Chuyện
Phiếm đọc trong tuần thứ Tư mùa Vọng năm C 23-12-2018
“Sài-gòn bây giờ ai khóc thương ai.”
Sài-gòn giới nghiêm che kín đường dài.
Sài-gòn khói bay, Sài-gòn nắng đổ,
Sài-gòn đã buồn như trời sớm mai.”
(Lê Uyên
Phương – Khi Xa Sài Gòn)
(1Côrintô 14: 34-35)
Mưa hay
nắng, vẫn là Sài gòn của tôi và của bạn. Sài gòn ấy bây giờ, nào có thấy ai
khóc thương cho ai? Hệt như nhiều thành phố lớn/nhỏ ở đây đó chốn phồn hoa đô
hội, suốt nhiều thời.
Sàigòn
bây giờ hoặc Sàigòn mai sau, rồi thì cũng giống thị thành ở đây đó, có ngày có
đêm, có nẳng đổ/khói bay, có chiều bơ vơ, đèn đỏ đèn xanh ai khóc thương ai, và
những gì nữa? Có giới nghiêm che kín đêm dài, có cả những người khóc “kẻ lên
đường” “rạt rời vó ngựa” như ca-từ còn ghi rõ ở bên dưới:
“Sài-gòn
giới nghiêm che kín đêm dài
Sài-gòn khói bay, Sài-gòn nắng đổ
Sài-gòn đã buồn như trời sớm mai
Sài-gòn bây giờ trời mưa hay nắng
Sài-gòn bây giờ ai khóc thương ai
Sài-gòn giới nghiêm che kín đêm dài
Sài-gòn khói bay, Sài-gòn nắng đổ
Sài-gòn có còn bước chiều bơ vơ .
Sài-gòn còn ai khóc kẻ lên đường
Sài-gòn xe chiều rạt rời vó ngựa
Sài-gòn âm thầm, đèn đỏ đèn xanh
Sài-gòn mưa bay, thôi thế cũng đành
Giấc ngủ miền xa, ôm trời núi rừng
Bên rừng nhớ nắng Trung Nguyên.
Sài-gòn bây giờ trời mưa hay nắng
Sài-gòn bây giờ cúi mặt xa nhau
Sài-gòn bước ai gõ xuống đêm sầu
Sài-gòn bóng nghiêng, Sài-gòn đứng đợi
Sài-gòn bây giờ cúi mặt xa nhau
(Lê Uyên
Phương – bđd)
Lại thêm
một chuyện những thương và khóc cho một thành phố có nắng mưa, hai mùa nhiều kỷ
niệm, đầy tình tiết. Tình tiết một thành-phố chốn phồn hoa đô hội, lại cũng
giống như trường hợp của nhiều nơi, nhiều người ở đâu đâu cũng muốn có được
hạnh phúc như câu chuyện bàn ở bên dưới:
“Truyện rằng:
Hồi còn nhỏ, mẹ tôi lần thử xem
trí phán đoán của tôi ra sao, có hơn kém các trẻ nhỏ khác trong vùng không. Cụ
bèn hỏi nhỏ tôi rằng:
-Con biết
điều gì làm cho con người cảm thấy hạnh phúc nhất trong đời mình, thế?
Tôi bèn
mạo muội thưa ngay rằng:
-Theo con
thì đó là sắc đẹp.
-Cũng
đúng một phần, như không hoàn toàn như thế đâu con.
Sau đó ít lâu, mẹ đưa tôi đi bát phố xem thiên hạ
có gì mà hạnh phúc thế, tôi bèn phát giác ra một điều rồi bảo mẹ:
-À đúng
rồi mẹ ơi. Tiền bạc làm cho con người thấy mình luôn hạnh phúc. Này nhé, người
giàu chỉ cần tung tiền ra là có thể mua được đủ mọi thứ. Mua cái gì cũng được,
thế là hạnh phúc nhất đời rồi còn gì.
-Cũng
chưa hẳn là thế đâu. Bởi, người giàu tiền của vẫn có lúc thấy mình thiếu nhiều
thứ, mua đủ mọi thứ mà vẫn không mãn nguyện, chẳng sung sướng gì cả đâu…
Nghĩ mãi
một hồi lâu, tôi bèn nói thật to như thể vừa phát giác ra được sự thật;
-Đúng rồi
mẹ ơi. Người có sức khỏe không bị bệnh, tất nhiên là người hạnh phúc nhất đời
rồi mẹ!
-Cũng
đúng đấy con. Nhưng chưa chắc là đúng 100% đâu con à.
-Vậy thì
cái gì làm con người hạnh phúc?
-Câu hỏi
này, con hãy giữ lấy cho mình, sau này tự kiểm lại ắt sẽ thấy…
Nói thế,
tức: mẹ tôi không trả lời câu nào để tôi có thể đồng ý hay không. Bà thật khôn
ngoan. Trong khi chờ đợi mọi người tìm cho ra câu đáp trả đúng đắn nhất, nay đề
nghị bạn đề nghị tôi, ta thử đi vào vùng trời truyện kể hy vọng sẽ tìm ra câu
giải đáp dù nhất thời. Nếu tìm không ra, thì đây là một câu truyện kể, để ví
dụ. Truyện như sau:
“Truyện
VÌ TÔI LÀ ĐÀN BÀ! Gửi người Đàn ông đang ở bên cạnh tôi. Người mà từ bây giờ,
và cho đến ngày đi về bên kia thế giới, sẽ không thể rời xa tôi được!
- Tôi mới cắt một kiểu tóc đắc ý nhất, đi qua đi
lại nhiều lần trước mặt ông. Không biết mắt ông có bị “quáng gà”, và cổ họng
ông có bị “tắt nghẽn lưu thông” không, mà sao chẳng thấy ông có ý kiến gì cả?
Tôi muốn ông nhìn, và nói một câu gì đó (dĩ nhiên là khen ngợi rồi) về mái tóc
mới của tôi. Ông không nói, chiều nay tôi có kiếm chuyện gây sự với ông, đừng
có thắc mắc nhé! Vì tôi là Đàn bà!
- Tuần trước, khi đi dự tiệc cưới con của người
bạn, tôi mặc một chiếc áo Dạ hội lộng lẫy, và mang đôi giày mới toanh rất hợp
thời trang, thế mà ông thản nhiên lái xe đến nhà hàng, không hề có biểu hiệu
nào biết là tôi đang mặc áo mới, và mang giày mới. Tức quá tôi phải lên tiếng
hỏi ông, chiếc áo tôi mặc hôm nay có đẹp không, ông chỉ nhìn lướt qua và nói:
-Thì trông cũng giống như những chiếc áo khác thế
thôi!!!
Vậy thì, ông đừng có ngạc nhiên tại sao hôm đó tôi
lại cau có tại bàn tiệc nha! Vì tôi là Đàn bà!
- Khi đi nhà thờ hoặc dự tiệc tùng, tôi rất khó
chịu khi thấy những “món” trên người ông chẳng “match” với nhau. Thí dụ: Áo sơ
mi xanh, cà vạt màu đỏ đậm, suite màu nâu. Tôi mà không nhắc nhở ông từng ngày,
chắc có lúc thiên hạ sẽ lăn bò ra cười, vì cái kiểu y phục đủ màu sắc, giống
mấy chú hề trong gánh xiệc của ông. Vậy mà ông cứ than phiền rằng: Tôi khó tính
hay chú ý những điều nhỏ nhặt. Ông có biết tại sao tôi lại tỉ mỉ như thế không?
Vì tôi là Đàn bà!
- Ngày Sinh nhật của tôi, ông hỏi muốn đãi tiệc hay
thích món quà gì. Tôi trả lời: “Không cần thiết!” nhưng thật ra trong lòng rất
vui và hồi hộp chờ đợi những bất ngờ mà ông sẽ dành cho tôi trong giờ phút
chót. Vậy mà ông im re luôn ! Tại sao ông lại thật thà đến thế? Nếu ngày đó
chén đũa có xao động, con chó của ông có bị đá đít, la oang oảng, thì ông cũng
đừng lấy làm lạ. Vì tôi là Đàn bà!
- Khi ngồi xe với ông, thật sự tôi không bao giờ an
tâm, lúc nào cũng phải nhắc nhở ông về tốc độ, vì không muốn ông bị lãnh giấy
phạt (chắc ông chưa quên, năm vừa rồi ông đã phải đóng tiền phạt đến hai lần).
Khi tìm không ra nhà của một người nào đó, tôi đề nghị ông dừng lại gọi điện
thoại để hỏi đường thì ông nạt ngang:
-Có lạc đâu mà phải hỏi?
Nhưng cuối cùng thì sao?... ông
cũng phải gọi chủ nhà để nhờ chỉ đường. Lúc đó, ông lại đổ thừa, tại tôi nói
lung tung làm ông bực mình, bị chia trí nên mới lạc! Thật ra, nếu ông chịu nghe
tôi, thì đã không bị trễ hẹn. Tôi nghĩ, nếu nhờ người ta chỉ đường thì cũng đâu
có gì gọi là mất mặt, sao ông lại cứ thích làm “Anh hùng rơm”? Tôi không muốn
bị phạt và mất thì giờ vì đi lạc, nên mới góp ý với ông. Thật ra, tôi cũng có
lỗi, vì không chịu “điều chỉnh âm thanh ” vừa đủ nghe để “khỏi làm phiền hàng
xóm", nên có phần gây tổn thương cho cái lỗ nhĩ của ông. Xin ông thông cảm
cho… Vì tôi là Đàn bà!
- À, cái nầy mới lạ, ông cũng biết đọc, biết viết
chứ có mù chữ đâu, mà lúc nào đi mua hàng cũng trật lất. Bất cứ tiệm nào, hàng
hóa cũng được để đúng nơi, đúng chỗ. Vậy mà mười lần hết tám, khi tôi nhờ ông
mua món gì, nếu không sai thì cũng đắt hơn. Không đắt thì cũng gần quá hạn. Như
thế... nếu tôi không cằn nhằn mới là chuyện lạ. Vì sao? Vì tôi là Đàn bà!
- Tôi không bao giờ hiểu được tại sao ông cứ lặp đi
lặp lại, mình là vợ chồng chứ đâu phải thời bồ bịch, mà tôi cứ đòi được chiều
chuộng, được khen ngợi. Tôi thật sự tức tối khi ông chê tô phở ở nhà không ngon
bằng Phở Hòa, Bún bò thua nhà hàng Ngự Bình... Lúc chưa lấy nhau, tôi chỉ đãi
ông một dĩa xà lách, mà ông ca tụng hết lời, và ly nước chanh tôi pha chua lè,
vì quên bỏ đường, ông cũng uống không còn một giọt lại còn gật gù bảo rằng: Sao
mà nó ngọt lạ kỳ thế! Tôi nhắc lại để ông nhìn ra sự thật phũ phàng, thì ông
gạt ngang, hỏi tôi sao cứ kiếm chuyện. Vì tôi là Đàn bà!
- Mỗi lần ông la ơi ới “cái kìm đâu rồi?” hay “có
thấy cái đồ khui ở đâu không?” là áp huyết tôi lại bắt đầu tăng. Tôi đã nói
hàng trăm lần, lấy cái gì ở đâu thì để lại chỗ đó, lúc nào cần khỏi phải tốn
công tìm kiếm. Vậy mà ông có để ý đâu. Bực bội nên tôi phải gắt gỏng: “Ông có
thể bỏ cái tính thiếu ngăn nắp, mất trật tự của ông được không?”, thì ông lại bảo
tôi lắm mồm, khó tính vậy. Ông có biết vì sao không? Vì tôi là Đàn bà!
- Cuối cùng ông nên nhớ điều nầy: Tôi muốn trong
mắt ông chỉ có tôi là đẹp nhất, dịu dàng nhất, thương yêu ông nhất, cho dù ông
có biết bao tính xấu. Bởi vậy, khi ra đường tôi không muốn ông nhìn, và khen
ngợi người phụ nữ khác. Bây giờ tôi có mập một chút hay tôi có gầy gò, hốc hác
so với thời con gái, cũng vì tôi phải tận tụy chăm lo cho con, cho chồng - tức
là ông đó! Nếu tôi có bực bội, giận dỗi, vì cái tật liếc ngang, liếc dọc của ông,
thì đừng hỏi tại sao. Không lẽ, cái lý do đơn giản như thế mà ông cũng không
biết. Và cũng chính vì vậy mà bao năm qua tôi và ông đã phải “nội chiến từng
ngày”. Ông đừng có giơ hai tay lên Trời, rồi nhăn mặt bứt tóc, bứt tai than
thở:
-Sao lúc nào bà cũng sẵn sàng gây hấn với tôi vậy?
-Vì tôi là Đàn bà mà! (Nguồn: facebook Peter Thanh)
Nghe
truyện hẳn người đọc cũng lại tưởng nhớ đến lời lẽ bậc thánh hiền khi xưa từng
bảo:
“Như
thói quen trong mọi cộng đoàn dân thánh, phụ nữ phải làm thinh trong các buổi họp,
vì họ không được phép lên tiếng; trái lại, họ phải sống phục tùng như chính Lề
Luật dạy. Nếu họ muốn tìm hiểu điều gì, thì cứ về nhà hỏi chồng, bởi vì phụ nữ
mà lên tiếng trong cộng đoàn thì không còn thể thống gì.” (1Côrintô 14: 34-35)
Lại nói
rằng, ở đây ta không bàn chuyện đàn ông/đàn bà ai phải ai trái, ai hay ai đẹp,
mà chỉ phiêm phiếm “Sài gòn bây giờ trời
mưa hay nắng”. Mưa hay nắng, có thể là câu bóng gió hỏi rất nhiều chuyện,
trong đó có cả chuyện kể rất dễ nể như sau:
“Truyện rằng:
“Phi cơ dừng và đổi chuyến tại phi
trường Denver, hắn lấy hành lý từ ngăn đựng đồ, rồi đi vào hành lang phi trường
để đến chuyến bay kế tiếp. Trước mắt hắn là một thiếu nữ tay dắt đứa con
khoảng 3, 4 tuổi, tay kia kéo theo chiếc roller, trên lưng còn đeo thêm
một backpack. Cái backpack khá lớn đủ để che mất tấm lưng và mái tóc của cô.
Một món đồ chơi rơi xuống thảm hành lang từ tay thằng bé. Người thiếu nữ dắt
con, trong khi mắt vẫn mải nhìn số gate của hãng máy bay, không để ý đến thằng
bé đang cố vụt khỏi tay mẹ để nhặt món đồ chơi lên. Hắn nhặt lên giùm và đưa
vào tay nó. Người thiếu nữ quay lại, rồi dường như… nhận ra hắn là một người
quen, nàng dừng hẳn lại, tròn mắt:
- You! You… again… Colin… Aren't you…?
Thank goodness!
Đang chú ý đến nét mặt biết ơn của thằng bé lúc nhận lại
món đồ chơi, hắn giật mình khi thấy người con gái gọi đúng tên mình. Mái tóc
cắt ngắn của cô làm hắn chưa thế xắp sếp hình ảnh trong đầu để biết đã gặp
người này ở đâu. Nhưng ánh mắt của nàng làm hắn chợt cười lên vì đã nhận ra đứa
con gái chung lớp mấy năm trước… Bất ngờ, bất ngờ quá, lại bất ngờ hơn nữa khi
gặp lại nàng đi cùng đứa con trai 3, 4 tuổi. Hắn cứ đinh ninh là không còn thấy
nhau nữa. Bây giờ tại một tiểu bang xa xôi này, hai tâm hồn “cô đơn” gặp lại
nhau. Hắn cười vì chữ “cô đơn” vụt lên trong đầu. Cô đơn đâu mà cô đơn…! Vì hắn
đã có Chúa, còn nàng thì đã có thằng con đi theo đây.
Hắn lấy tay đập đập vào trán để tìm tên nàng:
- Chính…hắn… Colin đây! Jeannette… Ah…
Jenny…, “mày” khoẻ không?
Nàng phì cười vì cái tên mới mà hắn đặt cho cô:
- Not Jenny…, Jackqueline… Jackie!
- “Tao” sorry! Thực có lỗi với “mày”,
Jackie! Mừng quá “tao” quen…!
Quả là hắn cũng có tài lấp liếm.
Đứa con gái vui vì bất ngờ gặp lại hắn ở đây. Nàng nhìn
vào mắt hắn, rồi lấy bàn tay mềm mại, vỗ vỗ vào ngay chỗ trái tim trên ngực
hắn:
- “Jackie”… okay! Keep me here…,
memorize it by here!
Hắn có vẻ cảm động, vì sự nhắc nhở một cách dễ mến của
nàng, nên thấy tự nhiên trở lại:
- Không ngờ được gặp lại “mày” ở đây…
Is this your son!
Người con gái cười tươi:
- Yeah! My son… Andy!
Rồi nhìn vào ngón tay không đeo nhẫn của hắn, nàng tiếp:
- You're not yet married… Hah?
- No... Never!
Hắn vừa cười vừa trả lời cô. Nàng nhăn nhăn mũi rồi cười
lớn hơn:
- Youre…“chicken”, Colin…!
Ha ha, hắn phì cười vì câu nàng chê hắn là đồ chết nhát.
Phải! “Tao” nhát như “gà”, “tao” sợ có người nào đó nhốt “tao” trong chuồng,
nên không tài như “mày” để có con dắt theo… Hắn chúc mừng đứa con gái:
- Congratulations! “Mày”… đã lập gia
đình!
Đứa con gái lắc lắc đầu:
- Uh…uh! I'm single… Single mom!
Ừ phải, cứ nhìn một đứa con gái Mỹ dắt con, mà tưởng là
nó có chồng, thì tầm bậy hết sức. Thằng bé nãy giờ, theo dõi mẹ nói chuyện với
người đàn ông lạ, xen vào:
- I have no… daddy!
Bây giờ hắn mới để ý hơn đến thằng bé, mái tóc vàng giống
mẹ dài phủ quá tai, nhìn nó trông giống như một đứa con gái nghịch ngợm… Hắn
giơ tay ra với nó:
- Hi… I'm Colin… Give me five…!
Thằng bé đập vào tay hắn, rồi rụt tay lại khoe món đồ
chơi:
- I've new Superman!
Hắn vờ ngạc nghiên với cái game nhỏ có hình Superman bên
trên:
- Wow! I like it! Did your mom buy it?
Thằng bé gật gật đầu:
- Yeah!
Vậy là hắn gặp lại nàng nơi đây, để biết nàng làm
engineer cho một công ty ở Denver đã mấy năm rồi. Bữa nay, hết contract,
nàng trở về Dallas để nhận việc mới thì bất ngờ gặp lại nhau tại phi trường
này… Trái đất quả là tròn!
Jackie bỗng im lặng, nhìn thằng con
trai Việt Nam vừa gần gũi vừa xa lạ này. Thật chẳng biết sao nàng lại có cảm
tình với hắn, chắc tại vì hắn có nét gì đó chân thật, đem đến cho nàng sự
an tâm khi tiếp xúc. Nghĩ lại, những lúc cùng hắn làm bài, những buổi gặp gỡ,
đi ăn…, Jackie chưa hề thấy hắn có một cử chỉ nào tỏ ra để ý đến sắc đẹp của
nàng…
Cô thắc mắc và cố tìm hiểu về hắn
nhưng đành chịu thua, chỉ biết công nhận một điều là hắn nice, hắn tốt với nàng.
Có thể hắn là người tốt thứ hai sau mẹ nuôi của nàng. Người mẹ nuôi mà Jackie
hết sức thương yêu. Người đã lãnh nhận nàng từ một Adoption
Center nào mà nàng chẳng hình dung ra được vì còn quá nhỏ. Bà đã
chết sau khi nàng vào đại học được hơn một năm.
Đi học, sống vào tiền Grants trợ cấp
và tiền làm Work-Study, Jackie có bản tính rất tự lập. Kinh nghiệm “single mom”
của người mẹ nuôi trước đây, làm nàng cố cứng rắn với mình trong việc liên
hệ trai gái.
Chẳng phải vì nàng Công Giáo, coi
chuyện đó là tội lỗi, cũng chẳng phải là nàng không thiết đến những thèm khát
xác thịt, nhưng Jackie ngần ngại về sự chân thành từ những đứa con trai chung
quanh, và cũng ưu tư chuyện học hành sợ mất thời gian về những giao tiếp đó.
Nên
nàng vẫn tự nhủ, sẽ chỉ có bạn trai khi xong đại học, và cố gắng chỉ có sex với
đứa con trai sẽ là chồng của nàng. Bởi vậy mà đám bạn classmates luôn bảo nàng
cổ điển như một cây phong cầm cũ trong góc nhà thờ, nhưng kệ, Jackie cố đặt ra
cho mình một nguyên tắc sống như vậy…!
Nhớ lại buổi chiều ngày ra trường gặp
hắn, Jackie đã có ý định nhờ thằng kỹ sư tóc đen này làm partner cùng đi chơi
trong một bar rượu, với nhóm bạn của nàng.
Rồi có thể sau đó sẽ rủ hắn về phòng
mình. Nhưng đáng tiếc là hắn đã quên, hay từ chối không đến chỗ hẹn.
Jackie thực không biết có phải buồn vì hắn lỗi hẹn không, mà đã uống nhiều rượu
quá! Sau đó, cả bọn kéo nhau về nhà một đứa bạn.
Lần đầu tiên vui chơi của một đứa con
gái biết hạn chế như nàng, không ngờ kết cuộc lại đến như vậy! Say quá, Jackie
chẳng còn biết gì hơn là vùi đầu chung chạ với đám bạn trai gái! Chắc
chắn hắn chẳng biết được nàng đã có một đứa con ngay đêm hôm đó, chỉ sau vài
tiếng đồng hồ từ khi hắn thất hẹn với nàng.
Ra trường, Jackie được nhận ngay vào
một hãng sản xuất dụng cụ y khoa. Từ đó nàng cắm cúi đi làm nuôi con, và cũng
đã có một hai mối tình hờ hững, quen rồi thôi.
Đã hơn 4 năm rồi bây giờ mới gặp lại
nhau, thấy hắn chững chạc và tự tin hơn. Jackie mơ hồ chẳng hiểu sao lại thấy
vui vui khi biết hắn còn độc thân. Nhưng thôi, thắc mắc làm gì, chỉ biết rằng
có lúc nàng đã thấy thích hắn, thích được đi chơi, ăn uống, và ngay cả có lúc
muốn được cùng hắn lên giường!
Jackie cười một mình khi nghĩ nếu như
đêm đó đi với nhau, thì cuộc đời của nàng đã như thế nào nhỉ? Và đứa con, nếu
có, chắc sẽ không giống như đứa con trai của nàng hôm nay. Đứa bé, mà đến
giờ này, Jackie vẫn chẳng biết được cha nó là ai trong đám bạn bè ngày ra
trường đó. Nàng đã có lần nói với con, khi nó hỏi về daddy.
Thằng bé ngước đôi mắt trong xanh lên
hỏi mẹ:
- “Sao vậy…?”
Nàng không muốn gợi vào đầu con một
câu chuyện rắc rối, nên trả lời:
- “Mẹ giận “him”…”
Thằng bé năn nỉ mẹ:
- “Cho daddy về đi - Mom…!”
Nàng cười cười vuốt tóc con:
- “Chỉ khi nào daddy khóc trước mặt,
mẹ mới cho về…”
Thằng nhỏ tưởng thật, yên tâm, quay
mặt vào tường, ngủ tiếp.
Đáng thương cho nó, chắc nó muốn có
một daddy như những đứa trẻ khác. Phần nàng, gặp lại nhau hôm nay, nàng có vẻ
an tâm vì biết hắn vẫn ở Dallas. Như vậy là có dịp gặp lại nhau. Jackie tự nhủ,
từ giờ, sẽ chủ động và biểu lộ sự quan tâm hơn đến gã “cố nhân” này… Cô thấy
phấn khởi với ý nghĩ đó, cũng vừa lúc chuyến bay chuẩn bị cất cánh. Jackie
hỏi số phone để sẽ gọi hắn sau. Gã con trai đưa cho nàng cái business card…
Vài năm sau,
Mình gặp lại nhau
Tên em, ta vỗ trán đi tìm
Em cười, nhắc ta thêm lần nữa
Răng trắng muôn đời… sữa bình nguyên…!
Hắn giơ tay vẫy mẹ con nàng, đang
chuẩn bị bước vào khung hành lang hẹp dẫn đến cửa máy bay, trong nụ cười xinh
đẹp của người con gái!
Về lại Dallas, cũng vừa lúc hắn nhận
được giấy báo của cha Joe cho biết đã được nhận vào trường Seminary. Tội cho
cha, chắc không gặp được hắn trên phone, lại không thấy hắn đi lễ, nên đã gởi
thư này. Cha hẹn vài ba tuần lễ nữa, cha đi cấm phòng và vacation về, hắn sẽ
đến gặp cha ký giấy tờ, và những dặn dò cần thiết, để chuẩn bị vào chủng
viện cho khóa học mùa tới.
Ôi! Niềm mơ ước của hắn bây giờ đã
thành sự thực! Chúa đã đáp ứng lời cầu xin của hắn. Hắn xúc động vì tin được
nhận vào Chủng Viện cũng mãnh liệt như nỗi xúc động lúc được tầu Mỹ vớt lên, từ
chiếc thuyền mong manh lênh đênh, ngày vượt thoát khỏi Việt Nam trước đây. Hắn
cúi đầu cầu nguyện… “Vâng, Chúa đã cứu vớt con một lần trên đại dương gầm thét,
bây giờ lại cứu vớt con lần nữa, đang lúc lênh đênh cuộc đời giữa trần thế này.
Xin cám ơn Ngài…!”
Tiếng chuông điện thoại reo, hắn liên
tưởng đến vị linh mục hiền lành. Chắc là cha gọi mình đây. Nhấc lên, tiếng nói
đầu giây bên kia có vẻ gấp rút:
- Đây là Bệnh Viện St. Paul… May I speek with Mr.
Do…please!
Hắn giật mình như linh tính có điềm gì chẳng lành:
- Vâng… chính tôi!
- Ông có quen Jackie không? Jackqueline Thompson?
Hắn lẩm nhẩm nhắc lại:
- Jackie… Jackie… Ah, vâng, tôi là bạn cô ta…!
Tiếng đầu giây bên kia:
- Hãy đến bệnh viện, bác sĩ cần nói chuyện với ông!
Khi đến bệnh viện, thì hắn được cho
biết nàng đã chết vì một tại nan xe trên đường đón con đi học về.
Nàng nằm kia, còn thằng Andy, con nàng, cũng đang được điều trị tại bệnh viện
vì một vết cắt ở tay. Vì nàng không còn ai là thân nhân, mà chỉ có tấm
danh thiếp của hắn trong túi xách, nên hắn là người được gọi đến, gặp gỡ ban
chung sự nhà thương để bàn về cái chết của nàng. Thực là sững sờ, hắn không thế
tưởng tượng nổi, sao có sự bất ngờ đau thương như vậy đến với mẹ con nàng…!
Nàng nhắm mắt như đang ngủ, khuôn mặt bình
thản. Hắn liên tưởng đến những lời nói, đến bàn tay mềm ấm đặt trên ngực của
hắn, cũng như những cử chỉ chân tình của nàng trước kia, để cảm nhận được nỗi
ngậm ngùi, xót thương cho người con gái, dâng lên từ trái tim hắn…
Rồi lần này,
Kìa em, gặp lại
Nằm khép hoa môi giấc quan tài
Đôi môi lần chót gặp ta nhắc
Nghe nhớ bằng tim…, chớ bằng tai!
Bệnh viện dành quyền cho hắn, nếu
muốn, đứng ra để chôn cất nàng, hay để sở Xã Hội lo việc ma chay, coi như xác
chết vô thừa nhận. Nhà quàn cũng cho hắn biết về số tiền chi phí để chôn cất,
vì gia tài của nàng lúc này, ngoài cái xe móp méo, mà bảng số vẫn còn là
Denver, thì tài khoản, như statement nhà bank trong ngăn của túi xách, chỉ
còn gần ngàn bạc. Điều đáng buồn là bảo hiểm xe đã hết hạn hai hôm mà nàng
chưa đóng tiền đáo hạn, và xui hơn nữa, kẻ đụng nàng là một gã Mỹ đen say xỉn
mà cả năm rồi chẳng biết đến bảo hiểm xe là gì!
Thương cho nàng, hắn không nỡ để nàng
ra đi như một kẻ vô thừa nhận như thế. Ít ra trên đời này, nàng còn có hắn. Rồi
chợt nghĩ đến thằng Andy đang nằm bệnh viện, nó cũng cần được săn sóc, vỗ về,
nhưng hắn chưa biết phải lo cho nó như thế nào? Hắn nghĩ đến số tiền mấy năm
nay đi làm dành dụm được.
Hắn
không tiếc vì nghĩ rằng đồng tiền Chúa ban, nên trả lại cho Chúa qua những
người anh em bất hạnh chung quanh… Vâng, xin Chúa giúp con trong cơn khó khăn
này! Hắn đồng ý đứng ra chôn cất nàng, và ưu ái hơn, còn chọn cho nàng đúng
mảnh đất nghĩa trang mà nàng mơ ước trong một lần hai đứa chạy xe qua.
Sau tang lễ, hắn đến thăm Andy xem
tình trạng nó ra sao. Cũng giống như me, nó giờ chỉ còn hắn là thân nhân độc
nhất trên cõi đời. Hắn ghé vào Toys R Us mua game cho thằng bé, rồi đến nhà
thương, đi thang máy lên phòng bệnh. Dường như nó nhận ra hắn là người quen mà
đã có lần nói chuyện với mommy, nên mở đôi mắt xanh tròn nhìn hắn:
- Where's mom!
Hắn lấy tay vuốt mái tóc vàng của đứa
trẻ tội ngiệp:
- She's being in rest…!
Thằng bé không hiểu là mẹ nó đã chết:
- Take me to mom… Please!
Hắn
phân vân không biết có nên cho nó biết là mẹ nó chết hay không? Cũng không biết
là nhân viên bệnh viện có cho thằng bé biết là nó đã mồ côi mẹ không…? Hắn kiếm
cách an ủi nó:
- I will…!
Tiếng bật khóc của thằng bé làm hắn mủi lòng. Lau mắt cho
nó, hắn dỗ dành:
- Mom… đã về nghỉ bên God, nhưng giờ
vẫn còn ta! My son…, Andy!
- No…! You're not my… daddy!
Sau câu nói, nó lại khóc rống lên. Một
nhân viên bệnh viện đến cho nó uống thuốc. Thằng bé vùng vằng nắm áo hắn. Tội
nghiệp thằng nhỏ mồ côi, hắn bế xốc nó lên dỗ dành. Nhưng dỗ con nít không phải
nghề của hắn. Thằng bé nhoài người ra:
- No…. Please…Let me be with mom…!
Hắn vỗ vỗ lưng nó:
- Okay… Okay… Andy, I promise…!
Thằng
bé có vẻ nín khóc vì lời hứa của hắn, nó ngước đôi mắt còn ướt sũng những giọt
nước:
-
O…k…a...y…!
Lấy tay không bị băng quệt nước mắt, nó chịu uống miếng
thuốc màu đỏ, rồi tiếp tục:
- Im hungry… now!
“Gà trống nuôi con…!” Đây là lần đầu
tiên hắn bận rộn với con nít là thằng Andy bên cạnh. Đặt nó xuống giường, rồi
lấy phần ăn trong bệnh viện, hắn đút một miếng nhỏ vào miệng nó. Thằng bé lắc
đầu:
- I wanna go to McDonalds.
Hắn dỗ dành:
- Okay, we'll be there…!
Hơn tuần sau, thằng bé được xuất viện.
Hắn theo nhân viên Xã Hội đến Child Protective Services, để ký giấy chứng nhận
được đi thăm nó tại một nhà trẻ thuộc sở Xã hội, cho đến khi sở kiếm được cho
nó một cha mẹ nuôi chính thức.
Hắn quyết định sẽ gởi đơn xin thôi
việc ở hãng sau ngày đến gặp cha Joe, ký giấy vào Chủng Viện. Cám ơn cha, một
vị bề trên nhân từ và đáng kính. Hắn cũng dự trù mua biếu cha bộ áo lễ, thay
cho bộ áo cũ đã sờn rách, mong rằng cha sẽ vui. Trước khi đi thăm Andy, hắn lấy
lá thư của cha ra xem lại cho chắc ăn, rồi tiện tay, nhét lá thư của cha vào
túi áo, nhẹ bước ra khỏi phòng.
Hôm nay thứ Bảy, hắn sẽ đưa Andy đi
thăm mẹ nó như lời hứa. Mà có thể, đây là lần chót gặp nó trước khi hắn đi
tu. Hắn đang suy nghĩ, sau này không biết ai sẽ là người đến thăm, và ai sẽ là
cha mẹ nuôi của nó. Hắn nhẹ lắc đầu, tội nghiệp thằng bé mồ côi!
Trong đầu hắn chợt có ý tưởng làm cha
nuôi cho Andy. Ừ phải, hắn có đủ điều kiện và công việc như đòi hỏi của sở Xã
Hội. Andy là một đứa bé ngoan hiền, dễ thương, nhất là nó lại là con của nàng.
Thực tốt đẹp cho cuộc đời đứa bé, nếu như Andy được sống với hắn. Hắn đã may
mắn được nước Mỹ đùm bọc, nuôi dưỡng, giáo dục, và tạo cho công việc, được
hưởng mọi quyền tự do, và nhất là được sống trong một xã hội đầy tình người,
nên bây giờ có cơ hội để đền đáp lại xã hội nhân bản đó, làm sao nỡ ngoảnh mặt
khước từ?
Nhưng cuộc đời hắn, đã nuôi ý định tận
hiến cho Thiên Chúa từ lâu, bây giờ mới được toại nguyện. Còn gì trên đời hơn
nữa mà không đón nhận? Hắn sẽ từ giã công việc và những vị tiền bối ở Boeing,
từ giã bạn bè, từ giã những buổi chiều đi lang thang sân trường đại học, và
buồn hơn, là bây giờ sẽ phải từ giã Andy, không thể hàng tuần đến thăm nó được
nữa.
Hắn lại nghĩ đến số tiền để dành, dù
không còn nhiều, nhưng chẳng biết luật lệ Chủng Viện có cho tu sinh quyền giữ
tiền riêng không? Dù được hay không, hắn nghĩ, sẽ chia số tiền, 1/2 cho thằng
Andy vì nó còn nhỏ quá, cần được đền bù vì những bất hạnh của một đứa trẻ mồ
côi. Hắn cũng gởi về Việt Nam cho cha mẹ một ít, còn lại sẽ đặt hết dưới sự
quản lý của Chủng Viện. Nghĩ được như vậy hắn cảm thấy yên tâm.
Hắn ghé vào McDonalds mua cho thằng bé
phần Happy Meal, vì nó thích những đồ chơi nho nhỏ trong phần ăn này. Tiện tay,
hắn lấy thêm vài tờ napkins nhét vào túi áo. Sau đó hắn dừng xe trước chợ mua
một bó hoa tươi cho nàng. Vậy là đủ, hắn sẽ cùng thằng bé dắt tay nhau đi thăm
mẹ của nó.
Đường vào nghĩa trang vắng lặng vào
một buổi chiều thứ Bảy, có nắng lung linh bao phủ trên những đóa hoa như nàng
vẫn mơ ước. Hắn xuống xe, cầm theo bó hoa và tay kia dắt theo thằng bé. Nếu
không vì mái tóc vàng giống mẹ của nó, thì người ta sẽ nghĩ đó là hai cha con
thực sự. Thằng bé hớn hở vì được đi chơi. Đến bữa nay, dường như nó đã phần nào
quên được mẹ, vì có nhiều bạn mới cùng tuổi, và nhiều đồ chơi trong nhà trẻ của
sở Xã Hội.
Đến trước mộ của nàng, hắn lặng lẽ cắm
hoa vào khay được gắn trước mộ bia. Thằng Andy rụt rè, nắm chặt tay hắn. Trong
đầu óc bé nhỏ của nó mường tượng ra được là từ nay sẽ không còn được gặp mẹ
nữa. Mắt nó đỏ hoe chực khóc. Hắn cúi xuống, ôm và vỗ về nó, thằng bé dụi dụi
mắt vào cổ áo của hắn:
- Mama nằm đây hả…?
Hắn vỗ vỗ lưng nó:
- Ừ, nằm đây, và mama happy lắm khi
thấy mình đến đây hôm nay…!
Thằng bé xụt xùi:
- I miss mama…!
- Me too, Andy! Mama cũng nhớ Andy…,
và muốn Andy là một good kid. Let's pray…
Hắn lặng lẽ cúi đầu. Nhưng thằng bé
chẳng yên lặng được lâu, nó vụt ra khỏi tay hắn để đi nhặt những cánh hoa cỏ
nhỏ bé chung quanh, trong khi hắn lâm râm những lời kinh nguyện.
Hắn quỳ gối, lấy tay sờ vào tấm hình trên mộ bia. Vẫn mái tóc, vẫn đôi mắt, vẫn
nụ cười… đã đi vào tâm hồn hắn. Hắn chạm tay vào nét chữ khắc bên dưới rồi chợt
thở dài, vì nghĩ lại những lúc nàng phải nhắc tên của nàng cho hắn. Ôi đầu óc
của gã tị nạn Việt Nam, sao mà kém cỏi và vô tình!
Bây giờ thì nàng yên tâm rồi, vì không
còn phải nhắc tên cho hắn nữa. Tên của nàng đã rất rõ nét trên mộ bia và ngay
cả trong trái tim của hắn. Nhìn vào ánh mắt, dù nàng đang cười với hắn, nhưng
có một nét gì như là trách móc!
Hắn ngậm ngùi, cầu mong nàng thứ lỗi,
và hứa sẽ săn sóc Andy với tất cả khả năng của mình. Nghĩ tới đó, hắn thấy mắt
mình cay cay! Hắn thầm thì nhắc lại tên nàng, mà đây là lần đầu tiên hắn đã
không quên và không bị vấp váp…
Phải rồi, Tên em, ta đã nhớ
Âm hưởng mang máng giọt cô liêu
Di ảnh long lanh lòng ta khóc
Tên em… rõ nét… mộ bia chiều…!”
Thằng bé chợt nhìn thấy người đàn ông
khóc. Nó nhớ lại những lời mẹ nói trước đây… À, đây đúng là daddy của nó…, là
người đàn ông khóc trước mặt mẹ! Vậy mà bấy lâu nay nó không nhận ra… Nó
hấp tấp chạy lại ôm lấy cổ hắn:
- “Daddy… Daddy…, mình về nhà đi…!”
Tiếng gọi của thằng bé làm hắn xúc
động. Hắn gục đầu xuống mái tóc vàng của nó, rút tờ napkin lau nước mắt,
lá thư của cha Joe rơi theo xuống đất. Hắn thẫn thờ, nghĩ ngợi…, rồi cuối cùng
nhặt thư của cha lên, thở dài:
- Ừ mình về, từ nay con sẽ ở với
daddy!
Hắn dự định sẽ đến gặp cha Joe, kể
chuyện về Andy như một lời xin lỗi vì không còn ý định đi tu nữa, và mong
cha vẫn tiếp tục cầu nguyện cho cuộc đời trần tục của hai cha con hắn, được bắt
đầu từ ngày hôm nay… (Vũ Công Yn)
Gặp nhau như thế, vẫn
là các trường hợp “chẳng đặng đừng” trong cuộc đời người. Cũng hệt như lời vàng
bậc thánh hiền từng bảo ban:
“Như thói quen trong mọi cộng đoàn dân
thánh,
phụ nữ phải làm thinh trong các buổi
họp,
vì họ không được phép lên tiếng;
trái lại, họ phải sống phục tùng như
chính Lề Luật dạy.
Nếu họ muốn tìm hiểu điều gì, thì cứ
về nhà hỏi chồng,
bởi vì phụ nữ mà lên tiếng trong cộng
đoàn thì không còn thể thống gì.”
(1Côrintô
14: 33b-34)
Trần Ngọc Mười Hai
Cũng thường nhận định như thế.
Rất lai rai
No comments:
Post a Comment