Tại sao bây giờ tôi lại có những cảm xúc như thế này? Tôi đoán có lẽ tôi bắt đầu ý thức được rằng, cũng sẽ chẳng còn bao nhiêu những mùa xuân xanh lá và mùa thu rực rở nữa, để làm cho tôi dừng lại trên con đường nhỏ mình đi?
Thursday, 20 December 2018
“Hoa phượng rơi đón mùa Thu tới.”
Chuyện
phiếm đọc trong tuần sau lễ Thánh Gia năm C 30-12-2018
“Hoa phượng rơi đón mùa Thu tới.”
Màu lưu luyến nhớ quá, Thu ơi.
Ngàn phượng rơi bay vương tóc tôi,
Xác tươi màu pháo vui, tiễn em chiều
năm ấy.”
(Nguyễn
Văn Đông – Sắc Hoa Màu Nhớ)
(Mt 7: 6)
À
thì ra, “sắc hoa màu nhớ” ở đây, lại
là sắc màu phượng vĩ rất “đỏ thắm” gợi nhớ nỗi niềm xa xưa, của ai đó phải
chăng chỉ mỗi tác giả? Nỗi niềm ấy, còn được thu gọn bằng những ca-từ như sau:
“Xưa từ Khu chiến về thăm xóm.
Ngàn xác pháo lấp ánh sao hôm.
Chiều hành quân nay qua lối xưa,
Giữa một chiều gió mưa,
xác hoa hồng mênh mông.
Đời tôi quân nhân,
chút tình riêng gởi núi sông,
yêu màu gợi niềm thủy chung.
Nhưng rồi vẫn nhớ một trời, vẫn nhớ đời
đời,
phượng rơi như rơi trong lòng tôi.
Thu vừa sang sắc hồng tô lối.
Tình Thu thắm thiết quá Thu ơi!
Nhìn màu hoa xưa tan tác rơi,
nhớ muôn vàn nhớ ơi,
hát trong màu hoa nhớ.
Tôi lại đi giữa trời sương gió.
Màu hoa thắm vẫn sống trong tôi.
Chiều Thu sau không qua lối xưa,
để đừng nhìn gió mưa,
xác hoa hồng mênh mông.”
(Nguyễn
Văn Đông – bđd)
À
thì ra, nỗi nhớ/niềm riêng của người viết nhạc rất quân-nhân, lại là nỗi niềm
nhung nhớ của người nghe, lẫn ca sĩ ở quê nhà rất mượt mà, mỗi thế thôi.
Thơ
văn, âm nhạc, nay thì như thế, rất rối bời. Còn rối tơi bời hơn, lại là chuyện
Đạo trong đời hoặc chuyện đời trong Đạo như có lời hỏi han cùng thắc mắc, rất
như sau:
“Thưa Cha,
Con có người bạn hiểu biết cũng khá nhiều, nên cô vẫn
trích-dẫn rành rọt tên tuổi các Giáo-hoàng cùng bậc hiển-thánh dễ như chơi. Nhưng,
có điều trớ trêu là cô cứ nhất quyết bảo rằng: chốn trời cao trên thiên-quốc,
chẳng bao giờ có sự hiện-diện của người đạo Hồi, Do-thái-giáo hoặc Thệ Phản nào
hết.
Cô ta nói thế, là bởi vì có lần Giáo-hội dạy mọi người rằng:
ngoài Đạo Công giáo ra, không ai được cứu-rỗi hết. Nói thế có đúng không, xin
cha cho biết để con còn chuẩn bị mà tranh-luận với người này. Cảm ơn cha.” (Câu hỏi của một
người không ghi danh tánh hoặc xuất xứ)
Khẳng-định
trên, thiết nghĩ cũng chẳng cần phải ghi xuất-xứ hoặc xác-nhận danh/tánh của ai
đó. Bởi, điều ấy cũng không cần-thiết cho lắm? Chỉ cần một điều là: coi xem
đấng bậc vị vọng thuộc Giáo-phận Sydney trả lời ra sao cho đúng phép, kẻo mất
lòng bạn đạo, cũng không nên.
Vậy,
nay mời bạn/mời tôi, ta hãy để tai nghe đấng bậc nhà Đạo Sydney trả lời/trả vốn
thế nào. Và đây, là lời Đức ngài bảo ban:
“Phán-quyết trên, vẫn cứ bảo: “Ngoài Hội-thánh ra, chẳng nơi
nào có được ơn cứu-độ hết. Câu nói này khiến ta nên quay về thời tiên-khởi, khi
mọi người được dạy-dỗ rất nhiều lời, hệt như thế. Tuy vậy, thiết tưởng cũng nên
hiểu cho thấu-đáo ý-nghĩa câu nói này; bằng không, sẽ đi đến kết-luận triệt-để
như bạn của anh/chị vẫn quan-niệm: chỉ người Công-giáo mới vào được thiên-đàng,
thôi.
Các thánh tổ phụ xưa cũng có đấng từng quyết như thế, như
thánh Fulgentius ở Ruspe năm 500 chẳng hạn, từng quyết rằng: “Không chỉ mỗi người
ngoại đạo thôi, mà cả người theo Do-thái-giáo cùng bè rối và đám người theo
giáo-phái ly-khai, nếu kết thúc sự sống ngoài Hội thánh Công giáo, cũng đều rơi
vào chốn hoả hào, rất miên-trường.” (X. Niềm
tin gửi ông Phêrô đoạn 38 câu 81)
Đối với các Giáo Hoàng, thì: năm 1441, Đức Eugêniô IV khi
ngài sáng-tác bài vịnh-ca “Cantate Domino” (Hãy cất tiếng ngợi-khen Chúa) cũng đã sử-dụng từ-vựng như thánh Fulgentius
từng bảo, nghĩa là: ngài cũng đã đưa ra một định-nghĩa không hề sai lầm mà bảo:
“Hội-thánh La Mã tin-tưởng, tuyên-xưng và rao-giảng cách vững-chắc
rằng: ngoài Hội-thánh Công-giáo ra, không chỉ có người ngoài Đạo mà thôi, mà cả
những người theo Do-thái-giáo và giáo-phái ly-khai cũng không thể chung-hưởng
đời sống vĩnh-cửu được, mà là: tất cả đều đi vào chốn hoả-hào vĩnh-hằng như
Kinh thánh có nói: “Quân bị nguyền rủa kia, hãy đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa
đời đời, nơi dành sẵn cho Ác Quỷ và các sứ-thần của chúng” (Mt 25: 41) phi trừ trước khi chết, những người như thế
đã kịp gia-nhập Hội-thánh Chúa rồi.
Bất cứ ai đọc đoạn trên, cũng sẽ tin rằng: không một người
Hồi giáo, Do-thái-giáo hoặc Thệ Phản nào lại được phép vào chốn thiên-đàng, duy
có người Công-giáo là được ở nơi đó, mà thôi. Tuy nhiên, điều này còn có nghĩa:
phần đông mọi người trên trần-thế, đều sa xuống hoả-ngục hết. Chính Kinh thánh,
ngang qua lời thánh Phaolô từng xác-nhận ở thư thứ nhất gửi môn-đệ Timôthê,
cũng từng viết:
“Đó là điều tốt và đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng
ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu-rỗi mà nhận biết chân lý. Thật vậy, chỉ có
Chúa, Đấng Trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: là Đức Kitô Giêsu, Đấng đã
tự-hiến làm giá chuộc hết mọi người. Điều này đã được chứng thực vào đúng thời,
đúng buổi.” (1Tim
2: 4)
Tuy nhiên, có câu hỏi rằng: ta hiểu xác-quyết của
Hội-thánh thế nào, khi các ngài nói câu ấy? Quả thật, ta nên hiểu ý-nghĩa câu
này qua ánh-sáng chiếu dọi của truyền-thống Giáo-hội, khi các ngài cho rằng: mọi
người tuỳ-thuộc vào Hội-thánh, không chỉ ngang qua phép rửa bằng nước mà thôi,
nhưng còn qua thanh-tẩy bằng những ước-ao nữa.
Niềm ao-ước này vẫn rành rành ra đó, như trường-hợp tân-tòng
chuẩn-bị đi vào Hội-thánh Chúa, hoặc theo cách mặc-nhiên như trường-hợp những
người có thành-tâm/thiện-ý quyết phấn-đấu tạo cuộc sống tốt lành mà tuân theo ý
Chúa khi thông-hiểu điều này.
Thế kỷ thứ hai, thánh Justinô nói về Hội-thánh, từng
quyết rằng: “Nhũng ai hành-xử rập theo điều tốt lành/hạnh-đạo được dạy-dỗ theo
cách phổ-cập, tự-nhiên và vĩnh-cửu, rất đẹp lòng Chúa mọi đàng được Chúa Kitô
cứu-rỗi… như những người công-chính sống trước họ.” (X. Đối thoại với Tryphon, đoạn 45).
Giáo-huấn trên,từng được Đức Thánh Cha công-khai tuyên-bố
khi ngài đáp trả các sai lầm của Lm Leonard Feeney, SJ là giáo-sư thần-học từng
dạy tại Boston College và đồng thời làm Tuyên-uý Trung Tâm Bênêđíchtô ở Đại học
Harvard từ năm 1945 trở về sau. Chính Lm Feeney lại đã nói từng chữ theo nghĩa
đen và dạy là: ngoài Hội-thánh Công-giáo ra, vẫn không có ơn cứu-độ và chỉ những
người Công-giáo mới được vào chốn thiên-đàng thôi.
Nhằm làm sáng tỏ giáo-huấn Hội-thánh Công-giáo, Toà thánh
La Mã, với sự chuẩn-thuận của Đức Piô 11, đã chính-thức gửi thư cho Tổng Giám
mục thành Boston là Hồng y Richard Cushing hôm 8 tháng 8 năm 1949, nói rằng:
“Để được cứu-rỗi, không phải lúc nào cũng buộc mọi người phải gia-nhập
Hội-thánh cách thiết-thực làm thành-viên, nhưng ít ra người ấy cũng cần thông
phần kết-hợp với Hội-thánh bằng những khát-khao, ao-ước rất mãnh-liệt.
Tuy nhiên, niềm ao-ước này cần phải công khai tỏ rõ như
hành-xử của tân-tòng khi có người nào đó hoàn toàn chẳng biết rằng: Thiên-Chúa
cũng chấp-nhận ao-ước ẩn-chìm, bởi điều đó hàm-ngụ hành-xử tốt lành đầy tự-do của
linh-hồn; nhờ vậy người ấy ước sao cho ý muốn của mình phù-hợp với ý-định của
Thiên-Chúa.
Giáo-huấn đây, được Công Đồng Vatican II long-trọng tuyên-bố
bằng lời lẽ như sau: “Những ai vốn
không do ý định của chính mình, không am-tường Tin Mừng của Đức Kitô
hoặc Hội thánh của Chúa, nhưng vẫn tìm kiếm Thiên-Chúa bằng tâm can thành-thật
và bị đánh động bởi ân-huệ Chúa ban, vẫn tìm cách hành-xử để thực-hiện ý-định
của Chúa, nhờ lương-tâm mình chỉ-thị, thì những người như thế cũng đạt ơn cứu-rỗi
đời đời, nữa.” (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân đoạn 16)
Thành thử, khi mọi người chúng ta đạt chốn thiên-đàng –và
ta cũng nên nguyện-cầu sao đạt được điều ấy-- cũng sẽ gặp được không chỉ mỗi người
Công Giáo thôi, mà là tất cả những người thuộc mọi đạo-giáo từng sống và chết
đi một cách tốt lành/hạnh-đạo, có ơn Chúa giúp đỡ, vẫn tìm cách hoàn-thành
ý-định của Chúa. Tạ ơn Chúa đã phú-ban những chuyện như thế.” (X. Lm John Flader, Can non-Catholics be saved, or will they ‘go
into the eternal fire’? The Catholic Weekley 12/4/2015, tr. 22)
Trên
đây, là câu đáp trả của “đấng bậc nhà Đạo” người Công giáo. Và dưới đây, lại là
ý-nghĩ rất vô-thường và cũng bình-thường của người ngoài Đạo, có cùng
tâm-linh/tình-tự như Đạo mình. Tâm và tình, vẫn bình bình như truyện kể gọi là
“Cây lá chuyển mùa” sau đây:
“Bà Darlene Cohen, một vị giáo thọ của thiền viện San Francisco Zen Center, có chia sẻ
như sau về những biến đổi của cuộc sống.
“Ba tôi, qua đời với chứng bệnh
ung thư ruột già. Có lần trong lúc bị hành hạ với căn bệnh, ông quay sang bảo
tôi, ‘Nhớ đừng bao giờ già nghe con!’ Câu nói ấy của ông mỉa mai ở điều là: làm
như người ta có thể tránh được tuổi già vậy. Ba tôi thì lúc nào cũng thường hay
tự châm biếm cái tuổi già của mình, ông nói ‘Ba già lắm rồi, Ba quen biết với
cả cha mẹ của Thượng Đế!’
Khi tôi được 28 tuổi, tôi tìm đến thiền
viện San Francisco Zen Center với một ý định duy nhất: để bước vào cảnh
giới an lạc tuyệt vời của Niết bàn, và rồi sẽ không bao giờ bước ra nữa. Và tôi
dự định là sau khi đạt được niềm an vui vĩnh cửu ấy rồi, tôi sẽ rời bỏ tu viện
chán ngắt ấy, để làm một cái gì đó với cuộc đời mình, ví dụ như mở trường
thiền, dạy giáo lý, giúp tham vấn… tôi sẽ tự tại đến đi mà chẳng có chút gì là
bận tâm với cuộc đời.
Nhưng tôi lại không ngờ sự buồn chán
trong đời sống ở tu viện đã giúp tôi khám phá lại được chính mình sâu sắc hơn,
khiến tôi không còn muốn làm một điều gì khác hơn nữa. Và cuối cùng, tôi đã ở
lại và sống trong thiền viện Zen Center trong suốt một thời gian dài. Bây giờ
nhìn lại tôi mới thấy rằng, nhờ bỏ đi cái ý định hấp tấp ‘đánh rồi chạy’ ban
đầu ấy, mà tôi cũng đã ngẫu nhiên dùng một phần lớn cuộc đời mình để chuẩn bị
cho: bệnh, lão và tử.
Khoảng vài năm trước đây, tôi bắt đầu
nhận thấy rằng, mỗi khi nhìn mùa xuân đến, tự nhiên tôi cũng có một cảm giác
sầu muộn, tiếc nuối nhẹ nhàng nơi lồng ngực, như mỗi khi tôi nhìn ánh nắng
chiều vàng óng trên những chiếc lá bắt đầu đổi màu, báo hiệu sự chấm dứt của
một mùa hè.
Tôi ghi nhận điều này với một chút mâu
thuẫn trong lòng: một mặt tôi cảm thấy hạnh phúc vì vẻ đẹp thiên nhiên đã giúp
tôi dừng lại, bước ra khỏi những bận rộn của cuộc sống hằng ngày, nhưng một mặt
tôi lại cảm thấy có chút gì buồn lo trong sự đột nhiên chú ý đến những thay đổi
của ngày tháng.
Tại sao bây giờ tôi lại có những cảm xúc như thế này? Tôi đoán có lẽ tôi bắt đầu ý thức được rằng, cũng sẽ chẳng còn bao nhiêu những mùa xuân xanh lá và mùa thu rực rở nữa, để làm cho tôi dừng lại trên con đường nhỏ mình đi?
Rồi còn có bao nhiêu lần mà tôi sẽ bước
ra khỏi những buồn lo của mình, khi dừng lại và ngửi mùi hương phảng phất trong
không gian lành lạnh khi trời bắt đầu vào đông? Tôi có chia sẻ những cảm nghĩ
riêng tư này với một vị giáo thọ trong khóa tu vừa qua, bà ta nói: ‘Phải rồi,
thân này của ta hiểu được giáo lý vô thường sâu sắc hơn ai hết.’ ”
Bây giờ đang bắt đầu vào mùa hè, nhưng
tôi cũng đã thấy bóng dáng của mùa thu đang về. Tôi không biết một chiếc lá bắt
đầu “thu” từ lúc nào, chỉ biết một buổi sáng thức dậy nhìn sang khu rừng cạnh
nhà, thấy toàn màu sắc.
Và trong cuộc đời cũng vậy, chúng ta
bắt đầu biết là mình “già” khi nào bạn hả? Khi nhìn đứa con của mình ra trường,
đi làm, lập gia đình; hoặc khi thấy người chủ mới trong công ty, vị bác sĩ khám
cho ta, người thầy trong lớp… chỉ đáng tuổi con cháu mình thôi.
Ở vùng tôi ở không gian rất đẹp khi những
chiếc lá bắt đầu đổi màu. Tôi thích được đi dưới những cơn mưa của màu sắc, có
tiếng gió lùa những chiếc lá khô chạy đuổi nhau lào xào trên mặt đường cuốn
theo mỗi bước chân.
Vòm cây bóng mát che ngang trên con
đường nhỏ mình đi có muôn màu lá. Mỗi tờ lá cũng có một mùi thơm riêng của nó!
Bạn có tưởng tượng được trên vũ trụ này có biết bao nhiêu là màu vàng khác nhau
không? Biết bao nhiêu lá những là màu cam, màu tím, màu đỏ khác nhau không? Một
ngày ngồi yên trong rừng, ta có thể thấy và nghe được tiếng trời đất giao mùa.
Khi đến một tuổi mà ta chợt ý thức rằng
“cũng sẽ
chẳng còn bao nhiêu những mùa xuân xanh lá và mùa thu rực-rỡ nữa, để làm cho
tôi dừng lại trên con đường nhỏ mình đi”, thì ta
cũng bắt đầu hiểu được những gì mình thật sự có chỉ là giây phút này mà thôi,
ngoài ra không còn gì khác hơn nữa. Ta cũng biết được rằng, mình không bao giờ
nắm bắt được một điều gì hết, chúng sẽ xảy ra và rồi sẽ qua đi, dù ta có mong
cầu hay ghét bỏ.
Có lẽ cái Tôi của mình cũng không còn cứng nhắc như xưa, ta dễ tiếp nhận
và sống thật với những gì xảy ra hơn. Và tôi cũng trải nghiệm rằng, trong cuộc
đời, những lời nói dầu hay đẹp đến đâu cũng không có giá trị bằng cách ta đối
xử với nhau: rằng sự cố chấp là gốc rễ của mọi thứ khổ đau, và biết xả buông là
cánh cửa của hạnh phúc.” (Truyện kể trích từ điện thư trên mạng, vừa nhận được).
Thật
ra, vấn đề ở đây, không phải để tôi và bạn, bàn về tuổi già hoặc tuổi trẻ thiếu
sắc màu tươi mát của thời thơ ấu, mà là nhận-định cách sao đó để còn sống những
tháng ngày dài không giống xưa. Lại nữa, cũng nên tham-khảo lập-trường cũng rất
Đạo nơi lời phát-biểu của bậc thày ở đây đó, những bảo rằng:
“Tin
Mừng luôn xác-nhận rằng Lòng Thương Xót của Đức Chúa vẫn trải dài nơi mọi người;
cả những người biết tin, yêu và phó thác mà chẳng cần hỏi người ấy là ai. Ở
trong hay ở ngoài Giáo-hội, cũng không cần biết người ấy hiện giờ ở đâu? Bên
Tây hay bên Tàu? Nhất nhất đều quyết một điều phản ánh Lòng Chúa vẫn xót thương
hết mọi người.
Dưới
cặp mắt của Chúa, không ai bị coi là “Lũ chó con” hoặc “heo/lợn yếu kém”, ở tầng
dưới. Mảnh vụn thức ăn rơi rớt từ Tiệc bàn của người chủ, chính là Lời của
Chúa. Là, Tình Thương Yêu Ngài ban phát cho mọi người không phân biệt lớn/bé,
già/trẻ, da trắng hay da màu, đều nhận được…” (X. Frank Doyle SJ, Suy Niệm Lời Ngài năm A, nxb Tôn giáo 2012,
tr. 163)
Và:
“Có
quá nhiều khác biệt giữa các nhóm/phái, giáo-hội ở khắp nơi. Có người lại cứ
tin, là: các khác biệt này có thể được hoá-giải. Và, mọi người đều ao-ước, nguyện-cầu
cho tính hiệp-nhất; và, ai ai cũng đợi chờ ngày ấy mau đến…” (Bản
Tin Giáo xứ Fairfield Chúa Nhật Thứ 5 Phục Sinh năm A, 14/5/2017)
Lại
nữa, lòng Chúa xót thương được thể-hiện qua câu nói rất mạnh của Bậc Thánh Hiền,
rằng:
“Của thánh, đừng quăng
cho chó;
ngọc trai, chớ liệng cho
heo,
kẻo chúng giày đạp dưới
chân,
rồi còn quay lại cắn xé
anh em.”
(Mt
7: 6)
Vấn-đề
còn lại sẽ là: cuộc đời người, không chỉ đẹp ở thời quá-khứ hoặc tương lai, nhưng
còn là những tháng ngày trong cuộc đời ngắn ngủi, rất hôm nay.
Đúng
thế. Hôm nay, chính đó là những “sắc hoa màu nhớ” đáng ghi trong đời, rất thức
thời. Và, cũng đoạn-trường, miên-trường hoặc vĩnh-hằng tình thân thương mến mộ,
rất bình-thường mà thôi.
Thế
đó, là tình-huống thôi-thúc bần đạo bầy tôi đưa ra ý-tưởng nhỏ bảo rằng: bản
thân bầy tôi đây chẳng biết cách diễn tả tâm-trạng “lưu luyến quá” nói ở trên. Nhưng, chỉ dám nói lên điều này, là:
dân gian ở đời dù mang nhiều niềm tin khác biệt nhưng vẫn được Bề Trên Thượng Đế
xó thương cứu rỗi mà dẫn đưa vào chốn cao sang ở Thiên Đường.
Thế
đó, còn là tâm-tình thân thương xin được gửi gắm đến các bạn đang đọc những
giòng này với lời nhắn đính kèm, rằng: “Hãy
cứ thế nhắm thẳng về phía trước mà lên đường nhé bạn, nhé tôi, nhé mọi người. Trong
đời.
Trần Ngọc Mười Hai
Suy tư nghĩ ngợi
cũng đã nhiều
về sắc hoa màu nhớ
rất thiên-thu.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment