(Mt 28: 10)
Mỗi độ Phục Sinh về, dân con nhà Đạo chúng ta đều nghe Tin Mừng kể việc Chúa Sống Lại đã hiện ra với nhiều vị, trong đó có các tông đồ và các phụ nữ kề cận với Chúa. Khi thì, Chúa hiện đến với hai môn đệ rất ưu tư phiền muộn, trên đoạn đường đi Emmaus (Lc 24: 13-35; Mc 16: 12). Lúc thì, Ngài ở với các thánh tông đồ tại nơi sinh sống của các ngài, có cửa đóng then cài cẩn thận (Yn 20: 1-9; Mc 6: 14-18). Lần khác, Chúa lại hiện ra với các thánh ở cạnh bờ hồ (Yn 21: 1-14).
Nhưng, Tin Mừng Nhất Lãm đều nói Chúa đã hiện ra trước nhất với các vị nữ lưu, trước cả các nam nhân rất thánh được Ngài yêu mến nhất. Và, tên tuổi các vị nữ lưu được Chúa hiện đến mà các thánh sử ghi lại, là: Maria người Magđala và “một Maria khác” (Mt 28: 1).
Vấn đề, một số người lâu nay đặt ra, là: “Maria khác” là Maria nào? Phải đó là Đức Maria, Mẹ của Chúa, không? Mẹ vốn Đồng Công Cứu Chuộc loài người, được thiên sứ đầu tiên loan báo tin vui có Chúa Hạ sinh nơi cung lòng của Mẹ, trước nhất. Thế sao, khi Con của Mẹ Sống Lại, lúc ấy Mẹ ở đâu? Hội thánh có lời chỉ dẫn nào về thắc mắc này, không?
Vừa qua, có một thắc mắc giống như trên lại được một nữ lưu khác người Úc hỏi lại và gửi về tuần báo “The Catholic Weekly” của Tổng Giáo Phận Sydney, hôm
Nhân buổi triều yết Thư Tư ngày
“Tin Mừng có nói sau khi sống lại, Chúa đã hiện nhiều lần khác nhau; nhưng, không thấy nói Chúa có hiện ra với Mẹ Ngài hay không. Việc lặng im như thế, không đưa ta đi đến kết luận, nói rằng: khi sống lại, Chúa không có hiện ra với Đức Mẹ. Mà đúng hơn, việc im lặng là để ta có cơ hội để tìm hiểu lý do tại sao các thánh sử lại không chọn lựa như thế, là: ghi lại sự việc ấy trong trình thuật?
Đức Giáo Hoàng tiếp:
“Việc các thánh im tiếng không đề cập gì đến những sự việc như thế có thể được quy ra rằng: những gì ta cần biết để hiểu ơn cứu độ, đã được giao cho các “nhân chứng được Chúa chọn” (x Cv 10: 41), tức các thánh Tông đồ, là những vị dám nói lên các chứng từ về Chúa Phục Sinh “với quyền năng lớn lao” (x Cv 4: 33).
Nhưng trước khi hiện ra với các nhân chứng này, Chúa Giê-su Phục Sinh cũng đã hiện ra với một số người khác có lòng tin, vì các vị này có vai trò phải thực hiện trong Giáo hội: “Hãy đi mà báo tin cho anh em ta là họ phải đi Galilê, và họ sẽ được thấy Ta ở đó.” (x Mt 28: 10).
Nếu các tác giả Tân Ước chẳng đả động gì đến việc Đức Mẹ đã gặp mặt Con của Mẹ sau ngày Phục Sinh, thì điều đó có thể khiến ta hiểu rằng: các bằng chứng về sự sống lại như thế sẽ bị các kẻ chối bỏ Phục Sinh của Chúa coi đó như chứng cớ có thiên kiến. Và từ đó, bảo rằng sự kiện Phục sinh không đáng tin.”
Đức Giáo Hoàng còn nhắc nhở:
“Tin mừng không nói đến các lần Chúa hiện ra với nhiều người, ghi ở một đoạn khác trong Sách Thánh. Chẳng hạn như, lần Chúa hiện ra với “hơn 500 anh em cùng một lúc” (x 1Cr 15: 6).
Từ đó, Đức Thánh Cha đi đến kết luận:
“Đây là dấu chỉ rõ ràng cho thấy có những lần khác Chúa hiện ra mà không được ghi lại. Dù sự việc ấy được gộp chung với nhiều sự kiện khác, đã diễn ra.”
Và cuối cùng, Đức Thánh Cha còn dạy:
“Làm sao Đức Mẹ là người luôn có mặt trong các buổi hội họp của các tông đồ (x Cv
Các ám chỉ như thế, xác định qua sự kiện: nhân chứng đầu tiên thấy tận mắt Chúa sống lại, theo như thánh ý của Chúa, là các phụ nữ luôn tỏ lòng tin đến cùng; cho nên, các vị ấy mới ở lại đứng dưới chân thập giá. Và, Chúa Phục Sinh là sự thật rõ ràng đã ủy thác cho người phụ nữ có tên là Maria Magđala, có trọng trách chạy về báo tin vui cho các tông đồ (x Yn
Cũng có thể là, sự kiện này cho phép ta nghĩ rằng: Chúa đã tỏ mình cho Đức Mẹ, vốn là người trung tín nhất trong số các người theo chân Chúa. Và, Mẹ vẫn là người duy trì lòng tin không nhạt phai cả khi Mẹ chịu thử thách, nữa.”
Và, để trả lời câu hỏi: có ai trong số các nhà viết sử của Hội thánh nói về việc Chúa gặp Đức Mẹ sau ngày Ngài sống lại không, thì Đức Thánh Cha đã nói:
“Có tác giả viết lịch sử thánh vào thế kỷ thứ V, là Sedulius đã duy trì khẳng định rằng: Khi Chúa phục sinh trong vinh quang, Ngài đã tỏ mình cho Mẹ Ngài, trước nhất. Bởi, Mẹ là Người đầu hết được thiên sứ loan tin vui đi vào với thế giới, thì Mẹ càng được kêu mời loan tin vui Phục sinh của Con Mình để Mẹ trở nên người loan báo ngày quang lâm của Chúa, mai ngày nữa.“ (x Sedulius, Paschale Carmen, 5, 357-364, CSEL 10, 140f)
Trích dẫn lời khẳng định của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phaolô Đệ Nhị về vấn đề trên, nếu chưa đủ để thuyết phục mọi người, thì đây một dẫn chứng khác.
Đã từ lâu, trong dân gian, đã có nhiều nhóm người vẫn tin rằng Chúa đã gặp Mẹ Ngài sau ngày Phục sinh. Bởi thế nên, có nhiều nơi vẫn còn giữ tập tục biểu tỏ lòng tin tưởng ấy. Như: ở Phi-líp-pin, dân chúng có thói quen tổ chức các buổi mà người địa phương gọi là tục lệ Salubong. Vào sáng sớm ngày Chúa Sống lại, người ta lập kiệu rước hai tượng lớn, tượng Chúa Sống Lại đến gặp tượng Mẹ Sầu Bi, có phủ khăn che đầu. Sau khi hai tượng gặp nhau rồi, thánh lễ chính sáng ngày Chúa Phục Sinh, mới bắt đầu. Nghi thức này được Niên Giám Tòa Thánh La Mã ghi lại như một khẳng định về sự kiện đoàn tụ đã thật sự xảy ra. Và, cũng để nói lên ý nghĩa Mẹ đã tham gia trọn vẹn vào nhiệm tích sống lại của Chúa (x sđd, số 149).
Một lần nữa, trong khi Hội thánh không có văn bản công khai nói rõ về cuộc gặp gỡ giữa Đức Mẹ và Chúa Giê-su sau ngày sống lại, nhưng Đức Giáo Hoàng vẫn quả quyết trong buổi triều ấy nói trên, rằng: đó là khả năng ít nhất cũng đã xảy ra. Đức Giáo Hoàng nói thêm:
“Vốn đã dừng chân đứng lại trên đồi Calvariô vào Thứ Sáu Tuần Thánh (x Yn 19: 25) và có mặt ở lầu trên nơi cộng đoàn tiên khởi trú ngụ, vào ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (x Cv 1: 14), có thể là Đức Trinh Nữ Maria là nhân chứng đặc biệt được ưu đãi chứng kiến việc Đức Kitô Phục sinh quang vinh. Như thế, đã hoàn thành công việc Mẹ tham gia vào các khoảnh khắc thiết yếu của mầu nhiệm Vượt Qua.”
Trở lại thắc mắc nêu trên, cũng nên có nhận xét, rằng: tuy lời lẽ của Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị ngày hôm ấy không mang tính “vô ngộ”, bắt mọi người phải tin như là sự thật; nhưng, vài năm tới đây, nếu ngài được phong thánh, thì các quyết đoán của thánh nhân Gio-an Phaolô Đệ Nhị cũng sẽ được coi như xác chứng cho vấn nạn đặt ra.
Vả lại, cứ sự thường, có người mẹ nào lại làm ngơ trước sự kiện to lớn liên quan đến Con của mình, như thế được. Chí ít, đó lại là sự kiện có một không hai trong lịch sử Đạo Chúa. Lịch sử của Ơn Cứu Độ, nhưng không. Cuối cùng ra, vấn đề quan trọng đáng hỏi, không phải là: Chúa có hiện ra với Đức Mẹ, hay không? Mà, là: nhận thông điệp Chúa ủy thác, các phụ nữ được Chúa hiện ra, có thực thi lệnh truyền “Đi đi mà kể lại…” hay không?
Ở đây nữa, hỏi tức là đã trả lời rồi.
Và, câu trả lời đã sáng như ban ngày. Nhất thứ, lại có ánh sáng Phục sinh của Chúa phụ vào, thì: Ôi! Tuyệt vời, việc Chúa làm!
Trần Ngọc Mười Hai
chỉ dám chuyển tải câu trả lời
cho một vấn nạn, thôi.
No comments:
Post a Comment