(Mt 28: 19)
“Vậy các ngươi hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân,
Thanh tẩy họ nhân danh Cha và Con và Thánh thần”
Phải nói ngay, rằng: văn chương ngôn ngữ người mình, thật tuyệt vời. Này nhé, rõ ràng “đi ra” khác với “đi vào” là thế; mà sao áp dụng vào cuộc đời, mọi người đều hiểu hai động từ ấy, giống như nhau. Theo nghĩa cuộc đời trần tục, “ra” hay “vào” đều nói lên cùng một ý nghĩa. Là những ý và nghĩa của một hành trình. Hành trình sống. Suốt đời người.
Để minh xác điều này, bạn và ta thử nghe đây lời ca, mọi người thường hát:
“Đêm đông,
lạnh lẽo Chúa sinh ra đời.”
(Hùng Lân – Đêm đông)
Hoặc:
“Ngày ấy,
Chúa cất tiếng gọi khắp nơi.
Ngày ấy đến với Chúa
đi vào đời…
(Thành Tâm–Sĩ Tín _ Vào đời)
Đồng ý, “ra” hay “vào”, tuy có khác trong diễn tả, nhưng đều mang ý nghĩa của một thái độ. Một nhân sinh quan, cùng sống với người. Cùng ở lại với đời. Và, với Đạo làm người. Ở đời. Như một hành trình. Lành thánh. Hành trình lành thánh của Đạo vào đời, vẫn là đề tài luận phiếm. Rất đời thường. Nhưng mang tính chất, rất Đạo.
Đạo vào đời, là chuyện mà ai ai cũng có thể bàn luận, nói đến mà bần đạo gọi là phiếm. Phiếm khắp nơi. Phiếm mọi thời. Phiếm là phiếm như thế đấy. Nhưng cứ nhìn vào thực tế hôm nay, hẳn người người đều thấy tuổi trẻ ngày nay ít phiếm hơn tuổi gần kề bụi đất. Tuổi lập cập đi về với Cha. Với Chúa. Phiếm về Đạo đời là những chuyện sống đạo đời thường ở huyện.
Nhất thứ, là khi hăng say luận phiếm, ta vẫn thường nhận được giòng chảy điện thư “i-meo” đại loại như sau:
“Bọn tớ vừa đi Bà Quẹo tiễn chân một đồng nghiệp, mới 57 tuổi đã ra đi về chốn vĩnh hằng. Thấy bạn đi, mình lại nghĩ nhiều về cuộc đời của chính mình. Về miền vĩnh cửu. Về ý nghĩa cuộc đời. Đời này và đời sau… Mình có đứa em thỉnh thoảng gửi sách về sự sống, sự chết ..cho mình đọc. Lâu lâu, anh em hai đứa còn điện thọai cho nhau bàn chuyện đời. Chuyện về lòng tin. Tin về sự hiệp thông, trong đạo. Có dịp, mình sẽ có thư dài về chuyện này.”
Nghe chuyện trên, bạn và ta chắc không khỏi nghĩ đến thân phận mình, mỏng dòn nên nhiều lúc cũng hết muốn phiếm. Nhưng có lúc lại càng cảm thấy nên Phiếm thật nhiều, Phiếm hết mình. Cho hết ý. Phiếm với tư cách người đang suy tư nhiều về Đạo. Đem Đạo vào đời khi mà ta còn chưa đi xa khỏi cuộc đời. Phiếm với tư cách người đang suy tư nhiều về Đạo. Phiếm về những người đang rời bỏ cuộc đời thường để vào sâu trong Đạo. Như nhóm đạo hữu Đức Kitô được gọi là The Mormons. Những người luôn sẵn sàng trong tư thế phiếm Đạo với người đời.
Trên đường phố, nơi chỗ đông người ta thường thấy họ đi từng cặp hai người, cùng phái tính. Đi để gặp gỡ hết người này đến người kia giữa thanh thiên bạch nhật. Họ kêu gọi mọi người hãy dừng chân đứng lại, để họ có đôi lời trò chuyện và nói về Tin Mừng. Đó là những người theo giáo phái Mormon, mà có lẽ ít người biết rõ chủ đích của họ.
Còn nhớ, đã có lần, để giải đáp những thắc mắc có liên quan đến những người thuộc giáo phái Mormon, đấng bậc vị vọng ở Úc là Lm Brian Lucas, đã có những giòng chảy về sử liệu của người thuộc giáo phái Mormon, như sau:
“Những người Mormons, trước kia gọi là Giáo Hội Vào Những Ngày Cuối, đã lập thành giáo phái cho riêng mình vào năm 1830 tại Fayette, bang
Theo nhãn giới của Joseph Smith, chỉ những người được ơn đặc biệt mới được mặc khải là người da đỏ ở Bắc Mỹ, chính là hậu duệ của người Do Thái xưa, từng đặt chân đến Bắc Mỹ, ngang qua eo biển Bering. Các vị chân truyền của giáo phái, cho rằng: sau ngày thăng thiên về Trời, Đức Kitô đã hiện đến với vị sáng lập ra giáo phái căn dặn ông phải thiết lập nên Hội thánh riêng của Ngài, ở vùng Tân Thế Giới.
Năm 1844, sau khi Joseph Smith bị mưu sát, một trong những người theo chân ông, là Brigham Young đứng ra nhận lãnh trách nhiệm làm thủ lĩnh giáo phái này. Vị thủ lãnh lúc ấy đưa các thành viên trong giáo hội về sống tại thung lũng Salt Lake, nay là bang
Bản thân thủ lãnh Young có đến 27 người vợ và 56 người con. Nhưng đến năm 1890, giáo hội bài bác tập tục này, thể theo đòi hỏi của Quốc hội liên quan đến đề nghị biến
Giáo phái Mormon tin rằng, Đức Giê-su là người anh cả trong gia đình nhân loại biến thể trong tiến trình
Theo tầm nhìn của Giáo hội Công giáo, thì Giáo hội Đức Kitô của Các Thánh Vào Ngày Sau Hết không được thừa nhận như Kitô giáo “chính thuần”. Dù ta cần quan niệm có sự quan tâm và tôn kính cách đặc biệt những ai duy trì niềm tin có xác tín, trên bình diện tín lý, thì cách biệt giữa người phái Mormons và Công giáo chính tông quả thật lớn lao. Thật khó có cơ hội để đối thoại. Trên bình diện xã hội và luân lý vẫn có nhiều hy vọng cho một hợp tác hữu ích.
Nói cho cùng, xét về tín lý và luân lý/đạo đức học thực tế, thì như thế. Nhưng xét khía cạnh hăng say truyền đạo, hoặc phiếm Đạo dài dài không biết mệt, đôi lúc phải công nhận rằng các người anh em ngoài luồng ấy, chịu luận phiếm không thua ai. Phiếm rất dài. Và rất nhuyễn. Chẳng cần biết người đối-diện có cùng một “băng tần” với mình hay không.
Bà con nào ở Úc, từng kinh nghiệm tiếp xúc các chàng trai tuổi chừng mười chín, đôi mươi phiếm rất “cừ”. Và, một khi họ chịu phiếm Đạo với bạn, hãy nắm chắc là bạn sẽ chào thua. Đề tài, dù là Cựu Ước hay Tân Ước, bạn cũng ngả nón mà chào thua. Thậm chí, muốn rút dù đánh tháo, cũng đành phải thú thật với họ là: bọn tôi thuộc sắc tộc tối ngày chỉ “Khi-li-khi-tô” ăn nhậu; và, món nhậu toàn là tiết canh vịt, cháo huyết, vv … thì lúc ấy bạn mới được “cảm tạ” ơn Chúa, hẹn ngày khác sẽ gặp lại.
Xem như thế, thì có:
“Đi vào miền băng giá
Đi hoài và đi mãi
Giắc reo tiếng cười vui…”
(Thành Tâm/ Sĩ Tín – Vào đời)
thì vẫn là chuyện nên làm. Nên, là bởi Đức Chúa đâu cần mình “đi ra” hay “đi vào” miền nào, mà chỉ muốn con dân của Ngài, cứ “đi hoài và đi mãi”. Đi vào chốn chợ đời. Ở đó, vẫn còn nhiều kẻ nghèo hèn, tất bạt ngay ở chốn thị thành chen lẫn giữa Đạo và đời.
Và như thế, “vào đời’ là “vào” để mà tì, hiểu, bàn luận và phiếm. Phiếm về chuyện Đạo. Hoặc, những chuyện đời. Cả Đạo vào đời. Phiềm hoài, phiếm mãi. Phiếm cho đến lúc không còn hơi để Đạo thấm vào đời và ta được gần gũi và sống Đạo trong đời thường ở huyện.
Trần Ngọc Mười Hai
Có những lúc rất muốn phiếm
cho dù không còn nhiều sức như xưa.
No comments:
Post a Comment