( Tv 29, 2 )
Ấy là chuyện kể. Nhưng chuyện kể ở đây, lại là chuyện của bé em. Và, bé lại muốn kể với Chúa. Hệt như với bố mẹ và người thân, chuyện kể hôm nay, vỏn vẹn chỉ vài hàng, như sau:
Buổi học hôm ấy, cô giáo muốn tập cho các em học sinh của cô biết viết thư ngắn, gửi về cho Đức Chúa. Viết thư cho người thường đã thấy khó. Viết cho Chúa, lại càng khó hơn. Thế nhưng, với các em học sinh lớp 3 ở đây, chẳng có gì là khó cả. Nên, đối với bé Kim, em cứ cầm bút lên là có thể đặt bút viết ngay một bức thư nhỏ, gửi cho Đức Chúa, như sau: “Hỡi Đức Chúa của con ơi, nếu Chúa chịu mở mắt mà xem mọi người ăn mặc đến mà ghê rợn như thế nào, mỗi lần đi Nhà Thờ, thì Chúa Nhật này Chúa nhớ mà xem con đây mặc áo gì ? đi đôi giày mầu gì? Có đẹp không nhé! “
Ký tên: Bé Kim của Chúa.
Và, cô giáo mở thư ra đọc, chẳng biết viết gì trả lời em, thay cho Chúa. Vì, cô hết ý!
Vâng. Hết ý! Hay còn gọi, là: “Hết biết!” vẫn là những tình tự rất “hết ý kiến” của nhiều người ở huyện. Không riêng gì, một cô giáo trường làng. Nhất thứ, đó lại là ý kiến về cách ăn và cách mặc, ở Nhà Thờ. Bấy lâu nay.
Vừa qua, có độc giả nọ cũng viết thư cho tuần báo The Catholic Weekly số 16.9.2007 hỏi ý kiến về “chuyện ăn mặc”, rất ngắn gọn như sau:
“Tuần vừa qua, đi Nhà Thờ nọ ở Sydney, tôi thấy có thông cáo dán ngay trước cửa ra vào. Thông cáo chỉ vỏn vẹn có mỗi lời căn dặn rất tức cười. Không hiểu sao các vị toàn nói chuyện, nào là “vào Nhà Chúa” phải ăn mặc cho đàng hoàng, tề chỉnh. Nào là, ăn nói cho nghiêm túc, nghe được một chút v.v... Thắc mắc của tôi hôm nay, là: tại sao cách phục sức khi đi Nhà Thờ không trở thành một quy định thống nhất cho mọi Nhà Thờ Công Giáo, ở các nơi? Mà, có mỗi Nhà Thờ nhỏ này là có chỉ đạo, thôi? Ai có quyền quyết định những chuyện như thế? Khi nào và nhân danh ai, ta có chấp nhận cho phép những người đi Nhà Thờ được ăn vận như những “tên hề trên sân khấu”, mà vào Nhà Chúa? Xin cho biết ý kiến. Rất biết ơn.
Đã có lời hỏi, mà lại hỏi công khai có giấy có bút trên báo, thì đương nhiên là phải có câu trả lời, rất phải. Từ các đấng bậc rất đàng hoàng, nghiêm túc như sau:
“Dĩ nhiên không phải là mọi người đều đồng ý cho rằng những ai đi Nhà Thờ ăn mặc như miêu tả trong thư giống... “tên hề trên sân khấu”, lại đựợc phép bước vào bên trong Nhà Thờ, dự lễ. Những năm trước, có khá nhiều người đến tỏ bày với tôi, cũng có thái độ như thế. Đôi lúc còn giận dữ hơn. Giận nhất, là về sự giảm sút tiêu chuẩn đặt ra cho việc ăn mặc phục sức khi đi Nhà Thờ, ở xứ này.
“Xin được nói ngay ở đây, rằng: Tôi rất mừng là, ít ra, cũng đã có một Nhà Thờ dám đăng bố cáo nhắc nhở Giáo Dân rằng: Nhà Thờ, đích thực là Nhà của Chúa. Vì thế, mọi người hãy nên ăn vận cho tể chỉnh mỗi khi vào nơi đáng kính như thế.
“Ví thử, ta đến một nơi nào có tổ chức tiếp tân, do cơ quan chính phủ khoản đãi, hay ở nhà tư một đại gia nào đó, ắt ta cũng thận trọng, mà ăn vận cho phải phép ? Có thế, mới hy vọng được ban lễ tân cho người ra đón, mời ta vào dự phần? Ở đây nữa, Nhà Thờ càng đúng là Nhà của Chúa hơn. Bởi, ở nơi đây, chính Chúa đang chờ ta ghé viếng. Ngài đợi ta từ Nhà Tạm, ở bên trong.
Ai có dịp ghé Đền Thánh Phê-rô, ở Rô-ma, sẽ thấy: ở đó có quy định rất ngặt trong vấn đề ăn mặc. Không tuân theo quy định của ban tổ chức, chắc chắn du khách không thể nào lọt vào bên trong thánh đường, được. Quy định ở đó, không cho phép ta được mặc quần cụt. Không mặc váy ngắn quá đầu gối. Không để vai trần. Nhất nhất, đều phải ăn mặc sao cho nghiêm trang tề chỉnh, mới mong được vào bên trong. Việc này cũng phù hợp với nhà của Vương Quốc Nước Trời, dành cho mọi Ki-tô hữu. Và, bất cứ Nhà Thờ nào trên thế giới cũng đều được coi trọng như Nhà của Chúa, chẳng cứ gì Đến Thánh Phê-rô, ở Rô-ma.
Ngay như tại các câu lạc bộ địa phương, cũng quy định về cách phục sức, rất nghiêm nhặt. Trên trang mạng nọ, thấy có chỉ dẫn khách hàng đến tụ điểm khiêu vũ ở Sydney, cũng được cảnh báo, là: “Một số câu lạc bộ có đề ra quy định ăn mặc khi đến đây tham dự. Ở một số nơi, còn cấm cả chuyện mặc quần Jean áo thun (bất kể được tạo mẫu theo kiểu nào đi nữa). Xin bà con ăn mặc cho đúng phép, để khỏi bị từ chối không cho vào”. Vào vũ trường, mà còn như thế huống hồ vào đền Chúa ngự.
Có thể, có người sẽ bảo rằng: Chúa đâu có khó như vậy. Ngài đâu bắt buộc người đi Nhà Thờ phải ăn mặc như thế nào, đâu! Chúa chỉ quan tâm đến tấm lòng, mà thôi. Bản thân tôi, chẳng có gì để phản đối quan niệm này. Thế nhưng, thường ta tỏ bày những gì mình đang có trong lòng ta ra bên ngoài, bằng cách ăn cách mặc, chứ ? Ngay như các đôi tình nhân, hẹn hò nhau vào buổi đầu, há người con trai lại không chứng tỏ là mình chú ý đến người đẹp bằng cách ăn mặc sao cho ra hồn, ư? Nếu chẳng may, anh lại ăn mặc bê bối, hẳn là người con gái kia sẽ nghĩ là anh chẳng để ý gì đến cô, hoặc chẳng đánh giá cao cô ta, được mấy tí. Và có thể là lần hẹn ấy sẽ là lần cuối, cũng không chừng.
Cả khi đến nhà bạn bè dự tiệc sinh nhật, hoặc ra ngoài dự yến tiệc, ta vẫn chẳng lo ăn vận sao cho thích hợp với không khí của buổi ấy là gì? Ăn mặc cho thích hợp, tức là ta tỏ bày sự kính trọng, quan tâm đối với bạn bè mình ghé thăm. Áo quần và cách phục sức vẫn là phương cách thích đáng để nói lên sự tôn trọng ta có đối với người khác. Và, cũng nói lên là mình biết tự trọng, nữa.
Nếu cần phải ăn mặc chỉnh tề khi bước vào Nhà Chúa, ta cũng phải làm thế khi tham dự Thánh Lễ. Bởi vì, nói cho cùng, Thánh Lễ là việc phụng tự ở mức độ cao nhất, ta chứng tỏ với Chúa. Quà tặng Chúa ban nơi Bàn Thánh sau lúc truyền phép, là chính Đức Ki-tô đã trở thành Đức Chúa bằng xương bằng thịt. Ngài đã cho đi chính Mình Ngài và gửi đến với ta, nơi tiệc Thánh. Tiệc của Lòng Mến. Tiệc Thánh là tiệc có của ăn nuôi dưỡng lòng Đạo nơi ta. Hiện diện trong tiệc thánh, có đủ triều thần các Thánh trên
Đằng khác, chúng ta đồng hành với Ba Ngôi Đức Chúa, qua nghi thức phụng vụ rất thánh thiêng. Và, ở vào lúc ta cùng với hết thảy các thánh nam nữ,
Ngoài ra,còn một lý do khác khuyến khích ta ăn mặc cho phải phép mỗi khi tham dự Thánh Lễ, là: đây còn là bằng chứng, mà ta muốn cho xã hội thấy được là ta hết lòng tôn kính Chúa. Là, bằng vào cách ăn mặc khi tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật. Áo quần ta mặc chứng tỏ cho người khác thấy được các giá trị ta trân quý, trong tương quan với Chúa. Đây là cách thế hay nhất để rao giảng Tin Mừng. Khi xưa, mọi người có thói quen dùng cụm từ “Ăn vận như đi lễ Chúa Nhật”, là muốn chỉ về áo đẹp ta ăn mặc. Biết mặc đẹp khi đi Lễ, thì tự thân, việc này đã mang ý nghĩa rao giảng “Tin Mừng”, rồi.
Ăn mặc cho phải phép khi dự Lễ, là sống đích thực điều mà Thánh Vịnh 29 vẫn khích lệ:
“Hãy dâng lên Yavê vinh quang Danh người;
hãy bái thờ Gia-vê rạng ngời chiêu thánh !”
*
Vấn đề không phải là bày đặt ra luật này lệ nọ về cách ăn cách mặc cho giống nhau, như bộ đồng phục khi đi lễ, mà là: hãy nghĩ xem ta nên phục sức thế nào khi tham dự các lễ hội như thế. Và sau đó, cứ tùy nghi mà xử sự.
Cũng như mọi lần, các đấng bậc nhà mình khi đã trả lời thắc mắc vấn nạn nào, thì thắc mắc ấy dù có gai góc cách mấy, thì người đọc cũng sẽ thấy câu trả lời, sẽ trơn. Rất mực khuôn phép nhà đạo. Trơn, còn hơn các câu nói khi kể chuyện hay rất phiếm. Nhất thứ khi đó lại là, chuyện phiếm về câu nói của trẻ nhỏ. Trẻ như bé Kim, ở trên.
Trần Ngọc Mười Hai
vẫn muốn “ấy là kể chuyện”,
dù chỉ là chuyện ăn mặc
No comments:
Post a Comment