Chuyện Phiếm đọc trong tuần 5 Thường niên năm C 07/02/2016
“Xuân đến trên
muôn nơi,”
Gió mơn man cánh mai vàng tươi.
Vườn hồng đắm say yêu thương,
Nắng xuân tô thắm bao nẻo đường.
Trời nhẹ áng mây tơ vương,
Ðưa bao lời tình đi muôn hướng.
Lòng nhớ thương về chốn xưa mùa xuân ấy.”
(Quốc Dũng – Xa Vắng)
(1 Cor 1: 17-18)
Thật
cũng lạ. Lạ ở chỗ, anh vừa hát “Xuân đến
trên muôn nơi”, lại có những “vường
hồng đắm say yêu thương” “tô thắm bao nẻo đường”, thế mà anh vẫn đặt đầu đề
2 chữ rất “Xa Vắng”. Xa vắng hay vắng
xa “chốn xưa mùa xuấn ấy” đi nữa, vẫn
còn đó lời trần tình anh hát thêm, như sau:
“Ngày nào ấm tay trong tay,
Trái tim em
thoáng cơn sầu lây.
Ngày nào mắt môi
thương yêu,
Tâm hồn nghe ốm
đau sớm chiều.
Hẹn hò ái ân mai
sau,
Xin luôn gặp người
tình yêu dấu.
Ðể những xuân về
sẽ không buồn nhớ nhau…”
(Quốc Dũng – bđd)
Vâng. Lại, cũng có điều lạ, là ở chỗ: có những độ xuân về, anh và tôi, ta lại sẽ “không buồn nhớ nhau…” cho dài lâu.
Nhưng, vẫn thấy lạ, là: hôm nay, ta phiếm rất nhiều điều để mọi người cười vui trong
chốn “xa vắng” ấy. Rồi có lúc, cũng muốn khóc như người kể truyện “lạ” ở dưới rằng:
có người cha nọ từng nói với con những câu như thế này: “Không sao đâu
con, đôi khi con trai cũng cần phải khóc, như thế cũng không sao cả". Và sau đó ông lại kể câu truyện
sau đây:
“Cha tôi
là một người lái xe giao bánh mì. Ngày bé, mỗi khi đi chơi, tôi thường nắm lấy
ngón tay út của ông. Có lần, tôi bị vấp ngã và òa khóc. Cha đỡ tôi lên âu yếm:
"Không sao đâu, con trai. Đôi khi con cũng cần phải khóc, như thế cũng
không sao cả". Tôi không bao giờ quên câu nói đó.
Cha con tôi cùng mê bóng đá. Dù được coi là một
đứa trẻ khá lỳ lợm, tôi vẫn khóc khi đội bóng mà tôi ưa thích tuột mất chức vô
địch. Lúc ấy, cha tôi vỗ vai tôi và bảo: "Không sao đâu con, đôi khi con
trai cũng cần phải khóc, như thế cũng không sao cả". Chẳng hiểu sao, khi
nghe cha nói thế, tôi lại nín khóc.
Rồi tôi thi vào một trường trung học xa nhà và ở ký túc xá. Có những buổi sáng
mùa đông sớm tinh mơ, lạnh buốt, cha tôi ghé qua ký túc xá trên chiếc xe lớn chở
bánh mì nóng đến giao cho các cửa hàng, đưa cho tôi mấy cái bánh mì nóng rực,
không quên phần cho mấy đứa bạn ở cùng phòng tôi, rồi lại vội vã đi giao hàng
cho kịp giờ.
Năm học lớp 12, đội tuyển bóng đá trường tôi được
vào trận chung kết giải bóng đá trung học toàn quốc. Cha tôi gọi điện và nói rằng
ông rất buồn vì vẫn phải giao bánh mì ở xa, nếu tới nơi tôi thi đấu, ông phải
lái xe 3 tiếng đồng hồ. Nhưng ông hứa sẽ nghe tường thuật qua đài.
Hôm ấy, tôi được thay vào sân khi trận bóng đã
đi đến nửa hiệp hai. Khi chạy vào sân, theo thói quen, tôi nhìn quanh một vòng.
Và ở gần chỗ gửi xe, tôi nhìn thấy chiếc xe của cha. Cha đã dậy sớm, đi giao hết
bánh mì, rồi lái xe 3 tiếng đồng hồ để tới đây, mong muốn được xem ít nhất là
phần cuối của trận đấu có tôi. Đeo chiếc huy chương vàng, chạy lại gần cha, mắt
tôi đỏ lên. Không chỉ xúc động vì chức vô địch mà còn vì ông đã tới. Ông lại vỗ
vai tôi: "Không sao đâu con, đôi khi con trai cũng cần phải khóc, như thế
cũng không sao cả".
Nhiều năm sau, vào một buổi sáng sớm, khoảng 5
giờ sáng, tôi có điện thoại. Có người báo là cha tôi vừa mất trong một tai nạn
giao thông. Cha lái xe đi giao bánh mì từ lúc tờ mờ sáng, trời lại có mưa nên
không nhìn rõ một đàn gia súc húc đổ hàng rào và chạy ra quốc lộ. Tôi đã òa lên
khóc như một đứa trẻ. Lần này, không có ai nói với tôi rằng con trai khóc cũng
không sao cả.
Cha ra đi để lại trong tôi một vùng trời xa vắng,
khá trống rỗng. Nhưng rồi nó được lấp đầy một cách kỳ lạ vào một buổi chiều khi
cậu con trai nhỏ của tôi sụt sịt chạy lại: "Bố, con bị loại khỏi đội bóng
của lớp rồi". Tôi nhấc bổng cậu con trai lên, hứa sẽ dạy cho con chơi bóng
để bất kỳ đội bóng nào cũng mơ ước có cậu, rồi bỗng tôi thấy mình nói:
"Không sao đâu con trai. Đôi khi con cũng cần phải khóc, như thế không sao
cả".
Sau câu nói ấy của tôi, nước mắt cậu nhóc ngừng
rơi, nhường chỗ cho một nụ cười.”
Vâng. Câu truyện vào đề về “Con trai cũng nên khóc” kể ở trên, đã dẫn
đưa bần đạo bầy tôi đây đi vào vùng trời luận-phiếm có những chuyện đạo, rất lạo
xạo về đấng bậc nổi-danh nhiều thời cũng từng “khóc” một đôi lúc, khi ở trước thập tự. Đó, là đấng bậc vua/quan
tên gọi rất ư là Constantine, như sau:
“Một yếu tố rất nổi-cộm từng góp phần vào việc tôn-thờ ảnh-hình
một thập-giá trong thánh Hội rất La Mã, là “thị-kiến về thập-giá” đã khiến ông
Constantine hòi hướng “trở về lại” với thánh hội Nước Trời ở trần-gian.
Truyện kể rằng: thoạt khi ông Constantine và đám quân-binh của
mình đến gần thành-đô La Mã, để giáp mặt đụng trận với địch-quân trong trận chiến
mang tên “Trận quyết tử trên cầu Milvian”.
Truyền-thuyết lúc ấy kể rằng: các thầy bói chuyên xem lông con thú
được đem lên bàn thờ để tế-hiến, đã nói với vua/quan dưới trước của Costantine
rằng: thần-linh sẽ không phù-trợ ông, nên ông sẽ đại bại trong chấn chiến ấy.
Nhưng sau đó, Constantine nằm mộng thấy có hình cây thập-tự đến
với ông kèm theo câu viết: cứ theo dấu này, rồi ông cũng sẽ chiếm được
thành-lũy mình tiến tới…” Và cứ thế, ngay hôm sau, vào ngày 28 tháng Mười năm
312, ông tiến về phía trước, quyết theo dấu ấn hình thập-tự. Và, ông đã chiến-thắng
trận địa hôm ấy, giết chết địch-thù và tuyên-bố sẽ hồi-hướng trở về với thập-tự
của Chúa, từ dạo đó.
Dĩ nhiên, chiến-thắng nói ở đây không thể là chiến-thắng đem đến
với Đạo Chúa khi Đấng uy-nghi quyền-lực truện lệnh áp-dụng việc treo thánh-giá
tại các nơi thờ-phụng cũng như tư-gia của người Công-giáo, như biểu-tượng trong
Đạo và của Đạo.
Đành rằng, chuyện Hoàng-đế Constantine nhìn thấy hình-ảnh cây thập-tự
đã hướng-dẫn ông đến chiến-thắng trong nhiều cuộc chiến không mang tính sử-học,
mà chỉ là truyện kể đầy hư-cấu do chuyên-gia bóp méo lịch-sử là sử-gia Eusebius
chuyện gom gộp chuyện dân-gian/thần-thoại làm sự thật.
Thế nhưng, câu hỏi mà nhiều người cứ luôn miệng hỏi, là: Nếu chấp
nhận rằng trên thực-tế, hoàng đế Constantine đích-thực có thị-kiến như thế,
thì: phải chăng đằng sau câu chuyện, chính Đức Giêsu Kitô là tác-giả sự việc ấy?
Phải chăng Ông Hoàng của nền Hoà-bình thế-giới đã dẫn-dụ một hoàng-đế dân-ngoại
làm thế để giúp ông chiến-thắng cả và thế-gian, đưa nhân-loại thuần-thục Đạo
Chúa chứ?
Và, giả như thị-kiến nói ở trên không thật sự do Chúa tạo ra,
thì sao ta có thể cắt-nghĩa được việc “trở lại đạo” của một hoàng-đấ ngoại
giáo, ghê-gớm bạo tàn như Constantine Đại đế?
Thật ra thì, câu trả lời nào cũng không hoàn-toàn làm mãn-nguyện
người dân đen ở huyện. Duy có mỗi việc là mọi người lâu nay thường đặt nhiều dấu
hỏi về chuyện “trở lại” của một ông hoàng-đế từng khiến người Đạo Chúa thiết-lập
nhiều giáo-lý và tập-tục bên trong hội-thánh.
Nhưng, sự việc thực-tế cho thấy ông hoàng này đã không “thực sự”
trở lại Đạo theo nghĩa Kinh-thánh của cụm-từ này, nhưng theo một số sử-gia
lão-thành luôn nhận rằng việc ông ta trở lại đạo vẫn không là chuyện đáng kể, cả
theo tiêu-chuẩncủa thời bấy giờ, đâu.” (X. Homer W. Smith, Man and His Gods, Boston: Little, Brown and Co. 1953, tr. 22)
Kể truyện ông hoàng Constantine, người có công đầu rất nhiều đối
với Hội-thánh Công giáo, chỉ để nói lên rất nhiều thứ chuyện, trong đó có chuyện
liên-quan đến sự thật lịch sử trong các động-thái phụng thờ ở Đạo Chúa.
Kể truyện ông
Constantine với ảnh-hình thập-tự có trước mắt của ông, cũng để nói thêm một điều,
là: trong rất nhiều chuyện, không phải chuyện nào cũng mang tính lịch-sử, có thật
hoặc rất thật như đếm. Chí ít, là chuyện thần-học, giáo-lý với suy-tư.
Suy-tư chuyện giáo-lý/giáo-điều có thể chỉ là ý-kiến riêng-tư về
thần-học của ai đó, mà thôi. Nhưng, ai “ai đó” có tính thuyết-phục mình hay
không, lại là chuyện khác. Bởi thế nên, hôm nay, nhân chuyện bàn về thị-kiến rất
ử “truyền-thuyết” của Constantine Đại-đế hay Tiểu-vương gì cũng chỉ để giúp
mình và giúp người có thói quen suy-tư, học hỏi nhiều hơn nữa. Học, từ bậc thày
giảng dạy hay từ bạn bè, tuổi trẻ vẫn là chuyện cần thiết.
Quyết thế rồi, nay mới bạn và mời tôi, ta bước thêm vào lề đường
học-hỏi về căn-tính có lịch-sử hay không của Đức Giêsu không thành vấn-đề, mà
chỉ thấy những điều nên học từ nơi căn-tính của Đức Chúa rất sau:
“Trong chừng mực nào đó, mỗi khi ta
suy về tính Vua/quan của Đức Kitô, là suy về: một quyết
tâm ta tin rằng Đức Kitô không chỉ là “Vua/quan” của người tín hữu, mà còn là Đức Chúa của thế giới này. Ngài, là Đức Chúa theo
dạng-thức đặc-biệt. Bổn phận của ta, là phải giúp mọi người hiểu biết căn-tính
Vua/quan của Ngài theo nghĩa nào đó, không chỉ mỗi khoa-học lịch-sử, mà thôi.
Ngài
lại là: Vị Vua/quan từng yêu mến dân con không điều kiện. Một Vua/quan, muốn
hoà-giải/hoà-hợp với tội phạm. Vị Vua/quan, chỉ muốn giúp đỡ, chữa lành kẻ ốm đau,
tật bệnh. Một Vua/quan khiêm hạ, không bao giờ kiêu hãnh cũng chẳng tự hào. Một
Vua hoặc Quan luôn san-sẻ cuộc sống với ta, bây giờ và mãi mãi.
Muốn
am-hiểu Lời Ngài cho tường-tận theo cung-cách Vua/quan/lãnh-chúa, trước nhất cũng
nên tự giúp mình hiểu cương vị Vua/quan nơi Ngài. Rồi, sau đó giúp mọi người hiểu
và biết Ngài. Nghịch thường thay, cách hay nhất để biết Đức Kitô là Vua/quan đã
ra đi giùm giúp để mọi người biết Ngài. Để, san-sẻ nhận thức, am-tường và lòng
yêu thương Đức-Chúa-là-Vua với người khác, ta cũng phải khám phá cho bằng được
sự nhận thức, am-tường và lòng yêu thương chính mình..” (X. Lm Richard Leonard, sj, www.suyniemloingài.blogspot.com
Chúa nhật 22/11/2015)
Thế
đó, là lập-trường cốt-thiết trong tìm-hiểu ý-nghĩa của vai-trò vua/quan/hoàng đế
trong phụng-vụ Đạo Chúa, rất nghe quen.
Thế
đó, còn là lập-trường đầy khích-lệ để bạn và tôi, ta cứ thế mà đi tới tìm-hiểu
các giòng chảy tư-tưởng của bậc thày trên bục giảng nhà thờ hoặc trường đời, rất
ê hề, nhiều nỗi.
Thế đó, vẫn là khuynh-hướng rất “phiếm”,
để bạn và tôi, ta cứ thế mà …cứu thế qua mọi luận-phiếm hoặc chỉ mỗi kể lể những
câu truyện đời chẳng ra đâu vào đâu, như truyện ở bên dưới, chỉ mỗi “mua vui
cũng được một vài trống canh”, mà thôi.
Nhưng trước khi đi vào câu truyện kể thư-giãn, xin quay về với
nhạc-bản những hát rằng:
“Xuân gieo bao nhung nhớ,
Tháng năm êm đềm
đã qua.
Xuân gieo bao
nỗi buồn,
Âm thầm dâng
trong tim.
Một lần nói yêu
thương anh,
Ước mơ em xót xa
nhiều thêm.
Dịu dàng thiết
tha như thơ,
Sao tình xưa
bỗng dưng hững hờ.
Bàng hoàng những
đêm bơ vơ,
Nghe cuộc tình
trầm ngâm lên tiếng.
Gọi mãi anh, gọi
mãi em về cõi riêng.”
(Quốc Dũng – bđd)
“Gọi mãi anh,
gọi mãi em về cõi riêng”, như thế là để anh và em cùng nắm tay nhau, ta đi vào vùng trời đầy những
lời khuyên-nhủ của người xưa, vẫn bảo rằng:
“Trong việc xử thế ở đời,
dám nắm lấy là dũng khí, dám buông ra là độ lượng. Phần lớn những người có kinh
nghiệm xử thế đều xem thường những hoa tươi, tiếng vỗ tay... trên đường đời.
Nhưng nếu nhìn nhận một cách bình thường đối
với những gập ghềnh, bùn lầy... trong cuộc sống, thì không phải là điều dễ làm.
Có thể không hoảng hốt, có thể thản nhiên chịu đựng những trở ngại lớn, những
tai họa lớn, chính là vì có lòng độ lượng. Người quân tử lấy lòng độ
lượng dung nạp mọi việc trong thiên hạ làm nguồn vui, đã đến rồi thì hãy ở yên
mà thích ứng với hoàn cảnh là một hình thức siêu thoát.
Biết nắm lấy thực đáng quý, nhưng biết buông
ra mới là đạo lý chân chính xử thế trong đời.”
Thế đó, là đạo-lý ở đời, của
người đời.
Thế đây, lại là những lý-lẽ
trong Đạo của bậc thánh-hiền từng nhủ-khuyên con dân trong Đạo/ngoài đời, những
điều như sau:
“Quả vậy, Đức Kitô đã
chẳng sai tôi đi làm phép rửa,
nhưng sai tôi đi rao
giảng Tin Mừng,
và rao giảng
không phải bằng lời
lẽ khôn khéo,
để thập giá Đức Kitô
khỏi trở nên vô hiệu.
Thật thế,
lời rao giảng về thập
giá
là một sự điên rồ
đối với những kẻ đang
trên đà hư mất,
nhưng đối với chúng
ta
là những người được
cứu độ,
thì đó lại là sức
mạnh của Thiên Chúa.”
(1Cor 1: 17-18)
Giống như thế, những phiếm-luận đầy truyện kể
lâu nay ta kể cho nhau nghe, cũng chỉ là những chuyện nên làm và cần làm, vào
đôi lúc. Hầu hết, đều là những lúc bạn và tôi ta cần đến “lời vàng” để suy-tư
và thư-giãn. Suy, những điều cần nghĩ, Và, thư-giãn những lúc cần giãn rộng con
người mình, ở đời.
Trần Ngọc Mười Hai
Nhiều lúc cũng muốn
thư và giãn
bằng những truyện kể
rất vớ vẩn
mà thôi.
Nghĩ và suy thế rồi, nay ta hãy mời nhau
hướng về phía trước mà tiến bước với tư-thế hiên-ngang hát nhạc vang ngoài đời
có những cầu, rằng:
“Xuân gieo bao nhung nhớ,
Tháng năm êm đềm
đã qua.
Xuân gieo bao
nỗi buồn,
Âm thầm dâng
trong tim.
Một lần nói yêu
thương anh,
Ước mơ em xót xa
nhiều thêm.
Dịu dàng thiết
tha như thơ,
Sao tình xưa
bỗng dưng hững hờ.
Bàng hoàng những
đêm bơ vơ,
Nghe cuộc tình
trầm ngâm lên tiếng.
Gọi mãi anh, gọi
mãi em về cõi riêng.”
(Quốc Dũng – bđd)
Cõi riêng ấy, đang ở đây, lúc này. Rất vô-tư.
No comments:
Post a Comment