà con anh em, nhiều đấng bậc lại cứ liên tưởng đến ý-tưởng làm nền ở mùa chay kiêng/tụng niệm, hầu nguyện-cầu cho mình và cho người ở mọi nơi.

Trong số các ý-kiến về nguyện cầu, có đấng bậc ở Úc lại đã đề ra một số vấn nạn có hỏi/đáp giữa giáo dân và linh-mục với lời lẽ như sau.

Lời lẽ, là những lời thưa gửi vốn hỏi rằng:

“Thưa Cha, Giáo xứ con ở, lâu nay vẫn có giáo-dân bước lên cung thánh giúp cha xứ ban phát tro tàn xức lên trán bạn đạo, cũng tự nhiên như không. Theo cha, điều ấy có được phép làm thoải-mái hay không? Và thêm nữa, phải chăng Giáo hội lâu nay đã khởi-đầu mùa Chay tịnh bằng việc vấy tro lên đầu người dự lễ như thế sao? Phải chăng điều này chỉ mới xảy ra đây thôi? Thế thì, bạn đạo ở nơi khác cũng thờ lạy một Chúa Trời, có thực-hiện những động-tác tương-tự thế không, xin cho biết.” (Vấn nạn từ một giáo dân đưa lên báo hôm rồi).       

Và, một khi đã đưa lên báo, tức công-khai vấn-nạn rồi thì câu trả lời lại sẽ dài giòng như sau:

“Trả lời cho câu đầu của Anh/chị, tôi thấy không có gì sai trái qua sự việc giáo-dân phụ đỡ linh mục chủ-tế ban phát tro tàn xức lên đầu giáo dân, ngày Lễ Tro, chỗ nào hết.

Sách Lễ Rôma có tên là “Sách Lễ Misa” không nói nhiều về các Nghi Thức trong Đạo, nhưng “Sách Nghi Thức Lễ Lạy” lại đề-cập thể-thức chúc lành và xức tro lên trán ngoài Thánh Lễ, trong đó nêu rõ những điều sau đây:

“Nghi thức này phải do linh mục hoặc vị phó tế là giáo dân, chủ-trì việc đánh giấu “thập” bằng tro lên trán người dân tham dự lễ ấy. Tuy thế, Sách Dẫn lại cũng nói: việc xức tro tàn lên trán giáo-dân chỉ dành riêng cho linh-mục hoặc các vị phó-tế chủ-trì buổi lễ, thôi.” (Xem Sđd đoạn 1659)

Cũng từ đó, xem ra việc giáo-dân phụ-đỡ linh mục xức tro lên trán bổn đạo trong thánh lễ và/hoặc nghi-thức xức tro vẫn không kéo dài nghi thức này cách quá mức.

Từ câu chuyện “xức tro”, hôn chân Thánh Giá và nhiều nữa, Giáo Hội Công Giáo đi dần vào các hình thức bên ngoài bày tỏ lòng sám hối, quay về với Đạo. Thế nhưng, Đạo đích thực có là những hình thức bên ngoài như thế không? Đạo giáo thời nay có gì đổi thay hoặc biến cải theo hướng nội tâm, thâm sâu khiến người đi Đạo hướng về đời sống tâm linh, nguyện cầu đích thực? Hỏi, tức đã trả lời phần nào cho vấn đề ta đặc ra.

Đạo đích thực, thường khác hẳn lối sống Đạo hoặc đi Đạo còn thấy ở nhiều đấng bậc, nhiều người vẫn phản ánh qua nhiều hiện tượng. Một trong những hiện-tượng thấy rõ nhất, là câu chuyện về tình huống “Lạc Đạo” ở một vài nơi như sau:

Một tổng giám mục "bị kỷ luật” vì gọi ĐTC Phanxicô là “lạc đạo”.
Đức Tổng Giám Mục Jan Paweł Lenga, 69 tuổi từng là Tổng Giám Mục Giáo Phận Karaganda ở Kazakhstan, đã bị “treo chén” và cấm phát biểu trước cơ quan ngôn luận. Biện pháp kỷ luật đã được Giáo Phận Włocławek ở miền trung Ba Lan áp đặt. Đó là nơi mà cựu Tổng Giám Mục nghỉ hưu sau khi phục vụ tại Kazakhstan. Tuy nhiên ngay sau đó, Đức Tổng Giám Mục Lenga đã thách thức bằng cách xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn với đài Truyền Hình WRealu24.tv, mà qua đó, ngài tuyên bố sẽ tiếp tục “nói ngay nói thẳng”.

Trong khi đó, cha Artur Niemira, chưởng ấn Giáo Phận Włocławek cho cơ quan truyền thông Công Giáo Ba Lan KAI hay rằng Đức Giám Mục địa phương Wiesław Mering quyết định áp đặt biện pháp kỷ luật nhằm tránh việc gây “gương mù gương xấu” cho giáo dân và biện pháp kỷ luật sẽ còn hiệu lực cho đến khi Toà Thánh có ý kiến về việc này.

Trong quá khứ, Đức Tổng Giám Mục Lenga đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô và gọi ngài là “lạc đạo và biển lận”. Hồi tháng giêng, việc Đức Tổng Giám Mục xuất hiện trên đài truyền hình Ba Lan đã bị Hội Đồng Giám Mục Ba Lan chỉ trích. Cha Paweł Rytel-Andrianik, phát ngôn viên của Hội Đồng cho biết “Đức Tổng Giám Mục Lenga không phải là một thành viên trong Hội Đồng vì thế phát biểu của Đức Tổng không được coi là quan điểm và lập trường của Hội Đồng”.

Vào tháng 6 năm 2019, Đức Tổng Giám Mục Lenga có tên trong số những người ký vào Bản Tuyên Ngôn Sự Thật gồm 40 điểm với mục đích phanh phui những “sai lầm phổ thông nhất trong đời sống Giáo Hội thời nay” và tái khẳng định những giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến Bí Tích Thánh Thể, hôn phối và tình trạng độc thân của giáo sĩ.

Đức Tổng Giám Mục Jan Paweł Lenga sinh năm 1950 tại một nơi mà nay thuộc lãnh thổ Ukraine. Ngài được phong chức linh mục “chui” vì lúc đó giáo Hội Công Giáo bị chế độ cộng sản bắt bớ. Ngài thuộc Dòng Marian Fathers và được bổ nhiệm làm giám quản Kazakhstan năm 1991, là năm mà Kazakhstan ly khai với Liên Bang Xô Viết để dành độc lập. Năm 1998, ngài được bổ nhiệm là Tổng Giám Mục Karaganda cho đến năm 2011 ngài xin nghỉ hưu vì lý do sức khoẻ. (Vũ Nhuận chuyển ngữ từ Nguồn: catholicnewsagency)        

Chuyện đi Đạo và giữ Đạo cho đúng, vẫn là chuyện ngàn đời, ở trong Đạo. Chuyện sống đúng đắn theo tính cách của “Đạo làm người” càng là chuyện nghe quen, được diễn tả qua truyện kể như bên dưới:

“Anna là một người mẹ đơn thân, công việc hiện tại của cô là làm nhân viên phục vụ tại một tiệm ăn nhỏ trong thành phố.

Cô có một cậu con trai 10 tuổi rất thông minh và ngoan ngoãn, cậu bé luôn đi theo mẹ đến chỗ làm và ngồi yên một chỗ, đợi mẹ làm việc xong và cùng nhau trở về nhà.

Cuộc sống của Anna không đầy đủ hay dư dả, nhưng cô luôn nỗ lực hết sức để đem đến cho con trai những điều tốt nhất và làm tròn bổn phận của một người mẹ.

Một ngày nọ khi đang đi làm, Anna vì mệt mỏi nên đã vô tình làm bể một chiếc ly và điều đó khiến cô bị quản lý la mắng và cằn nhằn suốt một buổi. Sự mệt mỏi cộng thêm với áp lực công việc, trong ca làm ngày hôm đó, Anna đã không hề nở nụ cười và quan tâm gì đến cậu con trai đang ngồi yên một góc của nó.

Khi ca làm sắp sửa kết thúc, Anna gạt mồ hôi trên trán rồi nhanh chóng hoàn thành các công việc còn lại. Khi cô đang kéo những chiếc ghế vào đúng vị trí, cậu con trai của cô tiến lại gần và kéo vạt váy của mẹ:

– Mẹ ơi, con muốn ăn kem.

– Mẹ sắp xong rồi, một lát nữa mẹ sẽ đưa con đi ăn.

Anna nói rồi tiếp tục hoàn thành công việc của mình.

Thế nhưng cậu bé có vẻ không đủ kiên nhẫn, liên tục đi theo mẹ và lặp đi lặp lại mong ước của mình:

            - Con muốn ăn kem ngay bây giờ cơ.

Sự bực bội của Anna đột ngột bùng phát, cô quay lại nhìn con và quát:

– Mẹ đã nói là đợi một lát rồi cơ mà!

Giọng của Anna có hơi to, khi ý thức lại được hành động của mình, cô liền nhìn xung quanh và gập người xin lỗi những vị khách trong quán ăn. Đôi mắt Anna chợt dừng lại khi thấy ở bàn ăn số 8 có một gia đình đang ăn uống vui vẻ, trong gia đình đó có một cô bé xinh xắn đang ăn một cây kem thật ngon. Cô chợt nhận ra rằng có lẽ vì nhìn thấy cô bé đó ăn kem mà con trai của cô mới mất kiên nhẫn như thế.

Anna ngồi thấp xuống, xoa đầu cậu con trai và dịu giọng nói:

– Mẹ xin lỗi vì đã mắng con. Nhưng mẹ sắp làm xong việc rồi, làm xong thì mẹ sẽ đưa con đi ăn ngay nhé.

Cậu bé gạt nước mắt, hôn chụt lên má mẹ rồi ngoan ngoãn ngồi yên tại một chiếc ghế gần đó.

Khoảng ba mươi phút sau, vị khách cuối cùng trong tiệm ăn gọi tính tiền. Khi người khách rời đi, Anna mới đem hóa đơn trở về. Khi mở tờ hóa đơn ra, cô đã vô cùng ngạc nhiên khi biết vị khách vừa rồi đã tip cho cô đến tận 100 đô la.

Trong tờ hóa đơn, vị khách đó còn để lại một vài dòng chữ nắn nót:

“Cuộc đời này thật ngắn ngủi. Người bố thương yêu nhất của tôi vừa mất vào đêm ngày hôm qua.

Vì thế, tôi mong cô có thể tận hưởng đêm nay một cách thật vui vẻ và hạnh phúc với người mà cô yêu thương nhất.
Hai mẹ con cô cùng nhau đi ăn kem có lẽ là một ý kiến không tồi, phải không?

Cuộc đời này, thực sự ngắn ngủi lắm…”.

Sau khi đọc xong những giòng chữ mà vị khách lạ để lại, mọi mệt mỏi của Anna dường như tan biến đi và nước mắt cô cũng bắt đầu tuôn rơi. Cậu con trai của Anna lập tức chạy lại ôm mẹ và liên tục nói:

– Mẹ ơi mẹ sao thế, mẹ đừng khóc nữa. Con không đòi ăn kem nữa mẹ ạ.

Anna hôn lên trán cậu con trai của mình:

– Mẹ không sao hết. Mẹ cũng xong việc rồi, giờ chúng ta sẽ đi ăn kem nhé. Hôm nay mẹ sẽ cho Ben ăn kem thỏa thích luôn.

Nói rồi Anna nhanh chóng thu dọn đồ đạc, rời khỏi tiệm ăn rồi đưa cậu con trai của mình đến cửa hàng kem mà cậu bé yêu thích. Cô cảm thấy rất hạnh phúc khi câu chuyện cổ tích đời thường lại có thể xảy đến với mình.

Trên quãng đường đến cửa hàng kem, tiếng cười của Anna và con trai cô như đã ngân vang khắp thành phố. Anna rất biết ơn vị khách lạ nọ đã giúp đỡ cô và luôn tin rằng những điều kỳ diệu luôn có thể xảy ra trong cuộc sống này.

Tóm lại, cuộc đời này, thực sự ngắn ngủi lắm… Hãy yêu, hãy thương những người thân yêu trong cuộc đời ta khi ta còn có thể.” (Truyện kể rút từ facebook Bao Nguyen Quang)

Truyện kể rút từ đâu đó, nơi nào cũng đều là những câu truyện để kể, buồn nhiều hơn vui; hoặc vui chẳng được bao nhiêu đã thấy buồn. Thôi thì, vui buồn nhiều/ít vẫn là sự thể ở cuộc đời mình và đời người. Biết thế rồi, để nhắn nhủ nhau những câu như:

            Thôi em đừng khóc nữa làm gì
Kỷ niệm sầu ân tình cũ xa xưa
Thôi em đừng khóc,
Em đừng khóc, đừng khóc nữa giọt lệ sầu
Làm sao xóa hết tâm tư.
Thôi em đừng tới nữa làm gì
Đừng để lòng se lại khúc yêu đương.
Thôi em đừng tiếc!
Em đừng tiếc, đừng tiếc nữa.
Đừng đ lòng anh trở lại kiếp u buồn.
Ôi, cuộc đời đầy phong ba giữa lòng người.
Lệ sầu chia ly buồn tê tái.

Ly rượu này, đầy thương đau tấm hình hài.
Thu man mác buồn mùa thu ơi!
Thôi em đừng nhắc nữa làm gì
Từng nẻo đường, in hình bóng chung đôi.

Thôi em đừng nhớ!
Em đừng nhớ nữa, chuyện của mình.
Kiếp nay đành lỡ duyên rồi.
Thôi! Đđôi bờ vai đừng rung động
đã hết rồi còn khóc nữa chi em.”
(Nhạc: Y Vân – Lời: Nguyễn Long - bđd)

Nhắn nhau bằng nhiều câu nói hay lời khuyên như thế cũng chỉ để mời nhau, ta trở về với Lời vàng Đấng Thánh Hiền, cũng nhắn và nhủ như sau”:

            “Thiên thần hỏi bà: "Này bà, sao bà khóc?"
Bà thưa: "Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi,
và tôi không biết họ để Người ở đâu!"
Nói xong, bà quay lại và thấy Đức Giêsu đứng đó,
nhưng bà không biết là Đức Giêsu.
Đức Giêsu nói với bà:
"Này bà, sao bà khóc? Bà tìm ai?"
Bà Maria tưởng là người làm vườn, liền nói:
"Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi,
thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu,
tôi sẽ đem Người về."
(Gioan 20: 13-18)

Trích dẫn Tin Mừng như thế, còn để hỏi nhau rằng: “Giả như hôm nay, người ta đã (để) mất Chúa của tôi rồi”, thì mọi người có tìm ra được câu đáp trả nào đích đáng không?

Hỏi, tức đã trả lời rồi. Dù, câu đáp trả, chả ra làm sao hết!

Trần Ngọc Mười Hai
Nhiều lúc cũng chỉ hỏi/chỉ viết cho có
chứ đâu dám đưa ra câu đáp nào có ý nghĩa.
Vì đó, là cuộc đời
của bạn,
của tôi,
của mọi người.


Thursday, 19 March 2020

“Đoàn người tưng bừng về trong sương gió”


Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 3 Mùa Chay năm A 080320

“Đoàn người tưng bừng về trong sương gió”
Hồn như đám mây trắng lững lờ
Giang hồ không bờ không bến
Đẹp như kiếp BôHêMiên”
(Lê Vỵ – Con Đường Vui)
(Rôma 12: 9-12)

“Con Đường Vui” nghe rất vui và rất đã do nhóm hợp ca của Hát Cho Nhau tập dượt để ra mắt với chủ đề “Jazzy Tiền Chiến”, để mọi người vẫn nhìn thấy ‘con đường vui’ dù đang đang có dịch Corona. Và phải chăng, đây cũng là là con dường đời ta đi tới? Hoặc, con đường nhỏ nghe nhiều dư âm, bao lời ca … yêu dấu? Từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, những lời ca vui sung sướng vẫn được rao truyền “trên mái nhà” của mọi người, như Tin Mừng Lời Chúa còn đoan quyết mãi thôi. Lời đoan quyết, là đoan và quyết được rằng:

“Anh em hãy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều lành;
Hãy thương mến nhau với tình huynh đệ,
coi người khác trọng hơn mình;
nhiệt thành, không trễ nải;
lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa.

Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng,
cứ kiên nhẫn gặp lúc gian truân,
và chuyên cần nguyện cầu…”
(Rôma 12: 9-12)

Lời nhủ khuyên “vui tươi” như thế vẫn là lời vàng ngọc mang nhiều âm vang thượng thừa như ca-từ còn hát tiếp:   

“Đoàn ta, vui bước trên đường mưa gió về
Còn nghe vang dư âm bao lời ca âu yếm
Đoàn ta tai lắng nghe hồn chinh chiến về
Đường xa, đi chưa quên bao thù xưa.

Ánh dương lên
Một đoàn thanh niên
Giục nhau đi từ khi nắng sớm
Lúc gió chiều về trong tiếng tiêu
Bóng ai còn in trên dường dài.

Đoàn người đi vượt rừng qua núi
Bước chân vui qua miền xa xôi
Kìa là đoàn người Việt Nam gieo thắm tươi.

Đoàn ta, vui bước trên đường mưa gió về
Còn nghe vang dư âm bao lời ca âu yếm
Đoàn ta tai lắng nghe hồn chinh chiến về
Đường xa, đi chưa quên bao thù xưa…”
(Lê Vỵ - bđd)


Quả là như thế. Đường đời, của mọi người đều thế cả. Tức có nghĩa: cũng “Giang hồ không bến, đẹp muôn kiếp” đấy thôi.    

Nhà Đạo mình, tuy không thấy kiếp “Bô-hê-miên” hoặc gì đó như mọi người dự tưởng, nhưng cũng là kiếp người đầy niềm vui như đấng bậc vị vọng từng xác quyết, ở bài sẻ chia bên dưới:

            “Sẻ và chia, là những san sẻ để chia cho nhau những lời rằng:
Tin Mừng của Chúa lâu nay dạy ta biết sống sao cho ra sống. Sống, giống như người đã được chữa lành rồi còn phục vụ. Sống, biết san sẻ mọi của cải vật chất cũng như tinh thần mình sẵn có, để rồi còn phục vụ hết mọi người. Bới, phục-vụ chính là niềm phúc hạnh, là tình thương yêu Chúa vẫn dạy mọi người thực hiện trong đời mình.

Sống phục vụ, là sống có ý-nghĩa. Sống có giờ nguyện cầu, suy tư và gần gũi Chú aqua mọi người. Sống như thế, mới có giờ để sẻ san mọi lời nói cũng như hành động với mọi người. Có sống như thế, người người mới có thể dựng xây, chữa lành và hòa gia3ihe61t muôn người. Sống như thế, là biết trăn trở, định hướng và chan hòa niềm vui nỗi buồn với người khác ở đây, nơi đó. Hết mọi thời.” (Đúc kết lời chia sẻ của các đấng bậc bấy lâu nay)
  
Cuối cùng thì, chia sẻ với nhau và cho nhau, là gửi đến và cho đi “niềm vui lớn” của mọi thời, như lời người kể câu truyện kể mang đầu đề “Mùa hè của cô bé mất gốc bên dưới:

Hà thắc mắc sao con trai Việt Nam thích ngụy trang tình cảm dưới lốt anh em làm gì.
Năm nay thời tiết thất thường, mới đầu hè trời đã trở nóng hầm hập suốt ngày. Grenoble nằm giữa những ngọn núi nên mùa đông cực lạnh và mùa hè thì phỏng da. Hà một mình vắt cái khăn tắm trên vai đi bộ đến hồ bơi. Tóc nó thắt thành hai bím làm khuôn mặt mười sáu nhìn như con nít Tây mười tuổi.

Vóc dáng trẻ thơ nhưng bạn bè ít ai biết Hà là đứa khổ tâm. Ba Hà vừa la mắng nó vì tội nói tiếng Việt sai be bét và lầm lì không chịu nói chuyện với bà nội. Hà không hiểu tại sao ba nó nổi giận khi nó trả lời: "Con vừa giặt tay cho bà xong". Ba cho nó là đồ mất gốc.

Hồ bơi đông nghịt người. Lớp đang vùng vẫy trong làn nước mát, lớp nằm xếp cá mòi trên bờ phơi nắng để có làn da nâu. Hà leo lên cầu nhún, nó dậm chân lấy đà cho cú rơi tự do vào lòng nước xanh lơ.

Lúc nghe tiếng "chủm", Hà mơ hồ mình vừa đè lên vật gì đó. Một anh chàng trồi lên ho sặc sụa. Hà biết mình suýt gây ra "án mạng" nên búng chân trườn xuống nước mất dạng. Nhưng đã trễ, nạn nhân chết hụt kịp nhìn thấy hai bím tóc màu đen nổi bật.

Sáng hôm sau Hà lại một mình vắt khăn trên vai đến hồ bơi. Bạn bè nó theo gia đình xuống miền Nam tắm biển hay du lịch nước ngoài hết cả. Con nhỏ Natalie đi Việt Nam. Nó hứa khi nào về sẽ đem cho cô bạn gốc Việt chưa một lần đặt chân lên dải đất này thật nhiều quà của xứ sở nhiệt đới.

Tụi bạn Tây rất yêu mến Hà vì nó sống động, học giỏi và thích thể thao. Tụi nó đặc biệt kết cái tên ngộ nghĩnh của Hà. Tên nó nghĩa là dòng sông nhưng khi phát âm theo tiếng Pháp tụi Tây không đọc chữ "H". Nhỏ Natalie nói: "Mỗi lần tao gọi mày từ xa, người ta tưởng ai đánh tao đau lắm vì cứ là kéo dài "A! A! A!". Bản thân Hà mỗi khi có kẻ nào la "A!", theo phản xạ nó quay lại vì tưởng có người gọi.

Đi học vui như thế nhưng về đến nhà Hà là một người ít nói, lơ đãng và ngơ ngác. Ba nó không biết tiếng Pháp ngoài mấy câu chào xã giao. Mẹ nó thì biết đếm để xài tiền nhưng khi coi truyền hình thì chỉ đoán già đoán non. Lúc Hà còn nhỏ, mỗi lần cần làm giấy tờ ba mẹ nó phải chạy vạy nhờ những bác Việt Kiều có học. Mấy năm nay đến phiên Hà phải giúp lại những người Việt sống không hòa nhập được vào xã hội bên này.

Tuy ngầm hãnh diện về tiếng Pháp của Hà nhưng ba mẹ nó luôn hổ thẹn về tiếng Việt của nó. Tình hình trở nên căng thẳng khi bà nội từ Việt Nam sang sáu tháng nay. Bà thủ thỉ đủ chuyện với Hà mà nó cứ lặng yên vô cảm khiến bà giận, bệnh tim tái phát. Hà thấy ngột ngạt nên tìm tối đa các lý do để được ở bên ngoài.

Nước mát làm cho Hà dễ chịu, nó lại vừa bị ba la tội lầm lì và không thân thiện với bà nội. Hà bơi hùng hục mấy vòng hồ mới dừng lại nghỉ

"Cô bơi giỏi quá". Một giọng nói vang lên sau lưng làm Hà giật mình. Anh chàng người Châu Á, chất giọng còn lơ lớ của người không sinh ra ở đây. Không hiểu sao Hà lại không thích những ai mắt đen, da vàng, mũi tẹt như nó. Natalie gọi đó là một mặc cảm trong tiềm thức, khó giải thích được. Hà lịch sự nói "cảm ơn" rồi búng chân lao vút đi.

Nhưng hôm sau rồi hôm sau nữa, suốt một tuần lễ, ngày nào đi bơi nó cũng bị gã trai Châu Á bám theo lân la làm quen. Nó dừng lại ở mức độ chào hỏi rồi vội vàng lặn mất tăm xuống lòng hồ sâu. Anh chàng đó bơi không siêu nên nên hay đứng xớ rớ chỗ nước cạn cùng đám trẻ con lau nhau. Anh ta phô thân hình không được cường tráng của người ít vật động. Hà cười thầm: "Đến đây để tắm chứ bơi cái gì!".

Bà nội thèm trái cây Việt Nam nên sai Hà ra siêu thị đầu phố mua ít loại. Bà dặn: "Nếu sầu riêng không quá mắc mua cho nội một trái". Hà nhăn mặt như đã nghe cái mùi khó chịu đó. Lần nào bà nội ăn nó cũng trốn vào toilette. Mỗi lần như vậy ba nó lại bực mình và gia đình lại xào xáo. Hà công nhận đó là một mùi đặc biệt, người thì thấy thơm lừng, kẻ bịt mũi buồn nôn. Còn frômage camembert Hà thích lại làm cả nhà nó lợm giọng chê là mùi... xác chết. Ba nó cấm tiệt không cho tha về nhà bất kỳ loại frômage nào trừ "con bò cười".

Hà thấy mình luôn bị chèn ép. Hà đến quầy trái cây nhiệt đới, sầu riêng đang khuyến mãi nhưng chắc chỉ nên mua thanh long thôi...
- Chào cô!

Hà ngơ ngác nhìn một anh chàng tóc đen trông quen quen. Nó đưa tay đẩy gọng kính suy nghĩ.

- Cô không nhớ tôi sao? Anh thanh niên nhỏ nhẹ:
- Ngày nào ở hồ bơi chúng ta cũng gặp nhau.
- À! Hà la lên ngạc nhiên. Thì ra là anh mấy bữa trước anh không mặc quần áo nên hôm nay nhìn khác quá!

Mấy người mua hàng đang đứng trong bán kính mười mét đều quay nhìn tò mò kẻ "mấy bữa trước không mặc quần áo gì". Hà biết mình "hố", anh chàng đỏ mặt lúng búng không nên lời. Hà vơ vội vài trái thanh long rồi nhanh chân chuồn ra quầy thu ngân. Giá đang ở hồ bơi nó đã tàng hình vào làn nước. Lần này anh chàng có vẻ quyết tâm làm quen nên đón đường nó trước cửa siêu thị.
- Cô người gốc nước nào vậy?
- Anh hỏi chi?
- Cùng là người Châu Á, tôi hy vọng chúng ta đồng hương. Tôi đến từ Việt Nam từ mùa thu năm ngoái để du học...
- Tôi quốc tịch Pháp, nhưng ba mẹ tôi người Việt!

Hà thấy rõ nét mặt vui mừng của anh sinh viên. Anh ta gần như đã nhảy lên vì không thất vọng. Trông anh thành thật đến tội nghiệp.
- Chúng ta nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt nhé! - Vừa đề nghị anh liền thực hiện ngay
- Anh thèm nói tiếng mẹ đẻ quá!

Hà vẫn dùng tiếng Pháp, đối với nó đây mới là tiếng mẹ đẻ, nó cho anh sinh viên biết mình sinh ra ở đây nên không có khả năng trao đổi với anh bằng tiếng Việt nhưng nếu anh muốn nó sẽ giới thiệu... bà nội nó cho anh.
- Được! Nhà gần đây không? - Vẫn nói tiếng Việt với Hà, anh sinh viên hồ hởi - Anh tên Hải. Em tên gì? Có tên Việt không?

Hà dẫn Hải về giao phó cho bà nội. Hai người nhớ tiếng Việt cùng nhau nói không hết chuyện. Mẹ Hà đi làm phụ bếp ở nhà hàng về đem theo mấy món đồ xào ế bà chủ cho.

Anh Hải được mời ở lại ăn cơm. Anh ăn cật lực làm Hà nấu thêm cơm cho ba nó khuya đi làm ca về. Bà nội hài lòng nghe anh kể từ tám tháng nay chỉ lo học bù đầu làm luận án thạc sĩ nên không có thời giờ để giao tiếp với ai. Thèm món ăn Việt Nam, nhớ tiếng Việt và muốn tìm Việt kiều làm quen nhưng chưa có dịp.

Đến mười giờ, ba Hà đi làm về mà Hải vẫn chưa chịu từ giã. Mới nhìn qua mà ba Hà có cảm tình với anh sinh viên cao học ngay. Ba nói có một đề nghị làm Hà rụng rời:
- Ngay ngày mai cháu đến dạy tiếng Việt cho con nhỏ này. Cháu vừa biết tiếng Pháp vừa rành tiếng Việt dạy nó sẽ dễ. Sẵn ký túc xá hè đóng cửa để sửa chữa cháu cứ đến nhà bác ở, khỏi thuê chỗ khác làm gì mắc công!

Buổi học đầu tiên làm Hà lo sợ. Không phải nó ngán ông thầy từ trên trời rơi xuống mà sợ ba nó làm to chuyện nếu nó học không tốt.
- Em phải chịu khó nói tiếng Việt - anh Hải mào đầu. Anh biết em hiểu hết nhưng ngại nói vì sợ sai.

Hà bực bội đưa tay sửa gọng kính. Và như thói quen, những lúc thế này tự dưng nó... buồn tiểu. Hà đứng dậy dợm bước.
- Em đi đâu?
- Tôi muốn đi toilette - Hà cương quyết nói bằng tiếng Pháp.
- Nói tiếng Việt xem nào! Nếu không tôi không cho đi.
- Con muốn đi đái!

Ông thầy bật cười ngặt nghẽo làm Hà ngơ ngác nhưng nhịn không nổi. Nó vụt chạy đi. Lúc trở vào phòng học vẫn thấy thầy ôm bụng cười khùng khục.
- Tại sao anh cười! Hà khó chịu hỏi bằng tiếng Pháp, lần nào tôi nói tiếng Việt cũng có người cười hoặc tức giận.
- Sao em lại xưng "con" với anh? Lại còn nói "đi đái", nghe không hợp với một cô bé đeo kính cận sáng láng.

Bà nội ở phòng bên nghe ồn ào bèn sang giải quyết. Thầy vỡ lẽ, thì ra Hà chỉ hay gặp người Việt lớn tuổi nên có thói quen xưng "con", với tụi trẻ đồng trang lứa nó dùng tiếng Pháp nói chuyện với nhau cho nhanh. Còn từ "đi đái", quả thật hồi bé thỉnh thoảng ba vẫn gọi nó dậy "đi đái" mà!

Thầy biết dạy thế này gay go rất nhiều lần làm gia sư ở Việt Nam. Phải đổi phương pháp, không nên nóng vội, tốt nhất nên thân thiệt với họ trò "mất gốc" đã.

Thế là anh nói tiếng Pháp với Hà, đề nghị nó hãy tâm sự về mình để hai người thông hiểu nhau phần nào. Biết nó cũng thật sự muốn giỏi tiếng Việt để làm vui lòng cả nhà nhưng ba nó tánh cộc cằn chỉ thích lớn tiếng mỗi khi nó nói sai, anh Hải tội nghiệp cầm tay nó an ủi. Anh nói mình thông cảm cho hoàn cảnh những đứa trẻ bị hai nền văn hóa xâu xé như Hà.

Anh sẽ hết lòng giúp nó, miễn nó coi anh như một người bạn tốt. Những ngày hôm sau tình hình khả quan hơn, học trò đã chịu mở miệng nói chút chút. Nghe Hà ngọng nghịu, giọng lơ lớ, mặt hồi hộp sợ sai thầy vừa nén cười vừa cay mắt. Nhưng khi hai anh em vừa ra khỏi nhà để đến hồ bơi Hà trở nên tự tin và nói tiếng Pháp không cần xin phép. Anh Hải có vẻ thất vọng, thì ra học trò sợ phụ huynh hơn là thầy. Hà cười, hù dọa anh bằng tiếng Việt "ba rọi" của mình:

- "Toa" mà nói lại với ba con, con sẽ đè "toa" xuống đáy hồ đến lúc có những hột nước đi lên cho "toa" chết luôn!
- Em chứ không phải con, bong bóng nổi lên chứ không phải hột nước đi lên! Gọi bằng "anh" chứ không được "toa"...
Học trò không thèm nghe, nó đã búng chân lao vút đi trong làn nước mát để thầy đứng xớ rớ chỗ cạn với đám con nít ồn ào.

Thấy lố bịch với cô em Việt kiều, anh chàng lần lần vịn thành hồ tiến ra chỗ sâu. Một lực kéo bất ngờ làm hai "ống sậy" của gia sư nhấc bổng lên. Uống lưng bụng nước chàng sinh viên dở thể thao được Hà kéo vào.
- Em định ám sát tôi để khỏi phải học tiếng Việt nữa phải không? - Nạn nhân tức giận ho sặc sụa - Lần đầu tiên gặp em đã từ trên cầu phi thân đè tôi xuống đáy cầu một lần rồi.

Ngày mai ba Hà lái xe đưa anh Hải ra phi trường Lyon. Anh hứa vài năm sau lại sang để làm luận án tiến sĩ. Khi đó chắc Hà đã nói tiếng Việt rất giỏi và không cần gia sư nữa. Hà biết anh nói thế để khuyến khích chứ nó còn trật nhiều lắm. Mới hồi hôm qua thôi khi bà nội kể chuyện những tên tội phạm mua chuộc cảnh sát, nó thắc mắc: "Sao tụi nó phải mua con chuột của cảnh sát làm gì?"

Ba Hà dạo này bớt cục tính, ông nghe lời anh Hải chịu khó học tiếng Pháp. Bởi thật bất công khi trách con gái mất gốc trong khi bản thân mình không hòa nhập được vào xã hội mới sau gần hai năm sinh sống.

Đang ăn tiệc tiễn anh Hải về Việt Nam, mẹ Hà làm bể cái chén gây tiếng động trong nhà bếp, nó vào phòng ăn kể với cả nhà: "Cái chén té từ trên bàn xuống" làm thầy xấu hổ đỏ mặt.

Anh kéo nó ra sân sau trao một món quà nhỏ. Con gấu mập ú ôm trái tim đỏ thật dễ thương.
- Đây là tim của anh, tấm lòng của một người anh dành cho đứa em mình - Anh Hải lí nhí.

Hà thắc mắc sao con trai Việt Nam thích ngụy trang tình cảm dưới lốt anh em làm gì...
- Nhớ đừng có phát âm sai chữ tim thành...
- Biết rồi - Hà đỏ mặt nhớ lần nó kể bà nội bị bệnh "đau chim" làm anh Hải há hốc nhìn nó kinh ngạc. Sau khi cả hai hiểu ra, bật cười đau bụng, đến phiên bà nổi giận hai ngày.
- Sáng mai em đi học lại, con Natalie phone nói đem từ Việt Nam qua cho em một cái nón lá...

Đêm trở lạnh, những cơn gió mùa thu đã đến đem những chiếc lá vàng đầu tiên lìa cành. Hà nói giọng nuối tiếc một câu tiếng Việt văn chương đến mức làm thầy phải giật mình: "Mùa hè đáng nhớ đã trôi qua...".


Thế đó còn là tình-tự của những người sống trong đời, vẫn rất nhiều. Nhà Đạo ở khắp nơi, lại cũng không thiếu những người buồn nhiều hơn vui mỗi khi tiến bước lên đường, như ca-từ còn kể tiếp ở bên dưới:   

“Nào cùng lên đường lòng không vương vấn
Giờ đây khi xuân ấm chan hoà,
Lòng người tưng bừng vui đón
Mùa xanh thắm tươi huy hoàng.

Nắng trong vườn, nhảy đùa vờn hoa
Này du dương đàn chim đua hót
Gió qua cành còn vương khúc ca
Đâu đây niềm hân hoan tràn đầy
Đời quanh ta nồng nàn hương ý
Chúng ta hoà linh hồn thanh khí

Dùng tài làm cho muôn đời vui sướng hơn!
Nghệ sĩ! xuân mới đem đời tươi sáng về
Này nghe tương lai reo vang lời thơ ma tuý.
Nghệ sĩ! hăng hái vung niềm tin bốn bề
Cầm tay vui say sưa ta cùng ca...
(Lê Vỵ - bđd)

“Cầm tay vui say sưa ta cùng ca...” có thể và cũng sẽ là câu ca suốt một đời người của bạn, của tôi và của tất cả mọi người trong đó có ta.

            Trần Ngọc Mười Hai
            Mong sẽ cùng với mỗi người và mọi người
mang niềm vui đến với muôn người.