Chuyện
phiếm đọc trong tuần thứ Tư thường niên năm C 03-02-2019
“Ngàn hoa thắm tươi”
hé môi cười mừng chào đón xuân
Bầy chim tung cánh bay
trên muôn cành cùng hát vang.
(Nhạc
và lời: Nhật Bằng)
(Hôsê
14: 7-8)
Thế
đó là nhạc và lời, của ngày xưa. Còn hôm nay, hoa thắm tươi cả ngàn đóa vẫn “hé
môi cười” chào đón hết mọi người. Từ già đến trẻ. Từ trong ra ngoài. Trong Đạo.
Ngoài đời.
Thế
nhưng, về đạo lý và đạo thực tế trong ngoài nhà Đạo, vẫn là chuyện cần biết, cần
bàn và cần tuyên dương. Tuyên dương nhà Đạo hôm nay có đôi chi tiết về tầm nhìn
rất hoành tráng được truyền thông nhà Đạo phổ biến đó đây như sau:
“Sức
khỏe và sự an lành của Giáo hội Công Giáo có thể đo lường bằng nhiều cách và
Tòa Thánh Vatican đã có nguyên một bộ-phận chuyên phụ-trách vụ việc này.
Bộ
thống-kê làm việc dưới trướng vị Bộ Trưởng Ngoại giao của Vatican có thực-hiện
một số công-trình nghiên cứu về Giáo-triều Rôma suốt năm qua, nhưng một trong
các dự-án gom gộp trong cuốn niên-giám dầy 500 trang của Giáo-hội.
Niên-giám
này sưu-tầm số dân đi Đạo qua nhân-số những người đã chịu phép rửa tại mỗi quốc
gia và tính theo tỷ-lệ phần trăm dân số thế-giới. Bản tường-trình mới nhất căn-cứ
trên con số gom gộp vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, cho thấy con số 1.28 tỷ người
Công giáo có mặt trên thế giới, tức 17.7% dân số toàn-cầu.
Mười
năm trước, cũng theo con số thống kê chính-thức trong Giáo-hội thì cộng-đồng
Công-giáo lúc ấy chỉ gồm 1.1 tỷ người, tức 17.3% dân số toàn cầu, lúc bấy giờ.
Người
Công giáo trên thế-giới thường sinh-hoạt trong các địa hạt bao gôm 118.000 nhà
thương, bệnh xá, viện dưỡng lão cho người cao niên, các trạm mồ côi, trung tâm tư-vấn
và/hoặc các tiện-nghi phục-hồi chức năng khác nhau. Mười năm nay, con số các tiện-nghi
này đã suy giảm qua con số ít hơn 115.000 đơn vị.
Vào
lúc cuốn Niên-giám của Giáo hội được đưa ra mỗi năm, thì con số đầu tiên cho thấy
số người được sách niên-giám định-nghĩa như “lực-lượng lao-động cho công cuộc
truyền-giáo của Giáo hội. Với thống kê đạt được vào ngày 31/12/2015 gồm có
5,304 Giám-mục; 281,514 linh-mục; 134,142 tu sĩ các cấp; 42,255 phó-tế thường-trực
54,255 nam tu-sĩ; 670,330 nữ-tu; 351,797 thừa-tác-viên dân-sự và hơn 3.1
giáo-lý-viên.
Nhưng,
sách niên-giám này còn đào sâu hơn bằng việc cho thấy khối lượng công-tác mục-vụ
của hàng giáo-sĩ so với con số người Công giáo đã rửa tội cũng như dân số toàn
cầu. Như số người Công giáo ở Tajikistan được trông đợi là sẽ đón-nhận thừa-tác-vụ
riêng rẽ là: cứ mỗi linh-mục chỉ lo cho 38 giáo dân mà thôi. Đây là, tỷ-lệ đẹp
nhất thế-giới. Dĩ nhiên, miền thôn quê nước này chỉ có 4 linh-mục trông nom độ
chừng 200 giáo dân là nhiều nhất.
Một
ví dụ khác, như 9 đảo-quốc Tuvalu ở vùng Nam Thái Bình Dương, tỷ lệ này cho thấy
mỗi linh-mục phụ-trách lo cho 120 giáo dân ở đây. Trong khi đó, tại nước Qatar
và Ả Rập Saud9i, nơi chỉ gồm chục ngàn giáo dân là công-nhân từ nước khác đến
đây làm việc như Ấn Độ, Philíppines cũng có nhiều hạn-chế về thừa-tác-vụ của
hàng-ngũ linh-mục nữa. Theo thống kê của Tòa thánh, thì tại Qatar tỷ-lệ linh-mục
lo cho giáo dân là: mỗi linh mục phải chăm lo cho 52,000 người; còn Ả-Rập Saudi
thì: 1 linh-mục phải lo cho 125,000 giáo dân.
Chỉ
số trung bình trên thế-giới là: mỗi linh mục phải lo cho khoảng 3,091 giáo-dân.
Nói chung, thì tình-hình tại Bắc Mỹ cũng khá hơn. Ở Canada mỗi linh-mục chỉ lo
cho 2,242 giáo dân thôi và tại Hoa kỳ, mỗi linh-mục chỉ phụ trách lo cho 1,808
giáo dân là nhiều nhất.
Thế
nhưng, cả Canada lẫn Hoa kỳ đều đã lập danh sách hơn 12 nước trong đó số linh-mục
tạ thế vào năm 2015 còn cao hơn số linh-mục tân-chức. Hầu hết các quốc gia có mặt
trong danh sách này đều thuộc Tây Âu.
Với
Tòa thánh, một trong các thống kê quan-trọng vào bậc nhất là con số người rửa tội
diễn ra hàng năm và đặc biệt là tỷ lệ những
vị này gồm những người Công giáo trên 7 là lứa tuổi mà truyền thống Giáo hội gọi
là những người hiểu biết, có lý-trí.
Năm
2015, sách niên-giám cho biết có hơn 15.7 triệu người được rửa tội tương đương
với hơn 17% là những người đã rửa tội gồm con trẻ và người lớn tuổi, tức con số
cao nhất tại châu Phi (32.6%), sau đó đến vùng biển Caribê Trung Mỹ (23.3%) và
Đông Nam châu Á là 17%.
Phân
tích kỹ, thì số con trẻ được rửa tội cộng chung với con số các trẻ nhỏ, thì thống
kê cho biết số người rửa tội tính trên một ngàn người Công giáo. Cũng theo thống
kê, thì trong 5 năm vừa qua, con số những người này sụt giả khá đáng kể do có
suy giảm về sinh suất tại nhiều quốc gia trên thế-giới. tỷ-lệ suy-giảm tính
trong thời kỳ 5 năm tại tất cả các nơi trên thế giới. Chẳng hạn như, ở châu Phi
năm 2005, cứ 1000 người Công giáo sống ở đây, thì có 12.3 người được rửa tội. Tỷ-lệ
hôn-nhân
Công-giáo
với 1000 người Công giáo sống tại đây cũng đã suy giảm trong thời kỳ 5 năm. Các
con số khác rút từ niên-giám thống-kê, thì trên thế-giới có 481 giáo-xứ
giao-quyền cho các nữ-tu trông nom”. Riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu có 104 giáo xứ
như thế, trong khi đó có 126 giáo-xứ ở Nam Mỹ do các nữ-tu chăm sóc.
Hai
nước nói trên là những nước có tỷ-lệ người Công giáo cao nhất trong số dân nói
chung, thì: Andora có 99.7% người Công-giáo; Guinea Equator có 97.2% dân số là
người Công-giáo. Riêng Lãnh-thổ Vatican không được tính trong bản khảo sát này.
Trong
số 5,304 Giám mục hiện diện trên thế-giới vào cuối năm 2015, có 886 vị (tức
16.7%) đang sống hoặc thực-thi công tác mục-vụ tại một quốc gia không phải là nơi
các ngài sinh hạ. Năm 1995, có 4.319 Giám mục và 5.8% trong số các vị tại chức
đang sống tại hải ngoại, tức không phải nước các ngài sinh ra. Các Giám-mục thực-thi
công tác ở nước ngoài gồm thánh phần các Tổng giám mục phục vụ theo tư cách khâm-sứ
của Vatican trên khắp thế-giới và những vị đang làm việc tại Tòa thánh.” (“A
Portrait of the Universal Church, The Catholic Weekly 25/6/2017, CNS tr. 12)
Xem
xét thế rồi, nay ta cùng với mọi người cất lên tiếng hát được trích-dẫn ở trên,
rằng:
Tính tang tính tang tiếng đàn,
vang
điệu ca mừng xuân đàn, vây cùng ta hòa ca thắm tươi.
Tay cầm tay cầm tay đều, vui nhịp theo điệu ca cùng hát khúc ca xuân
Xuân về chim hót ca, hoa nở cùng thướt tha
Êm đềm ánh huy hoàng, khúc bình minh đang reo vang
Bình
minh sáng tươi reo trên ngàn muôn tia nắng xuân
Hồn tràn bao ước mơ, vui yêu đời lòng đắm say
Nắng xuân chiếu qua lá mờ, in hình trên hồ xanh sóng, rung tựa như hình muôn
ánh sao.
Chim và hoa cùng ta lạc bước trong chồn thần tiên hòa khúc hát ca xuân.” (Nhật Bằng – bđd)
Chân
lý và nét đẹp của con người hoặc cơ quan phục vụ con người được diễn-tả và
nhân-cách-hóa bằng nhiều hình-ảnh cũng như quan-niệm ở đời, như người vợ hoặc
người chồng trong cuộc sống. Chân lý và nét đẹp ấy được Kinh Sách diễn ta bằng
hình ảnh của lây trái đâm chồi nảy lộc đã viết rằng:
“Họ
sẽ đâm chồi nẩy lộc, sum sê tựa ôliu tươi tốt,
toả hương thơm ngát như rừng Libăng.
Chúng sẽ trở về cư ngụ dưới bóng Ta,
sẽ làm cho lúa miến hồi sinh nơi đồng ruộng,
tựa vườn nho, chúng sẽ sinh sôi nẩy nở,
danh tiếng lẫy lừng như rượu Libăng.” (Hôsê
14: 7-8)
Chân-lý
và ảnh-hình về nét đẻ của bất cứ thứ gì còn được nhiều tác-giả văn-chương xưa
và nay diễn tả qua truyện kể về trường hợp nào đó như câu truyện nhiều ảnh-hình
tốt/xấu, ở bên dưới:
“Tôi có một người
bạn, anh ta cảm thấy vợ của mình ngày càng trở nên ích kỷ và thô tục, tính khí
mỗi ngày càng thêm nóng nảy. Chính vì vậy, hai vợ chồng ngày nào cũng cãi nhau,
cãi tới mức hai người họ đều có những mối quan hệ riêng bên ngoài. Kết quả rất
đơn giản. Rất nhanh họ liền ly hôn, anh ta tái hôn với người mới, vợ cũ cũng
nhanh chóng lấy người khác. Bởi vì không có con, cuộc hôn nhân thứ hai của họ
đều rất thuận lợi và hòa hợp.
Sau khi người bạn đó
kết hôn, người trước đây bị coi là “kẻ thứ ba” đã trở thành vợ chính thức,
nhưng sự ấm áp lúc ban đầu dần dần đã biến mất. Gia đình của anh ta bắt đầu
giống như trước đây, ngày ngày không ngừng cãi vã, người vợ ngay cả việc nhà
cũng không thèm làm, để cho chồng phải tự dọn dẹp. Người đàn ông cho rằng mình
không có số tốt, không tìm được người vợ nào tử tế, chính vì vậy mỗi ngày đều
than phiền, rầu rĩ.
Cho tới một ngày, vô
tình gặp lại người vợ cũ đi cùng với chồng hiện tại của cô ấy trong một bữa
tiệc. Hai người đàn ông vốn cũng không có chuyện gì để nói, sau một hồi hàn
huyên, vài ly rượu xã giao, anh chồng cũ cuối cùng nhịn không được, bèn hỏi
cuộc sống hôn nhân của gia đình họ như thế nào.
Người đàn ông kia có
tướng mạo bình thường, nhưng lời nói lại rất chắc chắn: “Cô ấy là một người phụ
nữ rất tốt, đặc biệt chu đáo, tỉ mỉ, việc nhà đều rất chu toàn, còn rất yêu
thương tôi, đối với cha mẹ, người thân, bạn bè của tôi cũng đều rất tốt, lúc
cần phóng khoáng thì phóng khoáng, cần quan tâm thì rất chân thành, bây giờ,
người phụ nữ như cô ấy thực sự không có nhiều!”
Người bạn đó nói,
ngay lúc ấy anh đột nhiên cảm thấy rất khó hiểu, trong lòng nghĩ: Cô ấy có gì
mà tốt như vậy, tại sao chính mình lại không phát hiện ra? Nói ra những lời
này, lẽ nào là do vì thể diện mà gạt tôi sao?
Không lâu sau đó,
thật trùng hợp, lúc người bạn tôi đi siêu thị mua đồ, từ xa liền nhìn thấy vợ
cũ cùng chồng của cô ấy. Anh này bèn núp ở một bên lẳng lặng quan sát, cuối
cùng thấy rằng họ quả thật rất hạnh phúc. Sự hạnh phúc đó có thể nhìn thấy
trong nụ cười tươi như hoa của người vợ, ẩn giấu trong vòng tay ấm áp đầy tình
cảm của người chồng.
Thực ra, rất nhiều
lúc, vợ trở thành “thiên sứ” hay “phù thủy” phần lớn là do người chồng. Người
phụ nữ khi quyết định gả cho một người đàn ông, thời khắc đó họ đã quyết tâm
cùng người đàn ông đó xây dựng một cuộc sống tươi đẹp. Lựa chọn của người phụ
nữ sẽ khiến cho cô ấy có được nhiều điều, cũng sẽ khiến cô ấy mất đi một số
thứ, có thể vì lấy bạn cô ấy sẽ bỏ lỡ những người đàn ông tốt hơn, yêu cô ấy
hơn hay sống một cuộc sống thiếu thốn hơn về vật chất với bạn, nhưng cô ấy
nguyện sẽ bên bạn và đi cùng bạn cả đời. Vì vậy, hãy thấu hiểu cho vợ mình hơn.
Trong hôn nhân, nhẫn
nại tất nhiên là một đức tính tốt, tuy nhiên nếu như thực sự yêu thương nhau
thì điều lớn hơn hết đó chính là sự khoan dung. Khi bạn nhìn thấy người phụ nữ
của mình ngang ngược, bướng bỉnh, nóng giận, cô ấy hoàn toàn không quan tâm tới
việc mình biến thành “phù thủy”, vậy thì bạn hãy xem lại bản thân mình xem liệu
có phải bạn đã làm điều gì đó không tốt với cô ấy, đã lâu rồi không quan tâm cô
ấy, hay cô ấy có áp lực nào đó, chuyện gì đó buồn bực mà không thể chia sẻ cùng
bạn và bạn lại không biết lắng nghe cô ấy v.v…
Thậm chí ngay cả khi
cô ấy “vô duyên vô cớ” nổi nóng với bạn, thì đã là một “đấng nam nhi đại trượng
phu”, bạn hãy bao dung và xoa dịu người vợ của mình. Thực ra, tâm hồn người phụ
nữ rất yếu đuối, chỉ cần một sự quan tâm nhẹ nhàng của bạn cũng sẽ khiến cho
cơn giận của cô ấy biến mất hoàn toàn; chỉ cần những lời nói động viên yêu
thương chân thành của bạn, cô ấy sẽ sửa đổi để trở thành một người phụ nữ tốt
hơn.
Vì vậy, nếu muốn có
một người phụ nữ “thiên sứ”, trước hết trong tim bạn hãy coi cô ấy như thiên
thần. Bởi vì, trên thế giới này, mỗi một người vợ đều có khả năng trả thành một
thiên thần.
Khi làm được như vậy, bạn sẽ phát hiện ra: Hóa
ra, khi bạn thay đổi thái độ của mình đối với vợ, bạn sẽ tạo ra một “thiên
thần” thực sự! 80% hạnh phúc của gia đình phụ thuộc vào người phụ nữ. Nếu như
bố của bạn lấy phải một người phụ nữ không tốt, thời niên thiếu của bạn sẽ trải
qua vô cùng đau khổ; nếu bạn lấy phải một người phụ nữ không tốt, vậy quãng đời
trung niên của bạn sẽ vô cùng mệt mỏi; nếu con trai của bạn lấy phải một người
vợ không tốt, vậy quãng đời cuối cùng của bạn sẽ trôi qua trong sự cô độc.
Khi Bill Gates được
hỏi quyết định thông minh nhất trong cuộc đời ông là tạo ra Microsofthay là một
tổ chức từ thiện? Ông đã trả lời rằng cả hai đều không phải, tìm được người phù
hợp để kết hôn mới là quyết định thông minh nhất. Warren Buffett từng nói ông
tin rằng quyết định quan trọng nhất trong cuộc sống là kết hôn với ai đó, chứ
không phải bất kỳ khoản đầu tư nào.
Chọn người đồng hành
cả đời không chỉ đơn giản là việc lựa chọn một ai đó, mà hơn thế nữa, đó là
việc bạn lựa chọn cách sống của mình. Người vợ là người quyết định phần lớn
hạnh phúc, niềm vui của bản thân bạn và tương lai sau này của con cái bạn. Vậy
nên người ta mới nói rằng, người đàn ông quyết định số phận một đời của người
phụ nữ, nhưng phụ nữ lại là người quyết định hạnh phúc, cuộc sống 3 thế hệ trong
gia đình mộ. Hãy nhớ rằng: Gia đình không phải nơi chúng ta nói đạo lý mà là
nơi dùng sự yêu thương để giải quyết mọi mâu thuẫn!” (Yến Nhi biên dịch)
Đạo lý yêu thương, diễn-tả qua ảnh-hình của
gia-đình hoặc chùa chiền được trình-bày qua lăng-kính ngưỡng-mộ của người kể.
Đạo lý thương yêu nơi đời người, còn được nói theo nghĩa bóng hay huỵch toẹt tùy
đối-tượng hoặc trạng-huống sống của người kể.
Lại
nói thêm một lần nữa về mục-tiêu/mục-đích viết chuyện phiếm xưa/nay vốn dĩ chỉ
để giới thiệu với người đọc đôi ba câu truyện bắt gặp ở đâu đó, chí ít là mạng
vi tính. Chuyện phiếm viết lên chỉ để luận phiếm lúc rảnh rỗi chứ không trông
mong dẫn dạy một ai. Chí ít, là người đọc vốn dĩ sở hữu nhiều ý-lực, hoặc tâm
tuệ.
Nói
cho cùng, thì mục-đích hoặc mục-tiêu chuyện phiếm chỉ cốt để người đọc mua vui
cũng được một vài phút giây rồi thôi. Thông-cảm thế rồi, nay xin chấm dứt đôi
giòng chảy “lý sự” bằng ý/lời của nhạc-phẩm trích và dẫn ở trên, coi đó như kết
đoạn cho những phút giây đầy rặt những ý/lực thôi. Thông cảm thế rồi, nay mời bạn
và tôi, ta cứ “đầu cao, mắt sáng” hướng về trước, mà hát:
Ngàn
hoa thắm tươi hé môi cười mừng chào đón xuân
Bầy chim tung cánh bay trên muôn cành cùng hát vang.
Tính
tang tính tang tiếng đàn, vang điệu ca mừng xuân đàn, vây cùng ta hòa ca thắm
tươi.
Tay cầm tay cầm tay đều, vui nhịp theo điệu ca cùng hát khúc ca xuân
Xuân về chim hót ca, hoa nở cùng thướt tha
Êm đềm ánh huy hoàng, khúc bình minh đang reo vang
Bình minh sáng tươi reo trên ngàn muôn tia nắng xuân
Hồn tràn bao ước mơ, vui yêu đời lòng đắm say.
Nắng xuân chiếu qua lá mờ, in hình trên hồ xanh sóng, rung tựa như hình muôn
ánh sao.
Chim và hoa cùng ta lạc bước.” (Nhật
Bằng – bđd)
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn muốn hòa mình với thi-ca, âm nhạc
Để rồi sẽ sống vui,
sống mạnh, sống hăng hái
với mọi người.
No comments:
Post a Comment