Saturday, 2 March 2013
“Thiết tha, say sưa êm đềm,”
Chuyện
Phiếm đọc trong tuần thứ 4 Mùa Chay Năm C 10-3-2013
“Thiết tha, say sưa êm đềm,”
“Tình yêu rực rỡ, xoá tan
hết ưu phiền,
“Ngất
ngây, bên nhau mơ màng
Tình yêu đẹp mãi, nếu ta
đừng chia xa...”
(Nhạc gốc: Love is Blue – Lời Việt: Tình Yêu Mờ Khuất)
(1Cr 10: 16-17)
Tình Yêu mờ
khuất? Có
thật thế không? Hát thì hát như thế cho vui, chứ làm sao tin đó là sự thật được!
Tin nhiều hơn, có lẽ phải tin vào những chuyện vẫn được kể như truyện bên dưới
cũng chất phác, hiền hoà, rất dễ tin như sau:
“Có người đàn bà nọ hôm nao nướng bánh mì cho gia
đình cũng đều làm dư ra một cái để cho người nghèo đói đến lấy ăn. Như thường
lệ, bà để ổ bánh mì dư trên thành cửa sổ ở bên ngoài để người nghèo nào đó đi ngang
qua sẽ lấy đi. Mỗi ngày, có anh lưng gù đến lấy ổ bánh mì đem đi. Nhưng thay vì
nói cám ơn, ông vừa đi vừa lẩm bẩm những lời sau đây:
-Việc xấu người làm sẽ ở lại với người; việc tốt
người làm cũng sẽ trở lại với người!
Điều này vẫn diễn ra, ngày này qua tháng nọ. Cứ thế mỗi
ngày, anh lưng gù vẫn tới lấy bánh để ăn cho đỡ đói bụng, thế mà miệng vẫn cứ lẩm
bẩm cùng một câu, như sau:
-Việc xấu người làm sẽ ở lại với người, việc tốt
người làm cũng sẽ trở lại với người!
Bà chủ làm bánh kia cảm thấy khá bực. Bà thầm nghĩ: "Đã
không có một lời cám ơn thì thôi, nhưng tại sao anh lưng gù này ngày nào cũng
đến ăn bánh rồi còn lải nhải mãi một giai điệu khó chịu ấy! Hẳn là hắn ta muốn
ám chỉ điều gì đây!”
Một hôm, không cầm nổi sự tức giận của mình được nữa,
bà dự tính lần này cho anh lưng gù “đi Tây” cho khuất mắt. Bà tự nhủ: “Ta sẽ
làm cho nhà ngươi biến khỏi nơi đây và sẽ không còn được ăn bánh lại còn lẩm
bẩm như thế nữa.” Và rồi bà làm gì? Bà cho thuốc độc vào ổ bánh dư bà vẫn để
cho anh lưng gù như mọi ngày! Thoạt khi sắp sửa bỏ ổ bánh có thuốc độc lên
thành cửa, tay bà bỗng run lên. Bà hốt hoảng tự hỏi: “Mình đang làm gì thế?”
Ngay tức khắc, bà quăng ổ bánh có tẩm thuốc độc vào
lửa bèn vội vã làm một ổ bánh khác ngon lành như mọi khi rồi để lên thành. Như
mọi lần, anh lưng gù lù lù đến, anh ta vẫn lấy bánh lại cứ lẩm bẩm mỗi câu quen
thuộc:
-Việc xấu người làm sẽ ở lại với người; việc tốt
người làm cũng sẽ trở lại với người.
Anh cầm ổ bánh ra đi một cách vui vẻ mà không biết
rằng trong lòng người đàn bà làm bánh cho anh ăn đang có một trận chiến dữ dội
ở trong lòng. Mỗi ngày, khi bà đặt ổ bánh lên thành cửa cho người nghèo, bà đều
cầu nguyện cho con trai bà đang đi xa tìm việc làm. Nhiều tháng ngày qua, bà
không nhận được tin tức gì của con hết. Bà quyết chí ra sức cầu nguyện nhiều
hơn nữa để con bà trở về nhà bình an, lành lặn. Chiều hôm đó, có tiếng gõ cửa. Ra
mở cửa, bà ngạc nhiên thấy con mình đang đứng trước cửa. Trông anh gầy xọp hẳn.
Quần áo rách rưới đến thảm hại. Anh ta đói lả và mệt mỏi. Thoạt trông thấy mẹ,
anh liền nói:
-Mẹ ơi, con về được đến nhà quả là một phép lạ. Khi
con còn cách nhà mình cả dặm đường, con đã ngã gục vì đói lả, không đi nổi nữa cứ
tưởng mình rồi cũng chết dọc đường thôi. Nhưng bỗng có anh con trai lưng gù đi
ngang đang cầm cái gì đó có thể là thức ăn, con bèn xin anh cho con một chút gì
ăn cho đỡ đói, thế là anh ta đã cho con nguyên ổ bánh mì còn nóng hổi, con ăn ngon
lành, không kịp cám ơn anh ta nữa. Khi đưa bánh cho con, anh ta còn nói: “Đây
là cái mà tôi vẫn có mỗi ngày, nhưng nay tôi cho anh vì anh cần nó hơn tôi!”
Khi người mẹ nghe được những lời lời như thế, mặt bà bỗng
biến sắc. Bà phải dựa vào thành cửa để khỏi ngã quỵ. Bà nhớ lại ổ bánh mì có
thuốc độc mà bà đã làm sáng sớm hôm nay. Nếu bà không ném nó vào lò lửa thì con
trai bà đã ăn phải bánh ấy và đã chết tốt!
Lập tức bà nhớ lại câu nói của người gù: “Việc xấu
người làm, sẽ ở lại với người; việc tốt người làm cũng sẽ trở lại với người.” (Trích truyện kể ở trên mạng do một bạn
vừa chuyển cho đọc, rất thích hợp)
Truyện kể ở đời vẫn thường là như thế. Như
thế, tức: cứ kể để mà kể. Chứ sự đời, làm gì có những người làm mãi công việc
mà người đời vẫn cứ cho là “ruồi bu”; hoặc như người chẳng có việc gì khác, ngoài
những chuyện bao đồng, vô tích sự. Ruồi bu hay vô tích sự, đôi lúc có thể là sự
thật rất thực như chuyện trong/ngoài nhà Đạo, bấy lâu nay.
Chuyện nhà Đạo hôm nay, có thể là chuyện
hỏi người/hỏi mình xem: sự thật trong đời có là sự thực rất thật hay không để
ta còn dựa vào đó mà học cách sống niềm tin? Hoặc, là chuyện rất “ruồi bu”/“bao
đồng” mà sao thấy nhiều người vẫn cứ bỏ thì giờ, tiền bạc và công sức ra mà làm
thế? Càng là chuyện “ruồi bu”/“bao đồng” hơn, khi có nguời dám quả quyết đưa
lên báo một khẳng định rất chắc nịch, bảo rằng: “Chúa đã chết rồi” bạn hỡi,
đừng làm chuyện ruồi bu nữa như sau:
“Vừa qua, có triết gia vừa là tác giả nhiều cuốn sách
là Alain de Botton đã làm cho người đi Đạo “nổi giận” khi ông quả quyết rằng: mãi
mãi là người vô thần có quyết tâm vẫn là chuyện khả thi, tức rất khả hữu để
thực thi như chuyện thật. Và như thế, sẽ thấy chuyện mà đạo này đạo khác, nhất là
Đạo Chúa vẫn làm đều là chuyện vô bổ, chả thích thú gì…”
Tác giả De Bottin đến Úc để quảng bá cuốn sách do ông
mới viết: Tôn giáo dành cho người vô thần: một chỉ dẫn cho người không tin về những
gì mà đạo giáo vẫn sử dụng. Còn nữa, ông lại còn đưa ra tựa đề để kích thích
người tìm đọc như câu: Tại sao tôn giáo quan trọng đến độ hãy nhường cho những
người đạo đức. Đó là những gì khiến tác giả De Botton tin rằng sách của ông sẽ
hấp dẫn nhiều người đọc.
Ông còn nói:
Chúng ta đều rõ là chính chúng ta sáng chế ra các đạo giáo để phục hai
nhu cầu chính yếu vẫn kéo dài đến mãi hôm nay mà xã hội ngoài đời không giải
quyết nổi dù có kỹ năng chuyên biệt. Thứ nhất, là: nhu cầu sống chung đụng
trong tập thể rất hài hòa dù cho người trong cuộc có vị kỷ đến đâu đi nữa, cũng
mặc. Thứ hai, là: nhu cầu đối đầu với khổ đau rất muộn sầu cứ vung lên từ khả
năng dễ bị thương tổn mà giới chuyện nghiệp không làm gì nổi. Những khổ đau từ
các quan hệ rối bời, dễ thương tổn đển cái chết của người thân và cả đến cặn
cũng như cái chết của chính mình.
Có một điều mà tác giả De Botton cũng nói đến, là: “Xã hội ngoài đời hiện nay đang đối đầu
với một thử thách lớn là: làm sao lật ngược ý định của các đạo giáo những muốn
lập thuộc địa ở khắp nơi, trên thế giới. Thế nên, vấn đề là: làm sao tách rời
các ý tưởng và nghi tiết phụng thờ ra khỏi thể chế đạo giáo từng yêu cầu những
sự việc mà chính mình lại không sở hữu.” (xem
Zac Alstin, God is dead! Can I Have his
Stuff, Mercatornet 20/02/2012)
Ruồi bu hay không, hãy cứ nghe thêm một
đoạn khác của nghệ sĩ ngoài đời, từng diễn tả sự đời, chuyện đời rất như sau:
“Đắm say, trong muôn mây hồng,
Cùng
em chìm đắm suối mơ thắm hương nồng.
Có
em phiêu du tang bồng,
Cùng
nhau nhẹ bước, gót chân mềm thinh không.”
(Nhạc gốc: Love is blue – bđd)
Cũng chẳng biết tác giả trên nói làm
sao, hiểu thế nào về tôn giáo và niềm tin. Nhưng cùng lúc, lại có tác giả khác cũng
minh định sự việc của Đạo rất như sau:
“Tôi nhớ có lần có người bạn Công giáo của tôi đã bình
luận một điều khá ư là sôi nổi khi chúng tôi bàn về cuộc chiến văn hoá “đụng” phải
các vấn đề gai góc như: phá thai, hôn nhân giữa người đồng tính, tôn giáo và
niềm tin, vv.. Và, bạn này vẫn cứ bảo: cuối cùng thì anh coi đấy, chúng tôi sẽ
toàn thắng cho mà xem!” (x.
Marcus Roberts, A More Relious Future MercatorNet
24/5/2012)
Nói gì thì nói, gọi gì thì gọi. Bạn có gọi đó là chuyện vô bổ,
ruồi bu hoặc chẳng thích thú, vô thần/hữu thần hay gì gì đi nữa, cũng vẫn là
nói và gọi những sự rất thật xảy ra trên đời. Thế nhưng, trên đời này có chăng
sự thật? Hoặc, sự thật là những sự gì mà “thật” đến thế?
Để trả lời vấn
nạn đại loại như thế, thì đây là lập trường của một đấng bậc ở đan viện có kinh
nghiệm đạo/đời, đã có lời như sau:
“Thế hệ người Công giáo trước thời Công
đồng Vatican 2 không thấy khó khăn gì khi nhớ lại nơi mình từng đi hành hương,
từng có nhiều giờ để viếng thánh tích của Đức Mẹ hoặc các thánh để lại khi các
ngài hiện ra với cháu con; hoặc: các buổi chầu Mình Thánh suốt nhiều giờ, cũng
hệt thế.
Mới đây, nhân dịp mừng kỷ niệm 60 năm
linh mục của Đức Bênêđíchtô 16, Đức Hồng y phụ trách thánh bộ Giáo sĩ có yêu
cầu các Giám mục trên thế giới hãy cùng nhau bỏ ra 60 giờ chầu Thánh Thể để cầu
nguyện cho Đức Thánh Cha. Giáo dân thuộc các đạo giáo cũ/mới, kể cả Do thái
giáo xưa, cũng có thói quen chầu lượt hoặc cung nghinh thánh tích của các vị thần
linh thánh hoá trong đạo mình ngõ hầu mọi người có thể định ra được lý lịch
thâm căn của đạo mình.
Công đồng Vatican 2 từng đưa ra một cải
cách phụng vụ nhằm tái thiết lập sự quân bằng thần học giữa việc cử hành Tiệc
Thánh (còn gọi là thánh lễ Misa) và việc sùng kính chầu Thánh Thể, ngoài thánh
lễ. Các thế kỷ trước, phụng vụ của ta đã để mất đi sự quân bằng ấy.
Tiệc Thánh Thể thật sự gồm cả việc ngợi
ca chúc tụng Chúa và cứu rỗi con người. Đó là cung cách để toàn thể cộng đoàn
cùng nhau cử hành sự hiện diện của Đức Kitô và nhiệm tích Vượt Qua của Ngài.
Điều này xảy đến vào khoảnh khắc mọi người tụ tập nhau lại mà cử hành Tiệc
Thánh Thể (tức thánh lễ) cả vào lúc ta nghe công bố Lời của Chúa và cả vào lúc
cộng đoàn lành thánh trao cho nhau bánh và rượu được dâng tiến như của lễ chúc
tụng Chúa. Thật ra, còn có các hình thức khác cho thấy Đức Giêsu Kitô “thực sự”
hiện diện theo cung cách tư riêng của Ngài, nhưng không giống loại hình ở trên.
Khi xưa, thánh Phaolô nói với dân con
Đạo Chúa ở Côrinthô về cung cách họ cử hành Tiệc Thánh Thể, thánh-nhân phàn nàn
về sự việc mà một số người trong cộng đoàn khi ấy đã cùng nhau ăn thực phẩm
mình mang đến, trong khi một số khác không mang gì nên ngồi chịu trận, rất đói. Và, thánh nhân nói thêm: Nếu anh chị em
ăn uống như thế tức mình đã phung phí Thân Mình Đức Kitô, thôi.
Đọc những điều này mà đem so với các
nền thần học của thế kỷ thứ 19, hẳn người đọc sẽ hiểu là thánh Phaolô có ý nói
bạn đạo hồi ấy không cảm kích đủ rằng Thân Mình Đức Kitô thực sự hiện diện sau
lúc biến thể. Thế nhưng, điều mà thánh Phaolô thực sự muốn nói, là: bà con bạn
đạo thời ấy không cảm kích đủ sự hiện hữu của các người anh, nguời chị trong
cộng đoàn –tức Thân Mình của Chúa. Các ngài là Thân Mình Chúa hiện diện thực
thụ theo cách thế riêng tư nơi người nghèo đang ngồi đó, rất đói bụng.
Hiện nay, nhiều người vẫn có khuynh hướng
nhân rộng giờ chầu lượt có đặt Hào quang Mình Thánh Chúa trên bàn thờ. Có thể,
có người trong chúng ta vui thú với sự kiện khá nhiều người, thuộc mọi tầng
lớp, tuổi tác, có khi cả người trẻ cũng từng trải các giờ chầu, cầu nguyện lâu
giờ như thế. Nhưng cũng đúng khi có người sợ rằng: sự quân bình mà Công đồng Vatican 2 đưa ra có
thể sẽ không còn nữa. Quân bình đây, là dung hoà giữa việc cử hành Tiệc Thánh
do Chúa yêu cầu (“Hãy làm việc này mà nhớ đến ta, tức: hãy cầm lấy mà ăn”) và
việc sùng kính Thánh Thể ngoài giờ Lễ.
Sùng kính trong Thần Khí và Sự thật là
động thái thường xuyên liên tục của con người toàn vẹn. Sự sống có nghĩa thấm
nhuần vào sự sùng kính ấy. Nếu lại nói nhiều về số giờ được cân đong đo đếm để
sùng kính sẽ làm giảm bớt ý nghĩa của việc sùng kính theo cách tính toán cộng
trừ nhân chia, mà thôi. Và như thế, cũng dễ khiến ta bệnh hoạn, đau yếu. (x. Dom Armand Veilleux,
Đan-viện-phụ tu-viện Scourmont, nước Bỉ viết vào tháng 10/2012)
Viết về sự thật của quan hệ mến thương trong Đạo, là diễn tả cho
thấy sự cần thiết về quân bằng và trọng tâm của Tiệc Thánh. Diễn tả về “Tình
Yêu Mờ Khuất” theo kiểu nghệ sĩ ngoài đời, còn là diễn và tả bằng lời ca như
sau:
“Xót xa, đau thương, ê chề
Tình yêu vuột mất, cánh chim đã quên về.
Nhớ thương, riêng tôi nảo nề,
Tình yêu mờ khuất, mang theo niềm đam mê.”
(Nhạc gốc: Love is blue – bđd)
Nghệ sĩ ở đời vẫn nói và hát như thế. Thánh hiền trong Đạo lại
cũng nói và nhắn như sau:
“Khi ta nâng chén chúc tụng
mà cảm tạ Thiên Chúa,
há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư?
Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh,
đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao?
Bởi vì chỉ có một tấm Bánh,
và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy,
nên tuy nhiều người,
chúng ta cũng chỉ là một thân thể.”
(1Cr 10: 16-17)
Hát ca hoặc nhắn nhủ, cũng là chuyển
lời để nói với người nghe những điều không còn là “ruồi bu”/vô bổ, hoắc chán
ngấy, nữa. Nhắn và hát, cũng chỉ để nói
với nhau và cho nhau một sự thật. Sự thất ấy, rõ rành rành, rằng: mọi người
chúng ta đều có quan hệ, đều thân thương mật thiết như cùng một thân thể. Thân
và thể ấy, cũng rất thân và rất thương, như lời kể của bạn bè ở bên dưới:
“Đôi vợ chồng mù trong thôn bà ngoại tôi năm nay đã
sắp sửa tám mươi tuổi, đã có một đống con cháu. Nghe bà ngoại kể lại, khi cưới
nhau, chồng ngồi xe bò đi đón vợ. Tuy cô dâu chú rể đều không nhìn thấy màu
sắc, song chú rể vẫn sai người cuốn đầy lụa điều lên xe bò và đầu bò. Đón cô
dâu về nhà, chú rể dắt tay vợ rà mò từ nhà trên xuống nhà bếp, rà mò khắp lượt
các ngóc ngách trong gia đình. Việc khó hơn cả là múc nước ở cạnh giếng, lần
nào cũng thế, hai người dắt nhau đi, vợ sờ thấy cây gỗ ở cạnh giếng, một tay ôm
chặt cây, còn tay kia níu chặt bàn tay chồng. Chồng quỳ trên sàn giếng thả gầu
xuống múc, nước lên. Trong thôn có người ra giúp, hai người thường từ chối, họ
bảo:"Các anh giúp được chúng tôi một giờ, không giúp được chúng tôi một
đời".
Cứ như thế, hai vợ chồng luôn luôn tay dắt tay nhau
gánh nước cho đến khi đứa con đầu lòng có thể gánh nổi một gánh nước. Dân làng
cảm thấy lạ lùng, đã có mười mấy trai gái trẻ trong thôn đã từng vì đất trơn,
trượt chân ngã xuống giếng, nhưng hai vợ chồng mù chưa bao giờ bị như vậy. Càng
lạ lùng hơn là chuyện, mặc dù có đông người đang cùng nhau nói chuyện hỉ hỉ hả
hả, hai người mù vẫn có thễ nhờ vào tiếng hít thở dài dài mà tìm ra nhau.
Bởi không nhìn thấy, dù mưa dù gió, người ta thường
trông thấy hình ảnh hai người dắt tay nhau. Dù làm việc gì, họ cũng tay trong
tay. Tay trong tay, hình tượng để nhiều nhà văn viết đi viết lại ấy, đã xuất hiện
suốt nửa thế kỷ ở cái thôn nhỏ bé chẳng ai biết đến này.
Ông chồng là tay thổi kèn trong ban nhạc ở thôn quê,
thường đến các đám cưới của người khác thổi nhửng bài:"trăm con chim
phượng hoàng", "niềm vui đầy nhà" ... mặc dù đi thổi kèn ở đâu,
ông cũng chỉ có một yêu cầu, cho người vợ mù cùng đi. Để vợ ở nhà một mình, ông
không yên tâm thổi kèn. Khi chồng thổi kèn, vợ ngồi bên chồng lặng lẽ nghe,
dường như những điệu nhạc vui nhộn này đều là ông thổi cho bà. Trên khuôn mặt
người vợ mù thường hay đỏ ửng lên, khiến ai nấy cũng cảm thấy người đàn bà mù
đang ngồi lặng lẽ kia xinh đẹp biết chừng nào.
Về sau này, hai vợ chồng đều đã già, không bao giờ đi
ra ngoài nữa, chỉ quanh quẩn trồng nhiều hoa trong sân to nhà mình, tất cả đều
là những giống hoa tươi rực rỡ, đến kỳ hoa nở, cả sân đỏ rực.
Một lần, ông sơ ý bị ngã què chân. Trong những ngày
ông nằm bệnh viện, bà bốn ngày liền không ăn một hột cơm vào bụng, bà bảo,
không sờ thấy bàn tay quen thuộc kia, bà chẳng còn lòng dạ nào mà ăn nữa.
Con cái sáng mắt cũng từng hỏi đùa bố mẹ :"Nếu
trời giành cho bố mẹ một cơ hội, liệu bố mẹ có định dùng mắt nhìn nhau
không?"
Bà mẹ mù trả lời:
-
Các con nhìn người bằng mắt, bố mẹ nhìn người bằng trái tim, tim sáng hơn mắt,
thật hơn mắt.
Ông bố mù thì bảo:
- Dắt tay nhau một đời, có bao nhiêu đường vân trong
lòng bàn tay mẹ con đều đã in trong trái tim bố. Bố chưa bao giờ trông thấy một
người đẹp nhất, trong trái tim bố thì mẹ con là người đẹp hơn cả. Cần mắt để
làm gì, mắt là thứ tham lam nhất trên trần đời, nhìn cái gì cũng chia ra tốt
hay xấu, xinh hay không xinh, nhìn cái gì muốn có cái đó, trên mặt người ta có
một cái rỗ cũng có thể để trong tim suốt đời.
Cũng có người nêu ra ví dụ, nếu vợ mù trông thấy mặt
chồng bị bỏng sẽ có cảm tưởng thế nào. Lại có người đặt giả thiết, nếu chồng
nhìn thấy hai tròng mắt vợ lõm hẳn xuống, liệu có hối hận lời mình nói không?
Bởi vì chúng ta có mắt, cho nên khi chúng ta nhìn người, chỉ dựa vào cảm giác
của mắt mà quên dùng trái tim. Đúng như người vợ mù đã nói, con mắt của trái
tim mới là sáng nhất, thật nhất.” (truyện kể trên mạng không rõ xuất xứ)
Xuất xứ của truỵện kể, có thể là cũng từ
trái tim của ai đó, thấy rõ sự đời nằm ở trái tim. Trái tim không chỉ có máu,
có thịt, mà còn có cả đôi mắt tinh thần nữa. Con mắt ấy mới giá trị. Con mắt ấy
mới là tấm gương phản ánh tâm hồn của mọi người, dù con người không nhận ra. Cứ
nghĩ: những chuyện như thế giống như thể “chuyện vô bổ”, rất ruồi bu.
Cũng như thế, xuất xứ của mọi chuyện
trên đời, đều được con mắt tinh thần này thu thập, và nhìn thấy hết. Mọi diễn
tả của “con mắt tinh thần” mới quan trọng. Mới là đường hướng dẫn dắt con người
đi khắp nơi. Mọi chốn. Cả những chốn những miền trong lòng người đi Đạo, ở nhà
Đạo.
Thế nên, hãy cứ hỏi: có nên dùng mắt
mình để làm được nhiều thứ. Cả những thứ linh thiêng, tinh thần của nhà Đạo?
Câu trả lời, xin dành để bà con trong họ/ngoài làng rất Đạo cứ đưa ra.
Trần
Ngọc Mười Hai
Nhiều
lúc vẫn muốn trả lời
và
trả một lời nhưng lại thôi.
Dù biết mình biết người
vẫn luôn hỏi.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
1 comment:
hay lắm chủ nhà ơi..share mới được...
Post a Comment