Wednesday, 15 August 2018

“Nhìn về tương lai, thấy con đường dài”


Chuyện Phiếm đọc trong tuần 20 Thường niên năm B 19-8-2018

“Nhìn về tương lai, thấy con đường dài”
Ta đi và đi mãi, tâm tư miệt mài.
Trong mây chiều, nắng quái.
Thấy bao nhiêu hình hài.
Đọng, giọt sương mai.”
(Văn Phụng – Ave Maria)

(Gioan 14: 6-7)

Chọn đầu đề bài hát “Ave Maria”, dù không là người đi Đạo Chúa, hẳn tác-giả Văn Phụng vẫn trân-trọng giòng tư-tưởng cứ bảo rằng: hễ “nhìn về tương lai” đều thấy “con đường dài” toàn những tâm tư miệt mài”, hình hài … đọng giọt sương mai”, rất “nắng quái chiều hôm”, thôi.

Tương lai đời người quả là như thế. Huống hồ, tương lai con “Đường nhà Đạo” cũng lai rai, hát và viết dài dài ý-tưởng của lời thơ “Ave” tiếp-tục như sau       

“Lòng còn suy tư.
Với bao tưởng nhớ.
Cuộc đời xa xưa.
Nào còn đâu nữa.
Chỉ còn mưa gió.
Chỉ còn câu ca.
Nghẹn ngào khấn khúc:
"Ave Maria
Ave Maria
Ave Maria
Ave Maria
Ave Maria
Ave Maria"
(Văn Phụng – Ave Maria)

Đã hẳn, khấn khúc “Ave Maria” đâu chỉ bao-hàm mỗi ý-tứ hiền-từ cứ mải-mê/ê a hát hoài và hát mãi mỗi câu rầu đến thế! Chắc chắn, tiếng/giọng “Ave” còn là lời chào Mẹ Hiền đầy “sóng-lộc triều nguyên ơn phước cả”, tức: huệ-lộc to tát rất “Maria” đấy chứ!

“Ave Maria”, lại sẽ là tâm-sự nặng tính dịu-hiền của các bà mẹ ở dưới thế. Bởi thế nên, khi đã cất tiếng hát “Ave Maria” chào mẹ hiền ở chốn trần-gian, người hát sẽ ngụ ý một điều, là: các bà mẹ của ta đều hiền dịu, hiền mẫu với hiền thê, cả đấy thôi.

Còn nhớ có lần ở Úc, bậc hiền-mẫu nọ dám quả quyết: “Bà không là mẹ hiền giáo-dân hoàn hảo” hiểu theo nghĩa đặc-trưng “dịu-dàng” bậc hiền-mẫu, hiền-thê hoặc hiền-muội, nhưng bà vẫn dám trả lời/trả lãi cuộc phỏng-vấn đầy ý-tứ và ý-từ như sau:

Hỏi: Có phải là, chị muốn khuyến-khích các gia-đình đặt niềm tin lên hàng đầu, không? Nếu vậy thì, chị sẽ nói điều gì với những người luôn hỏi xem điều đó mang ý-nghĩa gì? Giống thứ nào đây?

Đáp: Bản thân tôi, là người mẹ có hai đứa con trai nay khôn lớn. Dù tôi không là bà mẹ hoàn-hảo, cũng không là người Công giáo tuyệt-trần; nhưng nội mỗi chuyện trở-thành người mẹ của đàn khôn lớn, điều đó có tạo cho anh/cho tôi lợi điểm nào? Nếu bảo rằng: đây là những điều cho thấy ta đã làm nhiều việc cũng rất đúng, thì đây là những sự việc để anh có thể làm theo cách khác hẳn.

Tôi nghĩ, nếu hỏi rằng thế giới nay ra sao, thì ta hãy xem mình có nên đưa vào danh sách các “việc nên làm” gồm toàn những chuyện xảy ra ở trường lớp hoặc bình diện thể-dục/thể-thao thôi. Nhưng, khi ta sống đích-thực cuộc sống có niềm tin đặt ưu-tiên cho những việc tiến-triển tốt đẹp và tái-tạo môi-trường sống rất yêu thương, từ đó nó giúp cho ta và con cháu ta nhiều thứ như thế.

Hỏi: Vậy, chị sẽ gửi đến giới sinh viên/học sinh ở Úc thông-điệp nào đây?     
Đáp: Tôi luôn nhắn nhủ giới sinh viên/học sinh ở Úc chỉ 2 điều: thứ nhất, chúng ta đều thánh-thiện là do sự kiện ta được kêu gọi trở-thành thánh-nhân, và thế giới ta sống đang cần đến các vị ấy ngay lúc này chứ không phải mai sau, như nguồn lực làm tốt mọi chuyện. Thứ hai nữa, ta đều là những người kể truyện Chúa về việc Ngài tạo-dựng nên ta và dấy lên trong ta món quà độc nhất hiếm quí hầu san sẻ những gì về Ngài cho mọi người sống quanh ta.

Thành thử, dù có là bài viết, tranh vẽ hoặc tạo-hình thành các băng video hoặc những ảnh hình tải lên “Youtube” hoặc bất cứ thứ gì mà ta có cách , đôi khi không phải là đường lối rõ ràng về đạo hầu tác tạo thế giới quanh ta khiến nó trở-thành chốn miền tốt đẹp đề sinh sống.

Hỏi: Chị từng viết sách và biên tập các bài viết nói lên tinh-thần tốt đẹp của tình mẫu-tử, vậy có thể nào xin chị tóm tắt công việc ấy gồm những việc gì?

Đáp: Lời kêu gọi Đức Maria nói lời “xin vâng” với Đức Chúa nổi bật rtong cuộc sống mỗi người chúng ta là lời mời gọi tinh-thần mà các bà mẹ đến với quà tặng làm mẹ. Giả như chúng ta là các bà mẹ thì ta không làm như Đức Maria nhưng mỗi người có riêng một sứ vụ gồm địa hạt duy-nhất khả dĩ có thể chúc phúc cho toàn thế giới nhờ vào công việc và lời cầu của ta.

Cũng là điều hay đẹp để nhận ra rằng sứ vụ của chúng ta đôi khi chỉ là ngồi ghế phía trước trên chiếc xe hàng đi xa hoặc chỉ mỗi việc chuẩn bị cơm áo gạo tiền hoặc giặt giũ hoặc sắp đặt phòng họp, hoặc phụ trách công-tác nào khác ở nơi làm việc.

Cả khi ta làm những việc nhỏ nhặt nhưng làm vì tình thương yêu cao cả như gieo hạt trồng cây là vì bọn trẻ đã nhìn thấy và ta dạy dỗ chúng cũng nhiều như khi nói về niềm tin mà không cần nói hơn cả những công việc ta làm với quá nhiều lời nói.

Một trong những khó khăn lớn, đặc biệt đối với phụ nữ, là ta hay có khuynh hướng nhìn quanh quất xem thiên hạ làm gì và nghĩ gì, như thường bảo “Ôi chao, sao gia đình họ tốt đẹp là dường bao, nhìn lại gia đình mình thì đúng là một thất bại thật thảm hại, vv… Tôi vẫn nghĩ đây là chuyện bình thường ở huyện.

Và tôi nghĩ, một trong những việc tiên quyết cần làm là nhìn lại gia đình mình, xứ đạo mình thật đặc biệt, có một không hai, như thế cũng đủ, không  ần phải so sánh với ai hết.

Hỏi: Còn chuyện cầu nguyện, chị làm ra sao và làm những gì thế?
Đáp: Cứ sáng sáng, tôi dâng cả ngày cho Chúa và tâm niệm Lời của Chúa mỗi ngày, đọc Kinh Truyền Tin vào giữa trưa và kết thúc một ngày của mình bằng việc xét mình buổi tối trước khi đi nghỉ. Tôi cũng lần chuỗi Mân Côi theo truyền thống, đôi lúc cũng chỉ cầm xâu chuỗi rôi mân mê nói chuyện với Đức Mẹ xem có ai mong mỏi lời cầu của mình hay không, hôm ấy.

Nhiều lúc tôi cũng cầu nguyện theo kiểu-cách mà tôi gọi là cầu nguyện trong phòng giặt, tức là khi giũ áo quần cùng bí-tất dơ bẩn, tôi lại cầu nguyện cho những người mắc nó; hoặc khi rửa chén bát, tôi cầu cho những người đói kém, không có gì để ăn ngày càng nhiều trên thế-giới. Đây là cách-thức mà tôi gọi là cầu nguyện di-động vào lúc bận rộn khiến tôi thấy mình dễ chịu như đang ở nhà vậy.

Hỏi: Chị có đồng ý khi nhiều người gọi chị là thừa-sai báo chí vào thời thông-số không?                   
Đáp: Chúng tôi khởi đầu việc phát song theo kiểu này từ năm 2007. Lúc đầu tôi tự biên tự diễn chương trình YouTube và Google ở Đại học. Khi tôi bắt đầu mở trang mang có tên là Catholicmom.com, khi ấy tôi bắt đầu gửi điện thư email và chế ra các thiệp chúc mừng ngay trên máy vi-tính, Mỗi thế thôi. Nhưng lúc ấy, tôi cảm thấy không sợ sệt gì hết, bởi tôi tự thuyết phục mình mà nghĩ rằng chúng tôi đang gợi hứng cho nhiều người mỗi khi gặp họ ngay trên đó.

Hỏi: Giờ thì chị có dự tính làm gì khác nữa không?
Đáp: Hiện giờ tôi đang tìm cách cung cấp cho giới trẻ một diễn-đàn lãnh-đạo. Giáo hội cần để tai ra mà nghe ý kiến của người trẻ, họ có nhiều chuyện để dạy ta biết lắm đấy. Tôi cũng bỏ nhiều thì giờ ở trường, đặc biệt là tiểu học, khuyến khích và lắng nghe bọn trẻ nói. Tính sáng-tạo của bọn trẻ nhỏ đã thúc đẩy thổi tôi đi khá xa.

Hỏi: Chị có lời khuyên nào gửi mọi người về việc sử dụng truyền-thông/báo chí để rao giảng không?
Đáp: Hãy cứ ngụp lặn vào với thế giới hiện tại và để cho họ thử thời-vận xem sao. Có thể nói, không phải những gì ta làm thử đều dẫn đến thành quả mỹ mãn hết đâu; nhưng, dù sao cũng đừng sợ, bởi như thánh Gioan Phaolô Đệ Nhị có nói với chúng ta như thế, bởi thế giới đang cần đến tiếng/giọng và nhãn-giới của ta, cũng rất nhiều.          

Chắc một điều là, tôi hy vọng rằng chẳng có ai lại nhìn vào thể-loại truyền-thông của tôi rồi bảo: “Ấy, bà này lại cứ nghĩ rằng bà ấy là người hoàn hảo”, bởi lẽ tôi không là người như thế. Tôi đang rong ruổi trên hành-trình tìm kiếm Đức Kitô và tôi đang chập chững tiến bước với mọi người trong hành-trình này.” (X. Lisa Hendey, “I’m not a perfect Catholic mum”, The Catholic Weekly 2018, News)  

Nói và viết hay như thế, mà sao tác giả vẫn cứ khiêm-tốn bảo rằng mình không là người hoàn hảo. Đã là người, thì làm sao hoàn-hảo được. Cũng hệt như người nghệ-sĩ được nhắc tên ở trên, vẫn hát lên những lời ca như:

“Chỉ còn mưa gió.
Chỉ còn câu ca.
Nghẹn ngào khấn khúc:
"Ave Maria
Ave Maria
Ave Maria
Ave Maria
Ave Maria
Ave Maria"
(Văn Phụng – Ave Maria)

Mưa gió vẫn còn đó. Vẫn có những câu ca đầy “khấn khúc”, rất Ave Maria như thưở nào. Ave Maria, vẫn là khúc ca dành trọn cho mọi người, chứ đâu chỉ bậc hiền mẫu, mà thôi đâu! Điều này, được chứng minh qua truyện kể nhẹ ở đây đó, khiến cả bạn lẫn tôi, ta cũng không nên bỏ qua.

Hát bài ca “Ave Maria”, là hát lời ca/tiếng hát dẫn về với lời của Đấng Thánh Hiền khi xưa từng nhắn nhủ mọi người, bảo rằng:

“Đường và sự Thật và sự Sống chính là Ta.
Không ai đến với Cha mà không nhờ Ta.
Nếu các ngươi biết Ta,
tất các ngươi cũng biết Cha Ta,
Ngay từ bây giờ, các ngươi Ngài
và đã thấy Ngài."
(Gioan 14: 6-7)

Vậy nên, trước khi về với đoạn kết câu chuyện Phiếm hôm nay, tưởng cũng nên mời nhau nghe lại đôi giòng truyện kể khá dễ nể, để rồi bạn và tôi, ta suy tư sự đời như bên dưới:

“Truyện rằng:
Trong một chương trình radio mang tên “Nẻo về của trái tim”, một cô gái mù đã gửi cho những người làm chương trình câu chuyện của mình. 

Mong muốn của cô là được chia sẻ niềm hạnh phúc mà mình đang có và gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới một người.
Tôi là một kiến trúc sư vui vẻ, hoạt bát. Cách đây một năm, tôi là người vợ hạnh phúc nhất. Khi thức dậy cùng người mình yêu vào mỗi sáng, chúng tôi thường cùng nhau thưởng thức một tách trà trong không gian yên tĩnh đầu ngày. Chúng tôi xây dựng cho mình một thói quen: sẽ luôn cố gắng chia sẻ với nhau những suy tư và cảm nhận chân thật nhất của mỗi người để gìn giữ hạnh phúc.
Cuộc sống của chúng tôi êm đềm trôi qua cho tới một ngày. Trên đường từ bến xe buýt vào tới công ty, tôi thấy mọi thứ như nhòa đi trước mắt, chỉ còn lại những tiếng còi xe inh ỏi. Rồi tôi lập tức được đưa vào bệnh viện. Ngày hôm đó, tôi vẫn còn nhớ rất rõ ràng cảm giác khi nghe câu kết luận của bác sĩ:
“Đây là một căn bệnh thoái hóa nên chúng tôi cũng không thể giúp được gì”. 
Bác sĩ còn giải thích rất nhiều điều nữa, nhưng trong đầu tôi chỉ còn đọng lại duy nhất câu nói: “Cô sẽ sớm bị mù”.
Tôi không biết các bạn sẽ cảm thấy ra sao khi đối diện với sự thật này. Còn tôi, tôi đã đầu hàng một cách hèn nhát. Tôi khóc, tôi cáu bẳn thậm chí nhiều lần gắt gỏng, đặc biệt khi chỉ có tôi và anh, trong căn nhà hạnh phúc của chúng tôi. Tôi đã rất sợ, sợ bị rơi vào bóng tối, sợ phải làm một người mù và sợ nhất rằng tình yêu của anh dành cho tôi cũng sẽ không còn.
Tôi không còn dùng trà vào mỗi buổi sáng với chồng nữa. Bởi tôi muốn tất cả phải chịu trách nhiệm về căn bệnh của mình, đặc biệt là chồng tôi. Trước sự thay đổi chóng mặt của vợ, chồng tôi không nói gì, anh chỉ lẳng lặng quan sát và chịu đựng những cơn nóng giận vô cớ. Hơn thế anh giúp tôi làm mọi công việc nhà bất chấp sự phản đổi đầy ngang bướng của tôi. 
Thời gian đó, ông chủ vẫn sắp xếp cho tôi một công việc nhỏ trong văn phòng. Nhờ đó, tôi có thể được ra ngoài vào mỗi sáng. Được đi làm đã trở thành niềm hạnh phúc nhất của tôi khi ấy. Công việc cho tôi cảm giác tôi không phải là người thừa, tôi được chứng minh sự mạnh mẽ của mình và thỏa mãn cái tôi đang bị tổn thương ghê gớm. Tôi quyết định vẫn đi xe buýt tới công ty như tôi luôn làm trước đây.
Tôi biết mình đã rất quen với con đường và tôi cũng đã dần thành thục việc sử dụng cây gậy cho người mù.  Chồng tôi đề nghị, hãy để anh đưa tôi đi làm mỗi sáng và trở về đón tôi mỗi buổi chiều. Nhưng tôi từ chối, tôi không muốn anh phải vất vả như vậy, bởi nơi chúng tôi làm việc cách nhau rất xa. Chồng tôi không phản đối, anh chỉ nói: “Hãy cẩn thận khi qua đường nhé, ngã ba đó khiến anh lo lắng hơn cả”. Tôi giữ im lặng trước lời dặn dò của anh.
Mọi chuyện sau đó diễn ra suông sẻ ngoài mong đợi của tôi. Có lẽ sư lo lắng của tôi và chồng đều là thái quá. Khi dừng đèn đỏ ở ngã ba đầu tiên, tôi nhớ lại lời của chồng và bắt đầu cảm thấy sợ. Ngay lúc ấy có một giọng nói nhỏ nhẹ vang lên:
-Cô ơi, cô có thể dẫn cháu qua đường không? 
Tôi quá đỗi ngạc nhiên với câu hỏi của cậu bé, hình như cậu bé không biết tôi bị mù.
-Cháu à, cô xin lỗi, nhưng cô sẽ không bảo đảm an toàn được cho cháu vì cô không nhìn thấy… Tôi chưa kịp nói hết câu thì cậu bé chen vào.
-Cháu biết cô bị mù, cháu xin lỗi ý cháu là cô không nhìn thấy, nhưng không sao. Cô là người cao lớn, những người lái xe sẽ nhìn thấy cô, họ sẽ tránh chúng ta. Còn cháu sẽ dắt cô qua đường, cháu sẽ làm đôi mắt cho cô ở ngã ba này nhé.
Trước lời nói ngây thơ của cậu bé, tôi thấy mũi mình cay cay. Chuyển gậy dò đường sang tay phải, tôi chìa bàn tay còn lại để nắm lấy bàn tay nhỏ bé đó. Cậu bé nắm tay tôi thật chặt. Cái siết tay của cậu khiến tôi có thêm rất nhiều tự tin. 
Hóa ra tôi vẫn còn có ích, vẫn có thể giúp đỡ một ai đó chứ không hoàn toàn là “đồ vô dụng” như tôi luôn nghĩ về mình sau khi không còn nhìn thấy. Bên trong tôi bất giác thấy lại được niềm vui. Cậu bé quả là một người dẫn đường tài tình, chúng tôi đã qua đường an toàn và dường như không làm một người lái xe nào nổi giận. Khi chia tay ở ngã ba, cậu bé nói:
-Cháu hy vọng mai cô sẽ lại ở đây nữa, vì sáng nào cháu cũng phải đi qua ngã ba này để đến trường. Cảm ơn cô nhiều nhé. Giờ cháu đi học đây.
Cậu bé chào tôi và chạy đi nhanh như một cơn gió. Trước khi đi, cậu bé quay lại, nói thật to:
-Hẹn cô ngày mai nhé, cháu sẽ chờ cô đấy”. Cậu bé khiến nụ cười trở về trên môi tôi, đôi má tôi cũng ửng hồng. 
Một cảm giác ấm áp khiến những căng thẳng bao ngày qua tan mất. Có lẽ ai đó nhìn thấy tôi lúc ấy sẽ phải thắc mắc: Cô gái mù ấy sao lại cười rạng rỡ thế?
Không để tôi thất vọng, ngày hôm sau và ngày hôm sau nữa, cậu bé vẫn xuất hiện và chúng tôi đã trở thành đôi bạn “chinh phục ngã ba” từ đó. Đôi lúc chúng tôi còn nán lại nói chuyện với nhau. Tôi đã biết cậu bé thiên thần ấy (chí ít là với tôi) tên là Jimmy. Jimmy nhỏ người, mặt nhiều tàn nhang, tóc màu hung và có một cái mũi hơi kì lạ. Đó là dáng vẻ mà cậu bé tả về mình cho tôi nghe.
Nhờ Jimmy bé nhỏ, tôi dần lấy lại niềm vui trong cuộc sống của mình. Tôi cũng đã có thể đối đãi dịu dàng trở lại với chồng, không còn nặng nề với anh nữa. Nhưng cảm giác muốn mở lòng để chia sẻ với chồng vẫn chưa trở về.
Niềm vui của tôi chỉ kéo dài được một tháng. Sáng hôm đó, khi ở ngã ba tôi không thấy Jimmy, cậu bé đến muộn chăng? Tôi chợt hiểu ra rằng hình như những đứa trẻ đã kết thúc năm học và Jimmy sẽ không đến trường ngày hôm nay. Tôi chưa biết làm thế nào để qua đường khi không có người hoa tiêu nhỏ bé, tiếng lanh lảnh quen thuộc vang lên: “Cô James chờ cháu.”
-Cháu đấy à, cô mừng quá, cô cứ nghĩ là cháu sẽ không đến.
-Cháu không thể để cô một mình qua đường được. Đó là lời hứa danh dự. Nhưng cháu sắp theo bố mẹ về quê với ông bà rồi. Cô biết mà, trường học đã nghỉ hè và hôm nay là ngày cuối cùng cháu ở đây.

Tôi cảm thấy lo lắng và hơi buồn, nhưng cố trấn tĩnh. Tôi hỏi Jimmy về “lời hứa danh dự” của cậu bé, điều khiến tôi cảm thấy rất tò mò.
-Cháu đã hứa với một người. Nhưng chú ấy không cho cháu nói điều này với cô.

Chúng tôi cùng nhau băng qua đường trong im lặng. Nhưng khi tới nơi, cậu bé níu tay tôi lại, hỏi rằng tôi có thể đi với cậu bé một chút không? Tôi đồng ý và chúng tôi thả bộ cùng nhau trong một công viên gần đó. Hóa ra cậu bé muốn kể cho tôi nghe về lời hứa danh dự của mình.

Ngày đầu tiên chúng tôi gặp nhau, đã có một người đàn ông nhờ cậu bé dắt một phụ nữ xinh đẹp nhưng bị mù qua đường. Người đàn ông ấy giải thích với cậu bé rằng, đó là vợ chú. Cô ấy vừa bị mất đi đôi mắt và chú không thể yên tâm để cô ấy một mình đi qua con phố đông đúc này. Nhưng chú cũng không thể tự tay dắt cô sang đường, vì cô đang đóng cửa tâm hồn mình với chú.

Nước mắt tôi bắt đầu rơi. Cậu bé tiếp tục kể. Cậu bé đã đồng ý giúp người đàn ông lạ mặt đó:
-Không chỉ một lần, cháu không biết tại sao nhưng khi nghe chú ấy kể về cô, cháu nhớ đến cách bố cháu nói về mẹ, đầy yêu thương. Vì thế, cháu đã hỏi chú ấy có cần cháu giúp những ngày tiếp theo không. Đôi mắt của chú ấy lúc đấy rạng rỡ như mắt cháu lúc được đi chơi hay ăn kem vậy.
-Đó là lý do vì sao sáng nào cháu cũng ở đây chờ cô?”“Vâng, nhưng không chỉ chờ cô, cháu chờ cả chú ấy nữa. Chú ấy ngày nào cũng đi qua đường với chúng ta mà. Chú chỉ lặng lẽ đi cạnh cô, cách cô một đoạn để cô không cảm thấy sự có mặt của chú ấy. Chỉ khi cô cháu mình sang đường an toàn chú ấy mới đi làm.
-Thật vậy sao? Tôi không còn biết nói gì hơn.
-Cháu không định nói chuyện này cho cô nghe. Nhưng ngày mai cháu đi rồi. Cháu sợ cô sẽ thấy hoang mang vì không có cháu. Thêm nữa cháu sợ cô vẫn giận chú”. “Vậy hôm nay chú ấy có đi cùng chúng ta không, Jimmy? 

Chồng tôi đã đứng đó từ bao giờ. Anh đã lắng nghe câu chuyện của cô cháu tôi. Tôi không biết khuôn mặt anh lúc ấy như thế nào. Chỉ biết có một bàn tay to lớn, ấm áp và rất quen thuộc nắm lấy bàn tay tôi, nhẹ nhàng dắt tôi đi hết quãng đường từ công viên tới văn phòng.

Sau ngày hôm ấy, tôi đồng ý để chồng chở đi làm, và buổi chiều tôi đi xe buýt về, anh đã nhờ được một người bạn trong công ty đưa tôi ra bến xe. Tôi còn được biết, công việc mà ông chủ sắp xếp cho tôi chính là nhờ anh đã tới gặp và thuyết phục ông.

Đó là câu chuyện tình yêu mà tôi muốn chia sẻ với các bạn. Những ngày tháng vừa qua đã khiến tôi nhận ra rằng: Trong cuộc sống nhiều đau khổ này, tình yêu thực sự hiện hữu, và nó mang một sức mạnh chữa lành thật to lớn. Khi nghĩ về sự nhẫn nại của anh suốt thời gian cùng tôi và Jimmy sang đường, khi cảm nhận được rằng trái tim chan chứa thiện niệm của anh luôn nghĩ cho cảm giác của tôi, nghĩ đến việc làm thế nào để tôi an toàn và hạnh phúc nhất, tôi mới hiểu ra thế nào là thực sự yêu một ai đó.

Chia sẻ câu chuyện này cũng là cách tôi muốn anh biết: Từ tận đáy lòng, tôi biết ơn tình thương và những điều anh đã dành cho tôi. Và hơn thế, anh và Jimmy bé nhỏ đã cho tôi hiểu và học được rằng yêu thương một người là dành cho người đó sự bao dung, nhẫn nại và những điều thiện lành nhất mỗi ngày. 

Bị mù hay không, đó vẫn là tình-trạng rất thường tình, trong đời. Nhưng đối xử với người mùa hoặc mắt vẫn là vấn-đề thường thình của mọi người. Bởi, đã là người ở đời, ai cũng trông vào tương lai mai ngày mà hy vọng.
Đó là lý-lẽ của cuộc sống, và cũng là ý-tưởng được đưa vào Chuyện Phiếm hôm nay, để mọi người có cơ hội mà tư duy, nghĩ ngợi cho mình và cho đời
Trần Ngọc Mười Hai
Và những tư duy
hằng ngày trong đời.

No comments: