Chuyện Phiếm đọc
trong tuần thứ 3 Phục Sinh Năm A 04-5-2014
“Đêm về
trong bước phong sương,
lùa gió phũ phàng.
Ai cười kiếp sống mong manh, lệ thắm cung đàn.
Ai cất chén mong say sưa quên hận sầu
Mơ bóng dáng xưa trong tiếng tơ ngập ngừng, ai oán.”
(Nguyễn
Văn Quỳ – Dạ Khúc)
(Mt 18: 3/Mc 10: 16)
Kể ra thì cũng khó nói. Khá khó nếu
lại nói về tác-phẩm “Dạ khúc” trong
đó tác giả Nguyễn Văn Quỳ lại cứ để cho hát những lời như “lùa gió phũ phàng”, rồi “kiếp
sống mong manh, lệ thắm cung đàn”, và “mong
say sưa quên hận sầu...” sau đó lại “ngập
ngừng”, “ai oán”, vân vân và vân vân.
Thế nhưng, theo bạn trẻ ở Sydney từng
có tâm tình nhận xét về nhạc và các tác giả trong buổi “Hát Cho Nhau” hôm
18/3/2014 đã có ý-kiến rất tư-riêng mộc mạc, lạ kỳ về người viết nhạc được
trích tên ở trên, như:
“Nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ đã sáng tác bài Dạ Khúc này vào
tháng ngày trước năm 1954. Khi ấy, nhạc bản đầu tay này đã đưa tên tuổi ông lên
đỉnh cao tăm tiếng trong nhạc Việt cả vào thời gian sau này. Ông chỉ sáng tác
có ít bài, nhưng, tài-nghệ sáng-tác của ông, nếu đem so với các tác-giả khác
theo bậc thang học-vị tú-tài, cử-nhân, tiến-sĩ, thì ta có thể nói: học-vị của
nhạc sĩ L. P. thuộc cỡ tú-tài, Ngô Thụy Miên/Từ Công Phụng ngang tầm cỡ
cử-nhân, còn Nguyễn Văn Quỳ phải ngang tầm tiến-sĩ như nhạc sĩ Phạm Duy. Tức:
nhạc của ông chỉ một bước đã lên hàng thượng-thừa, rất cổ điển...Sau năm 1954,
ông đã ở lại Hà Nội và dạy Đại-hồ-cầm (tức Cello) tại Nhạc viện. Tôi vẫn tự
hỏi: giả như năm ấy ông cũng vào Nam như nhiều người, sẽ có thêm cơ-hội sáng
tác thì tài-năng của ông còn phát-triển đến mức nào nữa...” (trích phát-biểu của
người trẻ có tên là Anthony Trần ở buổi trình-tấu “Hát Cho Nhau Nghe” hôm
18/3/2014 với chủ-đề “Đêm vắn tình dài”)
Nói
gì thì nói, nhìn vào bộ môn văn-học nhà Đạo, lại cũng có người viết còn rất
trẻở Úc cũng từng nhận-định về những thứ được gói gọn trong đề tài “Có những thứ và những sự nói lớn và nói
nhiều hơn cả lời nói nữa”. Hỏi rằng: thứ đó là thứ gì, thì cô bé học sinh
lớp 11 ở Melbourne, Úc Châu mang tên Nadine Rebah, có trả lời như sau:
“Bạn Alicia Deak từng viết một bài dưới tựa đề là: Hãy để hành-động của
cô khả dĩ có thể thực-hiện hết những việc như nói năng và phát-biểu cảm tưởng
của cô khi ta đề-cập đến cái-gọi-là niềm tin. Với những người như Alicia Deak
thì: chìa khoá tạo thành quả của mọi hành-động không là bắt buộc quả bóng tròn
đang lăn trong sân cỏ phải dừng lại. Alicia Deak xem ra đã có lập-trường không
dừng bước một khi đã ra tay hành-động.
Cô sinh-viên 24 tuổi
đời này đã tốt-nghiệp cùng lúc hai văn bằng cử-nhân, một về nhân-văn/nghệ-thuật
tại đại học Melbourne, ở Úc; còn văn-bằng kia lại về thần-học ở trường Thần-học
Hiệp-nhất cũng ở Melbourne. Tuy nhiên, vai-trò thừa-tác-viên Giới trẻ và
Công-bằng Xã hội mà cô đang phục vụ cùng một lúc phải hoàn tất việc học-tập đã
khiến cô bận rộn không ít. Theo cô, thì việc đeo đuổi học tập ở Đại-học cộng
với công-tác sinh hoạt ở bên ngoài đã tạo cho cô quyết tâm phải đặt ưu-tiên cho
cái gì trước cái gì sau. Tuy nhiên, với cô, thì niềm tin bao giờ cũng quan
trọng hơn hết.
Dù lớn lên trong một
gia đình Công giáo toàn tòng, Alicia nói cô chỉ tìm kiếm và khám phá ra niềm
tin từ lớp 11, qua sinh-hoạt phục-vụ cộng đồng tại trường Loreto Mandeville,
thôi....
Vào thời buổi mà bạn
đồng trang lứa chỉ mỗi quan-tâm về việc tạo cho chúng một địa vị vững chãi
trong xã-hội thì, Alicia lại say mê chuyện tranh-đấu cho công-bằng xã-hội mà
thôi. Và trong khi ít có ai trong giới phụ-nữ lại chịu ngồi vào ghế học trò để
đeo đuổi môn thần-học rất khô-khan, thì Alicia Deak lại rất thích môn học đó,
rồi còn ra ngoài hoạt-động cho giới trẻ trong cộng đoàn mình sống và học tập;
chả thế mà cô đã đoạt giải Mary Ward vào năm 2011 và 2012, tức đã đạt học bổng
để theo môn trên. Cô Alicia cho biết: khi ra ngoài hoạt-động, mình phải có
quyết-tâm trao đổi, tạo sáng-kiến mới hầu thay đổi cả cung-cách của mình và mọi
người đang tin bằng nhiều phương-cách mới mẻ. Nghĩa là, vẫn chuyển-tải cùng một
thông-điệp từ Tin Mừng, nhưng bằng nhiều cách khác cốt sao hấp dẫn người mà
mình phục-vụ”.
Có cùng quan-điểm với lớp trẻ như Alicia, lại có Linh mục
Rob Galea từng đi đây đi đó trình-tấu âm-nhạc do ông sáng-tác để chuyển-tải tín
thư Tin Mừng cho người nghe. Trong một lần phát-biểu trước cử-toạ đa phần là
giới hành-hương tham dự Liên Hoan âm nhạc ngày 6/12/2013 ở Úc, linh mục Rob
Galea có nói: “Người
Công giáo chúng ta đôi lúc, cũng hơi quá nghiêm trang đến độ cứ nghĩ rằng sống
đời lành thánh trong Đạo là cứ phải nhắm nghiền đôi con mắt, rồi còn cúi đầu
miệng lâm râm khấn vái những câu gì không ai hiểu, và nghiêm-túc cả khi
sinh-hoạt lễ lạy đến độ không dám cựa quậy thân mình sợ làm người hác lora,
chia trí... Như thế đâu phải là cử-chỉ của bậc thánh thiêng, thánh-hóa hoặc quá
thánh đâu cơ chứ! Sống thánh-hoá, là biết nhận lãnh những gì mình được ban cho,
để rồi dùng nó mà làm tốt đạo Chúa đẹp đời người. Nếu bạn có tài năng nào khác,
hãy cứ dùng nó để vinh danh Chúa và cứ để cho lằn sáng mình nhận được từ Trên
sẽ toả rạng ra bên ngoài, cho mọi người.
Chẳng cần chứng-minh
mình là ai, loại người như thế nào, hãy cứ nói cho Chúa biết là Ngài rất tuyệt
vời để rồi sẽ Ngài trả lời rằng: Không phải thế đâu! Chính con mới là người
tuyệt diệu trên mức tuyệt vời, đừng tiếc nuối...” (xem Nadine Rebah, Louder than words, Australian
Catholics, số Mùa Hè 2014, tr. 10-11)
Vâng. Quả là như thế.
Như thế, tức hiểu rằng: Chúa là Đấng tác-tạo mọi vật trên mức tuyệt vời. Và là
tạo vật của Chúa như thế, thì còn gì để tiếc nuối? Chẳng nên tiếc và nuối gì
như câu hát của tác-giả từng ghi lại cũng từ lâu:
“Còn tiếc khi hoa
lòng tươi sắc hương
Ngời ánh mắt in hình
xuân trắng trong
Mái tóc xanh ngát
hương đời
Gió dịu hiền nhẹ rung
lên ngàn lời thơ
Niềm trinh ngất ngây
trong bao đợi chờ
(Nguyễn
Văn Quỳ - bđd)
Lại cũng đúng. Chỉ
cần “gió dịu hiền nhẹ rung lên ngàn lời
thơ” và “niềm trinh ngất ngây trong
bao đợi chờ” như ở câu ca nhạc bản, tôi và bạn sẽ thấy cuộc đời đi Đạo và
giữ Đạo đâu hẳn chỉ như thế. Giữ Đạo ở đời, còn là và phải là sống cuộc đời
thường với người đời trong mọi lúc, ở mọi nơi. Dù khi ấy, lúc này không là giờ
kinh, buổi lễ. Dù ở đây, chốn này cũng chẳng là nhà thờ nhà thánh, mà đơn giản
chỉ là phố chợ, công đường hoặc chùa chiền lẫn thánh thất.
“Niềm
tin ngất ngây” hôm nay, còn được thể-hiện nơi lập-trường sống rất Đạo của
đáng bậc vị vọng khác cũng ở Úc, đã biểu tỏ như bài viết của cô nữ sinh lớp 11
là Emily Ressia, như sau:
“Chỉ một thoáng vui đùa nhộn nhạo có lẽ cũng là điều tốt
giúp ta đối đầu một cách tuyệt-diệu chống lại tình-huống khó khăn trong đời
mình; đó là quan-điểm của vị linh mục tên là Bob Maguire, chánh xứ một họ đạo.
Linh mục này có sáng-kiến lái xe len lỏi các hang cùng ngõ hẻm ở nhiều nơi để
cho người tín hữu Công giáo có cơ hội xưng tội một cách thoải mái, mà không cần
phải đi nhà thờ, cho mất giờ. Nhiều lần Lm Bob Maguire vẫn từng kể chuyện tiếu
lâm chọc đùa thiên hạ kiểu của nhà Đạo cũng rất cổ, như câu hỏi: “Anh chị em có biết
làm cách có được nước phép, mà không cần phải xin ông cha không?”. Hỏi thế rồi, ông tức tốc trả lời ngay tại
chỗ rằng: “Qúy vị chỉ việc lấy nước ở vòi ra đun sôi sùng sục tự khắc đám
quỷ hoả ngục bị bốc khói xùi tăm, thế là xong”. Cả khi cha Bob Maguire biến chiếc xe thùng của nhà xứ thành toà giải
tội lưu-động đi đây đó, rồi ngài chỉ việc ló đầu ra thành cửa kể chuyện tếu cho
thiên hạ nghe mà ngài gọi là chuyện “Cá tháng tư”. Và coi đó như vai tuồng
quan-trọng phải đóng cho trọn cuộc sống của người có niềm tin vào Chúa. Ngài
cũng có nói: “Thật ra thì có kể chuyện tiếu lâm chay tiếu lâm mặn, cũng đều
là cách rất vui để ta sống niềm tin cho tốt, đâu cần phải làm ra vẻ nghiêm túc
với nghiêm nghị...”
Ngài còn nói như: ví thử ta trở lại thời kỳ kinh tế
suy-thoái sau thế-chiến thứ II, sống tiếu lâm, vui nhộn là việc cần làm một
cách đặc biệt vào những lúc ta gặp khó khăn về đủ mọi thứ. Nếu không làm thế,
thật khó có thể nào thoát ra được cảnh tồi tệ là thế. Lm Bob Maguire vẫn than
phiền rằng: thời buổi này, các nhóm hội/đoàn thể trong xã-hội cũng như trong
Đạo Chúa, dường như ta để mất tính vui tươi nhộn nhạo vốn làm nền cho cuộc sống
hạnh phúc. Có lần ngài còn bảo: Tiếc là các bạn trẻ ở Úc lớn lên vào lúc mọi
người ở nước này không còn tính khi vui nhộn nữa. Vậy thì người Úc nay đang làm
những gì? Có lẽ, họ cũng uống bia bọt rượu chè nhưng không còn vui đùa kể
chuyện như trước nữa. Họ lúc nào cũng suy tư nghĩ ngợi ra vẻ đăm chiêu coi mọi
chuyện như của riêng mình cần giữ kín, rồi từ từ sẽ đi đến trạng thái quá-khích
đến độ dữ tợn với người khác.
Thành thử, có thói quen vui đùa là biết tiêm/biết chích
đưa tính khí hoà nhã vui tươi vào mọi cãi tranh, xung đột hoặc tình-huống nhiều
thách-thức, hầu giúp mình có khả-năng giáp mặt với mọi sự cách tốt đẹp, xoá bỏ
đi mọi tình huống tối đen, buồn bực. Xem thế thì, tánh khí bông đùa vui nhộn,
là quà tặng Chúa ban cho mình như món quà sự sống Ngài tác-tạo nên con người
vậy”. (xem
Emily Ressa, Father Bob’s punch line,
Australian Catholics số Mùa Hè 2014, tr. 9)
Vâng.
Người trẻ đi Đạo ở Úc nay cũng nói được những câu như thế. Như thế, tức: khác
nào nghệ sĩ Nguyễn Văn Quỳ từng viết lên ý/lời cả vào trước năm 1954, có giọng
hát rất “ỏ-ê” như sau:
“Đêm về trên bến cô liêu mờ xóa chiều tà,
Lan thầm xơ xác run
nghe sương chìm băng giá.
Hồn ai về rền tiếng
than như chập chờn,
Hòa tan cùng nhịp
sóng nước reo mịt mùng vẳng xa.
(Nguyễn
Văn Quỳ - bđd)
Đúng thế. “Hoà
tan trong nhịp sống”, còn có nghĩa: hoà nhịp sống giữa đời mà không có giây
phút bông đùa, cười vui thì cũng chỉ như “hồn
ai về, rền tiếng than như chập chờn”. Chập chờn, rồi lại “xơ xác”, “Lan thầm run” “sương chìm băng
giá”... Ôi thôi là “giá băng”, “vằng xa”, “mịt mùng”, rất “cô liêu”...
Cuộc
đời ngày hôm nay, không chỉ thấy ở trời Tây hoặc nước Úc mà thôi, nhưng có lẽ
sẽ còn xuất hiện khắp chốn nơi nhà Đạo nữa. Chẳng thế mà, một đấng bậc khác
cũng thuộc Dòng rất Tên Chúa là linh mục James Martin vẫn có lập-trường thông
thoáng, khi ông bảo:
“Dù hôm nay, vẫn thấy nhiều linh-mục hoặc thừa-tác-viên
trong Đạo đã công-nhận rằng cần sống vui tươi, cười nói ở mọi chốn, vẫn còn rất
nhiều vị, nhiều cơ-cấu trong Đạo mình xem ra vẫn ít cười,và thiếu vui. Hầu hết
mọi cơ-chế ở Đạo mình đã để mất đi tính vui tươi, nhộn nhạo. Theo ý tôi, có thể
Chúa của mình cũng nghĩ khác nhiều thể-chế trong Đạo kính thờ Ngài.
Hỏi rằng: sao tôi lại có thể tin vào điều này được, ư?
Câu trả lời, là: dù Chúa có đặt ra cho ta những tình-huống nghiêm-túc để kể
truyện, không cần biết ta có bằng lòng như thế hay không, nhưng cả vào lúc ta
chấp-nhận hoặc không đồng thuận lập-trường của Ngài đi nữa, Ngài vẫn tỏ ra tươi
vui, cười nhôn nhạo để người người được hạnh-phúc. Chính Ngài đã đem niềm vui
tươi, nhộn nhạo vào chốn nguyện cầu như nhà thờ hoặc hội-đường Do-thái-giáo
ngang qua bản-tính con người vẫn cứ vui tươi rất đều đặn. Chính đó là điều ta
cần sống vui vẻ và tươi nhộn để cảm-kích. Bởi lẽ, chừng như lúc nào Chúa cũng
đặc-biệt nghiêng về tính-khí vui vẻ, trẻ trung của con người...” (xem thêm Lm James
Martin, Laughing in Church, Australian
Catholics số Mùa Hè năm 2014, tr. 10).
Cần
chứng cứ ư? Hãy về với Lời vàng rất Tin Vui An Bình, như sau:
“Thầy bảo thật anh em:
nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ,
thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.”
(Mt 18: 3)
Nghe
Lời Vàng thánh rồi, bạn và tôi, nay ta hãy “trở nên như con trẻ”, để sống đời
tươi vui nhộn nhạo, vào mọi lúc. Cả những lúc rất nghiêm-trang/nghiêm-nghị ở
nhà thờ hoặc nhà trẻ. Vui vẻ/trẻ trung mãi đến khi khôn lớn, để rồi lại cũng
giống như người đứng tuổi tuy có lớn đấy nhưng vẫn không để mất đi đức tính cần
nhất cho đời đi Đạo và giữ Đạo là vui tươi, nhuần thắm của chính mình.
Giữ
Đạo theo thói quen nghiêm-nghị, là cứ thế nghiêm-trang/nghiêm-chỉnh cả khi
không cần như thế nhưng có nên thay đổi chăng? Bởi có giữ đạo thì cũng chỉ để
sống vui như tinh thần Đạo Chúa chủ-trương như Nước Trời an vui, tuyệt đẹp như
Tin Mừng vui muôn thuở, rất để đời.
Trong
tinh-thần giữ mãi niềm vui Tin Mừng vẫn như con trẻ cứ vui cứ mừng vào mọi lúc,
hỡi bạn và hỡi tôi, sao ta không đi vào vùng trời nhiều truyện kể về con trẻ,
để sống vui, như sau:
“Truyện rằng:
Trong quá-trình sống vui, sống trẻ như con trẻ, bao giờ
cũng có những chuyện vui vui trẻ trẻ giữa thày/trò như lời đối đáp ở lớp học
giống như sau:
-Cô giáo: Này Cindy, tại sao làm toán mà lại nằm bò xoài
dưới đất thế?
-Cindy: Dạ, không phải là cô hỏi em có làm được toán mà
không cần dùng bảng đấy sao!
-Cô giáo: George, em hãy nhìn bản đồ rồi chỉ cho bạn mình
biết Hoa Kỳ nằm ở đâu?
-George: Dạ, Hoa Kỳ nằm ở chỗ này này!
-Cô giáo: Đúng. Thế các em ở đây có biết là ai tìm ra Hoa
Kỳ không thế?
-Cả lớp đồng thanh đáp: Bạn George!
-Cô giáo: Bill, Hãy nói rõ chuyện gì cách đây mười năm
tìm mãi vẫn không thấy?
-Bill: Dạ cái đó là em đây. Lúc ấy em chưa lọt lòng mẹ.
-Cô giáo: Tom, tại sao lúc nào người em cũng đầy bụi đất
hết vậy?
-Tom: Dạ thưa. Vì em gần sàn đất hơn cô.
-Cô giáo: Có ai cho cô ví dụ về chuyện gọi là “trùng hợp
ngẫu nhiên” không?
-Tim: Dạ, đó là Bố và Mẹ làm đám cưới vào cùng một ngày,
cùng một giờ và một phút.
-Cô giáo: Nay cô hỏi thật, trong các em có em nào trước
khi ăn cơm mà không làm dấu?
-Sam: Dạ, người đó là em đó thưa cô.
-Cô giáo: Sao lại thế?
- Sam: Thưa cô, em đâu cần làm dấu Thánh giá trước khi ăn
đâu, vì Mẹ là đầu bếp rất giỏi!
-Cô giáo: Các em biết có ai cứ nói là nói, chẳng cần biết
người nghe có thích hay không?
Cả lớp nhao lên nói: Thưa cô đó là linh mục chánh xứ của
em mỗi khi làm lễ đều như thế.
-Maria hỏi bố mình: Bố ơi, bố có thể viết chữ trong bóng
tối, được không bố?
-Bố của Maria: Có chứ con, bố đây có tài viết lách cả
trong bóng tối mờ nữa cơ!
-Maria: Thế thì, bố viết tên bố vào phiếu học-bạ này của
con đi...
-Bố: Ấy gì chứ cái đó thì... thì, chết bố rồi con ơi...”
(truyện kể trích từ
thư trên mạng hôm 18.4.14 do một người thuộc tôn giáo “bạn” gửi tặng)
Vâng.
“Tôn giáo bạn” hay tôn giáo “mình” vẫn là đạo-giáo chủ trương vui, trẻ, khoẻ như quyết tâm sống Đạo mà bạn
và tôi, ta sẽ gặp trên đường đời ngắn ngủi nhưng lại rất vui chứ không đượm
nhiều ưu-tư đọng lắng nơi tâm-tư người nghệ sĩ còn muốn hát:
“Nhưng ngày xanh thắm mau phai tàn áng mây vàng
Cây buồn xao xuyến thương hoa rã rời theo gió
Màu đêm lạnh lùng lấp cánh nhung mịn màng
Giọt sương sầu nặng lá ... thầm buông.”
(Nguyễn Văn Quỳ - bđd)
Nghệ
sĩ có hát chăng, chỉ là hát những ca từ như “cây
buồn xao xuyến”, “đêm lạnh lùng”, Giọt sương sầu nặng lá thầm buông”. Nhưng,
hát gì thì hát, ca gì thì ca, hãy cứ ca và cứ hát cho vui để đời mình sẽ mãi
vui, như con trẻ.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn quyết tâm
Sẽ cùng bạn và bcùng
tôi,
Ta sống mãi vui, suốt
cuộc đời đi đạo
của chính mình.
No comments:
Post a Comment