Monday, 23 March 2020
“Thôi em đừng khóc nữa làm gì”
Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 4 Mùa Chay năm A 150320
“Thôi em đừng khóc nữa
làm gì”
Kỷ niệm sầu
ân tình cũ xa xưa
Thôi em đừng
khóc,
Em đừng
khóc, đừng khóc nữa giọt lệ sầu
Làm sao
xóa hết tâm tư.”
(Nhạc:
Y Vân – Lời: Nguyễn Long: Em Đừng
Khóc)
(Gioan
20: 13-18)
Thật
rất đúng. Khóc nữa, mà làm gì khi cuộc đời của em, của anh và của mọi người vẫn
cứ thế. Vẫn cứ vui buồn lẫn lộn, đâu có khác? Thế nhưng, thời sự hôm nay lại đã
thấy nhiều đấng bậc cũng từng khóc như trường hợp nghệ sĩ nhà ta lại cứ rên la
với ca-từ thật da diết. Da diết, với những lời lẽ rất chia phôi khi nạn dịch
Corona vi-rút tàn phá dân gian, mà rằng:
“Thôi em đừng tới nữa làm gì…
Đừng để lòng se lại
khúc yêu đương.
Thôi em đừng tiếc!
Em đừng tiếc, đừng
tiếc nữa.
Đừng để lòng anh trở lại kiếp u buồn.
Ôi, cuộc đời đầy
phong ba giữa lòng người.
Lệ sầu chia ly buồn
tê tái.
Ly rượu này, đầy thương đau tấm hình hài.
Thu man mác buồn mùa thu ơi!
Thôi em đừng nhắc
nữa làm gì…
Từng nẻo đường, in hình bóng chung đôi.
Thôi em đừng nhớ!
Em đừng nhớ nữa, chuyện của mình.
Kiếp nay đành lỡ
duyên rồi.
Thôi!
Đđôi bờ vai đừng
rung động…
đã hết rồi còn khóc nữa chi em.
(Nhạc:
Y Vân – Lời: Nguyễn Long - bđd)
Áp dụng
lời khuyên ấy, chí ít vào lúc này tức: là khi dịch bệnh do virút Corona cứ thế
tàn phá nhiều con bệnh, lan tràn khắp nơi trên thế giới.
Dịch
bệnh Corona virút mấy hôm nay, lại đã khiến bà con thiên-hạ ưu-tư suy nghĩ rất
nhiều điều. Toàn những điều ai oán, khổ đau sầu buồn đến chết được. Trong nhà
ngoài ngõ, cứ “rộn rã” đến hãi sợ. Nhà Đạo mình, lại cũng ưu-tư sầu buồn đến
não nuột; khiến bà con anh em, nhiều đấng bậc lại cứ liên tưởng đến ý-tưởng làm
nền ở mùa chay kiêng/tụng niệm, hầu nguyện-cầu cho mình và cho người ở mọi nơi.
Trong
số các ý-kiến về nguyện cầu, có đấng bậc ở Úc lại đã đề ra một số vấn nạn có hỏi/đáp
giữa giáo dân và linh-mục với lời lẽ như sau.
Lời
lẽ, là những lời thưa gửi vốn hỏi rằng:
“Thưa
Cha, Giáo xứ con ở, lâu nay vẫn có giáo-dân bước lên cung thánh giúp cha xứ ban
phát tro tàn xức lên trán bạn đạo, cũng tự nhiên như không. Theo cha, điều ấy
có được phép làm thoải-mái hay không? Và thêm nữa, phải chăng Giáo hội lâu nay đã
khởi-đầu mùa Chay tịnh bằng việc vấy tro lên đầu người dự lễ như thế sao? Phải
chăng điều này chỉ mới xảy ra đây thôi? Thế thì, bạn đạo ở nơi khác cũng thờ lạy
một Chúa Trời, có thực-hiện những động-tác tương-tự thế không, xin cho biết.” (Vấn nạn từ một giáo dân đưa lên báo
hôm rồi).
Và, một
khi đã đưa lên báo, tức công-khai vấn-nạn rồi thì câu trả lời lại sẽ dài giòng
như sau:
“Trả
lời cho câu đầu của Anh/chị, tôi thấy không có gì sai trái qua sự việc giáo-dân
phụ đỡ linh mục chủ-tế ban phát tro tàn xức lên đầu giáo dân, ngày Lễ Tro, chỗ
nào hết.
Sách
Lễ Rôma có tên là “Sách Lễ Misa” không nói nhiều về các Nghi Thức trong Đạo,
nhưng “Sách Nghi Thức Lễ Lạy” lại đề-cập thể-thức chúc lành và xức tro lên trán
ngoài Thánh Lễ, trong đó nêu rõ những điều sau đây:
“Nghi
thức này phải do linh mục hoặc vị phó tế là giáo dân, chủ-trì việc đánh giấu “thập”
bằng tro lên trán người dân tham dự lễ ấy. Tuy thế, Sách Dẫn lại cũng nói: việc
xức tro tàn lên trán giáo-dân chỉ dành riêng cho linh-mục hoặc các vị phó-tế chủ-trì
buổi lễ, thôi.” (Xem
Sđd đoạn 1659)
Cũng
từ đó, xem ra việc giáo-dân phụ-đỡ linh mục xức tro lên trán bổn đạo trong
thánh lễ và/hoặc nghi-thức xức tro vẫn không kéo dài nghi thức này cách quá mức.
Từ
câu chuyện “xức tro”, hôn chân Thánh Giá và nhiều nữa, Giáo Hội Công Giáo đi dần
vào các hình thức bên ngoài bày tỏ lòng sám hối, quay về với Đạo. Thế nhưng, Đạo
đích thực có là những hình thức bên ngoài như thế không? Đạo giáo thời nay có
gì đổi thay hoặc biến cải theo hướng nội tâm, thâm sâu khiến người đi Đạo hướng
về đời sống tâm linh, nguyện cầu đích thực? Hỏi, tức đã trả lời phần nào cho vấn
đề ta đặc ra.
Đạo
đích thực, thường khác hẳn lối sống Đạo hoặc đi Đạo còn thấy ở nhiều đấng bậc,
nhiều người vẫn phản ánh qua nhiều hiện tượng. Một trong những hiện-tượng thấy
rõ nhất, là câu chuyện về tình huống “Lạc Đạo” ở một vài nơi như sau:
Một tổng giám mục "bị kỷ luật” vì gọi ĐTC Phanxicô là “lạc đạo”.
Đức Tổng Giám Mục Jan Paweł Lenga, 69 tuổi từng là
Tổng Giám Mục Giáo Phận Karaganda ở Kazakhstan, đã bị “treo chén” và cấm phát
biểu trước cơ quan ngôn luận. Biện pháp kỷ luật đã được Giáo Phận Włocławek ở
miền trung Ba Lan áp đặt. Đó là nơi mà cựu Tổng Giám Mục nghỉ hưu sau khi phục
vụ tại Kazakhstan. Tuy nhiên ngay sau đó, Đức Tổng Giám Mục Lenga đã thách thức
bằng cách xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn với đài Truyền Hình WRealu24.tv,
mà qua đó, ngài tuyên bố sẽ tiếp tục “nói ngay nói thẳng”.
Trong khi đó, cha Artur Niemira, chưởng ấn Giáo
Phận Włocławek cho cơ quan truyền thông Công Giáo Ba Lan KAI hay rằng Đức Giám Mục
địa phương Wiesław Mering quyết định áp đặt biện pháp kỷ luật nhằm tránh việc
gây “gương mù gương xấu” cho giáo dân và biện pháp kỷ luật sẽ còn hiệu lực cho
đến khi Toà Thánh có ý kiến về việc này.
Trong quá khứ, Đức Tổng Giám Mục Lenga đã nhiều lần
lên tiếng chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô và gọi ngài là “lạc đạo và biển
lận”. Hồi tháng giêng, việc Đức Tổng Giám Mục xuất hiện trên đài truyền hình Ba
Lan đã bị Hội Đồng Giám Mục Ba Lan chỉ trích. Cha Paweł Rytel-Andrianik, phát
ngôn viên của Hội Đồng cho biết “Đức Tổng Giám Mục Lenga không phải là một
thành viên trong Hội Đồng vì thế phát biểu của Đức Tổng không được coi là quan
điểm và lập trường của Hội Đồng”.
Vào tháng 6 năm 2019, Đức Tổng Giám Mục Lenga có
tên trong số những người ký vào Bản Tuyên Ngôn Sự Thật gồm 40 điểm với mục đích
phanh phui những “sai lầm phổ thông nhất trong đời sống Giáo Hội thời nay” và
tái khẳng định những giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến Bí Tích Thánh Thể,
hôn phối và tình trạng độc thân của giáo sĩ.
Đức Tổng Giám Mục Jan Paweł Lenga sinh năm 1950 tại
một nơi mà nay thuộc lãnh thổ Ukraine. Ngài được phong chức linh mục “chui” vì
lúc đó giáo Hội Công Giáo bị chế độ cộng sản bắt bớ. Ngài thuộc Dòng Marian
Fathers và được bổ nhiệm làm giám quản Kazakhstan năm 1991, là năm mà
Kazakhstan ly khai với Liên Bang Xô Viết để dành độc lập. Năm 1998, ngài được
bổ nhiệm là Tổng Giám Mục Karaganda cho đến năm 2011 ngài xin nghỉ hưu vì lý do
sức khoẻ. (Vũ Nhuận chuyển ngữ từ Nguồn: catholicnewsagency)
Chuyện
đi Đạo và giữ Đạo cho đúng, vẫn là chuyện ngàn đời, ở trong Đạo. Chuyện sống
đúng đắn theo tính cách của “Đạo làm người” càng là chuyện nghe quen, được diễn
tả qua truyện kể như bên dưới:
“Anna là một người mẹ đơn thân, công việc hiện tại của cô
là làm nhân viên phục vụ tại một tiệm ăn nhỏ trong thành phố.
Cô có một cậu con trai 10 tuổi rất thông minh và ngoan
ngoãn, cậu bé luôn đi theo mẹ đến chỗ làm và ngồi yên một chỗ, đợi mẹ làm việc
xong và cùng nhau trở về nhà.
Cuộc sống của Anna không đầy đủ hay dư dả, nhưng cô luôn
nỗ lực hết sức để đem đến cho con trai những điều tốt nhất và làm tròn bổn phận
của một người mẹ.
Một ngày nọ khi đang đi làm, Anna vì mệt mỏi nên đã vô
tình làm bể một chiếc ly và điều đó khiến cô bị quản lý la mắng và cằn nhằn suốt
một buổi. Sự mệt mỏi cộng thêm với áp lực công việc, trong ca làm ngày hôm đó,
Anna đã không hề nở nụ cười và quan tâm gì đến cậu con trai đang ngồi yên một
góc của nó.
Khi ca làm sắp sửa kết thúc, Anna gạt mồ hôi trên trán rồi
nhanh chóng hoàn thành các công việc còn lại. Khi cô đang kéo những chiếc ghế
vào đúng vị trí, cậu con trai của cô tiến lại gần và kéo vạt váy của mẹ:
–
Mẹ ơi, con muốn ăn kem.
–
Mẹ sắp xong rồi, một lát nữa mẹ sẽ đưa con đi ăn.
Anna
nói rồi tiếp tục hoàn thành công việc của mình.
Thế nhưng cậu bé có vẻ không đủ kiên nhẫn, liên tục đi
theo mẹ và lặp đi lặp lại mong ước của mình:
-
Con muốn ăn kem ngay bây giờ cơ.
Sự
bực bội của Anna đột ngột bùng phát, cô quay lại nhìn con và quát:
–
Mẹ đã nói là đợi một lát rồi cơ mà!
Giọng của Anna có hơi to, khi ý thức lại được hành động của
mình, cô liền nhìn xung quanh và gập người xin lỗi những vị khách trong quán
ăn. Đôi mắt Anna chợt dừng lại khi thấy ở bàn ăn số 8 có một gia đình đang ăn uống
vui vẻ, trong gia đình đó có một cô bé xinh xắn đang ăn một cây kem thật ngon.
Cô chợt nhận ra rằng có lẽ vì nhìn thấy cô bé đó ăn kem mà con trai của cô mới
mất kiên nhẫn như thế.
Anna
ngồi thấp xuống, xoa đầu cậu con trai và dịu giọng nói:
– Mẹ xin lỗi vì đã mắng con. Nhưng mẹ sắp làm xong việc rồi,
làm xong thì mẹ sẽ đưa con đi ăn ngay nhé.
Cậu bé gạt nước mắt, hôn chụt lên má mẹ rồi ngoan ngoãn
ngồi yên tại một chiếc ghế gần đó.
Khoảng ba mươi phút sau, vị khách cuối cùng trong tiệm ăn
gọi tính tiền. Khi người khách rời đi, Anna mới đem hóa đơn trở về. Khi mở tờ
hóa đơn ra, cô đã vô cùng ngạc nhiên khi biết vị khách vừa rồi đã tip cho cô đến
tận 100 đô la.
Trong
tờ hóa đơn, vị khách đó còn để lại một vài dòng chữ nắn nót:
“Cuộc đời này thật ngắn ngủi. Người bố thương yêu nhất của
tôi vừa mất vào đêm ngày hôm qua.
Vì thế, tôi mong cô có thể tận hưởng
đêm nay một cách thật vui vẻ và hạnh phúc với người mà cô yêu thương nhất.
Hai
mẹ con cô cùng nhau đi ăn kem có lẽ là một ý kiến không tồi, phải không?
Cuộc
đời này, thực sự ngắn ngủi lắm…”.
Sau khi đọc xong những giòng chữ mà vị khách lạ để lại, mọi
mệt mỏi của Anna dường như tan biến đi và nước mắt cô cũng bắt đầu tuôn rơi. Cậu
con trai của Anna lập tức chạy lại ôm mẹ và liên tục nói:
–
Mẹ ơi mẹ sao thế, mẹ đừng khóc nữa. Con không đòi ăn kem nữa mẹ ạ.
Anna
hôn lên trán cậu con trai của mình:
– Mẹ không sao hết. Mẹ cũng xong việc rồi, giờ chúng ta sẽ
đi ăn kem nhé. Hôm nay mẹ sẽ cho Ben ăn kem thỏa thích luôn.
Nói rồi Anna nhanh chóng thu dọn đồ đạc, rời khỏi tiệm ăn
rồi đưa cậu con trai của mình đến cửa hàng kem mà cậu bé yêu thích. Cô cảm thấy
rất hạnh phúc khi câu chuyện cổ tích đời thường lại có thể xảy đến với mình.
Trên quãng đường đến cửa hàng kem, tiếng cười của Anna và
con trai cô như đã ngân vang khắp thành phố. Anna rất biết ơn vị khách lạ nọ đã
giúp đỡ cô và luôn tin rằng những điều kỳ diệu luôn có thể xảy ra trong cuộc sống
này.
Tóm lại, cuộc đời này, thực sự ngắn ngủi lắm… Hãy yêu,
hãy thương những người thân yêu trong cuộc đời ta khi ta còn có thể.” (Truyện kể rút từ facebook Bao Nguyen Quang)
Truyện
kể rút từ đâu đó, nơi nào cũng đều là những câu truyện để kể, buồn nhiều hơn
vui; hoặc vui chẳng được bao nhiêu đã thấy buồn. Thôi thì, vui buồn nhiều/ít vẫn
là sự thể ở cuộc đời mình và đời người. Biết thế rồi, để nhắn nhủ nhau những
câu như:
“Thôi em đừng khóc nữa làm gì”
Kỷ niệm sầu ân
tình cũ xa xưa
Thôi em đừng
khóc,
Em đừng khóc, đừng
khóc nữa giọt lệ sầu
Làm sao xóa hết
tâm tư.
Thôi em đừng tới
nữa làm gì…
Đừng để lòng se lại
khúc yêu đương.
Thôi em đừng tiếc!
Em đừng tiếc, đừng
tiếc nữa.
Đừng để lòng anh trở lại kiếp u buồn.
Ôi, cuộc đời đầy
phong ba giữa lòng người.
Lệ sầu chia ly buồn
tê tái.
Ly rượu này, đầy thương đau tấm hình hài.
Thu man mác buồn mùa thu ơi!
Thôi em đừng nhắc
nữa làm gì…
Từng nẻo đường, in hình bóng chung đôi.
Thôi em đừng nhớ!
Em đừng nhớ nữa, chuyện của mình.
Kiếp nay đành lỡ
duyên rồi.
Thôi!
Đđôi bờ vai đừng
rung động…
đã hết rồi còn khóc nữa chi em.”
(Nhạc:
Y Vân – Lời: Nguyễn Long - bđd)
Nhắn
nhau bằng nhiều câu nói hay lời khuyên như thế cũng chỉ để mời nhau, ta trở về
với Lời vàng Đấng Thánh Hiền, cũng nhắn và nhủ như sau”:
“Thiên thần hỏi bà: "Này bà, sao bà
khóc?"
Bà thưa: "Người ta
đã lấy mất Chúa tôi rồi,
và tôi không biết họ để
Người ở đâu!"
Nói xong, bà quay lại và
thấy Đức Giêsu đứng đó,
nhưng bà không biết là Đức
Giêsu.
Đức Giêsu nói với bà:
"Này bà, sao bà
khóc? Bà tìm ai?"
Bà Maria tưởng là người
làm vườn, liền nói:
"Thưa ông, nếu ông
đã đem Người đi,
thì xin nói cho tôi biết
ông để Người ở đâu,
tôi sẽ đem Người về."
(Gioan 20: 13-18)
Trích
dẫn Tin Mừng như thế, còn để hỏi nhau rằng: “Giả
như hôm nay, người ta đã (để) mất Chúa của tôi rồi”, thì mọi người có tìm
ra được câu đáp trả nào đích đáng không?
Hỏi,
tức đã trả lời rồi. Dù, câu đáp trả, chả ra làm sao hết!
Trần Ngọc Mười Hai
Nhiều lúc cũng chỉ hỏi/chỉ viết cho có
chứ đâu dám đưa ra câu đáp nào có ý
nghĩa.
Vì đó, là cuộc đời
của bạn,
của tôi,
của mọi người.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment