(1Cor
“Cho tới ngày Chúa đến,
mỗi lần ăn bánh và uống chén này
là anh chị em loan truyền
Chúa đã chịu chết.”
(1Cor 11: 23-26)
Rõ ràng lời khẳng định trên đây là của vị thánh rường cột về tín lý thần học của Giáo hội, thánh Phalô Tông đồ. Là rường cột, nhưng thánh nhân trước đó đã là một Pharisêu, thứ dữ. May mà, thánh nhân đã “chiêu hồi” nhà Đạo, rất kịp thời. Chứ không thì, cũng khó cho các vị giảng thuyết, xưa nay. Khó, vì sẽ có và có thể có nhiều sự kiện xảy ra trong giáo lý, phụng vụ Hội thánh (?). Nhưng dù gì đi nữa, đã từ lâu mỗi lần đọc trích đoạn các thư của vị thánh rất tông đồ này, dân con nhà Đạo vẫn có thói quen hay và đúng khi tuyên bố, rằng các đoạn thư mình vừa được nghe qua đều thấy rất ư …“rờn rợn”, như: Đó là Lời Chúa!.
Vâng. Các đọan văn hoặc thư được trích dẫn từ Tân Ước hay Cựu Ước đều được Hội thánh coi là “Lời Chúa”, hết. Điều này, chắc chẳng có ai “bận lòng tướng quân” để mà thắc mắc? Những thắc mắc, đại để như: trình thuật Tân Ước, thì không có gì phải bận tâm, chứ nhiều cốt truyện được kể trong Cựu Ước có gốc gác từ một số truyện dân gian Do Thái hoặc của các nước Cận Đông thời xa xưa, được “các Đấng” đưa vào thánh kinh. Thế mà, vẫn được Hội thánh gọi là Lời Chúa. Thôi thì, bần đạo chỉ biết tin như “tin (rất) kính) và làm công việc “loan truyền Chúa đã chịu chết”. Thế thôi.
Chuyện phiếm hôm nay, bần đạo chẳng dám lạm bàn về tính thực/hư hoặc xác thực hay không của nhiều cốt truyện trong bản văn Kinh thánh, đâu. Bởi, cách đây vài chục năm có lẻ, bần đạo từng mài đũng quần nhà trường, được cố giáo sư kinh thánh Lm Nguyễn Thế Thuấn dạy cho biết, là phải hiểu như thế. Nay, chỉ: xin vâng! Và “Cho con biết lắng nghe Lời Ngài dạy con trong …tăm tối.”
Đúng thế. Vốn, đã nhiều năm hụp lặn “trong tăm tối”, nên hôm nay bần đạo mới xuất đầu lộ diện nêu thử vài thắc mắc đã được một số “đấng bậc” vị vọng đề cập đến khá lâu, về phụng vụ. Để may ra, cũng có được chút ánh sáng chiếu rọi nơi tối tăm mù mịt mà nghe “lời ngài dạy” để tỏ con ngươi nhà Đức Chúa Lời, cho nó bõ.
Thế nên, dưới đây chỉ là những thắc mắc rất không thứ tự của một số kha khá nhiều người từng thổ lộ với bần đạo về thói quen trong cử hành nghi thức phụng vụ trong Đạo, mà ta thường tự nhủ:
“mỗi lần ăn bánh và uống chén này, là anh chị em loan truyền Lời Chúa”.
Vậy thì, chả dám dông dài mà làm gì, xin đi thẳng vào vấn đề. Cho được việc.
Số là: từ hồi còn khá trẻ -thứ trẻ người nhưng không non dạ- bần đạo được vinh hạnh tham dự một số buổi chia sẻ Lời Chúa, bẻ bánh tại gia theo kiểu hơi khác sinh họat thường thấy trong nhà Đạo. Mà, lúc ấy có vị gọi là “nghi tiết phụng vụ theo kiểu giáo hội Hà Lan hay Hoa kỳ, gì đó. Tựu trung, cách bẻ bánh Lời Chúa kiểu này cũng đã mở ngỏ cửa giáo hội địa phương để có được nguồn gió mới rất tinh mơ, về một hình thái phụng vụ rất thích hợp với phong tục tập quán của dân tộc.
Lúc ấy, dường như ơn thánh dư đầy hay sao mà giáo hội sở tại đã có kiểu phụng tự độc đáo, như thế. Ngay lúc bấy giờ, có bạn đã tự hỏi: sao giáo hội không có những buổi hợp lòng bẻ bánh Lời Chúa theo hình thức thế nào đó phù hợp với giáo hội phương Đông, hơn nhỉ?
Nói cách khác, bạn mình tự hỏi: tại sao ta không có những buổi dâng lễ hoặc tế hiến theo nghi thức “ăn Mình và uống Máu Chúa” một cách thích hợp với bối cảnh và phong tục tập quán của Á Đông, người Việt? Làm như thế, chắc sẽ hấp dẫn nhiều người trẻ đến nhà thờ, là điều chắc. Ít lâu sau, không thấy nhiều buổi như thế nữa. Có lẽ thiên hạ sợ rằng cử hành nhiều buổi như thế quá sẽ hóa loạn. Rồi ra, Giáo hội “trung ương” cũng ra lệnh “dứt phép thông công”, thôi. Thành thử, bạn bè cũng như bần đạo đã phải “thun vòi”, chỉ lẳng lặng lòng hỏi lòng. Tự mình trả lời cho mình, mà thôi.
Bẵng đi một dạo, tại xứ sở quê hương của người, bần đạo gặp được một đấng “vị vọng” -đúng hơn, phải nói là một nhóm Đạo hữu hay tín hữu Đạo Chúa- có cùng một thắc mắc tương tự. Bèn thấy lòng mình nhẹ hẳn đi. Vị ấy, là nữ tu người Úc rất vị vọng, sơ Carmel Pilcher, đã đại diện cho Giáo hội Úc đi phó hội ở Đài Bắc. Một hội thảo theo chuyên đề, xem cách thức người người phụng thờ
Về đến nhà, sơ Carmel Pilcher đề nghị với Tổng giáo phận: ta nên đưa vào nghi thức phụng vụ Giáo hội, một số truyền thống sinh hoạt có tính cách văn hóa, đầy bản sắc dân tộc. Cụ thể hơn, sơ Pilcher có các đề nghị như sau:
-Hãy chia sẻ phần âm nhạc và phong tục của mỗi nước và đưa vào phụng vụ chung.
-Như vào ngày Lễ Tro, ta nên dùng dầu dừa và nước cốt dừa để uống và xức dầu thay cho dầu thánh đang dùng. Vì ở Phương Đông, người ta dùng dầu dừa để chữa bệnh và tẩy uế các tì ố.
-Mầu đỏ, là mầu mang nhiều ý nghĩa với người Châu Á. Thành thử, ta nên đưa nhiều mầu đỏ vào trong khuôn viên nhà thờ hơn.
-Chắp tay, cúi đầu là cử chỉ cung kính của người nhiều nước tại Châu Á. Ngay như ngày Tết Âm Lịch, một lễ hội rất long trọng của người Á Đông, có nhiều nghi thức phong phú và đầy ý nghĩa truyền thống. Nên, Giáo hội hãy cho phép các nước này được sử dụng lịch phụng vụ dọc theo Âm Lịch, cho đỡ phiền toái, lẫn lộn.
-Trong khi ở Úc, ta thường có thói quen san sẻ thức uống, thì ở các nước Á Châu, người ta mời nhau, chia nhau thực phẩm. Chuyện này, ta có thể thực hiện tại các nước có tập quán tương tự, như: sau thánh lễ, lúc gặp gỡ ngoài nguyện đường, thay vì mời nhau tách cà phê hay trà nóng, ta nên mời nhau một chút gì nhè nhẹ, như: chè, cháo … chẳng hạn. Vân vân và vân vân…
Đề nghị gì đi nữa, vấn đề nằm ở chỗ: được Công Đồng Vatican II soi sáng mở rộng cửa như nguyên tắc hướng dẫn hành động, ta có thể bắt đầu nghiên cứu xem có thể đưa một vài hình thức cụ thể nào đó từ tập quán của người Châu Á đem vào thay cho phương cách phụng vụ có tính cứng ngắc, cổ xưa, vẫn quen sử dụng, lâu nay.
Chẳng hạn như, cho phép các giáo hội địa phương được trở lại với hình thức mà hồi đó có vị gọi là “thánh lễ nhập thể”, do cố linh mục Hoàng Sĩ Quý áp dụng tại nhà nguyện Đắc Lộ (đường Yên Đổ) vào đầu thập niên 70, ở Sàigòn.
Đi từ nguyên tắc cởi mở của Công Đồng Vatican II, ta cứ dọ dẫm thử một vài hình thái phụng vụ khác xưa, như sơ Carmel Pilcher đề nghị. Ví dụ: y phục cho vị chủ tế mặc khi cử hành thánh lễ, cử chỉ bái phục, nhất là thay vì dùng bánh bằng lúa miến, ta thay vào bằng thứ bánh gì đó cũng mang vẻ tôn kính, cũng trịnh trọng như bột lúa, miễn sao không phản lại tinh thần của phụng vụ “Lễ Tiệc Ly”, là được.
Mới đây, trong chuyến thăm tham dự nghi thức phụng vụ tại một làng của người sắc tộc Jarai ở Pleichuet, Pleiku Việt Nam, sứ thần Tòa Thánh Pietro Parolin có nói về Giáo hội Việt Nam đương đại như sau:
“Tôi vẫn còn thấy trước mắt và trong lòng mình hình ảnh các cộng đoàn phụng vụ ở Qui Nhơn, Pleichuet, Hà Nội, vv.. hình ảnh các tín hữu này, mà nhiều người thuộc dân tộc thiểu số, tràn ngập nhà thờ Kontum vào ngày
*
Thật ra, không thấy Đức Ông Parolin có nói về truyền thống của người sắc tộc trong phụng vụ thánh lễ hôm ấy, hay không. Nhưng theo chỗ bần đạo đoán biết, thì: người có trọng trách hướng dẫn chăn dắt cộng đoàn kẻ tin Pleichuet, là Lm Trần Sĩ Tín, CssR, cũng đã từng chú ý rất nhiều đến hình thái “sắc tộc” khi cử hành hoặc tổ chức các nghi thức phụng vụ cho người sắc tộc, trên Tây nguyên Việt Nam.
Lời cuối của bần đạo khi suy nghĩ và nghe tin về các sinh họat phụng vụ rất “bản sắc”, là: một ngày nào đó, thế nào ta cũng có thay đổi về phụng vụ tại các châu lục địa mới phát triển và còn triển khai nhiều hơn nữa, về mặt phụng tự. Khi ấy, ai cũng sẽ phấn khởi để nhớ và đọc “Lời Chúa” qua thư thánh tông đồ Phaolô gửi giáo đoàn Cô-Rin-thô trích dẫn ở trên: Anh chị em đang loan truyền Chúa chịu chết.”
Chúa đã chết. Chết thực sự ở đất nước Do Thái, cách đây hai ngàn năm có lẻ. Nhưng chắc là, Chúa đang chết với ‘bản sắc’ phụng vụ của ta, ở nhiều nơi.
Trần Ngọc Mười Hai
vẫn thắc mắc
và bận lòng
về hình thái phụng vụ
hôm nay
No comments:
Post a Comment