(Gl 844, #2)
Cũng là chuyện kể. Có khi chỉ là chuyện phiếm. Phiếm về chuyện Đạo. Phiếm chuyện đời thường. Có lúc, là chuyện chẳng đâu vào đâu. Rất tầm phào. Chẳng đụng chạm đến ai. Hoặc, liên can đến rất nhiều người. Nhưng, chẳng làm phiền ai hết. Loại chuyện nghe qua rồi bỏ. Chuyện nghe rồi, nhưng muốn người khác cũng được nghe. Dù chỉ trong chốc lát. Như chuyện lào xào ở dưới:
*Chuyện thứ nhất, ở mục rao vặt, trên báo. Tức, rêu rao những chuyện … lặt vặt, như:
“
*Chuyện thứ hai gặp thấy ở mục “Tìm bạn bốn phương”
“Tôi là thanh niên mới chỉ 26 tuổi. Độc thân vui tính, rất khoẻ mạnh. Không rượu chè, cờ bạc hoặc chích choác. Rất yêu mầu tím hoa sim. Tôn thờ sự thủy chung. Tính tình hơi lãng mạn. Có khả năng chăm sóc bản thân và bạn đồng hành. Ăn ngủ đúng giờ đúng giấc. Sống có kỷ luật. Không lang thang trên mạng. Chẳng thích vào phòng “chít chát”, hoặc chơi “game” trực tuyến. Vẫn sống theo sát thời khoá biểu hàng tuần, được 2 năm. Sẽ còn tiếp tục làm như thế đến hết cuộc đời. Thích quen biết các cô gái dịu dàng. Xinh đẹp. Nhất là người có lòng vị tha.. Ai yêu mến, xin thư về: Nguyễn Chinh Chiến, khu chung thân, trại A30 Sông Cầu, Bình Định.”
*Và, những chuyện kế tiếp thấy dài dài trên các báo đời và “báo hại”, ở mọi nơi.
Về chuyện được kể trên báo, có chuyện dài hay ngắn, hay hoặc dở, cũng tùy báo. Và, tùy thời. Có chuyện xảy ra nghe cứ như là sự thật. Có chuyện nghe kể, lại như chỉ để kể. Kể cho sướng miệng. Nghe cho vui tai, thế thôi. Như các chuyện vặt ở trên, là một trong các loại hình như thế. Có chuyện nghe qua một lần, vẫn không thể bỏ. Nhất thứ, đó lại là chuyện nhà Đạo. Hoặc, trong Kinh sách, rất Đạo.
Chuyện kể hôm nay, có liên quan đôi chút đến việc “hòa đồng tôn giáo” trên thực tế, hay còn gọi là “Đại Kết”. Tức, trong cuộc sống đời thường, ta vẫn có dịp tiếp xúc với người ngoài Đạo, khác đạo. Thậm chí , có người còn tham gia một vài sinh họat thờ phượng hoặc hiến tế của đạo khác. Và, khi tham gia như thế, có người tự mình thấy nảy sinh một vài thắc mắc, vấn đề mà bản thân không thấy dễ giải quyết.
Mới đây, một bạn trẻ ở
“Là người Công giáo, có tham dự Thánh lễ tại nhà thờ thuộc đạo Chính thống, như đi dự nghi thức rửa tội, hoặc thủ tục cưới hỏi của bạn bè chẳng hạn, đến phần hiệp thông, họ có được rước Mình thánh hay không? Và, nếu đã đi lễ ở nhà thờ đạo Chính thống rồi, có được coi như đã chu toàn việc lễ lạy của Giáo hội mình, không? Hoặc ngược lại, nếu như Giáng Sinh 24/12 này, các tín hữu đạo Chính Thống tiện ghé nhà thờ Công giáo xem lễ họ lên rước bánh thánh Đạo mình, như thế có phạm tệ gì không?
Lại một lần nữa, Lm John Flader đã trả lời một cách rất “qui - mô - phạm” như sau:
“Trước nhất, xin được bắt đầu bằng một chút thông tin về quá trình lịch sử, như sau:
Giáo hội Chính Thống –ở Hy Lạp, Nga Sô, Lỗ-Má-Ni, vv- là các giáo hội đã tách rời Hội thánh Công giáo vào các thời điểm khác nhau. Đa số là vào năm 1054, nhưng giáo hội bạn vẫn có truyền thống duy trì chức thánh rất hiệu lực của các vị linh mục, bên đó. Chính vì thế, mà các bí tích như Truyền Chức thánh, Thêm Sức, Thánh Thể, vv vẫn được Giáo hội Công Giáo công nhận là có hiệu lực.
Tuy thế, điều này không có nghĩa là: người Công Giáo chúng ta có thể lĩnh nhận các phép bí tích từ Giáo hội Chính Thống, bất cứ lúc nào mình muốn, đâu. Bởi lẽ, giáo hội Chính thống không hiệp thông với Đức Thánh Cha và vì những người anh em bên ấy có nền thần học hơi khác với ta, về một số vấn đề. Vì vậy, mình cũng không nên có thói quen thường xuyên dự thánh lễ của Giáo hội họ. Đằng khác, tham dự như thế cũng không phải là đã chu toàn bổn phận ngày Chúa nhật. Bổn phận của mình, là tham dự thánh lễ theo nghi thức Công giáo, mới đúng.
Lại nữa, cũng tựa như trường hợp của một số giáo phái và tôn giáo, trong đó kể cả anh em Tin Lành, Do Thái, Hồi giáo, vv .. cũng chẳng có lý do để nói tại sao người Công Giáo mình lại không thể đôi lúc đến dự các nghi thức như: đám cưới, ma chay, rửa tội, vv.
Về vấn đề rước Mình Thánh ở nhà thờ Chính Thống, Giáo luật của ta có dạy rằng:
“Mỗi khi thấy thật sự cần thiết hoặc lòng trí thông minh cho biết làm như thế là có lợi về phần hồn, và nhất là không có gì nguy hiểm về sai lạc hoặc bị chủ nghĩa dửng dưng làm lung lạc đức tin, thì tín hữu Đức Kitô nào không có khả năng về thể lý hoặc luân lý để đến với thừa tác viên của đạo Công giáo được, thì theo luật cũng có thể lĩnh nhận các bí tích hòa giải, Thánh thể và sức dầu kẻ liệt từ các thừa tác viên nào không là người Công giáo và tại các giáo hội nào mà các phép Bí tích ấy có hiệu lực, cũng được.”
(Giáo luật số 844, câu 2).
Bổ túc thêm cho vấn đề này, huấn thị ban hành năm 1993 của tòa thánh Vatican về Đại Kết, còn nói rõ:
“Do bởi, có sự khác biệt về hành đạo giữa Công giáo với các người anh em Kitô hữu Đông Phương về việc thường xuyên rước Mình Thánh Chúa, xưng tội trước khi Rước lễ và chay tịnh để dự tiệc Thánh thể, cần phải thận trọng mà tránh những tai tiếng và nghi ngờ giữa các anh em Kitô-hữu Đông Phương xuyên qua việc người Công giáo không theo truyền thống Phương Đông. Anh chị em nào là Công giáo mà muốn có sự thông truyền đúng phép Đạo với các Kitô hữu ở Đông Phương, đều phải tuân theo kỷ luật của Phương Đông càng sát càng tốt. Mọi người phải cố gắng tự kềm chế việc thông truyền nào mà giáo hội hạn chế nhận lĩnh bí tích Hiệp thông Rước Chúa đặt ra cho thành viên của mình, ngoại trừ một số người khác.” (Gl số 124)
Còn về chuyện anh em bên Chính thống giáo muốn rước lễ theo nghi thức Công giáo thì điều kiện lại ít bị hạn chế hơn. Giáo luật số 844, câu 3 nói thêm:
Các thừa tác viên người Công giáo theo luật có thể trao các phép bí tích đền tội, Thánh thể và xức dầu thánh kẻ liệt cho thành viên của Giáo hội Đông Phương, không trọn vẹn như với Hội thánh Công giáo, nếu họ tự bộc phát yêu cầu các vị này và nếu các người này ở trong tình trạng sẵn sàng“. “Trong tình trạng sẵn sàng”, đặc biệt có nghĩa là các vị ấy phải ở trong tình trạng được ơn đặc sủng.
Chẳng hạn, người Công giáo nào có người phối ngẫu theo đạo Chính Thống mà đến dự thánh lễ tại nhà thờ Công giáo, người này vẫn được phép rước Mình Thánh như thường. Huấn thị năm 1993 của tòa thánh về Đại Kết có đưa ra một ghi chú cảnh giác nói rõ: cần thẩm định cho thích đáng khi thi hành luật của giáo hội Đông Phương đối với tín hữu của họ; và, cũng nên cẩn thận để tránh mọi đề nghị qui y nhập giáo đạo.” (s. 125)
Trong hành trình “ấy là kể chuyện”, có nhiều chuyện kể nghe qua tưởng cũng đơn giản như kể chuyện. Nhưng, có những chuyện mới nghe tưởng chừng như dễ có thái độ “nghe qua rồi bỏ”; nhưng khi nhập rồi, mới thấy không phải chuyện dễ.
Cuối cùng ở đời thường, tham gia nhập cuộc bất cứ chuyện kể nào cũng thế, không phải bao giờ cũng có thể “nghe qua rồi bỏ”, cách đơn giản. Nhưng, là: nghe rồi vẫn muốn nhập cuộc, để được kể. Và, khi kể vẫn có người muốn nghe. Vì có người nghe nên vẫn muốn kể. Vẫn muốn nhập cuộc. Nhập cuộc nào, rồi cũng thế. Vẫn, “ấy là kể chuyện”.
Trần Ngọc Mười Hai
nhiều lúc muốn thôi không kể nữa,
No comments:
Post a Comment