Chuyện
Phiếm đọc trong tuần 19 Thường niên năm B 12-8-2018
“Tình đẹp tựa mùa thu vàng”
Tình mình nhiều mộng ước mênh mang
Tình là một chuyện huy hoàng
Tình là mình thành nhớ hoang mang.”
(Văn Phụng – Tình)
(Mt 25:
40)
Quả thật,
rất như thế. Truyện muôn màu ở đời người, vẫn được gọi là “Tình”. Tình đó “đẹp như mùa Thu vàng”, “nhiều mộng ước mênh mang”, rồi lại là “bài thơ sầu”, nỗi “nhớ hoang mang”, cũng đều thế.
Tình, còn
hơn thế, rất đáng nể nhất thứ là khi ta yêu nhau, sẽ lại thấy những điều như:
“Tình đẹp
tựa mùa thu vàng
Tình mình nhiều mộng ước mênh mang
Tình là một chuyện huy hoàng
Tình là mình thành nhớ hoang mang
Yêu nhau khi xuân tươi thắm
Yêu nhau trong tiếng ca tiếng đàn
Yêu nhau trong muôn tia nắng
Yêu nhau trong ánh trăng mơ màng
Yêu nhau khi sương thu rơi
Yêu nhau khi hoa lá xanh tươi
Yêu nhau khi mưa đông rơi
Yêu nhau Yêu nhau mãi suốt đời.
(Văn Phụng – bđd)
Quả có thế, nên tác giả mới lại
cất thêm những âm-thanh “ú ù u” …
những là “u sầu”, như sau:
Ú . . . ù u
Ú . . . ú ù u
Ú . . . ù u
U . . . ú u ù
Và rồi, tình còn là “chuyện âu sầu”, “nỗi thương đau” và gì gì nữa rất như sau:
Tình là một chuyện âu sầu “
Tình là mình nhiều nỗi thương đau
Tình là một chuyện chia lìa
Tình là mình thổn thức đêm khuya
Tình đẹp tựa mùa thu vàng
Tình là mình lệ ướt rơi tuôn
Tình là một chuyện đau lòng
Tình là mình mỏi mắt chờ mong
Yêu nhau chi cho thương nhớ
Yêu nhau chi khiến đôi mắt mờ
Yêu nhau sao không đi tới
Yêu nhau sao đã quên nhau rồi
Yêu nhau chi cho tan mơ
Yêu nhau chi cho mắt hoen mờ
Yêu nhau chi cho thương đau
Yêu nhau chi cho mãi âu sầu
(Văn Phụng – bđd)
Hát thế xong, người hát lại cứ
bảo:
“Đành
rằng tình là âu sầu
Đành rằng tình là nhớ là đau
Đành rằng tình là chia lìa
Đành rằng tình là khóc dêm khuya
Đành rằng tình là ..đau buồn
Đành rằng lệ mình ướt rơi tuôn
Đành rằng tình là ..đau lòng
Đành rằng tình là mãi chờ mong
Nhưng sao ta mơ yêu mãi
Nhưng sao ta vẫn thương nhớ hoài
Mơ yêu đương trong tia nắng
Say sưa trong ánh trăng mơ màng
Bâng khuâng khi sương thu rơi
Cô đơn khi hoa lá tơi bời
Lang thang khi mưa rơi rơi
Mơ yêu đương mơ mãi suốt đời......
(Văn Phụng – bđd)
Thế đó,
là đời người gồm đủ mọi thứ chuyện, rất muôn màu. Thế đó, còn là con người, có
đủ bảy thứ tình-tự không thiếu thứ nào, vẫn trào dâng miên man, suốt muôn kiếp.
Thề còn,
tình người đi Đạo thì sao? Vâng. Cũng hơi giống thế. Người đi Đạo, cũng không
né tránh vấn đề lỉnh kỉnh mà người viết ở dưới từng phân-trần, như sau:
“Giám mục Terry Brady, Giám mục Phó Địa-phận Sydney
có thói quen vẫn giảng rằng: Đức Giêsu đến ở giữa chúng ta qua hình-dạng của
người bình thường sống ở huyện, nhưng ta lại không nhìn thấy. Những lời như thế
đã khiến tôi mang hy vọng rằng một ngày nào đó tôi lại cũng bước ra khỏi
tình-huống gặp gỡ ai đó rồi tự bảo mình rằng: cũng có thể là người tôi vừa giáp
mặt, chính là Đức Giêsu mà tôi không rõ.
Và, chuyện ấy xảy ra vào buổi tối Thứ Sáu tuần vừa
qua. Số là, tối hôm ấy, tôi đáp tàu lửa tại trạm Town Hall ở Sydney hôm ấy khá
trễ để về nhà, nên không phải leo lên leo xuống các bậc tam cấp cũng khá nhiều
rồi lại phải chạm mặt người đồng hành trên toa xe chật ních những người là
người.
Tàu vừa đỗ, ở trạm tiếp, đã thấy hai người đàn ông
nọ cùng bước lên toa một lượt. Một người ăn mặc khá chỉnh cũng nguyên bộ “côm-lê”
lại cũng không thiếu chiếc cà-vạt thắt gọn gàng quanh cổ. Còn, người kia thì
không, chỉ loàng xoàng mang giày bố vẽ vời đôi ba nét áo quần nhăn nheo, lếch
thếch râu tóc bờm xờm ít khi cạo da dẻ nhem nhuốc khiến tôi có cảm giác anh ta
là người ngủ đường ngủ chợ, bất cần đời.
Xem ra, cả hai người đàn ông này không quen biết
nhau bao giời, chỉ tình cờ bước lên xe cùng một lúc mà thôi. Thế nhưng, sự việc
đập vào mắt tôi nhiều nhất là chuyện: ngay lúc ấy, người đàn ông ăn mặc bảnh
bao tự dưng cất tiếng nói với chàng trai cẩu thả trong lối ăn mặc bằng những
câu buông thõng chửi đổng vào giữa tối những câu như:
-Đúng là lũ chim chóc như đồ chết bẹp, chẳng được
tích sự gì, chỉ dùng làm thức ăn cho loài khác, mỗi thế thôi!
Người ăn mặc bê bối nghe thế bèn nhìn bâng quơ lên
trần rồi lên tiếng trả lời:
-Chúng đâu chỉ là thức ăn cho loài khác đâu, xin
lỗi bạn. Thật sự thì, chim chóc cũng là thọ tạo do Đức Chúa Trời tạo dựng, nên
đáng lẽ ra ai cũng nên kính trọng chúng mới phải. Hệt như hôm trước, Đức Giáo
Hoàng từng khuyên răn mọi người hãy chăm sóc mọi tạo vật, chứ không phải mỗi
mình mình, đây thôi!
Quan sát lúc ấy, tôi đây bèn nghĩ ngay đến tông thư
của Đức Phanxicô khi ngài nói về việc ta phải biết quan-tâm đến môi-trường sống
mới được. Và nay, thì chính một người xuề xoa, lạ hoắc lại dám nói lên điều đó
với người đàn ông ăn mặc chỉnh-tề, thế mới lạ.
Mẩu đối-thoại giữa hai người lạ mặt kia về
môi-trường sống, lại cứ thế tiếp tục. Qua câu chuyện, tôi biết được là người
đàn ông xuề xòa kia là người chuyên lục thùng rác quanh trạm trung-ương mong
tìm được mấy gói khoai tây của nhà hàng Mac Donald’s hoặc các ly côca cạn nước
chỉ còn mỗi đã cục cũng nâng lên miệng uống ừng ực, cho đỡ khát. Đến lúc ấy,
người ăn vận chỉnh-tề quyết đối đầu với anh chàng bê tha kia chê trách anh ta
chỉ là đám vô công rỗi nghề, lục thùng rác kiếm thức ăn mà thôi.
Xem ra thì, người bê tha nọ cũng thu thập đồ thừa
thiên hạ bỏ đem cho chim trời ăn, việc này khiến người ăn mặc lịch-sự thấy ghê
tởm khi thấy có kẻ lại tự hạ mình xuống hàng rác rưởi để lục tìm thức ăn cho
chim muông, loài thú vô bổ. Câu chuyện đốp chát giữa hai người lạ mặt cứ thế
tiếp tục. Người, thì lo lắng chăm sóc môi-trường, nuôi nấng loài vật bé nhỏ,
nhưng vẫn tôn-trọng hết mọi loài, kể cả người lạ mặt ăn mặc bảnh bao, nhưng vô
tích sự…
Câu chuyện giữa hai người chỉ có thế. Đến trạm phải
xuống, tôi bèn đến bắt tay người lạ mặt thật chặt như để biết ơn những cử-chỉ
đẹp của anh ta. Trên đường về, tôi cứ tự nhủ lòng mình mà bảo: Đức Giêsu chỉ
đến với ta như một người lạ, như tôi vừa gặp Ngài qua cách xử sự của người lạ
mặt tôi chẳng hề quen, trên chuyến tàu đêm hôm ấy… Hành-xử của anh còn cho tôi
thêm một ý-tưởng nữa là: Đức Giêsu đã chứng tỏ cho mọi người chúng ta thấy bí
mật bên dưới câu chuyện đối-đáp giữa hai người lạ, để ta hiểu là: đừng bao giờ
lên án/xét đoán bất cứ một ai qua hình thù bên ngoài của mỗi người.
Ngài còn dạy ta rằng mỗi người và mọi người –cả
những kẻ vô gia cư, ăn không ngồi rồi, hoặc những người chỉ biết đến thể thao,
hoặc kẻ ăn sung mặc sướng ngoài phố chợ, vẫn có được thứ phẩm-giá con người
khiến ta phải trân trọng họ, vào mọi lúc.” (X. Monica Doumit, “How I met Jesus on the train on a Friday
night”, The Catholic Weekly 28/6/2015, tr.29)
Trong đời
người, lại có rất nhiều truyện kể để ta có thể minh-họa và nhớ mãi như câu chuyện
để đời, hầu suy-tư. Truyện kể ấy, hôm nay nôm na mỗi thế này:
“Trời sập tối đã lâu. Đồng hồ chỉ
9 rưỡi đêm khi tôi bước xuống xe buýt.
Một tài xế xích lô còn nhớ mặt
tôi hỏi có muốn đợi ghép thêm một khách nữa hay không. Nếu đi một mình, tôi sẽ
phải trả 8 kyat, còn nếu ghép chỗ thì tôi chỉ phải trả 5 kyat. Tiền vé xe buýt
và xích lô một ngày cũng chẳng phải là rẻ. Vì vậy, chẳng có lý gì để từ chối.
“Lái tiếp theo chuẩn bị nhé”,
người tài xế gọi to.
Một cậu thanh niên đẩy xe ra.
“Chú cứ ngồi lên đây mà đợi cũng
được”, cậu ta nói rồi quay ra đường rao: “Xích lô đê, cần một khách nữa, thêm
một khách nữa!”
Tài xế là một thanh niên còn rất
trẻ, dáng người mảnh khảnh, trạc tuổi con trai tôi, có lẽ vẫn còn đi học phổ
thông. Trông cậu ta không được khỏe như con trai tôi. Chiếc áo sơ mi trên người
đã sờn; vài đường chỉ ở ống tay đã hơi bai. Nhưng trông cậu ta không có vẻ gì
là con nhà nghèo, không giống những người từng trải cuộc sống khó khăn.
Tôi băn khoăn vậy thì tại sao bây
giờ cậu ta lại phải đi đạp xích lô? Nhà cậu ta vừa mới gặp vận đen? Bố cậu ta
vừa mất việc? Hay có lẽ vừa mới mất? Còn mẹ cậu ta thì sao? Gia đình cậu ta có
bao nhiêu người, cậu ta có phải là con cả hay không? Tội nghiệp, liệu cậu ta có
phải nuôi cả gia đình không nhỉ?
Cứ miên man như vậy, tôi lại nghĩ
tới con trai mình. Lòng trắc ẩn nhói lên trong tim. Nếu đó là con trai tôi thì
sao… Nếu tôi có làm sao thì chuyện gì sẽ tới với con trai tôi? Nhìn cậu ta mà
xem, còn quá trẻ và chẳng mấy khỏe mạnh để đạp xích lô. Mẹ cậu ấy có chịu nổi
điều này hay không?
Tôi bắt đầu cảm thấy tội lỗi vì
chút nữa sẽ ngồi trên xích lô cậu ta chở. Cậu ta sẽ phải mất nhiều sức để chở
cái thân hình tương đối nặng nề của tôi. Thêm sức nặng của vị khách đồng hành
sẽ ghép của tôi nữa thì chắc hẳn cậu ta khó có thể chở được, đặc biệt là ở đoạn
dốc dưới kia.
Cậu thanh niên vẫn đang mời gọi
thêm hành khách đi cùng, nhưng giọng cậu ta nghe đều đều và không đủ lớn.
Tôi bảo: “Đi thôi. Tôi đi một
mình cũng được”.
Cậu thanh niên quay nhìn tôi rồi
quả quyết đẩy chiếc xích lô xuống đường, chậm rãi đạp. Có vẻ như cậu ta khá
quen với công việc này.
Cũng không tồi, tôi nghĩ. Trông
cậu thanh niên chín chắn hơn so với tuổi. Tốt. Tôi thích những người sẵn sàng
đối mặt với bất cứ điều sẽ xảy ra. Bỗng nhiên tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn về
cậu thanh niên này.
“Cháu làm việc này lâu chưa?”
“Được khoảng một năm rồi ạ”.
“Ta chưa từng gặp cháu trước đây…
À, mà không phải ngày nào ta cũng đi xích lô, chỉ khi nào quá muộn thôi”.
Cậu thanh niên đạp nhanh hơn để
lấy đà vượt qua quãng dốc trên đường.
Có vẻ như chiếc xích lô luôn được
bảo dưỡng tốt. Cũng có lúc tôi gọi phải chiếc xích lô không còn mới. Cậu thanh
niên này chắc hẳn là người tốt. Cậu không chỉ nuôi cả gia đình mà còn giữ xe
rất tốt. Tôi tò mò không hiểu chiếc xích lô này là của cậu hay cậu đi thuê.
Tôi hỏi, trong lòng vẫn mong sao
nó là của cậu: “Chiếc xích lô này của cháu à?”
Cậu thanh niên nhìn tôi trả lời
ngắn gọn: “Vâng”. Có lẽ cậu cho rằng tôi hơi tò mò.
Tôi bỗng thấy càng thương cảm cho
cậu thanh niên. Không hiểu cậu còn tiếp tục được đi học hay không và liệu cậu
còn có thể học được sau khi phải làm công việc nặng nhọc thế này hay không…
Tôi hỏi: “Cháu còn đi học chứ?
Lớp mấy rồi?”
“Năm nay cháu vào đại học”.
“Thật sao! Có được điểm giỏi nào
không?”
“Cháu được 4 điểm giỏi”.
“Thật đáng ngạc nhiên! Đạp xích
lô mà vẫn có thể có được điểm số như vậy. Nhiều học sinh cùng lứa khác thậm chí
thi còn không qua, trong khi chúng có đủ điều kiện để đi học thêm tất cả các
môn. Đúng là không ai có thể mua được chất xám, phải không nào? Trông cháu quả
thật rất thông minh”.
Cậu thanh niên cười lớn: “Cháu
không đi học thêm các môn, chú ạ. Cháu cũng chỉ đạp xích lô khi thiếu người
thôi, cũng là để tập thể dục. Cháu không thích thể thao, vì thế đây cũng là
cách cháu giữ gìn sức khỏe”.
“Vậy là đây là xích lô của bố mẹ
cháu?”
Cậu thanh niên đạp chậm lại. Có
lẽ cậu thấy cần phải giải thích một chút.
“Chiếc xích lô này là của cháu,
chú ạ. Cháu có 4 chiếc cho mọi người thuê. Lúc có người ốm hay bận việc thì
cháu đạp thay. Như vậy, cháu có thể hiểu rõ hơn về người thuê xe của mình. Cháu
cũng được gặp nhiều người khi đi đạp xích lô; đó cũng là điều tốt.
Giờ thì tôi lại thấy mình có chút
xuẩn ngốc vì đã dành chút thương cảm ban nãy cho cậu thanh niên. Tôi ngẩng lên
nhìn cậu thanh niên; trông cậu ta có vẻ quen quen. Không hiểu tôi đã gặp ở đâu
đó rồi.
Tôi hỏi: “Mà này, cháu đang ở đâu
nhỉ?”
Cậu ta mỉm cười: “Cháu ở Cửa hàng
Goodwill (Thiện chí), gần chợ lớn đó”.
Ngay lập tức tôi hiểu ra tình
huống của mình. Cửa hàng Goodwill bao gồm một dãy cửa hàng sở hữu bởi một gia
đình, bao gồm một nhà hàng, một siêu thị mi-ni, một cửa hàng bán salad lá trà
và đồ ăn vặt, một cửa hàng cho thuê băng đĩa hình và một quán photocopy. Tôi đã
mắc một sai lầm lớn khi nhận định về cậu thanh niên, nhưng tôi tiếp tục điềm
tĩnh hỏi cậu thanh niên.
“Cháu có bao nhiêu anh chị em?”
“Năm người tất cả. Cháu là con
út. Anh cả cháu quản lý nhà hàng cùng bố mẹ. Đó là công việc kinh doanh chính
và đầu tiên của gia đình. Các cửa hàng khác sau đó được gây dựng sau khi chúng
cháu đã lớn. Siêu thị mi-ni hiện do chị gái lớn quản lý; anh giữa quản lý cửa
hàng cho thuê băng, đĩa hình; cửa hàng salad lá trà thì do chị gái còn lại của
cháu điều hành; còn cháu thì đang quản lý của hàng photocopy. Nhưng cháu có mấy
chiếc xích lô này từ lúc cháu còn nhỏ”.
“Từ lúc còn nhỏ? Giờ thì không
nhỏ sao?”
Cậu thanh niên cười: “Đúng thế
chú ạ. Lên mười tuổi cháu đã bắt đầu đầu tư và có được chiếc xích lô đầu tiên”.
Câu trả lời của cậu thanh niên
như một cú thụi vào giữa ngực tôi.
Tôi là một tác giả đã từng nhiều
năm viết về kinh tế và giáo dục, rao giảng rằng phải làm việc cần cù, hướng về
phía trước, và giảng giải cả các chiếc thuật kinh doanh nữa. Tôi đã viết hàng
trăm bài báo, một vài trong số đó dựa trên tài liệu từ các tạp chí nước ngoài.
Tôi muốn thế hệ trẻ học hỏi từ những điều tôi viết đó. Giờ thì với cậu trai trẻ
này, tôi đã gặp trận đấu của mình. Cảm giác thật là bẽ bàng, cứ như thể cậu ta
đang cười thầm vào mũi tôi vậy.
“Dừng ở đây thôi. Tới nơi rồi!”
Tôi lần túi lấy tờ 10 kyat đưa
cho cậu thanh niên, bảo: “Của cậu đây, tôi chỉ có tờ 10 kyat, không phải trả
lại đâu”.
“Không, chờ đã chú”. Cậu thanh
niên rút ngay 2 kyat trong túi ra trả.
Cậu nhìn tôi một chốc, bảo: “Mong
chú đừng phật ý. Chú có vẻ để tâm nhiều đến cháu nên cháu thấy mình phải giải
thích thêm một chút. Chú thấy đấy, ở cửa hàng photocopy hay khi đạp xích lô,
cháu đều chỉ lấy đúng phần tiền của mình. Cháu không bao giờ lấy hơn dù là vô
tình hay chủ ý. Cháu không bao giờ nhận tiền boa. Cháu cũng không bao giờ đưa
người khác nhiều hơn số tiền phải đưa. Chú thấy đấy, ngạn ngữ có câu ‘Hãy chăm
chút cho từng đồng kyat, rồi hàng chục nghìn kyat sẽ chăm chút lại bạn’. Đó là
phương châm sống của cháu”.
Vậy đấy, cậu thanh niên đã dạy
cho tôi một bài học một cách rất nhẹ nhàng và hết sức lễ độ.
“Thôi được, tôi đồng ý. Cậu rất
thông minh. Giờ cậu về nhà luôn chứ?”
“Chưa chú ạ! Vẫn còn kịp chạy
thêm chuyến nữa. Tranh thủ bất cứ lúc nào còn có thể được chứ chú. Cháu đi
đây”.
Ồ được thôi, lũ nhóc ạ, giờ thì
cứ đi đi; đi đạp xích lô, mở nhà băng, kinh doanh gì đó, lên kế hoạch và tranh
thủ khi nào còn có thể; hãy làm giàu và thành công, hãy chiếm lấy tất cả những
gì chúng ta có thể.
Tôi bước vào nhà, đầu còn miên
man suy nghĩ. Tôi tự hỏi có nên đánh thức thằng con trai đang gà gật trên mấy
trang sách và bảo nó hãy ra ngoài mà đạp xích lô hay không? Tôi có nên bảo vợ
mình đừng làm nội trợ nữa mà hãy mở một cửa hàng mì hay quán trà hay không?
Phải làm điều gì đó chứ.
Nhưng rồi tôi nghĩ lại… Liệu như
thế có nguy hiểm quá cho tôi không? Tôi có thể tưởng tượng ra được vợ mình sẽ
hét lên thế nào với tôi, rằng từ nay đừng có mà về nhà trong bộ dạng quá chén
nữa… Thế là tôi phanh ngay cái ý nghĩ đó lại như cái cách người ta phanh một
chiếc xích lô, lặng lẽ bước vào nhà như thể chưa từng gặp bất cứ câu chuyện
tuyệt vời nào như ban nãy vậy.” (Trích
truyện Truyện ngắn của Pe Myint
(Myanmar))
Là người
đi Đạo sống giữa đời, hẳn bạn cũng như tôi, khi nghe kể về sự việc như thế, ắt
sẽ liên tưởng đến câu nói của bậc thánh-hiền qua Lời Vàng sau đây:
“Ta bảo thật các ngươi:
mỗi lần các ngươi làm
như thế
cho một trong những anh
em bé nhỏ nhất
của Ta đây,
là các ngươi đã làm cho
chính Ta vậy."
(Mt 25:
40)
Chắc hẳn
rằng, mỗi người và mọi người ở đây đó, khi nghe những lời kể trên sẽ phải âm
thầm bước vào phòng riêng, đóng cửa lại rồi suy-nghĩ? Chắc hẳn rằng, người viết
cũng như người đọc, lại sẽ lấy đó như câu chuyện làm quà cho bọn trẻ, ít theo
dõi kinh kệ, hoặc sách vở.
Hiển
nhiên rằng, những điều như thế từng khiến bạn và tôi, ta suy nghĩ lung lắm,
suốt nhiều ngày, ở đời mình.
Trần Ngọc Mười Hai
lại cũng nhớ
các trường-hợp nêu trên
vẫn rất nhiều
trong đời mình.
No comments:
Post a Comment