Chuyện Phiếm đọc
trong tuần thứ Hai Phục Sinh Năm A 27-4-2014
“Dốc
hết tình này là trả nợ người,”
Dốc hết tình này là trả nợ đời,
Trả hết tình tôi còn nợ không thôi.”
(Tuấn
Khanh – Trả Nợ Tình Xa)
(Rm 13: 8)
Tình xa là thế, mà sao nghệ sĩ nhà mình lại cứ
trả? Giả như câu này, ở đây, là câu nói từ đấng bậc chót vót ở trên cao chốn
Thánh hội, thì sự thể sẽ ra sao?
Hỏi
về sự thể như thế, là hỏi và hát những lời thêm thắt nữa, rồi sẽ nói, những
điều rằng:
“Mắt đã mù loà vì đợi
tin xa.
Tóc trắng bạc màu vì
nợ yêu nhau.
Nào biết ngày sau trả
nợ tình nhau.”
(Tuấn
Khanh – bđd)
Hát
thế rồi, lại nhoớ đến lời phát-biểu mới đây không lâu, của đấng bậc vị vọng
được coi và được gọi là Đức thánh (rất) Cha hôm rồi mang nặng giòng chảy những kêu
gọi mọi người rằng:
“Hỡi, thành viên nam nữ thuộc bè/nhóm Mafia,
xin hãy chuyển-đổi cuộc sống của quý vị.
Xin hãy dừng tay lại mà hoán-cải và đừng làm thế!
Đừng làm những việc dưới áp-lực của ác thần sự dữ, nữa.
Tôi mong mỏi điều này bằng lời nguyện cầu liên lỉ,
để mọi điều tốt đẹp sẽ xảy đến với quý vị.
Bởi, cuộc sống mà quý vị hiện đang có vào lúc này
sẽ không đem lại cho quý vị niềm an vui hoan lạc nào hết,
và cũng chẳng tạo hạnh phúc cho quý vị bao giờ đâu...”
(xem Francis X Rocca,
Pope to Mafia: You’re Going to Hell, The
Catholic Weekly 06/04/2014 tr. 1)
Lời Đấng Bậc vị vọng ở
cấp cao kêu gọi, khác nào lời ới gọi của nghệ sĩ vẫn còn hát:
“Trả hết, trả hết cho người,
Trả luôn mắt môi nụ cười.
Trả xong đời còn hư không.
Nào gió gió bay về trời,
Này hoa sẽ bay về cội.
Còn ta đường nào cho ta?”
(Tuấn Khanh – bđd)
Vâng.
Nếu chư vị ở bè/nhóm “Mafia” không chấp-nhận tuân theo lời ới gọi của đấng bậc
ở chốn trên cao từng kêu gào hãy dừng lại, rồi “dốc hết tình này”,“trả hết cho người”,“trả luôn mắt môi nụ cười” thì
rồi ra cũng chả còn “đường nào cho ta”
cho người, ở chốn nợ đời này cả đâu.
Vâng.
Chợ đời chốn ấy hôm nay, bạn và tôi cũng như mọi người vẫn còn nhiều thứ cần phải trả. Và trên hết mọi sự, vẫn là thứ nợ
tình yêu như bậc thánh hiền khi xưa từng đoan quyết:
“Anh em đừng mắc nợ
gì ai,
ngoài món nợ tương
thân tương ái;
vì ai yêu người,
thì đã chu toàn Lề
Luật.”
(Rm
13: 8)
À
thì ra, ới gọi về chuyện trả nợ “trả hết,
trả hết cho người, trả luôn mắt môi nụ cười” có xuất từ người nghệ sĩ hay
đấng bậc “lành-thánh rất cha/cố” đi nữa, cũng là ới gọi một kêu mời: hãy dừng đứng
lại đừng trả nợ “quỷ thần độc ác”, cho bằng hãy trả mỗi món nợ “tương thân tương
ái” mà thôi.
Hôm
nay đây, ở xã hội ngoài đời hoặc trong Đạo, vẫn còn đó lời ới gọi hãy “đổi
thay” lề lối sống rất “nợ đời”. Để rồi, mọi người ở khắp nơi sẽ chỉ nghĩ đến
món nợ “tương thân tương ái” cũng rất cần trong đời người, mà thôi.
Thế
đó, là ý/lời đầy ới gọi cả người trong Đạo cũng như ngoài đời, tương tự như ở
chốn truyền thông/báo đài nhiều tin tức. Những tin cùng tức, cũng thúc giục mọi
người hãy nên có lập trường đúng để mà sống.
Còn
nhớ, ngay vào lúc Đức Phanxicô vừa đăng quang trở thành Giáo hoàng đương đại,
có tác-giả vội viết trên báo điện mang tên MercatorNet, những lời như sau:
“Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ còn mỗi con đường độc-đạo là
phải đối-đầu với người sầu buồn khổ đau và làm sầu đau/ buồn khổ những kẻ mà
ngài phải đối đầu. Ngài làm thế, theo kiểu-cách cũng rất khác, khi ra khỏi
khuôn viên Toà Thánh để có cuộc “thăm-dân-cho-biết-sự-tình” nơi ốc-đảo hẻo lánh
mạn Nam nước Ý, có tên Lampedusa. Thăm viếng hôm ấy, là buổi kinh-lược mục-vụ khởi
đầu triều-đại Giáo-hoàng của ngài, mà giới truyền-thông từng loan-báo cho cư-dân
toàn đảo biết trước.
Lời lẽ và ý-lực chính mà thông-điệp đề-cập cốt gửi đến
thành-viên cộng-đồng nhân-loại đang kiếm-tìm nơi trú-ngụ an-toàn ở vùng đảo ốc
có cuộc sống mới kể từ khi Lampedusa trở thành thứ đảo Ellis cao sang của châu
Âu...
Nhưng, thật sự thì thông-điệp ngài muốn gửi là có ý gì?
Có thể nói ngay đây, rằng: đó là thách-thức đem đến cho nhiều
người, chứ không là cử-chỉ mang tính chính-trị mà thôi. Hãy nghe Đức Giáo Hoàng
Phanxicô phát-biểu những lời như sau: “Cũng giống như xưa, khi Giavê Thiên-Chúa
hạch-hỏi Ađam và người em mình là Ca-in cùng một câu hỏi: “người anh/em ngươi
đâu?” thì hôm nay, nhiều người trong chúng ta, trong đó có cả tôi nữa, cũng để
quên thân-thuộc mình và chẳng bận tâm gì đến chốn miền mình đang sống, không còn
bận tâm để ý đến những gì được Chúa tạo-dựng cho tất cả mọi người. Và, ta không
còn khả-năng biết trông nom/giùm giúp nhau, nữa. Những người như thế đã không
còn biết, không còn chấp-nhận hoặc tìm ra sự kết-đoàn hỗ-trợ nhau nữa...” (xem Sheila Liaugminas, The Globalisation of Indifference,
MercatorNet 26/7/2013)
Vấn
đề mà người viết nêu ra khi ấy, nay quay lại thách-thức lương-tâm mỗi người và
mọi người, vào thời này. Thời hôm nay, là thời để ta nghe nhiều lời vãn than/ới
gọi như bài hát trên vẫn được nghệ-sĩ tiếp-tục hát mãi những câu như:
“Dốc hết tình này là
trả nợ người,
Dốc hết tình này là
trả nợ đời.
Trả hết tình tôi, còn
nợ không thôi...”
(Tuấn
Khanh – bđd)
Nơi
xã-hội mọi thời, “nợ người”, “nợ đời”
hoặc “trả hết tình tôi”, “còn nợ không thôi”, là thứ nợ tình mà người đời
vẫn bảo nhau hãy xem mỗi người và mọi người có “trả hết cho người’, “trả luôn
mắt môi, nụ cười” nữa, không?
Ở
nhà Đạo hôm nay, việc trả hết nợ “tương
thân tương ái” không chỉ bằng việc chu-toàn lề-luật lại là ý-tưởng được
nhiều người/nhiều vị trong Đạo mình suy-tư cảm-kích do bởi những gì được Đức Giáo
Hoàng tỏ bày hôm ấy.
Ngày
“N” hôm ấy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, lại cũng mở lời ới gọi cả những người
chẳng còn biết “tương thân tương ái” với
bất cứ một ai. Bằng vào ví dụ rút từ Tin Mừng về người Samaritanô nhân-hiền có những
chi tiết thật da-diết, như sau:
“Thế-giới hôm nay, chẳng ai thấy mình có trách-nhiệm về
nhiều thứ nữa. Bởi, con người chúng ta nay để mất ý-thức trách-nhiệm về người
anh/người chị của mình, dù họ có ra sao đi nữa, cũng mặc. Chúng ta nay lại rơi
vào tình-cảnh của các giáo-sĩ đạo-đức giả tựa như tình-tự của thày Lêvi được
Chúa mô-tả ở dụ-ngôn Người Samaritanô nhân-hiền, thời buổi trước. Có thể, như người
anh em thuộc nhóm đạo Lêvi tư-tế hôm ấy tuy thấy nạn-nhân nằm chết dần bên vệ đường,
cũng chỉ như tự nói với chính mình rằng: “Tội nghiệp cho ông ta!” rồi cứ tiếp
tục bỏ đi, chẳng ra tay cứu vớt chút gì, bởi ông cứ nghĩ đó không thuộc phần-hành/trách-nhiệm
của ông. Và, ông vẫn nghĩ là mình có lý...”
Nói thế rồi, Đức Giáo Hoàng lại tiếp tục phát-biểu về thứ
văn-hoá thời hôm nay, như sau:
“Thứ văn-hoá dửng-dưng/vô-cảm
khiến ta chỉ nghĩ đến riêng mình, và làm ta trở thành thứ người lạnh-lùng trước
tiếng khóc/than cùng ới/gọi của người khác. Thứ văn-hoá làm ta sống trong cảnh
chỉ tỏ bày lòng yêu-thương qua sinh-hoạt đình đám nổi bật thôi, nhưng không có thực-chất.
Yêu thương đình-đám/nổi bật chỉ bềnh-bồng trong chốc lát rồi chìm đắm trong hư-không/trống
rỗng với ảo-vọng dẫn về tính lạnh-nhạt/dửng dưng đối với người khác; rồi đi dần
vào sự-kiện toàn-cầu-hoá tính dửng-dưng/nguội lạnh. Nói cách khác, ta trở nên chai-đá,
quen dần với chuyện khổ-đau của người khác mất rồi. Chuyện khổ đau của người
khác không còn đánh động ta nữa và ta cũng chẳng bận tâm gì những chuyện như
thế, bởi vẫn coi chuyện ấy không thuộc phạm-vi ta quan tâm. Và, việc toàn-cầu-hoá
tính dửng-dưng đã biến ta thành những con người không tên tuổi, vô-trách-nhiệm
đến độ có thể gọi mình là người không hình-tượng, chẳng có tên và chẳng mang
hình-thù gì hết.
Và Đức Giáo Hoàng kết-luận:
“Xã-hội ta sống, nay
chẳng còn biết khóc thương người đau khổ và chẳng còn biết cùng đau cùng khổ
với bất cứ ai. Tính dửng-dưng nay trải rộng khắp hoàn-cầu khiến con người ngày hôm
nay không còn khả năng khóc thương nữa rồi. Khi xưa Hêrôđê đã từng gieo vãi sự
chết để bảo vệ tính lạnh-lùng, dửng dưng của ông trong cảnh đình đám mà xã-hội
ngoài đời vẫn tiếp tục nằm ẩn trong tâm con người ngày hôm nay.
Giờ đây, xin Chúa gỡ
bỏ những gì do Hêrôđê từng gieo vãi để ta biết khóc biết thương cả tính
dửng-dưng/lạnh-nhạt ẩn tàng nơi tâm can con người. Xin Ngài ban cho ta ơn
sủng-ái biết khóc cho tính lạnh lùng mà mình vẫn có và biết khóc cho tính
ác-độc của thế-giới mình đang sống, khóc cho tính độc địa nơi tâm can mọi người
và những người vẫn đang tìm cách tác-hại con người bằng hành-động mang tính
kinh-tế xã-hội quyết mở rộng cửa cho tình-cảnh bi ai của thế giới.” (Sheila Liaugminas, bđd)
Quả
thật, nhận-định của Đức Giáo Hoàng
Phanxicô đã tạo làn sóng cảm-nhận từ nhiều người, cả trong Đạo lẫn ngoài đời.
Cảm-nhận nhiều, còn là cảm-kích và nhận-xét về công việc Đức đương kim Giáo
Hoàng đã từng làm trong năm đầu, khiến biến-cải/đổi-thay rất nhiều thứ.
Biến-cải và đổi thay, không chỉ mỗi tâm-tính dám đối đầu với khổ-đau sầu buồn
từ nhiều phía, mà cả từ phía tạo nhiều khổ đau cho người khác là bè/nhóm Mafia
lẫn người có quyết-định ảnh hưởng lên kinh-tế, xã-hội ở thời này nữa.
Chả
thế mà, ngay khi Đức Giáo Hoàng lên tiếng về nền văn-hoá dửng-dưng/vô cảm truớc
nỗi khổ của nhiều người, nay đã thấy nhiều phản-ứng từ một số độc giả bày tỏ
tình đồng-thuận với ngài nên đã gửi đôi giòng chảy tâm-tư như sau:
“Nếu ta trị được đói/nghèo và bỏ được nhu-cầu của mình để
cho người tị-nạn, thì đó cũng là vì con người nay đã giải-quyết được các
khó-khăn do tôn-giáo đánh đỗ.” (David Page)
“Muốn giảm-thiểu số người chết vì di-dân bất-hợp-pháp, các nước
phát-triển phải tạo cơ-hội mỗi năm một lần giúp tặng tài-chánh cho những ai kiếm
tìm cuộc sống tốt đẹp hầu cứu vớt và đưa họ vào sống ở quốc gia có lòng thương
yêu và cấp quốc-tịch mới cho họ.” (Phyllis Ann James)
“Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã làm tôi tỉnh-thức về chuyện
cứ thu vén lợi-nhuận chất đầy túi mình. Dù tôi vẫn còn đó những khó khăn
tài-chánh cũng như tài-nguyên vật-chất, vẫn có thứ gì đó tôi có thể làm được để
giúp đỡ người nhiều nhu-cầu hơn tôi và khổ cực hơn tôi nhiều.
Tôi nghĩ: mình phải bắt đầu bằng nguyện cầu trải rộng ra bao
gồm cả việc xin mọi người có thêm trí-lực và lòng thiêng-liêng đạo-đức cho dân
đảo Lampedusa và nơi khác đang chịu cảnh thiếu thốn giống thế. Tôi sẽ dâng mọi
khó-khăn tư-riêng của mình để hướng lòng về với người nghèo khổ; và tôi sẽ thu-thập
hiểu biết xã-hội để, một ngày nào đó, dạy đám học trò của tôi cho chúng có hy
vọng có được tâm-linh đạo-hạnh hầu có tính thừa sai/mục vụ để giáo-dục người
nghèo, tật bệnh”. (Regina)
“Riêng tôi, tôi thất đây là bài viết khá hay về vấn-đề
tính dửng-dưng mang tính toàn-cầu và thấy được rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhà
mình đang nói thẳng, nói thực những chuyện bức bách như thế qua cuộc sống của
chính ngài và bằng lời rao giảng cho giới trẻ biết được chuyện ấy”. (Paul Go)
Thế
đó, là những phản-ứng khá tốt đẹp về Đức Giáo-chủ. Tuy nhiên, có nhiều vị lại
nói theo cung-cách khác hẳn, vì đứng từ tầm nhìn cũng rất khác, như nhận-định
của nữ-lưu như bên dưới:
“Tôi nghĩ Đức Thánh Cha nhà mình nói hơi sai. Ngày nay,
dân chúng thế-giới đâu có dửng-dưng, vô cảm. Có chăng, chỉ là họ không thể tạo
ảnh-hưởng lên tình-cảnh khốn-khổ của người khác, mà thôi. Tôi có thể tự khóc
than cuộc đời mình rồi lên giường đi ngủ, hoặc dửng dưng với chuyện của Đại tá
Oliver, tôi không thể tiếp-tục ăn cơm tối được nữa và trở thành người ốm yếu
bệnh tật về thể xác nếu làm thế, nhưng để đi đến kết cuộc nào?
Hãy tạm lấy ví dụ về gia đình tôi xem sao: năm 2011 tôi
đi làm và kiếm được vỏn vẹn $50 ngàn đô một năm. Ngay từ đầu năm 2011, tôi làm
cùng một công việc và lãnh được $42 nghìn một năm, đến giữa năm tôi mất
việc và cuối năm ấy, tôi đành phải làm
công việc để sống sót qua ngày đến khi nào kiếm được việc gì khác tốt đẹp hơn.
Nhưng chuyện ấy chẳng bao giờ xảy đến. Nay thì, chỉ làm có một tuần 15 tiếng
kiếm có $800 một tuần không thuế. Nhưng không sao, vì chồng tôi vẫn còn đi làm,
chúng tôi chia ra: tôi trả tiền cho bọn trẻ, giúp nhà thờ một ít và cuối cùng
mang về nhà chỉ mỗi $25 ngàn đô thôi. Đó là về tài-chánh. Nay nói về chuyện tâm
can, linh hồn thì tôi nói thế này:
Tôi có người bạn thân vừa biết mình mắc phải căn bệnh
ngặt-nghèo là ung-thư xương. Cũng cô này, cách đây trong cùng một tháng đã mất
người mẹ già thân yêu và đứa con trai tự vẫn. Hai người bạn khác của tôi lại
cũng vừa tiễn-biệt ông chồng trân quý bị ung-thư, người kia mất việc trong một
năm. Một trong hai chị bạn này lại cũng bị mất nhà vì thiên tai. Nên câu hỏi
tôi đặt ra là: chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi bỏ những người như thế ở lại, để
chạy đi tiếp giúp những người ở nơi xa xôi như đảo nhỏ Lampedusa hoặc miền Nam
nước Mỹ nơi có những người cứ liều mình băng ranh giới với Mêxicô nhập lậu để
rồi bị chết mất xác ở khu sa mạc nóng cháy ấy?
Kể những chuyện này, ý của tôi là: đa số mọi người vẫn
đều làm hết mình, để cuộc đời mọi người nên tốt đẹp. Người di dân lậu liều mình
chết trong sa mạc hay ngoài biển cả đều là những tít lớn xuất hiện ở báo đài
truyền thông, lại cũng có những người âm thầm sống cuộc đời tuyệt-vọng mà chẳng
ai ngó ngàng biết đến mà vẫn bị người đời kết cho tội rất bất công là lười
biếng, chẳng chịu làm ăn nuôi thân, thành thử những điều nhiều người nói có khi
cũng chẳng đúng sự thật cho lắm. Bởi thế nên, có những vấn-đề rất khác nhau nếu
mình đứng nhìn từ góc cạnh khác biệt.” (Claudia Williams)
Và, ý-kiến của người
ngoài Công-giáo, cũng táo-bạo như độc-giả có tên hơi lạ:
“Tôi không là người Công-giáo, nhưng các tin/bài về Đức
Phanxicô, Giáo-chủ Công-giáo tôi thấy ngài này giảng đạo cũng khá hay. Dĩ nhiên
trên đời này vẫn có khá nhiều người làm rất nhiều điều tốt đẹp để săn sóc giúp
cho những người đang có nhu-cầu. Thế nhưng, thế-giới hiện nay vẫn còn
tình-trạnh thiếu trong-lành khi có quá nhiều kẻ bợ đỡ, chỉ phô trương đánh bóng
công việc của mình hay người khác chỉ phù thịnh những người và những giới giàu
có, sung túc, tức những người từng được báo chí/truyền-thông nêu tên tuổi, địa
vị cùng tài sản kếch sù của họ như giới vua quan lãnh chúa no cơm rửng mỡ,
những là khoa-trương quần áo, sắc đẹp cùng con cái của mình cho thiên-hạ thèm
thuồng, ngưỡng-mộ rồi cổ-võ những thứ xấu xa vô bổ, khoả lấp các ý-tưởng và lời
lẽ tốt đẹp do đấng tối cao trong Đạo từng đưa ra. Hoan hô Giáo chủ Phanxicô. Sự
can đảm của ngài khiến tôi khâm phục hết mình. Tôi đang đợi bài giảng kế tiếp
của ngài xem có gì là quả cảm nữa không đây.” (Ensnaturae2).
Vâng.
Đúng thế. Đấng bậc ở trên cao tít chốn ấy, có làm điều gì hoặc có nói làm sao,
thế nào cũng có kẻ khen, người chê cũng dễ thôi. Nhưng khen chê thế nào,
đề-nghị bạn đề nghị tôi, ta nghe thêm tin tức về hành-xử của Đấng chủ-quản ở chóp
bu Giáo hội mình như sau:
“Tin Vatican- Đức Thánh Cha Phanxicô quyết-định duy trì
viện Giáo-vụ (IOR) quen gọi là Ngân-hàng Vatican, đồng thời chỉ-thị Viện này
tiếp-tục tuân-hành các qui-luật về sự minh-bạch, về việc chống rửa tiền và
tài-trợ khủng-bố.
Trong thông-cáo công-bố ngày 7/4/2014, Đức Thánh Cha
phê-chuẩn một đề-nghị về tương-lai Viện Giá-vụ, tái khẳng-định sứ-mạng
quan-trọng của Viện này để mưu-ích cho Giáo-hội Công-giáo, Toà Thánh Vatican và
Quốc gia thành Vatican. Đề-nghị này do các cơ-quan liên-hệ của Toà thánh
đệ-trình trong đó có Ủy-ban Toà Thánh nghiên-cứu và đề ra hướng-đi cho cơ-cấu
kinh-tế và quản-trị của Toà Thánh, Ủy Ban Hồng Y về Viện Giáo vụ cũng như
Hội-đồng Giám-sát-viện này.
Đức Thánh Cha quyết-định rằng Viện Giáo-vụ sẽ tiếp-tục
phục-vụ một cách khôn-ngoan thận-trọng và cung-cấp các dịch-vụ tài-chánh
chuyên-biệt cho Giáo hội Công-giáo trên toàn thế-giới, viện này cũng giúp Đức
Thánh Cha trong sứ-mạng chủ chăn Giáo hội hoàn-vũ hỗ-trợ các tổ-chức và những
người cộng-tác trong sứ-vụ của ngài.
Các hoạt-động của Viện Giáo-vụ sẽ tiếp-tục dưới sự
giám-sát thường-xuyên của thẩm-quyền thông-tin tài-chánh (AIF) là cơ-quan
thẩm-quyền trong lãnh-vực của Toà Thánh và quốc-gia thành Vatican...” (xem Lm Trần Đức Anh,
Đức Thánh Cha duy trì “Ngân-hàng Vatican”
www.Vietcatholic.net/News/Html/122407.htm)
Thế
đó, là cử-chỉ khá quả cảm của đấng bậc ở trên cao vẫn bận rộn cả giáo-vụ lẫn
tài-vụ. Những bận và rộn mà rất ít người ở ngoài biết cảm-thông, cảm-kích và
cảm-động. Bởi, chức-vụ của Đức thánh (là) cha của cả Giáo-hội mà chỉ một đấng,
một vị cai quản nổi. Thế mới biết, đời người đi Đạo dễ gì có được cảm-xúc lẫn
cảm-quan để thông-phần rồi cảm-nghiệm.
Cảm
gì thì cảm, vẫn là cảm-động rất tâm động khi nghệ sĩ ngoài đời lại cứ hát như
sau:
“Này gió, gió bay về
trời
Này hoa sẽ rơi về cội
Còn ta đường nào cho ta?
Em ơi em, anh không thể
Nuôi bao nhiêu yêu thương này
Nhớ mong hoài...
Em ơi em, anh không thể
Nuôi bao nhiêu yêu thương này,
Chờ mong, chờ mong mãi...”
(Tuấn Khanh – bđd)
Nghĩ
kỹ, thật cũng kỳ. Kỳ một nỗi, là: nghệ-sĩ ở đời, ngoài Đạo lại cứ nói khác hẳn
Đấng bậc trong Đạo, về nền văn hoá dửng dưng, rất vô cảm.
Nghĩ
rồi, lại sẽ thấy chẳng có gì lạ, khi người nghệ-sĩ ở ngoài đời lại cứ hát những
lời ong bướm những ới gọi một đợi chờ con tim đen có nhữ câu nghe không quen,
như: “Em ơi! Em ơi, anh không thể nuôi
bao nhiêu yêu thương này”, “chờ mong, chờ mong mãi!...” Chờ mong là chờ
mong gì. Thôi đành chịu. Đành hết ý, và cũng không hiểu nổi. Như thế, giống hệt
như truyện kể về tâm-tình trẻ nhỏ, nay như “vô cảm” trước cảm-tình và cảm-tính
của ông bố rất như sau:
“Ông bố nọ, một hôm
hứng chí quay vào với con trai bèn hỏi nhỏ:
-Này con yêu. Giữa ba
và mẹ, con thương ai nhiều nhất, thế?
-Dạ thương cả hai
người ạ!
Ông bố không cam
lòng, đành vặn hỏi:
-Nếu Ba đi Mỹ còn Mẹ
đi Pháp, con sẽ đi đâu?
-Dạ, con đi Pháp!
-Tại sao thế?
-Dạ, vì Pháp đẹp hơn
Mỹ nhiều lắm cơ bố à!
-Thế, nếu Ba đi Pháp,
mẹ đi Mỹ con sẽ đi đâu?
-Dạ, con đi Mỹ đấy bố
mình à?
-Sao lại như
thế?
-Vì con đã đi Pháp
rồi!
Có
thể, lời con trẻ vẫn rất tự-nhiên vì đã đi rồi tức đã tìm đến nôi văn hoá rất
đa cảm rồi.
Nói
đến văn-hoá với văn-minh, không lình xình nhiều chuông mõ để chứng-tỏ mình vẫn
còn sống ở đây, chốn nợ đời này, nên cứ hát dù câu hát đó có vô tình, vô bổ, ít/nhiều
văn-hoa hay văn-hoá rất nhịp nhàng điệu-bộ, kèm lời ca như sau:
“Em ơi em, anh không
thể
Nuôi bao nhiêu yêu thương này
Nhớ mong hoài...
Em ơi em, anh không thể
Nuôi bao nhiêu yêu thương này,
Chờ mong, chờ mong mãi...”
(Tuấn Khanh – bđd)
À
thì ra, đời người hôm nay ra như thế. Bởi như thế, nên có đức thày nhà Đạo hôm
xưa dám tuyên bố những câu nảy lửa, nên đã bị giới chức của tổ-chức rất nhiều tiền
tài, bạo lực quen gọi là Mafia Italia, giết quách đi cho rảnh chuyện. Câu nói
của đấng-bậc-lẽ-được-phong-thánh là Lm Giuseppe Pino Puglisi, chánh xứ họ đạo
San Gaetano ở Palermo, nước Ý dám nói như sau:
“Chúng tôi từng quả quyết, là: chúng tôi muốn kiến-tạo
một thế-giới khác-biệt. Hãy để chúng tôi phấn-đấu hầu tạo nên thế-giới có bầu
khí lương-thiện đầy ưu-ái, của sự ngay-thẳng đạo-hạnh, của sự công-bằng
chính-trực, nói chung của những gì luôn làm Thiên-Chúa vui lòng, hãnh diện.” (xem Edward Pentin, Murdered by the Mafia, honoured by the
Church, MercatorNet 13/7/2012)
Xem
thế thì, hỡi những người còn mang danh-nghĩa người Công-giáo rất Kitô, và hỡi
bạn cùng tôi, ta cứ hiên ngang đứng dậy theo chân bậc tiền-bối dấn bước vào
chốn “nợ đời” để chứng tỏ Đạo mình còn đó nỗi vui của người thiện-tâm thiện-ý,
không chối bỏ văn-minh/văn-hoá của sự tốt lành hạnh đạo. Rồi ra, ta sẽ thắng rất
không lâu.
Trần Ngọc Mười Hai
Những muốn cho mình
và cho người
Giữ mãi nét đẹp
văn-hoá
và văn-minh của Đạo
mình.