Saturday, 27 October 2012

“Bài tình ca mùa Đông,anh hát giữa đêm trời giá,”

Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 31 thương niên năm B 04/11/2012

“Bài tình ca mùa Đông,anh hát giữa đêm trời giá,”
“Tình còn mãi chờ mong
thấp thoáng bóng em vợi xa.”
(Trầm Tử Thiêng – Bài Tình Ca Mùa Đông)
(1Ga 3: 7-8)
Buổi Hát Cho Nhau” tháng 8 mùa Đông năm 2012 ở Sydney, hát sĩ hôm đó cứ đong đưa thân hình mềm mại vừa hát vừa đọc những lời ý nhị của bài “Tình ca mùa Đông” khiến bần đạo tự hỏi: sao cứ hát giữa đêm trời giá lạnh, câu như thế? Hát thế, phải chăng để hẹn nhau “qua phong ba” như câu tiếp, ở bên dưới:

“Hẹn hò sẽ vì nhau qua phong ba
anh cố bước, đôi chân chậm quá!”
(Trầm Tử Thiêng – bđd)

Có người bảo rằng: đấng bậc nọ, cũng cố bước đôi chân đi, nhưng bước chân của đức ngài vẫn cứ là “đôi chân (sao) chậm quá”. Chậm, gần nửa thế kỷ mà vẫn thấy đức ngài lặng lẽ bước. Lại có đức ngài khác, lê mãi đôi chân mòn để khi không bước được nữa, đã thấy đúng như lời đồn ở báo đài rất BBC như sau:

“Hồng y giáo chủ người Ý Carlo Maria Martini đã mô tả Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã là đã bị thời gian bỏ lại phía sau đến 200 năm.
Nhật báo Corriere della Sela đã đăng bài phỏng vấn cuối cùng với ông được thực hiện hồi tháng Tám 2012. Khi đó ông có nói: “Giáo hội đã mỏi mệt... các phòng cầu nguyện của chúng ta đều vắng vẻ.” Hồng y Martini từng được xem là người có thể trở thành Giáo hoàng. Ông kêu gọi Giáo hội thừa nhận ‘lỗi lầm’ và hãy bắt đầu một lộ trình cải cách triệt để bắt đầu từ Giáo hoàng. Hồng y Martini rút lui khỏi vị trí này hồi năm 2002 do mắc chứng bệnh Parkinson.
Ông có quan điểm cởi mở về nhiều vấn đề và được cả hai Đức Giáo hoàng là Gioan Phaoplô Đệ nhị và Bênêđíchtô 16 rất kính trọng. Ông là tăng lữ thuộc dòng Tên. Theo phóng viên BBC David Willey ở Rome thì ông thường có tiếng nói phê phán giáo điều của Giáo hội trong các bài viết của mình. Ông cũng có tiếng là mạnh miệng và can đảm trong suốt những năm quản cai giáo phận lớn nhất Châu Âu.
Phóng viên BBC trích lời Hồng y còn cho biết: "Nền văn hóa của ta đã trở nên già cỗi. Các nhà thờ của ta thì trở nên trống vắng và tệ nạn quan liêu trong hàng giáo sĩ ngày càng gia tăng. Các nghi lễ của ta và sắc phục ta mặc thì đầy những phô trương."
Ông cho phép linh mục Georg Sporschill, cũng thuộc dòng Tên, thực hiện cuộc phỏng vấn cuối cùng hồi đầu tháng Tám khi biết mình không sống được bao lâu nữa. Trước đó, ông trở về Ý từ Giêrusalem, nơi ông lui về nghỉ hồi năm 2002 để tiếp tục nghiên cứu Kinh Thánh. Ông có nói trong cuộc phỏng vấn rằng: “Nền văn hóa của ta đã trở nên già cội. Các nhà thờ của ta trở nên trống vắng và tệ nạn trong hàng giáo sĩ ngày càng gia tăng. Các nghi lễ của ta, sắc phục ta mặc thì dẫy đầy những phô trương.” Ông còn nhận xét: “Giả như Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã không có một thái độ cởi mở hơn đối với những người ly dị thì các thế hệ tương lai sẽ không còn nghe theo Giáo hội nữa.”
“Vấn đề đặt ra ở đây, không là có cho phép các cặp vợ chồng ly dị được nhận ban thánh thể hay không mà là: làm sao Giáo hội mình có thể giúp đỡ các tình huống phức tạp của cuộc sống gia đình. Các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục trẻ em (của một số linh mục) buộc chúng ta phải thực hiện một lộ trình chuyển đổi." Lời khuyên, ông để lại để vượt qua sự mỏi mệt của Giáo hội là ‘thay đổi triệt để – bắt đầu từ Giáo hoàng và các giám mục.
Phóng viên của chúng tôi cũng cho biết: ông không hề e ngại tỏ bày quan điểm về các vấn đề mà Tòa thánh cứ cho là cấm kỵ. Chẳng hạn như: việc sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục để ngăn ngừa bệnh Aids và vai trò của nữ phụ trong Giáo hội. Chẳng hạn như, hồi năm 2008 ông đã phê phán Giáo hội cấm đoán các biện pháp tránh có con và cho rằng thái độ này đã làm nhiều tín đồ rời bỏ Giáo hội. Vào năm 2006, ông từng công khai phát biểu rằng bao cao su, ‘trong một số trường hợp, chỉ là một tội không lớn’. Nhật báo Corriere della Sela dự định công bố sách cuối của ông có nhan đề ‘Tiếng nói từ trái tim’ đến với tất cả độc giả, ngày rất gần.” (xem “Giáo hội Công giáo lạc hậu đến 200 năm” Tin/bài của BBC tiếng Việt cập nhật hôm 2/9/2012)

Bài kể tiếp: Điều mà Đức Hồng Y Carlô Maria Martini nói đôi điều với phóng viên Georg Sportchill trước khi ông qua đời, là những lời nhiều người từng biết rõ, qua báo đài. Ở nhiều nơi. Thật ra thì, ngài từng bảo: Giáo hội Công giáo cũng thường “chậm lụt” hơn nhiều giáo hội khác đã đăng tải/phổ biến nhiều lần, ở truyền thông. Có điều là: Đức Hồng y lại đã ra đi trước ngày Hội thánh Chúa mừng 50 năm kỷ niệm Công Đồng Vatican 2 nhìn lại. Bằng không, chắc hẳn ngài cũng có nhiều điều để sẻ san, và trăn trối.
Tuy là thế, đồng thời và đồng tuổi với ngài hồng y Martinbi, còn có các vị đã tỏ bày nhiều điều “nổ bạo” hơn thế, về Công Đồng. Chăng hạn như đấng bậc thày dạy của bần đạo, dạo nào từng có ý kiến:

“Công Đồng Vatican II, với gần bốn năm chuẩn bị và ba năm thảo luận, là biến cố lịch sử không những của Giáo hội Công giáo mà là cả nhân loại, đã thổi luồng sinh khí mới vào đời sống của Giáo hội, mở ra hy vọng mới cho thế giới. Với người Công giáo hôm nay, nhìn lại Công đồng Vatican 2, sẽ giúp ta thẩm định những gì mình đã từng làm hay chưa làm được nhiều thể theo tinh thần của Công Đồng. Với bạn đọc không Công giáo, nhìn lại về Công Đồng còn là dịp để ta tìm hiểu biến cố trọng đại của Giáo hội ở thế 20 đã tạo ảnh hưởng lên lịch sử nhân loại như thế nào.” (xem Lm Stêphanô Chân Tín Luồng Gió Mới, nxb Tin Paris 2000 tr. 8)

Nghe “Luồng Gió Mới” đã đến và đã thổi, người người đều phấn khởi để rồi sẽ cùng hát với người nghệ sĩ, những câu sau:

“Để rồi sắp gặp nhau, mới biết em không đợi nữa
Trời lại thêm mùa đông, cho tuyết than trên đầu non
`Kỷ niệm giăng ngập đêm nay trong mưa
anh hứng nốt những giọt cuối mùa.”
(Trầm Tử Thiêng – bđd)

Quả thật, thập niên 60 năm đó, nghe thấy nói có Công đồng rất Chung ở Vatican, người người đều rất trông và cũng ngóng. Trông và ngóng, xem có gì mới mẻ cho Giáo hội mình không. Ngóng và trông, một cải tân như nhà Đạo từng hứa hẹn “Luồng Gió Mới” Thánh Linh thổi, ở mọi thời.
Thế nhưng, đấng bậc thày dạy khác còn bảo cho bần đạo biết, rằng: ngay từ đầu, Công đồng Vatican II đã có cái gì đó khá “lấn cấn”/lận đận, như sau:

“Ngày khai mạc Công đồng, đã có 2251 giám mục đến từ 136 nước, để tham dự. Trong khi đó, ở Công đồng Vatican I chỉ có mỗi 737 vị dự. Và Công Đồng Nicea, có khoảng chừng 225 vị thôi. Các vị trước đó tuy chưa từng quen nhau, nhưng khi đến dự, các ngài đã trở thành người anh em trong Chúa Kitô. Ngay từ khoá đầu, đã có 17 vị từ Đạo Chúa nhưng không phải là Công giáo, đến tham dự. Ở khoá hai, lại có 29 vị giống như thế. Có một số vị đến từ các nước nằm phía bên kia bức màn sắt, trong đó có Đức Giám Mục Wojtyla, đấng chủ quản giáo phận Krakow là một trong số rất ít vị đến từ nước Cộng sản Ba Lan nhưng lại dùng hộ chiếu Vatican. Rất ít nghị phụ nói và hiểu tiếng La tinh theo văn nói, tức ngôn ngữ chính của Công Đồng. Các nghị phụ có tất cả 300 buổi hội đàm được gọi là “Công nghị”. Đa số công việc được thực hiện ngoài nhóm hội cộng đoàn nghị phụ.
Điều thú vị là vào năm 1829 lúc đó có chừng 646 giám mục chủ quản trên thế giới và chỉ mỗi 24 vị là do Đức Giáo Hoàng chỉ định, còn đa phần được nhà nước khi đó bình bầu. Lần đầu tiên trong lịch sử Giáo hội, các giám mục được Giáo hoàng chỉ định ngồi ghế chủ quản, theo giáo luật, bắt đầu vào năm 1917 mà thôi. Xem thế mới biết, khi đó mọi việc tập trung vào ngôi Giáo hoàng là cốt để bảo vệ giáo quyền khỏi uy lực áp đảo, của trần thế.
Ngược giòng lịch sử, ta thấy vào năm 1542, Công đồng Triđentinô có ba công nghị nhưng kéo dài đến 18 năm, trải dài suốt 5 triều đại giáo hoàng. Công nghị đầu, có 40 vị tham dự và công nghị cuối gồm 217 vị.
Công đồng Vatican I kéo dài chỉ 1 năm đã phải gián đoạn vì cuộc chiến xảy đến vào năm 1870. Khi loan báo mở ra Công Đồng Vatican II, Đức Gioan 23 đã không cho biết Công Đồng này có được coi như nối tiếp Công Đồng I từng bị đứt đoạn hay không; nhưng ngài vẫn coi đây như một Công Đồng mới.” (x. Lm Kevin O’Shea CSsR, Retrospect: The Past Fifty Years, Australian Catholic University, Strathfield 25/8/2012 tr. 11)

Con dân nhà Đạo ngoài “công nghị” khi ấy như người mù xem voi, chỉ biết loáng thoáng/lờ mờ những gì được công bố, hệt như khi nghệ sĩ hát bài “Tình Ca Mùa Đông”, loáng thoáng những câu:

“Êm êm, ngoài kia nhạc đêm đông!
Anh nhớ khi mặn nồng,
Xin cám ơn em một thời xuân
Giờ còn đâu mà mong,
cho chút duyên nghe còn ấm.”
(Trầm Tử Thiêng – bđd)

Thế nhưng, với sử gia nhà Đạo thì không thế. Các vị này vẫn chịu khó tìm hiểu nên thấy rằng:

“Muốn hiểu rõ Công đồng Vatican II diễn biến ra sao, ta cần biết thêm chuyện này, là: sở dĩ có Công Đồng này bởi vì đó là ý của Đức Gioan 23 lúc ấy muốn triệu tập một Công Đồng giống khi trước. Ngài từng là Sứ thần Toà thánh lâu năm ở Istanbul. Ngài suy nghĩ đơn giản, rằng: nếu ta vẽ một vòng cầu lấy Vienna làm tâm điểm và vẽ chu vi rộng lớn, sẽ thấy vòng cầu ấy bao gộp cả Đế quốc La Mã cổ xưa và Hội thánh của ta thời ấy nữa; và rồi, sẽ nhận sự kiện là Hội thánh chẳng có uy quyền gì để có thể ngăn chặn được 2 kỳ thế chiến, trong đó có “Shoah” và “Gulag”.
Vào độ ấy, Đức Gioan 23 sống bên ngoài thủ đô Vatican, nên không ai lại nghĩ rằng: có thể ngài sẽ làm giáo hoàng, ngay sau ngày Đức Piô 12 băng hà năm 1958. Và lúc ấy, có người nghĩ rằng: các Hồng y trong mật hội, sẽ chỉ chọn ngài làm Giáo hoàng chuyển tiếp nhất thời mà thôi. Vì nghĩ là ngài cũng chẳng thọ được bao lăm. Nhưng khi trở thành Giáo hoàng, Đức Gioan 23 lại muốn thực hiện công cuộc đại kết các giáo hội cùng thờ một Chúa.
Làm việc này, Đức Gioan 23 nghĩ: trước tiên ngài phải thực hiện cho bằng được việc Liên kết bên trong Hội thánh Công giáo trước đã. Bởi thế nên, ngài mới đề nghị lập một Thượng Hội Đồng Giám mục cho giáo hội La Mã. Ngài những muốn nâng cấp và cập-nhật giáo luật, nên mới triệu tập Công đồng đại kết Vatican II, như thế. Làm giáo hoàng chưa được bao lăm, nhưng ngài cũng đã triệu tập được một Công đồng. Thế nên, chỉ mỗi việc loan báo triệu tập một công đồng như thế, ngài cũng đã tạo ra được bầu khí lạc quan trong Hội thánh, là điều dĩ nhiên rồi.
Quả là, khi ấy Đức Gioan 23 đã mở rộng cửa cho các giám mục muốn đổi mới. Nhưng, lúc ấy cũng có vị tỏ ra khá bi quan để có được cơ hội thuận tiện như lòng mong ước. Riêng Đức Piô XII trước đó, đã chống lại các vị nào có ý định muốn mở ra một công đồng và Giáo triều Rôma khi ấy cũng đã làm thế. Đàng khác, phần đông các giám mục thế giới không biết nhiều về các vấn đề đang xảy ra trong Hội thánh thời đó. Khi Đức Piô XII băng hà, Giáo triều Rôma vẫn có đủ quyền bính để tự tung tự tác và đại đa số các giám mục sở tại, lại không biết gì về sự cần thiết phải có Công đồng như thế. Nên, khi Đức Gioan 23 đọc diễn văn khai mạc Công đồng Vatican II, các giám mục đã ủng hộ việc cải tân Giáo hội, nên mới tỏ ra tích cực, và lạc quan. Kết cục thì, Công đồng Vatican II lại đưa ra một hình ảnh về Hội thánh rất khác biệt. Khác ở chỗ, là: hình thức công đồng chỉ thích hợp cho con người ngày hôm nay hơn là dạo đó. Các đấng chủ quản giáo hội địa phương lại cứ nghĩ: mình có thể cải tân Hội thánh Công giáo, cũng không chừng. Thế nên, Đức Gioan 23 mới bảo: thực chất thánh truyền là một chuyện và cung cách thánh truyền có được phổ biến không là chuyện khác.
Bởi thế nên, Đức Gioan 23 coi Công đồng Vatican II như sự kiện thích hợp mở ra với thời hiện tại. Khác biệt này hiện rõ hơn ban đầu vào lúc mà mọi người lại sử dụng cụm từ “về nguồn” và “cải tân”, cũng rất nhiều.
Bằng vào cụm từ này, nhiều người lại nghĩ: hai động lực được nhiều người kỳ vọng là có thể tạo cho Công Đồng, đó là: “Về nguồn” và “cải tân”, tức cập-nhật-hoá. Hai đường lối mang tính cách rất chống chọi. Về nguồn, biểu lộ một thị kiến về sự sống qua đó Hội thánh quyết làm sao để mình trở nên phong phú hơn lúc đương thời. Cải tân, mang ý nghĩa của tương quan mới với thế giới đương đại theo nghĩa thị kiến đã có từ cuộc “trở về nguồn” của mình.
Đức Gioan 23 gọi Công Đồng là “sáng kiến khích lệ” mang tính chất rất lành thánh. Với ngài, đó là “kairos” tức Công Nghị toàn thể mang tính chất mục vụ. Theo nghĩa này, Hội thánh sẽ thực thi quyền uy của tín điều từng gây ảnh hưởng lên đời sống thường nhật của con người.
Thật không dễ, để ta có thể bắt chụp được phản ứng của mọi giới trong Đạo, vào lúc đó. Theo dõi lịch sử theo đầu óc của con người ngày nay, ta mới hiểu được những gì xảy ra bên trong Công Đồng. Phải chăng đây là cơ hội để Hội thánh mở ra với lịch sử thế giới? Phải chăng Công Đồng Vatican II bao hàm một hình thức khác biệt có thể xảy đến với Đạo Chúa và với các giáo phái khác của thánh hội, cả lúc trước lẫn bây giờ? Phải chăng điều đó có nghĩa: Đạo Chúa bao gồm chỉ mỗi hình thức như thế, mà thôi? Có chăng một tự do chọn lựa tôn giáo trong số các chọn lựa? Phải chăng Hội thánh tương lai sẽ là Hội thánh được chọn theo cách ấy, tức cách thức một số rất ít giữa các thánh hội của Đức Kitô và các giáo phái khác trên thế giới? Phải chăng việc giảng rao Tin Mừng sẽ không bị lẫn lộn với sự việc Đạo Chúa ở phương Tây vẫn cứ áp đặt lên bối cảnh khác của Đạo?
Điều này nói lên sự khác biệt nơi ý niệm của Đức Gioan 23 về Công Đồng, tức theo ý ngài Công Đồng phải mang tính chất mục vụ, chứ không chỉ gồm những tín điều và tín điều, mà thôi. Cụm từ “thần-học mục-vụ” thực sự là cụm từ làm vấp ngã khá nhiều người. Ngay từ đầu, cụm từ này mang ý nghĩa của một nền thần học về thừa-tác, chủ ý giúp các thừa-tác-viên thực hiện công cuộc phục vụ Hội thánh. Sau đến, sẽ từ từ trở thành nền thần học theo đường lối khác mới mẻ hơn, để ta có thể sống đời Kitô-hữu trong điều kiện văn hoá khác với lối sống hiện thời, khi hình thức sống của người tin vào Đức Kitô được thiết lập.” (xem Lm Kevin O’Shea CSsR, bđd tr. 12-13)

Thời buổi này, với mọi phương tiện truyền thông/vi tính lẫn báo đài/truyền hình rất tối tân mà người người ở dương gian còn không hiểu và không biết gì nhiều về Công Đồng Vatican II, huống hồ bà con mình thời đó. Nói không hiểu, tức không rõ chi tiết ở bên trong thánh Hội, khiến đấng bậc ở trên cao phải triệu tập Công đồng, cho thích hợp.
Nói theo người đời thời hiện đại, lại có thể nói như nghệ sĩ vẫn cứ hát;

“Bài tình ca mùa Đông,
Hát mãi đôi môi lạnh câm.
Lòng thì vẫn hẹn, cơn đau nguôi ngoai,
Sao nỗi nhớ mỗi ngày mỗi đầy…”
(Trầm Tử Thiêng – bđd)

Thật ra thì, nhớ Công Đồng như nỗi nhớ mùa Đông mỗi ngày mỗi đầy. Bởi mùa Đông Công Đồng, là mùa của 50 năm kéo dài hai thế hệ. Nhớ, thánh hội ở trần gian vẫn “bước những bước (sao) chậm quá”, cũng rất buồn. Thế đó, có là Hội của các thánh cứ bước những bước chầm chậm, nhưng sẽ chắc?
Bàn về “nỗi nhớ Mùa Đông trong Giáo hội”, cũng chỉ nên bàn những chuyện loanh quanh, luẩn quẩn, nhè nhẹ để thư giãn, thôi. Chứ, cứ bàn chuyện thần học và học về thần lại rất khô khan, đóng cứng, sợ lắm ai ơi! Bàn sương sương, để rồi lại sẽ mời bạn/mời tôi, ta đi vào vườn truyện kể có những mẩu chuyện nhè nhẹ, mang dáng dấp của nỗi-nhớ-không-tên, về một thời quá khư, như sau:
“Truyện rằng,
Vào buổi chiều xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi cạnh cần mẫn dìu người cha. Người con trai trạc mười tám/mười chín, áo quần giản đơn, lộ vẻ nghèo túng, nhưng từ nơi cậu lại toát lên nét vẻ trầm tĩnh của một người có học, chừng như cậu là học sinh..
Người con trai tiến đến trước mặt tôi, rồi bảo: "Xin cho hai bát mì bò!", cậu nói thật to như để mọi người nghe rõ. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua tay bảo đừng. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu, thì thấy cậu nhoẻn miệng cười rất biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo trên tường, phía sau lưng tôi, rồi bảo với tôi: chỉ làm 1 bát mì cho thịt bò, còn bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó mới chợt hiểu. Hoá ra, cậu gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết mình có khả năng làm thế. Tôi cười với cậu và tỏ vẻ hiểu ý.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì còn nóng hổi. Cậu trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần nói: "Cha à, có mì rồi, cha ăn đi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy Cha nhé!" Nói rồi cậu bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát mì. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ vào bát của người con. "Ăn đi con, con ăn thêm một chút cho no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi. Mai rày, thi đỗ đại học, sẽ làm người giúp ích cho xã hội." Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn ấy, lại sáng lên một nụ cười ấm áp, rất hồn nhiên. Một điều khiến cho tôi ngạc nhiên không ít, đó là, cậu con trai kia không hề cản trở việc cha gắp thịt sang bát của mình, mà cứ im thin thít đón nhận miếng thịt từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về chỗ cũ.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế, có một bát mì thôi mà bỏ vào đó biết bao nhiêu là thịt." Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay cái, lại mỏng manh chẳng khác gì xác con ve con. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: "Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu cho hết đây này. " "Ừ, ừ! con ăn nhanh lên, ăn mì thịt bò thực ra cũng nhiều chất đạm lắm đấy."
Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ quán lại cũng ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha con người khách. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò vừa mới thái, bà chủ ra dẩu hiệu bảo cậu ta đặt lên bàn hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn con mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: "Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thịt bò." Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ, nói: "Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỷ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là món quà biếu khách hàng, nhân ngày vui. " Cậu trai cười cười, không hỏi gì thêm.
Cậu gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn chân hai cha con ra khỏi quán. Mãi đến khi cậu Trương đi thu bát đĩa, đột nhiên kêu lên khe khẽ. Hoá ra, đáy bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò, được viết trên bảng giá của cửa hàng. Cùng lúc, Tôi, bà chủ, và cả cậu Trương chẳng ai nói lên lời, chỉ lặng lẽ thở dài, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ rất riêng.” (trích truyện kể lại cứ ê hề trên mạng vi tính, rất ý nghĩa)

Thật ra thì, truyện kể hôm nay chẳng ăn nhập gì với đề tài để bạn và tôi, ta bàn luận. Nhưng điểm đặc biệt đây, là: khi kể truyện, người kể vẫn muốn người nghe và người đọc là bạn hoặc tôi, ta suy tư về một sự việc. Sự việc ấy thế này: mọi chuyện trong đời đều có ý nghĩa riêng của nó. Riêng, để kể. Riêng, để nghĩ suy về đề tài ta bàn cãi. Chí ít, là những điều mang dáng dấp rất khô khan, đọng cứng của thần học.
Đi vào đề tài thần học hôm nay về những bước chân mòn “chầm chậm” của thánh hội suốt 50 trời, kể từ ngày có Công Đồng Vatican II, thì mỗi người và mỗi vị đều có ý kiến rất tư riêng, trổi bật khi thực hiện chuyện gì trong đời. Như đấng bậc sắp thành thánh là Đức Gioan 23 hoặc các đấng bậc vị vọng nào khác có tiếp nối con đường được Công Đồng Vatican II chủ trương hay không, mỗi vị đều có lý do riêng. Giống hệt các nhân vật trong truyện kể, ở trên.
Tóm lại, làm gì thì làm, vẫn xin thành viên của thánh hội ở cấp cao hay cấp thấp, hãy cứ đoan chắc rằng mình đã làm và đang làm mọi sự, cho mọi người. Để rồi, người người sẽ phổ biến tình thương yêu Chúa căn dặn, rất vô tư, thoải mái, phúc hạnh. Thế đó, là lý do của cuộc sống. Thế vậy, là lý lẽ của nhiều sự kiện trong thánh hội, ở trần gian lan man nhiều tình tiết.
Nghĩ thế rồi, xin hãy cùng tôi/cùng bạn, ta nhớ mãi lời dặn còn đó vang vọng sau đây:

“Hỡi anh em là những người con bé nhỏ,
đừng để ai làm cho anh em đi lạc đường.
Ai sống công chính, kẻ ấy là người công chính,
như Đức Giê-su là Đấng Công Chính.”
(1 Ga 3: 7-8)

Nghiệm thế rồi, ta cứ hiên ngang “đầu cao mắt sáng”, nghêu ngao mà hát. Hát, những lời ở trên vẫn lắng đọng trong đầu mọi người:

“Bài tình ca mùa Đông
hát mãi đôi môi lạnh câm
Lòng thì vẫn hẹn cơn đau nguôi ngoai,
Sao nỗi nhớ mỗi ngày mỗi đầy ...”
(Trầm Tử Thiêng – bđd)

Vậy thì, bài ca ấy có là “Bài Tình Ca Mùa Đông” hay không, xin bạn và xin tôi, ta cứ hát và hát mãi cho yêu đời. Hát rồi, tự khắc Mùa Xuân của mọi người vào mọi thời sẽ xuất hiện ở đâu đó, dù rất xa nhưng vẫn gần. Gần, người cầu mong trông đợi mùa Xuân. Gần, với tình yêu thương rất vĩnh cửu. Vẫn rất cần.
Trần Ngọc Mười Hai
Đã thấy Mùa Xuân Hội thánh
ở đâu đó đã đến gần.
Với người thân. Trong nhà Đạo.

“Bài tình ca mùa Đông,anh hát giữa đêm trời giá,”

Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 31 thương niên năm B 04/11/2012

“Bài tình ca mùa Đông,anh hát giữa đêm trời giá,”
“Tình còn mãi chờ mong
thấp thoáng bóng em vợi xa.”
(Trầm Tử Thiêng – Bài Tình Ca Mùa Đông)
(1Ga 3: 7-8)
Buổi Hát Cho Nhau” tháng 8 mùa Đông năm 2012 ở Sydney, hát sĩ hôm đó cứ đong đưa thân hình mềm mại vừa hát vừa đọc những lời ý nhị của bài “Tình ca mùa Đông” khiến bần đạo tự hỏi: sao cứ hát giữa đêm trời giá lạnh, câu như thế? Hát thế, phải chăng để hẹn nhau “qua phong ba” như câu tiếp, ở bên dưới:

“Hẹn hò sẽ vì nhau qua phong ba
anh cố bước, đôi chân chậm quá!”
(Trầm Tử Thiêng – bđd)

Có người bảo rằng: đấng bậc nọ, cũng cố bước đôi chân đi, nhưng bước chân của đức ngài vẫn cứ là “đôi chân (sao) chậm quá”. Chậm, gần nửa thế kỷ mà vẫn thấy đức ngài lặng lẽ bước. Lại có đức ngài khác, lê mãi đôi chân mòn để khi không bước được nữa, đã thấy đúng như lời đồn ở báo đài rất BBC như sau:

“Hồng y giáo chủ người Ý Carlo Maria Martini đã mô tả Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã là đã bị thời gian bỏ lại phía sau đến 200 năm.
Nhật báo Corriere della Sela đã đăng bài phỏng vấn cuối cùng với ông được thực hiện hồi tháng Tám 2012. Khi đó ông có nói: “Giáo hội đã mỏi mệt... các phòng cầu nguyện của chúng ta đều vắng vẻ.” Hồng y Martini từng được xem là người có thể trở thành Giáo hoàng. Ông kêu gọi Giáo hội thừa nhận ‘lỗi lầm’ và hãy bắt đầu một lộ trình cải cách triệt để bắt đầu từ Giáo hoàng. Hồng y Martini rút lui khỏi vị trí này hồi năm 2002 do mắc chứng bệnh Parkinson.
Ông có quan điểm cởi mở về nhiều vấn đề và được cả hai Đức Giáo hoàng là Gioan Phaoplô Đệ nhị và Bênêđíchtô 16 rất kính trọng. Ông là tăng lữ thuộc dòng Tên. Theo phóng viên BBC David Willey ở Rome thì ông thường có tiếng nói phê phán giáo điều của Giáo hội trong các bài viết của mình. Ông cũng có tiếng là mạnh miệng và can đảm trong suốt những năm quản cai giáo phận lớn nhất Châu Âu.
Phóng viên BBC trích lời Hồng y còn cho biết: "Nền văn hóa của ta đã trở nên già cỗi. Các nhà thờ của ta thì trở nên trống vắng và tệ nạn quan liêu trong hàng giáo sĩ ngày càng gia tăng. Các nghi lễ của ta và sắc phục ta mặc thì đầy những phô trương."
Ông cho phép linh mục Georg Sporschill, cũng thuộc dòng Tên, thực hiện cuộc phỏng vấn cuối cùng hồi đầu tháng Tám khi biết mình không sống được bao lâu nữa. Trước đó, ông trở về Ý từ Giêrusalem, nơi ông lui về nghỉ hồi năm 2002 để tiếp tục nghiên cứu Kinh Thánh. Ông có nói trong cuộc phỏng vấn rằng: “Nền văn hóa của ta đã trở nên già cội. Các nhà thờ của ta trở nên trống vắng và tệ nạn trong hàng giáo sĩ ngày càng gia tăng. Các nghi lễ của ta, sắc phục ta mặc thì dẫy đầy những phô trương.” Ông còn nhận xét: “Giả như Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã không có một thái độ cởi mở hơn đối với những người ly dị thì các thế hệ tương lai sẽ không còn nghe theo Giáo hội nữa.”
“Vấn đề đặt ra ở đây, không là có cho phép các cặp vợ chồng ly dị được nhận ban thánh thể hay không mà là: làm sao Giáo hội mình có thể giúp đỡ các tình huống phức tạp của cuộc sống gia đình. Các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục trẻ em (của một số linh mục) buộc chúng ta phải thực hiện một lộ trình chuyển đổi." Lời khuyên, ông để lại để vượt qua sự mỏi mệt của Giáo hội là ‘thay đổi triệt để – bắt đầu từ Giáo hoàng và các giám mục.
Phóng viên của chúng tôi cũng cho biết: ông không hề e ngại tỏ bày quan điểm về các vấn đề mà Tòa thánh cứ cho là cấm kỵ. Chẳng hạn như: việc sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục để ngăn ngừa bệnh Aids và vai trò của nữ phụ trong Giáo hội. Chẳng hạn như, hồi năm 2008 ông đã phê phán Giáo hội cấm đoán các biện pháp tránh có con và cho rằng thái độ này đã làm nhiều tín đồ rời bỏ Giáo hội. Vào năm 2006, ông từng công khai phát biểu rằng bao cao su, ‘trong một số trường hợp, chỉ là một tội không lớn’. Nhật báo Corriere della Sela dự định công bố sách cuối của ông có nhan đề ‘Tiếng nói từ trái tim’ đến với tất cả độc giả, ngày rất gần.” (xem “Giáo hội Công giáo lạc hậu đến 200 năm” Tin/bài của BBC tiếng Việt cập nhật hôm 2/9/2012)

Bài kể tiếp: Điều mà Đức Hồng Y Carlô Maria Martini nói đôi điều với phóng viên Georg Sportchill trước khi ông qua đời, là những lời nhiều người từng biết rõ, qua báo đài. Ở nhiều nơi. Thật ra thì, ngài từng bảo: Giáo hội Công giáo cũng thường “chậm lụt” hơn nhiều giáo hội khác đã đăng tải/phổ biến nhiều lần, ở truyền thông. Có điều là: Đức Hồng y lại đã ra đi trước ngày Hội thánh Chúa mừng 50 năm kỷ niệm Công Đồng Vatican 2 nhìn lại. Bằng không, chắc hẳn ngài cũng có nhiều điều để sẻ san, và trăn trối.
Tuy là thế, đồng thời và đồng tuổi với ngài hồng y Martinbi, còn có các vị đã tỏ bày nhiều điều “nổ bạo” hơn thế, về Công Đồng. Chăng hạn như đấng bậc thày dạy của bần đạo, dạo nào từng có ý kiến:

“Công Đồng Vatican II, với gần bốn năm chuẩn bị và ba năm thảo luận, là biến cố lịch sử không những của Giáo hội Công giáo mà là cả nhân loại, đã thổi luồng sinh khí mới vào đời sống của Giáo hội, mở ra hy vọng mới cho thế giới. Với người Công giáo hôm nay, nhìn lại Công đồng Vatican 2, sẽ giúp ta thẩm định những gì mình đã từng làm hay chưa làm được nhiều thể theo tinh thần của Công Đồng. Với bạn đọc không Công giáo, nhìn lại về Công Đồng còn là dịp để ta tìm hiểu biến cố trọng đại của Giáo hội ở thế 20 đã tạo ảnh hưởng lên lịch sử nhân loại như thế nào.” (xem Lm Stêphanô Chân Tín Luồng Gió Mới, nxb Tin Paris 2000 tr. 8)

Nghe “Luồng Gió Mới” đã đến và đã thổi, người người đều phấn khởi để rồi sẽ cùng hát với người nghệ sĩ, những câu sau:

“Để rồi sắp gặp nhau, mới biết em không đợi nữa
Trời lại thêm mùa đông, cho tuyết than trên đầu non
`Kỷ niệm giăng ngập đêm nay trong mưa
anh hứng nốt những giọt cuối mùa.”
(Trầm Tử Thiêng – bđd)

Quả thật, thập niên 60 năm đó, nghe thấy nói có Công đồng rất Chung ở Vatican, người người đều rất trông và cũng ngóng. Trông và ngóng, xem có gì mới mẻ cho Giáo hội mình không. Ngóng và trông, một cải tân như nhà Đạo từng hứa hẹn “Luồng Gió Mới” Thánh Linh thổi, ở mọi thời.
Thế nhưng, đấng bậc thày dạy khác còn bảo cho bần đạo biết, rằng: ngay từ đầu, Công đồng Vatican II đã có cái gì đó khá “lấn cấn”/lận đận, như sau:

“Ngày khai mạc Công đồng, đã có 2251 giám mục đến từ 136 nước, để tham dự. Trong khi đó, ở Công đồng Vatican I chỉ có mỗi 737 vị dự. Và Công Đồng Nicea, có khoảng chừng 225 vị thôi. Các vị trước đó tuy chưa từng quen nhau, nhưng khi đến dự, các ngài đã trở thành người anh em trong Chúa Kitô. Ngay từ khoá đầu, đã có 17 vị từ Đạo Chúa nhưng không phải là Công giáo, đến tham dự. Ở khoá hai, lại có 29 vị giống như thế. Có một số vị đến từ các nước nằm phía bên kia bức màn sắt, trong đó có Đức Giám Mục Wojtyla, đấng chủ quản giáo phận Krakow là một trong số rất ít vị đến từ nước Cộng sản Ba Lan nhưng lại dùng hộ chiếu Vatican. Rất ít nghị phụ nói và hiểu tiếng La tinh theo văn nói, tức ngôn ngữ chính của Công Đồng. Các nghị phụ có tất cả 300 buổi hội đàm được gọi là “Công nghị”. Đa số công việc được thực hiện ngoài nhóm hội cộng đoàn nghị phụ.
Điều thú vị là vào năm 1829 lúc đó có chừng 646 giám mục chủ quản trên thế giới và chỉ mỗi 24 vị là do Đức Giáo Hoàng chỉ định, còn đa phần được nhà nước khi đó bình bầu. Lần đầu tiên trong lịch sử Giáo hội, các giám mục được Giáo hoàng chỉ định ngồi ghế chủ quản, theo giáo luật, bắt đầu vào năm 1917 mà thôi. Xem thế mới biết, khi đó mọi việc tập trung vào ngôi Giáo hoàng là cốt để bảo vệ giáo quyền khỏi uy lực áp đảo, của trần thế.
Ngược giòng lịch sử, ta thấy vào năm 1542, Công đồng Triđentinô có ba công nghị nhưng kéo dài đến 18 năm, trải dài suốt 5 triều đại giáo hoàng. Công nghị đầu, có 40 vị tham dự và công nghị cuối gồm 217 vị.
Công đồng Vatican I kéo dài chỉ 1 năm đã phải gián đoạn vì cuộc chiến xảy đến vào năm 1870. Khi loan báo mở ra Công Đồng Vatican II, Đức Gioan 23 đã không cho biết Công Đồng này có được coi như nối tiếp Công Đồng I từng bị đứt đoạn hay không; nhưng ngài vẫn coi đây như một Công Đồng mới.” (x. Lm Kevin O’Shea CSsR, Retrospect: The Past Fifty Years, Australian Catholic University, Strathfield 25/8/2012 tr. 11)

Con dân nhà Đạo ngoài “công nghị” khi ấy như người mù xem voi, chỉ biết loáng thoáng/lờ mờ những gì được công bố, hệt như khi nghệ sĩ hát bài “Tình Ca Mùa Đông”, loáng thoáng những câu:

“Êm êm, ngoài kia nhạc đêm đông!
Anh nhớ khi mặn nồng,
Xin cám ơn em một thời xuân
Giờ còn đâu mà mong,
cho chút duyên nghe còn ấm.”
(Trầm Tử Thiêng – bđd)

Thế nhưng, với sử gia nhà Đạo thì không thế. Các vị này vẫn chịu khó tìm hiểu nên thấy rằng:

“Muốn hiểu rõ Công đồng Vatican II diễn biến ra sao, ta cần biết thêm chuyện này, là: sở dĩ có Công Đồng này bởi vì đó là ý của Đức Gioan 23 lúc ấy muốn triệu tập một Công Đồng giống khi trước. Ngài từng là Sứ thần Toà thánh lâu năm ở Istanbul. Ngài suy nghĩ đơn giản, rằng: nếu ta vẽ một vòng cầu lấy Vienna làm tâm điểm và vẽ chu vi rộng lớn, sẽ thấy vòng cầu ấy bao gộp cả Đế quốc La Mã cổ xưa và Hội thánh của ta thời ấy nữa; và rồi, sẽ nhận sự kiện là Hội thánh chẳng có uy quyền gì để có thể ngăn chặn được 2 kỳ thế chiến, trong đó có “Shoah” và “Gulag”.
Vào độ ấy, Đức Gioan 23 sống bên ngoài thủ đô Vatican, nên không ai lại nghĩ rằng: có thể ngài sẽ làm giáo hoàng, ngay sau ngày Đức Piô 12 băng hà năm 1958. Và lúc ấy, có người nghĩ rằng: các Hồng y trong mật hội, sẽ chỉ chọn ngài làm Giáo hoàng chuyển tiếp nhất thời mà thôi. Vì nghĩ là ngài cũng chẳng thọ được bao lăm. Nhưng khi trở thành Giáo hoàng, Đức Gioan 23 lại muốn thực hiện công cuộc đại kết các giáo hội cùng thờ một Chúa.
Làm việc này, Đức Gioan 23 nghĩ: trước tiên ngài phải thực hiện cho bằng được việc Liên kết bên trong Hội thánh Công giáo trước đã. Bởi thế nên, ngài mới đề nghị lập một Thượng Hội Đồng Giám mục cho giáo hội La Mã. Ngài những muốn nâng cấp và cập-nhật giáo luật, nên mới triệu tập Công đồng đại kết Vatican II, như thế. Làm giáo hoàng chưa được bao lăm, nhưng ngài cũng đã triệu tập được một Công đồng. Thế nên, chỉ mỗi việc loan báo triệu tập một công đồng như thế, ngài cũng đã tạo ra được bầu khí lạc quan trong Hội thánh, là điều dĩ nhiên rồi.
Quả là, khi ấy Đức Gioan 23 đã mở rộng cửa cho các giám mục muốn đổi mới. Nhưng, lúc ấy cũng có vị tỏ ra khá bi quan để có được cơ hội thuận tiện như lòng mong ước. Riêng Đức Piô XII trước đó, đã chống lại các vị nào có ý định muốn mở ra một công đồng và Giáo triều Rôma khi ấy cũng đã làm thế. Đàng khác, phần đông các giám mục thế giới không biết nhiều về các vấn đề đang xảy ra trong Hội thánh thời đó. Khi Đức Piô XII băng hà, Giáo triều Rôma vẫn có đủ quyền bính để tự tung tự tác và đại đa số các giám mục sở tại, lại không biết gì về sự cần thiết phải có Công đồng như thế. Nên, khi Đức Gioan 23 đọc diễn văn khai mạc Công đồng Vatican II, các giám mục đã ủng hộ việc cải tân Giáo hội, nên mới tỏ ra tích cực, và lạc quan. Kết cục thì, Công đồng Vatican II lại đưa ra một hình ảnh về Hội thánh rất khác biệt. Khác ở chỗ, là: hình thức công đồng chỉ thích hợp cho con người ngày hôm nay hơn là dạo đó. Các đấng chủ quản giáo hội địa phương lại cứ nghĩ: mình có thể cải tân Hội thánh Công giáo, cũng không chừng. Thế nên, Đức Gioan 23 mới bảo: thực chất thánh truyền là một chuyện và cung cách thánh truyền có được phổ biến không là chuyện khác.
Bởi thế nên, Đức Gioan 23 coi Công đồng Vatican II như sự kiện thích hợp mở ra với thời hiện tại. Khác biệt này hiện rõ hơn ban đầu vào lúc mà mọi người lại sử dụng cụm từ “về nguồn” và “cải tân”, cũng rất nhiều.
Bằng vào cụm từ này, nhiều người lại nghĩ: hai động lực được nhiều người kỳ vọng là có thể tạo cho Công Đồng, đó là: “Về nguồn” và “cải tân”, tức cập-nhật-hoá. Hai đường lối mang tính cách rất chống chọi. Về nguồn, biểu lộ một thị kiến về sự sống qua đó Hội thánh quyết làm sao để mình trở nên phong phú hơn lúc đương thời. Cải tân, mang ý nghĩa của tương quan mới với thế giới đương đại theo nghĩa thị kiến đã có từ cuộc “trở về nguồn” của mình.
Đức Gioan 23 gọi Công Đồng là “sáng kiến khích lệ” mang tính chất rất lành thánh. Với ngài, đó là “kairos” tức Công Nghị toàn thể mang tính chất mục vụ. Theo nghĩa này, Hội thánh sẽ thực thi quyền uy của tín điều từng gây ảnh hưởng lên đời sống thường nhật của con người.
Thật không dễ, để ta có thể bắt chụp được phản ứng của mọi giới trong Đạo, vào lúc đó. Theo dõi lịch sử theo đầu óc của con người ngày nay, ta mới hiểu được những gì xảy ra bên trong Công Đồng. Phải chăng đây là cơ hội để Hội thánh mở ra với lịch sử thế giới? Phải chăng Công Đồng Vatican II bao hàm một hình thức khác biệt có thể xảy đến với Đạo Chúa và với các giáo phái khác của thánh hội, cả lúc trước lẫn bây giờ? Phải chăng điều đó có nghĩa: Đạo Chúa bao gồm chỉ mỗi hình thức như thế, mà thôi? Có chăng một tự do chọn lựa tôn giáo trong số các chọn lựa? Phải chăng Hội thánh tương lai sẽ là Hội thánh được chọn theo cách ấy, tức cách thức một số rất ít giữa các thánh hội của Đức Kitô và các giáo phái khác trên thế giới? Phải chăng việc giảng rao Tin Mừng sẽ không bị lẫn lộn với sự việc Đạo Chúa ở phương Tây vẫn cứ áp đặt lên bối cảnh khác của Đạo?
Điều này nói lên sự khác biệt nơi ý niệm của Đức Gioan 23 về Công Đồng, tức theo ý ngài Công Đồng phải mang tính chất mục vụ, chứ không chỉ gồm những tín điều và tín điều, mà thôi. Cụm từ “thần-học mục-vụ” thực sự là cụm từ làm vấp ngã khá nhiều người. Ngay từ đầu, cụm từ này mang ý nghĩa của một nền thần học về thừa-tác, chủ ý giúp các thừa-tác-viên thực hiện công cuộc phục vụ Hội thánh. Sau đến, sẽ từ từ trở thành nền thần học theo đường lối khác mới mẻ hơn, để ta có thể sống đời Kitô-hữu trong điều kiện văn hoá khác với lối sống hiện thời, khi hình thức sống của người tin vào Đức Kitô được thiết lập.” (xem Lm Kevin O’Shea CSsR, bđd tr. 12-13)

Thời buổi này, với mọi phương tiện truyền thông/vi tính lẫn báo đài/truyền hình rất tối tân mà người người ở dương gian còn không hiểu và không biết gì nhiều về Công Đồng Vatican II, huống hồ bà con mình thời đó. Nói không hiểu, tức không rõ chi tiết ở bên trong thánh Hội, khiến đấng bậc ở trên cao phải triệu tập Công đồng, cho thích hợp.
Nói theo người đời thời hiện đại, lại có thể nói như nghệ sĩ vẫn cứ hát;

“Bài tình ca mùa Đông,
Hát mãi đôi môi lạnh câm.
Lòng thì vẫn hẹn, cơn đau nguôi ngoai,
Sao nỗi nhớ mỗi ngày mỗi đầy…”
(Trầm Tử Thiêng – bđd)

Thật ra thì, nhớ Công Đồng như nỗi nhớ mùa Đông mỗi ngày mỗi đầy. Bởi mùa Đông Công Đồng, là mùa của 50 năm kéo dài hai thế hệ. Nhớ, thánh hội ở trần gian vẫn “bước những bước (sao) chậm quá”, cũng rất buồn. Thế đó, có là Hội của các thánh cứ bước những bước chầm chậm, nhưng sẽ chắc?
Bàn về “nỗi nhớ Mùa Đông trong Giáo hội”, cũng chỉ nên bàn những chuyện loanh quanh, luẩn quẩn, nhè nhẹ để thư giãn, thôi. Chứ, cứ bàn chuyện thần học và học về thần lại rất khô khan, đóng cứng, sợ lắm ai ơi! Bàn sương sương, để rồi lại sẽ mời bạn/mời tôi, ta đi vào vườn truyện kể có những mẩu chuyện nhè nhẹ, mang dáng dấp của nỗi-nhớ-không-tên, về một thời quá khư, như sau:
“Truyện rằng,
Vào buổi chiều xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi cạnh cần mẫn dìu người cha. Người con trai trạc mười tám/mười chín, áo quần giản đơn, lộ vẻ nghèo túng, nhưng từ nơi cậu lại toát lên nét vẻ trầm tĩnh của một người có học, chừng như cậu là học sinh..
Người con trai tiến đến trước mặt tôi, rồi bảo: "Xin cho hai bát mì bò!", cậu nói thật to như để mọi người nghe rõ. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua tay bảo đừng. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu, thì thấy cậu nhoẻn miệng cười rất biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo trên tường, phía sau lưng tôi, rồi bảo với tôi: chỉ làm 1 bát mì cho thịt bò, còn bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó mới chợt hiểu. Hoá ra, cậu gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết mình có khả năng làm thế. Tôi cười với cậu và tỏ vẻ hiểu ý.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì còn nóng hổi. Cậu trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần nói: "Cha à, có mì rồi, cha ăn đi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy Cha nhé!" Nói rồi cậu bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát mì. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ vào bát của người con. "Ăn đi con, con ăn thêm một chút cho no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi. Mai rày, thi đỗ đại học, sẽ làm người giúp ích cho xã hội." Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn ấy, lại sáng lên một nụ cười ấm áp, rất hồn nhiên. Một điều khiến cho tôi ngạc nhiên không ít, đó là, cậu con trai kia không hề cản trở việc cha gắp thịt sang bát của mình, mà cứ im thin thít đón nhận miếng thịt từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về chỗ cũ.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế, có một bát mì thôi mà bỏ vào đó biết bao nhiêu là thịt." Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay cái, lại mỏng manh chẳng khác gì xác con ve con. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: "Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu cho hết đây này. " "Ừ, ừ! con ăn nhanh lên, ăn mì thịt bò thực ra cũng nhiều chất đạm lắm đấy."
Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ quán lại cũng ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha con người khách. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò vừa mới thái, bà chủ ra dẩu hiệu bảo cậu ta đặt lên bàn hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn con mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: "Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thịt bò." Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ, nói: "Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỷ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là món quà biếu khách hàng, nhân ngày vui. " Cậu trai cười cười, không hỏi gì thêm.
Cậu gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn chân hai cha con ra khỏi quán. Mãi đến khi cậu Trương đi thu bát đĩa, đột nhiên kêu lên khe khẽ. Hoá ra, đáy bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò, được viết trên bảng giá của cửa hàng. Cùng lúc, Tôi, bà chủ, và cả cậu Trương chẳng ai nói lên lời, chỉ lặng lẽ thở dài, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ rất riêng.” (trích truyện kể lại cứ ê hề trên mạng vi tính, rất ý nghĩa)

Thật ra thì, truyện kể hôm nay chẳng ăn nhập gì với đề tài để bạn và tôi, ta bàn luận. Nhưng điểm đặc biệt đây, là: khi kể truyện, người kể vẫn muốn người nghe và người đọc là bạn hoặc tôi, ta suy tư về một sự việc. Sự việc ấy thế này: mọi chuyện trong đời đều có ý nghĩa riêng của nó. Riêng, để kể. Riêng, để nghĩ suy về đề tài ta bàn cãi. Chí ít, là những điều mang dáng dấp rất khô khan, đọng cứng của thần học.
Đi vào đề tài thần học hôm nay về những bước chân mòn “chầm chậm” của thánh hội suốt 50 trời, kể từ ngày có Công Đồng Vatican II, thì mỗi người và mỗi vị đều có ý kiến rất tư riêng, trổi bật khi thực hiện chuyện gì trong đời. Như đấng bậc sắp thành thánh là Đức Gioan 23 hoặc các đấng bậc vị vọng nào khác có tiếp nối con đường được Công Đồng Vatican II chủ trương hay không, mỗi vị đều có lý do riêng. Giống hệt các nhân vật trong truyện kể, ở trên.
Tóm lại, làm gì thì làm, vẫn xin thành viên của thánh hội ở cấp cao hay cấp thấp, hãy cứ đoan chắc rằng mình đã làm và đang làm mọi sự, cho mọi người. Để rồi, người người sẽ phổ biến tình thương yêu Chúa căn dặn, rất vô tư, thoải mái, phúc hạnh. Thế đó, là lý do của cuộc sống. Thế vậy, là lý lẽ của nhiều sự kiện trong thánh hội, ở trần gian lan man nhiều tình tiết.
Nghĩ thế rồi, xin hãy cùng tôi/cùng bạn, ta nhớ mãi lời dặn còn đó vang vọng sau đây:

“Hỡi anh em là những người con bé nhỏ,
đừng để ai làm cho anh em đi lạc đường.
Ai sống công chính, kẻ ấy là người công chính,
như Đức Giê-su là Đấng Công Chính.”
(1 Ga 3: 7-8)

Nghiệm thế rồi, ta cứ hiên ngang “đầu cao mắt sáng”, nghêu ngao mà hát. Hát, những lời ở trên vẫn lắng đọng trong đầu mọi người:

“Bài tình ca mùa Đông
hát mãi đôi môi lạnh câm
Lòng thì vẫn hẹn cơn đau nguôi ngoai,
Sao nỗi nhớ mỗi ngày mỗi đầy ...”
(Trầm Tử Thiêng – bđd)

Vậy thì, bài ca ấy có là “Bài Tình Ca Mùa Đông” hay không, xin bạn và xin tôi, ta cứ hát và hát mãi cho yêu đời. Hát rồi, tự khắc Mùa Xuân của mọi người vào mọi thời sẽ xuất hiện ở đâu đó, dù rất xa nhưng vẫn gần. Gần, người cầu mong trông đợi mùa Xuân. Gần, với tình yêu thương rất vĩnh cửu. Vẫn rất cần.
Trần Ngọc Mười Hai
Đã thấy Mùa Xuân Hội thánh
ở đâu đó đã đến gần.
Với người thân. Trong nhà Đạo.

Saturday, 13 October 2012

“Yêu nhau đi! Đời có nghĩa chi,”

Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 29 thương niên năm B 21.10.2012

“Yêu nhau đi! Đời có nghĩa chi,”
“Yêu nhau đi! ta lo chi cho đời thêm phai úa mau.”
(Nhạc: Besame Mucho - Lời Việt: Trường Kỳ)

(GLHTCG #1866)

“Đời có nghĩa chi”? Có lẽ là lời tâm tình của những người có kinh nghiệm từng trải giống như bà chị nọ ở truyện kể bên dưới, kể ra đây chỉ để dẫn nhập cho sự thể rất đáng kể, như sau:

“Bà chị nọ, vừa đặt chân vào nhà đã thấy có cái gì đó cũng đáng nghi, chị bèn nhẹ nhàng đi vào phòng ngủ, thấy dưới mền ló ra 4 bàn chân, có lẽ nghe thấy chị về nên bất động. Chẳng nói chẳng rằng, chị nhà bèn chụp lấy khúc gỗ đập lia lịa vào tấm mềm ấy một hồi, cho hả giận.
Đập xong, ra phòng ngoài thấy ông chồng ngồi chễm chệ trên sa-lông đọc báo rất tỉnh bơ. Thấy vợ về, ông chồng ngước mắt nói chồm qua tờ báo, rất nhẹ nhàng:
-Em à, ba má em mới ở miệt dưới lên thăm em, trong người còn mệt nên anh nhường cho hai cụ giường nghỉ của vợ chồng mình. Em vào mà chào ba má đi…
Hú hồn, chị vợ chẳng biết làm gì, chỉ muốn khóc, rất hối hận.”

Có ân hận hay hối lỗi, cũng đã muộn. Đó là sự đời. Nhưng với nhà Đạo, dù muộn màng, người người có lỡ vi phạm tội tày trời vẫn cần hối lỗi. Hối và hận, cho cả những lỗi nặng nhẹ mà lâu nay nhà Đạo mình vẫn gọi là “tội”.
Tội và lỗi, dù có nặng hay rất nhẹ vẫn được đấng bậc nhà Đạo mình định nghĩa khá tỉ mỉ, lại chêm thêm đôi chút lịch sử và chú giải, rất như sau:

“Thật đúng như chị nói, cách đây chừng 5 năm, Hội thánh mình có đưa ra danh sách gồm 7 mối tội đầu rất mời được gọi là “tội trọng”. Nhưng trước hết, phải minh định rằng đây không là tuyên bố chính thức của toà thánh.
Danh sách này, là do Gm Gianfranco Girotti, Chủ tịch Toà Xá Giải đã cho biết trong buổi phỏng vấn do phóng viên tờ Osservatore Romano hôm 9/3/2008. Toà Xá Giải thuộc Hội Đồng Giáo hoàng ở Rôma, là toà có trọng trách cứu xét các vụ/việc liên quan đến ân xá và tha thứ mọi tội khiên dành quyền tối thượng giải quyết cho Đức Thánh Cha. Chủ tịch Hội đồng này là đấng bậc thứ nhì của Toà này…
Danh sách 7 mối tội đầu trước đây được Đức Grêgôriô Cả liệt kê năm 590. Các tội này gồm có: kiêu ngạo, hà tiện, dâm ô, hờn giận, mê ăn uống, ghen tuông và lười biếng (x. GLHTCG #đoạn 1866).
Buổi phỏng vấn hôm ấy, Gm Gianfranco Girotti còn cho rằng: ngày nay nhiều người không hiểu rõ giáo huấn và truyền thống Hội thánh liên quan đến ơn xá tội, nhưng dù sao đi nữa, động thái sám hối nay mang tầm kích đặc biệt lan rộng ra ngoài xã hội, bởi tương quan giữa con người nay, ngày một yếu nhưng lại mang tính phức tạp vì tình trạng toàn-cầu-hoá đang phổ biến.”
Về các tội tầm kích xã hội, Gm Girotti lại cũng nói: “Ngày nay, nhiều địa hạt trong đó ta hành xử theo cách lỗi phạm nhưng theo quyền cá nhân và xã hội. Điều này đặc biệt thấy rõ ở địa hạt đạo đức sinh thái qua đó ta không thể chối bỏ rằng xã hội nay có vi phạm quyền căn bản của bản chất con người. Điều này xảy đến bằng phương cách thực dụng và thay mầm giống khiến ta khó mà tiên liệu được kết quả hoặc kềm chế/kiểm soát.
Ở đây, còn có địa hạt bao gồm tầm kích xã hội, là tệ nạn chích/hút ma tuý gây làm giảm sút khả năng của trí tuệ và óc thông minh của con người. Chính vì thế, nên nhiều bạn trẻ đã phải rời phạm vi/khuôn khổ Hội thánh. Và, một địa hạt khác nữa, là: sự mất quân bình về xã hội và kinh tế, theo nghĩa người đã giàu càng giàu thêm và người nghèo lại vẫn cứ nghèo. Hiện tượng này nuôi dưỡng tình trạng bất công trong xã hội và vấn đề môi trường đang trở thành bận tâm của nhiều người trong xã hội.”
Nếu hỏi rằng, có bao nhiêu tội trọng mà Gm Girotti nêu ra, thì câu trả lời là: ít nhất có đến 5 tội mới. Nhưng giới truyền thông Công giáo cũng thấy có thêm 2 tội khác nữa để quân-bình-hoá số 7 mối tội đầu người xưa hiểu. Hai tội mới do truyền thông tìm thấy, là: vi phạm về đạo đức sinh thái, như: ngừa thai và các thử nghiệm thiếu đạo đức như: nghiên cứu về mầm giống, ma tuý và ô nhiễm mỗi trường, cộng thêm nữa là góp phần tạo khoảng cách giàu/nghèo.
Vấn đề cuối cùng đặt ra, là: từ những nhận định của Gm Girotti, cũng nên đề cao cảnh giác về các tội được coi là nặng khiến ta càng phải tìm cách xa lánh, nhưng nói thế không có nghĩa đó là những tội rất mới theo nghĩa không phải là lần đầu tiên Hội thánh của ta đề cập đến.” (x. Lm John Flader, Question Time, The Catholic Weekly 19/8/2012 tr. 10)

Trích dẫn lời lẽ của đấng bậc chủ quản mãi tận Rôma, tựa hồ công việc của thầy thuốc chuyên tìm hiểu xem con bệnh còn có các mầm bệnh nào khác nữa không. Trích dẫn các nhận xét rất bi quan của đấng bậc này khác, còn mang tính cách của sử gia trong Đạo chăm lo sưu tầm nguồn gốc của lỗi phạm để rồi tìm con đường sống, vẫn vui tươi. Trích và dẫn, còn phải kể đến công trình của đấng bậc khác, như sau:

“Vào thế kỷ đầu đời của thánh hội, đã thấy có sự chuyển đổi ý niệm về lỗi tội. Chuyển đổi này, là do có thay đổi về văn hoá vào lúc cộng đồng người Do thái sau thời của Chúa đã di dời về với văn hoá La-Hy.
Văn hoá người Do Thái vẫn quan niệm rằng các thần ngoài Đạo đều là ngẫu thần, ở cấp bậc thấp hơn Thiên Chúa của Do thái. Đối với người Do thái, tôn thờ ngẫu tượng là tội, và tội khá nặng. Đó là lý do khiến họ nghĩ rằng việc thờ quấy và dâm bôn đều là tội lớn giống như nhau. Dâm bôn hay còn gọi là ăn nằm với gái điếm ở giáo phái không theo đạo của người Do thái, đều là động thái tế tự ngẫu thần. Chính vì thế, mà họ đã bác bỏ lối phụng thờ hoàng đế. Bởi, hoàng đế cũng từng cho mình là thần thánh. Do đó, tôn thờ hoàng đế tương đương với việc thờ ngẫu thần.
Tín hữu Đạo Chúa xuất tự Do thái vẫn tin tưởng Thiên Chúa là Đấng Hoá Công. Thành thử, tôn giáo và thần học của Đạo Chúa hồi thế kỷ thứ hai chú trọng nhiều về công cuộc tạo dựng. Thế nên, tội và lỗi là hành xử chống lại tạo dựng và phản chống Tạo Hoá.
Văn hoá của người Hy Lạp vào thời đó, nói chung đều đã suy tưởng về Thiên Chúa Tối Cao. Nên, tội và lỗi đã mang nghĩa sự tách rời tâm thần và đạo lý khỏi Thiên Chúa Tối Cao. Và từ đó, theo tín hữu Đạo Chúa thì Thiên-Chúa-là-Cha-của-Đức-Giêsu-Kitô tức là Tạo Hoá, rất thiêng liêng. Thế nhưng, văn hoá nói chung lại cứ nghĩ việc tách rời này là do từ việc tù tội. Tức, sự việc rất tồi tệ. Những ai ở lại trong tình trạng tồi tệ ấy, là đang mắc tội cùng lỗi phạm. Việc sa rời Thiên Chúa Tối Cao đến từ việc nằm lại trong sự việc tồi tệ và cả trong thể xác.
Vào lúc ấy, lại thấy có nhiều học thuyết chủ trương con người bị đặt vào tình trạng tồi tệ như trên do bởi ác thần nổi loạn hoặc do “thiên thần gẫy cánh hoặc sa đà”tạo ra. Ơn cứu độ là ơn tách rời khỏi tình trạng của thế gian, thể xác hiểu theo nghĩa quỷ ma/ba thù để được vào với thế giới khiết tịnh rất tinh thần.Và, như thế, tội và lỗi không được cứu vớt khỏi tình trạng ấy. Nói cách khác, tội và lỗi là sự thể đã xâm nhập vào với quỷ ma, thế gian và xác thịt rồi. Xâm nhập, là vừa xâm vừa nhập ngang qua tình dục, tức xa rời khỏi Chúa.
Vào thế kỷ thứ hai, đã thấy có chuyện như thế xảy đến và còn được tô điểm thêm bằng những sắc mầu rút từ truyền thống Do thái-Hy Lạp và Kitô giáo cũng như văn hoá có từ các tôn giáo này. Triết học Hy Lạp đặt Thượng Đế Tối Cao ra ngoài vũ trụ/vạn vật. Người Do thái lại nhấn mạnh lên tính tuyệt đối và khác biệt nơi Đức Chúa của họ, nhất thứ là sau ngày Đền thờ Giêrusalem bị phá huỷ. Tất cả mọi người trong họ đồng ý là họ không thấy Thiên Chúa ở quanh đây.
Tín hữu Đức Kitô –mặc dù thuyết lý của họ tốt đẹp nhất- đã thực hành chiếu theo văn hoá nằm trên tất cả. Và, họ tự định vị chính mình vào với Thiên Chúa Tối Cao của người Hy Lạp và Do thái, Đấng đứng ngoài và ở bên trên vũ trụ/vạn vật. Và, họ cũng rút tỉa kinh nghiệm về các vấn đề khó khăn nơi văn hoá liên quan đến ma quỷ, thế gian và xác thịt. Họ tin tưởng rằng Thiên Chúa ở ngoài và ở trên ba kẻ thù ấy. Và, đây là nguồn gốc ý thức về tính không tương xứng của tất cả con người chúng ta ở đây, bây giờ. Bởi, con người quá dính bén vào ba thứ ma quỷ, thế gian và xác thịt. Bởi, con người luôn ước vọng có nhiều hơn bên trong mình khiến cho mình ở ngoài mọi sắp xếp của quỷ ma? Điều này làm thay đổi mọi tâm lý và linh đạo cũng như thần học suốt bao thế kỷ trôi qua.
Cũng nên nhớ, là: chỉ một số rất ít những người đủ giàu mới có được cuộc sống thư giãn về đạo lý; do đó mới suy nghĩ được như thế. Trong khi đó, giới nông dân thuyền chài ở Galilê lại cứ phải đi một chặng đường rất dài mới đạt được tư tưởng và quan niệm này.” (x. Lm Kevin O’Shea CSsR, theo giáo án giảng dạy tại Đại Học Công Giáo Sydney I Beg Your Pardon: A Study of What Forgiveness Means hôm 26/5/2012 tr. 12-14)
Nghe các đấng bậc giảng giải quan niệm vễ lỗi và tội có từ thời đầu Giáo hội, hẳn bạn cũng như tôi ta cũng thêm được nhiều kiến thức. Nhưng, chưa chắc đã thuần phục để rồi đưa các nhận định ấy vào với cuộc sống chính chuyên của riêng mình. Đồng hành với đấng bậc, là nghệ sĩ ngoài đời, lại nghĩ khác. Nghĩ và sống theo lập trường cố hữa và tư riêng, nên mới có ca từ đầy hấp dẫn như:

“Ta yêu nhau, cớ sao em âu sầu,
Phút giây này có bao giờ đến với đời tôi hai lần đâu!
Nơi đây, đêm nay ta cùng vui
ta say sưa trong niềm hoan ca hoà ngàn câu ân ái.
Yêu nhau đi em trong triền miên
vui bao la trong hồn nhiên say trong đắm đuối ngất ngây.”
(Besame Mucho – bđd)

Nói cho cùng, tội và lỗi thời nay có lẽ là và vẫn luôn là: thiếu đi tình yêu về những điều tốt đẹp. Đẹp nơi con người, đẹp cả ở không gian vạn vật, người gọi là thế gian. Tội và lỗi thời hôm nay, còn là vi phạm những điều lệ liên quan đến sự sống của người khác, cần được yêu. Người khác và người mình, ai cũng cần được yêu và cần yêu đương như vẫn đương yêu tự bao giờ.
Thật ra thì, đặt vấn đề về tội cũng chỉ là đặt vấn đề về “tin và yêu”. Có tin là phải có yêu. Có yêu, tức đã tin. Mà khi đã tin và yêu rồi, thì mọi sự đều được giải quyết. Đúng, như điều được Chúa quả quyết với người nữ phụ vào nhà ông Simôn rồi đổ dầu vào chân Ngài. Và kết cục câu chuyện, Chúa nói câu chắc nịch với người bị mang tiếng phạm lỗi, như sau:

“Đức Giêsu quay lại nói với nữ phụ:
Niềm tin của con đã cứu chữa con.”
(Mt 9: 22)

Hoặc với con gái ông Yairô bị băng huyết:

“Người phụ nữ sỡ run lên,
vì biết điều đã xảy ra cho mình,
đến sấp mình trước mặt Ngài và nói cho Ngài biết cả sự thật.
Còn Ngài thì nói với bà:
Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con;
hãy đi bằng yên và lành hẳng tật nguyền.
(Mc 5: 33-35)

Nói về lỗi và tội người mắc phạm, người đời thường nói theo truyện kể, rất dễ nể. Để rồi, sẽ có được sự bình yên mình tìm kiếm. Bình yên ấy, vẫn hay thấy ở những câu truyện như:

“Tại một xứ Hồi giáo nọ, có một người đàn ông bị vua truyền lệnh treo cổ vì tội ăn cắp thức ăn của một người khác. Như thường lệ, trước khi bị treo cổ, tù nhân được nhà vua cho phép xin một ân huệ. Kẻ tử tội bèn xin với nhà vua như sau:
-Tâu bệ hạ, xin cho thần được trồng một cây táo. Chỉ trong một đêm thôi, hạt giống sẽ nảy mầm, thành cây và có trái ăn ngay tức khắc. Ðây là một bí quyết mà cha thần đã truyền lại cho thần. Thần tiếc là bí quyết này không được truyền lại cho hậu thế.
Nhà vua truyền lệnh cho chuẩn bị mọi sự sẵn sàng để sáng hôm sau người tử tội sẽ biểu diễn cách trồng táo. Ðúng giờ hẹn, trước mặt nhà vua và các quan văn võ trong triều đình, tên trộm đào một cái lỗ nhỏ và nói:
-Chỉ có người nào chưa hề ăn cắp hoặc lấy của người khác, người đó mới có thể trồng được hạt giống này. Vì đã từng ăn trộm nên tôi không thể trồng được hạt giống này.
Nhà vua tin người tử tội, nên mới quay sang nhìn vị tể tướng, có ý nhờ ông ta làm công tác ấy. Nhưng sau một hồi do dự, vị tể tướng mới thưa:
-Tâu bệ hạ, thần nhớ lại lúc còn niên thiếu, thần cũng đã có lần lấy của người khác... Thần cảm thấy mình không đủ điều kiện để trồng hạt táo này.
Nhà vua đảo mắt nhìn quanh các quan văn võ đang có mặt, ông nghĩ bụng: may ra quan thủ kho trong triều đình là người nổi tiếng trong sạch có thể hội đủ điều kiện. Nhưng cũng giống như vị tể tướng, quan thủ kho cũng lắc đầu từ chối và tuyên bố trước mặt mọi người rằng, ông cũng đã có một lần gian lận trong chuyện tiền bạc. Không còn tìm được người nào có thể thực hiện được bí quyết trồng cây ấy, nha vua định cầm hạt giống đến cho vào lỗ đã đào sẵn. Nhưng ông cũng chợt nhớ rằng lúc còn niên thiếu, ông cũng có lần đánh cắp một báu vật của vua cha...
Lúc bấy giờ, người tử tội chỉ vì ăn cắp thức ăn, mới chua xót thốt lên:
-Các ngài là những kẻ quyền thế cao trọng. Các ngài không hề thiếu thốn điều gì. Vậy mà các ngài cũng không thể trồng được hạt giống này, bởi vì các ngài cũng đã hơn một lần lấy của người khác. Còn tôi, một con người khốn khổ, chỉ lỡ lấy thức ăn của người khác để ăn cho đỡ đói qua ngày, thì lại bị các ngài nghị án treo cổ....
Nhà vua và cả triều thần nghe như xốn xáo trong lương tâm. Ông ra lệnh phóng thích cho người ăn trộm.Hạt giống bình an đó chỉ có thể nảy mầm thành cây và mang lại hoa trái là nếu mỗi người ai cũng dọn sẵn đất đai cho nó. Ðất đai thuận tiện để cho hạt giống của Bình An ấy được nảy mầm, chính là lòng sám hối thực sự. Sám hối nghĩa là biết chấp nhận chính bản thân và sẵn sàng cảm thông, tha thứ cho người khác. Có nhận ra những yếu đuối bất toàn của mình, con người mới dễ dàng cảm thông và tha thứ cho người. Và có cư xử như thế, chúng ta mới thấy được hạt giống Bình An nảy mầm trong tâm hồn chúng ta và mang lại hoa trái cho người xung quanh.

Thế đó là truyện kể. Truyện dân gian hơi na ná câu truyện Tin Mừng khi nhóm Biệt Phái yêu cầu Chúa xử vụ người nữ phụ phạm tội gian dâm. Thế đó là tình hình của người mắc lỗi phạm. Và, những chuyện như truy cứu những lỗi và tội của con người. Nói cho cùng, nếu cứ truy cứu những lỗi và tội, hẳn là ai cũng từng sơ xuất mắc lỗi. Có điều là, mình nên tự xử theo luật lệ của xã hội hay giáo hội. Đó, chính là vấn đề.
Nếu là nghệ sĩ, điều nên làm có lẽ là: hãy cứ hát lên lời ca vang rất khích lệ sau đây:

“Yêu nhau đi.
Mình không nên tiếc chi.
Trao nhau đi
muôn mối hôn bao đắm mê trong đắm say này
Ta yêu nhau
Có trăng sao trên trời
chiếu muôn ngàn ánh sáng soi tình chúng ta
bừng muôn sắc hồn…”
(Besame Mucho – bđd)

Hát thế rồi, có lẽ cũng nên nhớ lại lời Chúa từng dặn sau khi biết người người cần Chúa cứu chữa, đó là: “Hãy đi đi.Niềm tin của con đã cứu con!” Quả có thế. Niềm tin vào tình yêu của Chúa và con người vẫn cứu chữa hết mọi người một khi thật lòng sám hối và đổi thay. Dù, có là người có tội đến ghê rợn, như nữ phụ ngoại tình, ở Do thái.

Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn muốn nhủ lòng mình
Lời của Chúa
vẫn minh định rất như thế.

“Yêu nhau đi! Đời có nghĩa chi,”

Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 29 thương niên năm B 21.10.2012

“Yêu nhau đi! Đời có nghĩa chi,”
“Yêu nhau đi! ta lo chi cho đời thêm phai úa mau.”
(Nhạc: Besame Mucho - Lời Việt: Trường Kỳ)

(GLHTCG #1866)

“Đời có nghĩa chi”? Có lẽ là lời tâm tình của những người có kinh nghiệm từng trải giống như bà chị nọ ở truyện kể bên dưới, kể ra đây chỉ để dẫn nhập cho sự thể rất đáng kể, như sau:

“Bà chị nọ, vừa đặt chân vào nhà đã thấy có cái gì đó cũng đáng nghi, chị bèn nhẹ nhàng đi vào phòng ngủ, thấy dưới mền ló ra 4 bàn chân, có lẽ nghe thấy chị về nên bất động. Chẳng nói chẳng rằng, chị nhà bèn chụp lấy khúc gỗ đập lia lịa vào tấm mềm ấy một hồi, cho hả giận.
Đập xong, ra phòng ngoài thấy ông chồng ngồi chễm chệ trên sa-lông đọc báo rất tỉnh bơ. Thấy vợ về, ông chồng ngước mắt nói chồm qua tờ báo, rất nhẹ nhàng:
-Em à, ba má em mới ở miệt dưới lên thăm em, trong người còn mệt nên anh nhường cho hai cụ giường nghỉ của vợ chồng mình. Em vào mà chào ba má đi…
Hú hồn, chị vợ chẳng biết làm gì, chỉ muốn khóc, rất hối hận.”

Có ân hận hay hối lỗi, cũng đã muộn. Đó là sự đời. Nhưng với nhà Đạo, dù muộn màng, người người có lỡ vi phạm tội tày trời vẫn cần hối lỗi. Hối và hận, cho cả những lỗi nặng nhẹ mà lâu nay nhà Đạo mình vẫn gọi là “tội”.
Tội và lỗi, dù có nặng hay rất nhẹ vẫn được đấng bậc nhà Đạo mình định nghĩa khá tỉ mỉ, lại chêm thêm đôi chút lịch sử và chú giải, rất như sau:

“Thật đúng như chị nói, cách đây chừng 5 năm, Hội thánh mình có đưa ra danh sách gồm 7 mối tội đầu rất mời được gọi là “tội trọng”. Nhưng trước hết, phải minh định rằng đây không là tuyên bố chính thức của toà thánh.
Danh sách này, là do Gm Gianfranco Girotti, Chủ tịch Toà Xá Giải đã cho biết trong buổi phỏng vấn do phóng viên tờ Osservatore Romano hôm 9/3/2008. Toà Xá Giải thuộc Hội Đồng Giáo hoàng ở Rôma, là toà có trọng trách cứu xét các vụ/việc liên quan đến ân xá và tha thứ mọi tội khiên dành quyền tối thượng giải quyết cho Đức Thánh Cha. Chủ tịch Hội đồng này là đấng bậc thứ nhì của Toà này…
Danh sách 7 mối tội đầu trước đây được Đức Grêgôriô Cả liệt kê năm 590. Các tội này gồm có: kiêu ngạo, hà tiện, dâm ô, hờn giận, mê ăn uống, ghen tuông và lười biếng (x. GLHTCG #đoạn 1866).
Buổi phỏng vấn hôm ấy, Gm Gianfranco Girotti còn cho rằng: ngày nay nhiều người không hiểu rõ giáo huấn và truyền thống Hội thánh liên quan đến ơn xá tội, nhưng dù sao đi nữa, động thái sám hối nay mang tầm kích đặc biệt lan rộng ra ngoài xã hội, bởi tương quan giữa con người nay, ngày một yếu nhưng lại mang tính phức tạp vì tình trạng toàn-cầu-hoá đang phổ biến.”
Về các tội tầm kích xã hội, Gm Girotti lại cũng nói: “Ngày nay, nhiều địa hạt trong đó ta hành xử theo cách lỗi phạm nhưng theo quyền cá nhân và xã hội. Điều này đặc biệt thấy rõ ở địa hạt đạo đức sinh thái qua đó ta không thể chối bỏ rằng xã hội nay có vi phạm quyền căn bản của bản chất con người. Điều này xảy đến bằng phương cách thực dụng và thay mầm giống khiến ta khó mà tiên liệu được kết quả hoặc kềm chế/kiểm soát.
Ở đây, còn có địa hạt bao gồm tầm kích xã hội, là tệ nạn chích/hút ma tuý gây làm giảm sút khả năng của trí tuệ và óc thông minh của con người. Chính vì thế, nên nhiều bạn trẻ đã phải rời phạm vi/khuôn khổ Hội thánh. Và, một địa hạt khác nữa, là: sự mất quân bình về xã hội và kinh tế, theo nghĩa người đã giàu càng giàu thêm và người nghèo lại vẫn cứ nghèo. Hiện tượng này nuôi dưỡng tình trạng bất công trong xã hội và vấn đề môi trường đang trở thành bận tâm của nhiều người trong xã hội.”
Nếu hỏi rằng, có bao nhiêu tội trọng mà Gm Girotti nêu ra, thì câu trả lời là: ít nhất có đến 5 tội mới. Nhưng giới truyền thông Công giáo cũng thấy có thêm 2 tội khác nữa để quân-bình-hoá số 7 mối tội đầu người xưa hiểu. Hai tội mới do truyền thông tìm thấy, là: vi phạm về đạo đức sinh thái, như: ngừa thai và các thử nghiệm thiếu đạo đức như: nghiên cứu về mầm giống, ma tuý và ô nhiễm mỗi trường, cộng thêm nữa là góp phần tạo khoảng cách giàu/nghèo.
Vấn đề cuối cùng đặt ra, là: từ những nhận định của Gm Girotti, cũng nên đề cao cảnh giác về các tội được coi là nặng khiến ta càng phải tìm cách xa lánh, nhưng nói thế không có nghĩa đó là những tội rất mới theo nghĩa không phải là lần đầu tiên Hội thánh của ta đề cập đến.” (x. Lm John Flader, Question Time, The Catholic Weekly 19/8/2012 tr. 10)

Trích dẫn lời lẽ của đấng bậc chủ quản mãi tận Rôma, tựa hồ công việc của thầy thuốc chuyên tìm hiểu xem con bệnh còn có các mầm bệnh nào khác nữa không. Trích dẫn các nhận xét rất bi quan của đấng bậc này khác, còn mang tính cách của sử gia trong Đạo chăm lo sưu tầm nguồn gốc của lỗi phạm để rồi tìm con đường sống, vẫn vui tươi. Trích và dẫn, còn phải kể đến công trình của đấng bậc khác, như sau:

“Vào thế kỷ đầu đời của thánh hội, đã thấy có sự chuyển đổi ý niệm về lỗi tội. Chuyển đổi này, là do có thay đổi về văn hoá vào lúc cộng đồng người Do thái sau thời của Chúa đã di dời về với văn hoá La-Hy.
Văn hoá người Do Thái vẫn quan niệm rằng các thần ngoài Đạo đều là ngẫu thần, ở cấp bậc thấp hơn Thiên Chúa của Do thái. Đối với người Do thái, tôn thờ ngẫu tượng là tội, và tội khá nặng. Đó là lý do khiến họ nghĩ rằng việc thờ quấy và dâm bôn đều là tội lớn giống như nhau. Dâm bôn hay còn gọi là ăn nằm với gái điếm ở giáo phái không theo đạo của người Do thái, đều là động thái tế tự ngẫu thần. Chính vì thế, mà họ đã bác bỏ lối phụng thờ hoàng đế. Bởi, hoàng đế cũng từng cho mình là thần thánh. Do đó, tôn thờ hoàng đế tương đương với việc thờ ngẫu thần.
Tín hữu Đạo Chúa xuất tự Do thái vẫn tin tưởng Thiên Chúa là Đấng Hoá Công. Thành thử, tôn giáo và thần học của Đạo Chúa hồi thế kỷ thứ hai chú trọng nhiều về công cuộc tạo dựng. Thế nên, tội và lỗi là hành xử chống lại tạo dựng và phản chống Tạo Hoá.
Văn hoá của người Hy Lạp vào thời đó, nói chung đều đã suy tưởng về Thiên Chúa Tối Cao. Nên, tội và lỗi đã mang nghĩa sự tách rời tâm thần và đạo lý khỏi Thiên Chúa Tối Cao. Và từ đó, theo tín hữu Đạo Chúa thì Thiên-Chúa-là-Cha-của-Đức-Giêsu-Kitô tức là Tạo Hoá, rất thiêng liêng. Thế nhưng, văn hoá nói chung lại cứ nghĩ việc tách rời này là do từ việc tù tội. Tức, sự việc rất tồi tệ. Những ai ở lại trong tình trạng tồi tệ ấy, là đang mắc tội cùng lỗi phạm. Việc sa rời Thiên Chúa Tối Cao đến từ việc nằm lại trong sự việc tồi tệ và cả trong thể xác.
Vào lúc ấy, lại thấy có nhiều học thuyết chủ trương con người bị đặt vào tình trạng tồi tệ như trên do bởi ác thần nổi loạn hoặc do “thiên thần gẫy cánh hoặc sa đà”tạo ra. Ơn cứu độ là ơn tách rời khỏi tình trạng của thế gian, thể xác hiểu theo nghĩa quỷ ma/ba thù để được vào với thế giới khiết tịnh rất tinh thần.Và, như thế, tội và lỗi không được cứu vớt khỏi tình trạng ấy. Nói cách khác, tội và lỗi là sự thể đã xâm nhập vào với quỷ ma, thế gian và xác thịt rồi. Xâm nhập, là vừa xâm vừa nhập ngang qua tình dục, tức xa rời khỏi Chúa.
Vào thế kỷ thứ hai, đã thấy có chuyện như thế xảy đến và còn được tô điểm thêm bằng những sắc mầu rút từ truyền thống Do thái-Hy Lạp và Kitô giáo cũng như văn hoá có từ các tôn giáo này. Triết học Hy Lạp đặt Thượng Đế Tối Cao ra ngoài vũ trụ/vạn vật. Người Do thái lại nhấn mạnh lên tính tuyệt đối và khác biệt nơi Đức Chúa của họ, nhất thứ là sau ngày Đền thờ Giêrusalem bị phá huỷ. Tất cả mọi người trong họ đồng ý là họ không thấy Thiên Chúa ở quanh đây.
Tín hữu Đức Kitô –mặc dù thuyết lý của họ tốt đẹp nhất- đã thực hành chiếu theo văn hoá nằm trên tất cả. Và, họ tự định vị chính mình vào với Thiên Chúa Tối Cao của người Hy Lạp và Do thái, Đấng đứng ngoài và ở bên trên vũ trụ/vạn vật. Và, họ cũng rút tỉa kinh nghiệm về các vấn đề khó khăn nơi văn hoá liên quan đến ma quỷ, thế gian và xác thịt. Họ tin tưởng rằng Thiên Chúa ở ngoài và ở trên ba kẻ thù ấy. Và, đây là nguồn gốc ý thức về tính không tương xứng của tất cả con người chúng ta ở đây, bây giờ. Bởi, con người quá dính bén vào ba thứ ma quỷ, thế gian và xác thịt. Bởi, con người luôn ước vọng có nhiều hơn bên trong mình khiến cho mình ở ngoài mọi sắp xếp của quỷ ma? Điều này làm thay đổi mọi tâm lý và linh đạo cũng như thần học suốt bao thế kỷ trôi qua.
Cũng nên nhớ, là: chỉ một số rất ít những người đủ giàu mới có được cuộc sống thư giãn về đạo lý; do đó mới suy nghĩ được như thế. Trong khi đó, giới nông dân thuyền chài ở Galilê lại cứ phải đi một chặng đường rất dài mới đạt được tư tưởng và quan niệm này.” (x. Lm Kevin O’Shea CSsR, theo giáo án giảng dạy tại Đại Học Công Giáo Sydney I Beg Your Pardon: A Study of What Forgiveness Means hôm 26/5/2012 tr. 12-14)
Nghe các đấng bậc giảng giải quan niệm vễ lỗi và tội có từ thời đầu Giáo hội, hẳn bạn cũng như tôi ta cũng thêm được nhiều kiến thức. Nhưng, chưa chắc đã thuần phục để rồi đưa các nhận định ấy vào với cuộc sống chính chuyên của riêng mình. Đồng hành với đấng bậc, là nghệ sĩ ngoài đời, lại nghĩ khác. Nghĩ và sống theo lập trường cố hữa và tư riêng, nên mới có ca từ đầy hấp dẫn như:

“Ta yêu nhau, cớ sao em âu sầu,
Phút giây này có bao giờ đến với đời tôi hai lần đâu!
Nơi đây, đêm nay ta cùng vui
ta say sưa trong niềm hoan ca hoà ngàn câu ân ái.
Yêu nhau đi em trong triền miên
vui bao la trong hồn nhiên say trong đắm đuối ngất ngây.”
(Besame Mucho – bđd)

Nói cho cùng, tội và lỗi thời nay có lẽ là và vẫn luôn là: thiếu đi tình yêu về những điều tốt đẹp. Đẹp nơi con người, đẹp cả ở không gian vạn vật, người gọi là thế gian. Tội và lỗi thời hôm nay, còn là vi phạm những điều lệ liên quan đến sự sống của người khác, cần được yêu. Người khác và người mình, ai cũng cần được yêu và cần yêu đương như vẫn đương yêu tự bao giờ.
Thật ra thì, đặt vấn đề về tội cũng chỉ là đặt vấn đề về “tin và yêu”. Có tin là phải có yêu. Có yêu, tức đã tin. Mà khi đã tin và yêu rồi, thì mọi sự đều được giải quyết. Đúng, như điều được Chúa quả quyết với người nữ phụ vào nhà ông Simôn rồi đổ dầu vào chân Ngài. Và kết cục câu chuyện, Chúa nói câu chắc nịch với người bị mang tiếng phạm lỗi, như sau:

“Đức Giêsu quay lại nói với nữ phụ:
Niềm tin của con đã cứu chữa con.”
(Mt 9: 22)

Hoặc với con gái ông Yairô bị băng huyết:

“Người phụ nữ sỡ run lên,
vì biết điều đã xảy ra cho mình,
đến sấp mình trước mặt Ngài và nói cho Ngài biết cả sự thật.
Còn Ngài thì nói với bà:
Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con;
hãy đi bằng yên và lành hẳng tật nguyền.
(Mc 5: 33-35)

Nói về lỗi và tội người mắc phạm, người đời thường nói theo truyện kể, rất dễ nể. Để rồi, sẽ có được sự bình yên mình tìm kiếm. Bình yên ấy, vẫn hay thấy ở những câu truyện như:

“Tại một xứ Hồi giáo nọ, có một người đàn ông bị vua truyền lệnh treo cổ vì tội ăn cắp thức ăn của một người khác. Như thường lệ, trước khi bị treo cổ, tù nhân được nhà vua cho phép xin một ân huệ. Kẻ tử tội bèn xin với nhà vua như sau:
-Tâu bệ hạ, xin cho thần được trồng một cây táo. Chỉ trong một đêm thôi, hạt giống sẽ nảy mầm, thành cây và có trái ăn ngay tức khắc. Ðây là một bí quyết mà cha thần đã truyền lại cho thần. Thần tiếc là bí quyết này không được truyền lại cho hậu thế.
Nhà vua truyền lệnh cho chuẩn bị mọi sự sẵn sàng để sáng hôm sau người tử tội sẽ biểu diễn cách trồng táo. Ðúng giờ hẹn, trước mặt nhà vua và các quan văn võ trong triều đình, tên trộm đào một cái lỗ nhỏ và nói:
-Chỉ có người nào chưa hề ăn cắp hoặc lấy của người khác, người đó mới có thể trồng được hạt giống này. Vì đã từng ăn trộm nên tôi không thể trồng được hạt giống này.
Nhà vua tin người tử tội, nên mới quay sang nhìn vị tể tướng, có ý nhờ ông ta làm công tác ấy. Nhưng sau một hồi do dự, vị tể tướng mới thưa:
-Tâu bệ hạ, thần nhớ lại lúc còn niên thiếu, thần cũng đã có lần lấy của người khác... Thần cảm thấy mình không đủ điều kiện để trồng hạt táo này.
Nhà vua đảo mắt nhìn quanh các quan văn võ đang có mặt, ông nghĩ bụng: may ra quan thủ kho trong triều đình là người nổi tiếng trong sạch có thể hội đủ điều kiện. Nhưng cũng giống như vị tể tướng, quan thủ kho cũng lắc đầu từ chối và tuyên bố trước mặt mọi người rằng, ông cũng đã có một lần gian lận trong chuyện tiền bạc. Không còn tìm được người nào có thể thực hiện được bí quyết trồng cây ấy, nha vua định cầm hạt giống đến cho vào lỗ đã đào sẵn. Nhưng ông cũng chợt nhớ rằng lúc còn niên thiếu, ông cũng có lần đánh cắp một báu vật của vua cha...
Lúc bấy giờ, người tử tội chỉ vì ăn cắp thức ăn, mới chua xót thốt lên:
-Các ngài là những kẻ quyền thế cao trọng. Các ngài không hề thiếu thốn điều gì. Vậy mà các ngài cũng không thể trồng được hạt giống này, bởi vì các ngài cũng đã hơn một lần lấy của người khác. Còn tôi, một con người khốn khổ, chỉ lỡ lấy thức ăn của người khác để ăn cho đỡ đói qua ngày, thì lại bị các ngài nghị án treo cổ....
Nhà vua và cả triều thần nghe như xốn xáo trong lương tâm. Ông ra lệnh phóng thích cho người ăn trộm.Hạt giống bình an đó chỉ có thể nảy mầm thành cây và mang lại hoa trái là nếu mỗi người ai cũng dọn sẵn đất đai cho nó. Ðất đai thuận tiện để cho hạt giống của Bình An ấy được nảy mầm, chính là lòng sám hối thực sự. Sám hối nghĩa là biết chấp nhận chính bản thân và sẵn sàng cảm thông, tha thứ cho người khác. Có nhận ra những yếu đuối bất toàn của mình, con người mới dễ dàng cảm thông và tha thứ cho người. Và có cư xử như thế, chúng ta mới thấy được hạt giống Bình An nảy mầm trong tâm hồn chúng ta và mang lại hoa trái cho người xung quanh.

Thế đó là truyện kể. Truyện dân gian hơi na ná câu truyện Tin Mừng khi nhóm Biệt Phái yêu cầu Chúa xử vụ người nữ phụ phạm tội gian dâm. Thế đó là tình hình của người mắc lỗi phạm. Và, những chuyện như truy cứu những lỗi và tội của con người. Nói cho cùng, nếu cứ truy cứu những lỗi và tội, hẳn là ai cũng từng sơ xuất mắc lỗi. Có điều là, mình nên tự xử theo luật lệ của xã hội hay giáo hội. Đó, chính là vấn đề.
Nếu là nghệ sĩ, điều nên làm có lẽ là: hãy cứ hát lên lời ca vang rất khích lệ sau đây:

“Yêu nhau đi.
Mình không nên tiếc chi.
Trao nhau đi
muôn mối hôn bao đắm mê trong đắm say này
Ta yêu nhau
Có trăng sao trên trời
chiếu muôn ngàn ánh sáng soi tình chúng ta
bừng muôn sắc hồn…”
(Besame Mucho – bđd)

Hát thế rồi, có lẽ cũng nên nhớ lại lời Chúa từng dặn sau khi biết người người cần Chúa cứu chữa, đó là: “Hãy đi đi.Niềm tin của con đã cứu con!” Quả có thế. Niềm tin vào tình yêu của Chúa và con người vẫn cứu chữa hết mọi người một khi thật lòng sám hối và đổi thay. Dù, có là người có tội đến ghê rợn, như nữ phụ ngoại tình, ở Do thái.

Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn muốn nhủ lòng mình
Lời của Chúa
vẫn minh định rất như thế.

Saturday, 6 October 2012

“Biết ra sao ngày sau,”



Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 28 thương niên năm B 14.10.2012

“Biết ra sao ngày sau,”
“Đời luyến lưu vui cười khổ đau…?”
 (Nhạc: Que sera sera của Jay Livingston & Ray Evans
Lời Việt: Tiêu Khúc)
(1Ph 2: 13, 16-17)
            Hồi thập niên 1960, rất nhiều bạn trẻ cứ đua nhau hát và hỏi những câu rất nổi cộm như:

                         “Ngày em còn thơ lòng vương mộng mơ,
                        Thường hay hỏi má em : Má ơi ngày sau
                        Con sẽ thắm tơ duyên và vui sướng thêm?
                        Má em sẽ khuyên bảo rằng:
                        Biết ra sao ngày sau
                        Đời luyến lưu vui cười khổ đau…”
                        (Que Sera sera – bđd)

            Thật ra thì, có hỏi má hay hỏi ba những câu vớ vẩn như thế, bố ai mà trả lời với trả vốn, nổi. Khác nào, hồi Công Đồng Vatican II đang sôi sục bàn về “vai trò của giáo dân trong thánh hội” mà lại hỏi hoặc hát những câu “Đời (người giáo dân) có luyến lưu vui cười khổ đau” không? cũng chịu. Chả làm sao trả đến một lời hay một chữ, thật rất khó.
            Hôm nay, 50 năm nhìn lại, có thể lại cũng có những câu hỏi hoặc câu hát rất tương tự khi người nhà Đạo cứ bàn chuyện giáo dân với Giáo hội như trên, hẳn có là cha hay má trong thánh Hội cũng nào dám nói. Bần đạo đây, dù kinh nghiệm 60 năm đời người, nếu có nói cũng chỉ nói dựa đấng bậc để thưa gửi đôi điều hệ trọng. Nhưng, trước khi thưa và gửi, cũng nên tạt qua khu truyện kể để dễ thở, và cho vui:

            “Truyện rằng:
            Hai vợ chồng nọ tuổi cũng khá cứng, suốt ngày vẫn hỏi đáp những câu khá là vui, như sau:
            Vợ tôi hỏi: Trên Tivi có gì không anh?
            Tôi trả lời: Có rất nhiều bụi bặm, chắc tại em quên lau…
            Thế là hai vợ chồng tôi bèn cãi nhau.
Cuối tuần rồi, sinh nhật bà xã, tôi hỏi bả muốn gì? Bà nói bả muốn một cái gì láng cóng, đi từ 0 đến 200 trong 3 giây. Tôi bèn mua cho bả cái cân nhỏ để phòng tắm. Thế là hai vợ chồng lại cãi nhau.
Kỷ niệm 20 năm ngày cưới, tôi hỏi xem bả muốn đi đâu một chút cho vui
Bả nói: Em muốn đi đến một chỗ mà từ lâu em không đặt chân đến.
Tôi nói: Ủa! Em muốn vào trong bếp hả?
Thế là hai vợ chồng mình cứ cãi vã.
Sau nhiều ngày suy tính, tôi quyết định đăng báo bán cuốn “Tự Điển Bách Khoa” dầy 3,000 trang còn mới cứng, với giá vỏn vẹn chỉ 10 đô thôi, lý do là vì lấy vợ rồi nên đâu cần gì từ điển. Vợ mình cái gì cũng biết, cứ hỏi bả là ra ngay thôi.” (trích truyện cười trên mạng, mới vừa chộp)

Thế nên, muốn hỏi chuyện đạo hoặc chuyện đời mà lại hỏi vợ mình hoặc má vợ: “Biết ra sao ngày sau?” có lẽ cũng đâu bằng hỏi ngay đấng bậc thày dạy, là lập tức có câu trả lời, chẳng cần cãi. Bởi vậy, hôm nay, bần đạo mới lại chạy đến bậc thày dạy để hỏi xem: nhiều năm qua, Giáo hội mình có đề cao vai trò của giáo dân, như Công đồng Vatican II đề bạt không? Nhưng, bậc thày của bần đạo thay vì trả lời, lại đã đề nghị bần đạo hãy xem xét đôi điều về Công đồng này, như:

“50 năm Công đồng Vatican 2, nhìn lại thấy các nghị phụ Công Đồng hồi ấy, nay không còn ai ngoại trừ 2 Giám mục hồi hưu của Pháp là Gm Jean Vilnet và Gery Leuliet, nay ngoài 102 tuổi.
Còn, dân con tín hữu Công giáo cũng chẳng biết nhiều về Công đồng này. Có bạn nói: đây là những bí mật được Giáo hội giữ kín như bưng suốt nhiều năm, làm sao biết. Hỏi thêm, quyết định của Công Đồng này, nay còn hiệu lực chứ? Có còn ai áp dụng nữa hay không? Giáo hội mình từng trải nghiệm hậu quả Công đồng chứ? Công đồng có tạo được kết quả nào thoả đáng? Có gì mới kể từ đó không? Công Đồng này thật rất tốt hay chỉ thường thương bậc trung?... Hỏi, thì hỏi khá nhiều điều, nhưng có giáo dân vẫn không hiểu tại sao Giáo hội hiện không theo nề nếp gì do Công đồng định? Và, họ biết rất ít những chuyện xảy đến với Giáo hội cách nay 50 năm. Và nhất là, chẳng hiểu tại sao lúc đó Giáo hội lại quyết định mở Công đồng này…
Thật ra thì, khi ấy thấy xảy ra nhiều ý kiến rất khác biệt. Ý kiến nào cũng phản ánh ý thức hệ riêng rẽ. Có người còn bảo: Công đồng Vatican 2 cũng có ảnh hưởng trên Giáo hội đấy chứ. Nhưng, phần đông cho rằng đa phần là ảnh hưởng xấu hơn là tốt. Có người lại nghĩ, Công Đồng cố tìm cách tạo ra những gì tốt nhất từ xưa đến giờ, nhưng lại bị quên lãng, không ai cài đặt vào hệ thống thần quyền của Giáo hội. Thông thường thì, quyết định của Công Đồng dễ bi bỏ quên, hoặc bị chối bỏ, có khi còn bị thế hệ tiếp nối cứ phản bội. Nói chung, hiệu quả của Công đồng không xảy ra như mọi người mong muốn. Tác giả Robert Blair Kaiser đã ghi lại đôi điều đáng nhớ xem ra cũng khá tệ. Tệ hại, đau buồn và đáng thương tiếc. Tiếc, cho cơ hội ngàn năm nay vụt mất.
Hỏi: tại sao Công Đồng có nhiều sự kiện lớn như thế, lại không sinh hoa kết trái tốt đẹp cho toàn Giáo hội? Vì lý do gì Công đồng Vatican 2 nay trở thành tâm điểm mọi chú tâm khi ta nhìn vào 50 năm sau Công đồng? Điều gì vĩnh viễn ra đi và điều gì còn tiếp tục? Quyền lực hay vai trò của giáo dân? Nền thần học mới hoặc quyết tâm đạt Tình Đại Kết với tôn giáo khác? Để trả lời, cũng nên xem xét nhiều sự kiện lịch sử, mới đả thông được…” (xem Lm Kevin O’Shea, Retrospect: The Past Fifty Years, Suy tư thần học phổ biến tại Đại Học Công Giáo Úc, Sydney25/8/12 tr. 4)

            Kể ra cũng khó mà phê phán những gì xảy đến với Giáo hội suốt 50 năm, kể từ ngày có Công Đồng Vatican II. Vấn đề không chỉ xét lại lịch sử hoặc thần sử mà còn là thần học con người và lịch sử, nên mới khó. Khó, cho mọi người. Càng khó cho giáo dân hạng thứ như bần đạo, hôm nay.     
            Đó là vài nét sơ qua về Công Đồng Vatican II. Còn, vấn đề vai trò của giáo dân, có gì đáng nói? Nhưng, trước khi đi đến một giải đáp, cũng nên về với vườn hoa Kinh Sách rất Thánh hiền, từng dặn bảo:
                
Vì Chúa, anh em hãy tuân phục mọi thể chế
do loài người đặt.
Hãy hành động như người tự do,
không phải như người dùng tự do làm màn che tội ác,
mà như tôi tớ Chúa.
Hãy tôn trọng mọi người, hãy yêu thương anh em,
hãy kính sợ Thiên Chúa, hãy tôn trọng nhà vua.”
(1Ph 2: 13, 16-17)

            Hãy yêu thương tôn trọng mọi người, đó là việc hiển nhiên. Nhưng tôn trọng giáo dân hạng thứ rất thấp hèn, có là việc hiển nhiên của Hội thánh hay không, cũng nên về với nhận định của đấng bậc chủ quản nọ ở Mỹ, mang tên Đức ngài Bryan N. Massingale, std như sau:

“Vừa qua Gm Richard Sklba có đưa ra hình ảnh nổi bật về ơn gọi ngôn sứ ai cũng nhìn thấy ở Sách Thánh. Hôm nay, tôi mạo muội tóm tắt nhận định của ngài bằng một vài diễn tả để nói lên đôi nét về “các dấu chỉ thời đại” mà các ngôn sứ nhận thấy ngay trong tâm khảm của Đức Chúa. Nói khác đi, thì: các ngôn sứ có vai trò nói lên sự thật thường thì không dễ chịu chút nào và cũng chẳng có ai thích đón nhận, nhưng sự thất ấy vẫn cần thiết cho cuộc sống.
Vấn đề tôi đặt ra hôm nay, là: việc thực thi ơn gọi ngôn sứ trong Hội thánh vào thời khắc ta thường hay gọi đó là giao thời. Nói nôm na đơn giản là: tôi muốn đưa ra một viễn cảnh, hoặc hành xử của ngôn sứ trong cố gắng lắng nghe tiếng nói của hàng giáo sĩ và cố gắng định ra được những gì mà Thần Khí Chúa đang nói cho ta và với ta hôm nay.
Tác giả Walter Brueggemann vẫn nói: vai trò của ngôn sứ là đề ra thị kiến và khả năng thay thế những gì vẫn được áp đặt một cách chính thức. Và như thế, thì ngôn sứ trong Kinh thánh có hai vai trò: một là dựa vào ánh sáng Lời Chúa để nói lên hy vọng sâu xa của chúng dân và dẫn dắt họ tiếp nhận lời Chúa hứa ban sự sống mới. Trong tinh thần đó, nay tôi tin rằng ơn gọi của ngôn sứ trước tiên là giúp cộng đồng các kẻ tin biết chấp nhận những mất mát mà họ không muốn nhận; và rồi, đem đến cho chúng dân niềm hy vọng mà chính họ không dám tưởng tượng.
Xem như thế, thì ơn gọi của ngôn sứ bắt đầu bằng việc lắng nghe tiếng rên xiết của cộng đoàn và cho họ cơ hội được có tiếng nói. Rên xiết ở đây khác với lời kêu ca hoặc than phiền. Theo định nghĩa, thì rên xiết là những gì nói không nên lời. Là, tiếng khóc từ nỗi buồn thẳm sâu hoặc đớn đau không cho biết nguồn gốc hoặc nguyên do. Trách nhiệm của ngôn sứ là nhạy bén trước những “rên xiết”, tức khóc than không thành tiếng xuất tự nỗi buồn đau của chúng dân, cho thấy rằng có cái gì đó không ổn. Và đây không là điều Chúa muốn….
Rên xiết từ hàng giáo sĩ đều dễ thấy. Ngoài ra, còn có lời rên xiết từ phía giáo dân, nữa.
Rên xiết về những bài chia sẻ không thích hợp với những mong đời từ tâm trí người nghe. Nghe, là nghe tiếng nói bên trong Hội thánh và nghe về tương quan hợp tác rất xác thực giữa hàng giáo sĩ và đấng bậc chủ quản. Rên xiết, đã can đảm nói lên những “trục gian tà” có thật trong thế giới. Rên xiết về niềm tin chân phương sống trong thế giới tiêu thụ về quân sự. Và lời rên xiết sâu thẳm của giáo dân cũng cho thấy “Có cái gì đó không ổn trong Hội thánh”. Và, những rên xiết mà ngôn sứ thời đại đang nghe được, là: Sự việc đang đi tới đoạn kết. Với ngôn sứ, sự việc gọi-là “không ổn” trong Hội thánh phải chấm dứt. Bởi, là giáo dân hay giáo sĩ, ai cũng thấy rằng sự việc không ổn đang xảy ra với Hội thánh đều không là thánh ý của Chúa.
Sự việc đi đến hồi kết cuộc. Câu nói này là thực tại đầy ảm đạm thường bị bao che bằng cụm từ “chuyển tiếp hoặc giao thời”. Nói thẳng thừng, thì cung cách Hội thánh sống đang đi vào chỗ chết. Sự suy sụp của hàng giáo sĩ toàn là nam-nhân, và đa phần còn độc thân đang có dấu hiệu đang chết dần. Tình trạng giao thời ta đang sống không thể nào lật ngược được. Và, tiếng rên la của ta trực chỉ một hình ảnh rộng lớn hơn về một chấn động và đổi thay rày sẽ đến với Hội thánh và xã hội phương Tây.
Tác giả Richard Schoenherr liệt kê hình ảnh ấy thành 6 dạng:
1)      Đổi thay từ chủ nghĩa giáo điều sang đa nguyên theo tầm nhìn của thế giới.
2)      Thay đổi một dựng xây tính dục mang tính siêu nghiệm qua tính nhân bản;
3)      Thay đổi từ Giáo hội của Châu Âu thành Hội thánh đích thực toàn cầu;
4)      Thay đổi từ tình trạng nam nhân thống trị sang nữ giới đồng quyền;
5)      Giảm sút thuyết giáo-sĩ-trị lấn át/kềm kẹp giáo hội để gia tăng quyền bính của giáo dân;
6)      Giảm thuyết chú trọng đến Bí tích và gia tăng phụng thờ dựa vào Kinh thánh, ngay trong Hội thánh Công giáo.
Nói chung, làn sóng đổi thay không ngừng chấn động này sẽ đưa hàng giáo sĩ và Hội thánh, tức chúng ta, đi vào những nơi không ngờ và do đó, gây khiếp sợ. 
Quả thật, sự việc đang đi tới hồi kết cuộc. Và ngôn sứ là người dám nói lên rằng sự thể chết dần chết mòn đang xảy đến có sự trợ giúp cũng như thúc đẩy từ Đức Chúa, rất không sai.” (xem Lm Bryan N. Massinggale, “See, I Am Doing Something New” www.jknirp.com/massin.htm 16/12/2004)                

            Hãy yêu thương tôn trọng mọi người, cũng là ý nghĩa của truyện kể mà bần đạo vừa nhận được từ bài suy niệm của đấng bậc họ Nguyễn hôm 09.09.2012, có lời lẽ rất chắc nịch như sau:

Người cha nọ muốn dạy cho con mình một bài học để đời, là: chớ bao giờ phê phán sự gì hoặc người nào theo cách “nhanh nhẩu đoảng, thật thà hư.” Nên, ông mới gọi cả bốn đứa con lại, và bảo: “Nay cha muốn anh hai lớn làm việc này cho cha: hãy ra đông xem cây lựu của cha có trổ sinh hoa trái gì không, rồi về cho cha biết.” Nghe dạy, người anh lớn bèn ra đi tìm cây lựu cha trồng, nhưng đến nơi đã vào mùa đông nên cây khó lòng mà sinh hoa nảy lộc, bèn trình về: “Con có thấy cây lựu cha trồng, nhưng chẳng hứa hẹn gì. Xem ra, cây ấy sống cũng nhiều năm, e khó qua được mùa đông băng giá rất khó lòng.”
Ba tháng sau, người cha một lần nữa lại sai người con cả ra đi vào mùa xuân xem cây lựu nhà ông có gì hứa hẹn hay không. Người con đi về kể lại: “Dạ thưa, con thấy cây lựu nay trổ bông trắng cũng rất nhiều, nhưng để trang hoàng thì tốt chứ chẳng hy vọng gì sẽ đậu trái. Con rất nghi ngờ cây đó, dù đã khuyến dụ “hãy mở ra!”, nhưng chẳng hy vọng gì một kết quả.”
Ba tháng kế tiếp cha lại sai anh con cả ra đi lần thứ ba xem cây lựu của nhà ông hy vọng gì không. Người con trở về, lần này lại nói: “Cây lựu lần này xem ra cũng lớn dần nhiều kết quả, đầy những lá rất xum xuê. Con có thấy một đôi trái nên có hái ăn thử, nhưng đắng ngắt chẳng tài nào nuốt nổi. Con nghĩ chắc chẳng ai buồn ăn trái của nó hết đâu cha.” Một lần nữa, chừng như anh trai cũng đã nói với cây lựu: “Hãy mở ra, mà phát triển!” nhưng cũng chẳng ăn thua gì.
Cuối cùng, chỉ ba tháng sau, người cha lại sai anh con cả ra đồng xem cây lựu có biến đổi gì không. Lần này, cây lựu trổ đầy những trái rất mọng, lại chín dòn. Anh con cả ăn thử rồi về trình với cha mình rằng: “Cha à! Con nghĩ phải mau mau ra mà trẩy hái, lựu nhà mình năm nay rất được mùa, đầy những trái ăn ngon lành.” Anh cũng nói, lần nào anh cũng nói với cây lựu: “Hãy mở ra mà sinh quả”. Và lần này, chắc cũng có người nói thêm vào cây nên mới đạt.
Người cha bèn gọi cả bốn người con lại rồi nói: “Các con thấy không? Các con đều thấy tình trạng của cây lựu nhà mình, vào mỗi mùa. Nhưng, nhận định của các con về cây lựu chỉ là những lời nhận xét phiến diện, nghĩa là cứ nhanh nhẩu chỉ để ý đến một phần của cây vào lúc ấy mà thôi. Qua kinh nghiệm này, các con nên nhớ đừng bao giờ phê phán con người theo cách đó. Bởi, làm thế các con chỉ kịp dựa trên khía cạnh nào đó rồi phán đoán như thế là không công bằng và cũng chẳng khôn khéo. Tất cả mọi sinh vật đều phải được định giá qua chuỗi ngày dài của thời khắc và chỉ sau khi thanh sát cẩn thận nhiều lần ta mới nhìn ra. Bởi lẽ, ngay cả những sinh vật bề ngoài trông khô cằn, xấu xí vẫn có thể cho ra những thành quả tốt đẹp, như thường.”

            Xem như thế, thì: vai trò cả của giáo dân lẫn thần quyền, là: “Hãy cởi mở!” Cởi và mở ra cho hết mọi người, mọi sự. Dù, sự đó chỉ là thiên nhiên/vạn vật rất vô tư. Sự đó, có là loài thú hay loài người, vẫn cứ cởi và mở. Mở cho rộng, cởi cho thoát, để sẽ không còn ai cứ phải thắc mắc với ưu tư về vai trò của người Hội thánh là Nước Trời.
            Xem như thế, thì Nước Trời là Hội thánh chỉ khá thánh khi biết cởi và mở suốt mọi thời, chứ không chỉ 50 năm hoặc sau 50 năm trời rất khép kín. Và có lẽ, đặc trưng cao và tốt đẹp nhất cho mọi người, kể cả Hội thánh ở trần gian vẫn là thế. Là thế và như thế, để người người sẽ không còn lý do mà khiển trách, nghi ngờ thiện chí của Giáo hội nữa.
            Xem thế thì, sau khi quả quyết như thế, người cha người mẹ ở thánh hội sẽ có thể trả lời cho câu hỏi và câu hát ở trên, rằng:

                        “Ngày em còn thơ lòng vương mộng mơ
                        Thường hay hỏi má em: Má ơi ngày sau 
                        Con sẽ thắm tơ duyên và vui sướng thêm?
                        Má em sẽ khuyên bảo rằng:
                        Biết ra sao ngày sau, đời luyến lưu vui cười khổ đau…
                        Vì sắc duyên là sóng bể dâu
                        Nào ai biết ngày sau…”
                        (Que sera sera – bđd)

Má và ba, tuy không biết ra sao ngày sau, nhưng Hội thánh Chúa ở trần gian nay đà biết. Biết nói rằng: “Ephata: Hãy cởi mở!” Cởi mở đi, ngày sau sẽ không còn khổ đau, bể dâu hay gì gì nữa. Mà, chắc chắn sẽ là chuỗi ngày “luyến lưu vui cười”, hạnh phúc.   

            Trần Ngọc Mười Hai
            Vẫn muốn nói hoài hoài
            Chỉ một chữ “Ephata: Hãy cởi mở!”
            Đời mình rồi sẽ dễ thở,
cũng chóng thôi.