Saturday, 23 January 2016
“Tôi yêu tiếng nước tôi,”
Chuyện Phiếm đọc trong tuần 4 Thường niên năm C 31/01/2016
“Tôi yêu tiếng
nước tôi,”
Từ khi mới ra đời, người ơi!
Mẹ hiền ru những cấu xa vời,
À à ơi tiếng ru muôn đời.”
(Phạm Duy – Tình Ca)
(1
Phêrô 4: 19)
Vâng. Những câu hát để đời này, đã
hằn in dấu vết trong lòng rất nhiều người Việt trong đó có người bạn đời của
bần đạo, đã không nén được nỗi xúc động mỗi khi nghe lại, suốt nửa thế kỷ đời
người. Lại cũng có những câu nói để đời khác của nghệ-sĩ viết lên bài “Tình Ca’
ở đây, như gia-tài đáng giá của riêng
ông.
Hôm nay, đi vào vùng
trởi tản mạn đầy những phiếm và luận về đủ thứ chuyện của người mình, chí ít là
người Việt đi Đạo, thì bần đạo bầy tôi đây đã bắt gặp được giòng chảy của
tác-giả Lưu Trọng Văn nói về những lời cuối cùng của người nghệ-sĩ già
trích-dẫn ở trên, những bảo rằng:
“Tôi nghĩ, tôi chết cũng như sống thôi. Vì, gia-tài của tôi để lại thì
nhiều lắm. Một trăm năm nữa, nếu người ta vẫn hát bài “Tình Ca” với câu “Tôi
yêu tiếng nước tôi”, thì 999 bài còn lại, người ta quên cũng được.” (X. Lưu Trọng Văn – Một Thế Giới)
Ấy đấy! “Nghệ-sĩ già”
nhà ta, không chỉ viết mỗi thế, những câu hát để đời trong số hàng ngàn bài
hát. Nhưng, những bài “để đời” của ông lại có câu:
“Tôi yêu tiếng ngang trời
Những câu hò
giận hờn không nguôi
Nhớ nhung hoài
mảnh tình xa xôi
Vững tin vào
mộng đẹp ngày mai.”
(Phạm Duy – bđd)
Và, lại là câu khác, giống như thế:
“Tôi yêu biết
bao người
Lý, Lê, Trần...
và còn ai nữa
Những anh hùng
của thời xa xưa
Những anh hùng
của một ngày mai
Vì yêu, yêu
nước, yêu nòi
Ngày Xuân tôi
hát nên bài (ư bài) tình ca
Ruộng xanh tươi
tốt quê nhà
Lòng tôi đã nở
như là (ừ là) đoá hoa...
(Phạm Duy – bđd)
Vâng. Yêu là thế đấy. “Yêu biết bao người!” Nào những “Lý Lê Trần và còn ai nữa”, “những anh-hùng
của thời xa xưa”, và cả những người “của
một ngày mai”… Những người ấy, là ai thế? Có giống như lời mời gọi rất “yêu
thương” mà nhà Đạo mình vẫn còn nghe văng vẳng ở đâu đó, hay không?
Vâng. Đạo Chúa của mình, lại cũng
có nhiều vị như Tổng Giám Mục nọ được mẹ hiền của ông “ru êm” bằng những Lời
Vàng/truyện kể rất mềm mại, đầy Thánh Kinh. Nghe mẹ ru bằng truyện kể Kinh
thánh đấng bậc ở Đạo Chúa lại sẽ không ngủ vùi trong mộng-mị. Nhưng, sẽ nhớ mãi
những ca-từ “êm ru”, nhiều thích-thú.
Đó, là đấng bậc họ Spong tên John
Shelby của nước Mỹ đọc thấy trong phần phụ-lục ở cuối sách có tên là: “Rescuing
Bible from Fundamentalism, HarperSanFrancisco 1991).
Nói như đấng bậc vị vọng này, thì:
một khi đã được mẹ hiền “ru êm” bằng những câu truyện hoặc đoạn sách trong
Thánh Kinh, thì người con lại sẽ tìm cho được ý-từ như nghệ sĩ “già” nhà mình,
lại đã hát:
“Tiếng nước tôi!
Bốn ngàn năm
ròng rã buồn vui
Khóc cười theo
mệnh nước nổi trôi, nước ơi!
Tiếng nước tôi!
Tiếng mẹ sinh từ
lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm
thành tiếng lòng tôi, nước ơi!
Một yêu câu hát
Truyện Kiều
Lẳng lơ như
tiếng sáo diều (ư diều) làng ta
Và yêu cô gái
bên nhà
Miệng xinh ăn nói thật thà (à à) có duyên...”
(Phạm Duy – bđd)
Và, cứ như nghệ-sĩ già nhà mình,
thì một khi đã yêu”tiếng nước tôi” rồi, lại sẽ yêu cả câu hát Truyện Kiều”, yêu
luôn “cô gái bên nhà, miệng xinh ăn
nói mặn mà, mà có duyên.”
Thế nhưng, tiếng “mẹ ru” của đấng
bậc Đạo Chúa của mình, tuy có “ru êm” thật đấy, nhưng lại là tiếng/giọng đầy
tình-tự của người xưa vẫn trân-trọng một Đức Chúa. Nên, đã nhắn nhủ dân con hãy
tìm về mà nghe mà đọc cho rõ nghĩa, như lời đề-nghị của bậc thày hôm ấy có nói
rằng:
“Rất nhiều độc-giả đã thực-hiện
các cuộc nghiên-cứu, lúc ấy, về Cựu-Ước khi không hiểu là bao những gì được
viết ở trong đó. Có người lại tưởng-tượng nhiều hoặc đưa ra giả-thuyết
chứng-thực đó là truyền-thống niềm tin trong Đạo Chúa. Rất ít độc-giả có cơ-hội
bắt chụp được những gì xảy đến với giới kinh-điển, về học-thuật, trong
thời-gian gần đây.
Những ngày gần đây, đã có nhiều
đổi thay và còn thay-đổi nhiều hơn nữa, mai sau này. Nếu tóm gọn, ta thấy giới
kinh-điển nay hiểu nhiều về tính-chất dựng xây đầy then-chốt nên coi các đoạn
viết trong đó mang tính sử-học, có bối-cảnh chính-trị và đặc-trưng ý-thưc-hệ,
nữa. Đặc-trưng tôn-giáo đã xuất-hiện trong trạng-huống giới-hạn ấy mà thôi.
Chính vì thế mà ngày nay lại đã
thấy có nhiều chiều-hướng quyết-tâm tìm về học-hỏi những khả-năng hàm-ẩn trong
đó tính-chất đích-thực của nội-dung Kinh-thánh hơn chỉ ấp-ủ một số luận-điểm
như ta vẫn làm trong quá-khứ. Bởi thế, ít ra cũng nên quảng-diễn các luận-điểm
cốt-thiết và đích-thực của thời-đại Kinh thánh được viết, theo đúng nghĩa, thì
hơn…” (X. Lm Kevin
O’Shea CSsR, Re-Reading the Bible, Australian
Catholic University 6/9/2008, tr.1)
Xem thế thì, giống như lời cuối
của nghệ-sĩ già nhà ta từng nói trước khi quá vãng, rằng ông chỉ trân trọng có
mỗi bài “Tình Ca’ là bài ông đắc ý nhất, còn lại thì ai quên các bài khác cũng
được. Cũng thế, có đọc Kinh/Sách hoặc điều gọi là Thánh Kinh đi nữa, cũng chỉ
nên tìm về những gì người viết trong đó đắc ý nhất mà thôi.
Tuy nhiên, vấn-đề là: làm sao biết
được bài nào, đoạn nào được tác-giả thời ấy ăn ý hơn cả. Thành ra, vấn-đề muôn
thuở là: làm sao tìm được điều tốt/xấu ở kinh/thư vẫn được mọi người cho là rất
“thánh”, mới được.
Đó, cũng là giòng tư-tưởng của
đấng bậc vị vọng trong Đạo Chúa, từng ngỏ lời ở tác-phẩm ông ưng-ý nhất có tựa
đề là: “The Sins of Scripture” bằng trích-dẫn đôi giòng “Lời Tựa” như sau:
“Lúc ấy, tác-giả Mark Tauber nay
là chủ nhà xuất-bản HarperSanFrancisco đã đề-nghị tôi viết một cuốn nói về
những bản-văn Kinh-thánh từng gây tổn-hại cho nhiều người. Tôi muốn nói đến các
văn-bản Kinh thánh lâu nay được sử-dụng suốt đường dài lịch-sử cốt để thanh-minh/biện-hộ
cho hành-động bôi-nhọ hoặc khủng-bố/xách-nhiễu những người khác với mình, khi
mình có trong tay cái quyền ngầm-ẩn chuyên vùi dập kẻ khác rồi lại gọi đó là
“Lời của Chúa”.
Tác-giả Mark Tauber đặc-biệt
thôi-thúc tôi hãy duyệt-xét và thách-thức các văn-bản nào cho thấy tín-hữu Đạo
Chúa có khuynh-hướng bảo-thủ vẫn đều-đặn sử-dụng chúng để duy-trì nguyên-vẹn sự
kỳ-thị người đồng-tính-luyến-ái, bởi đó là xung-đột chính-yếu vẫn kéo dài và
tồn-tại trong các Giáo-hội thuộc Đạo Chúa trên khắp thế-giới…” (X. TGm John Shelby Spong, The Sins of Scripture, HarperSanFrancisco,
bđd)
Thành ra, cũng là câu
nói hoặc hát nhiều về yêu đương. Yêu tiếng nói, quê hương, yêu cả những
Lời-cho-rằng-là-của-Chúa, mà kỳ thực chưa chắc đã là thế!
Thế nhưng, yêu đương và đương yêu “đất nước tôi” theo lời người nghệ-sĩ,
còn nhiều lý-do để yêu và để ghét. Yêu nhiều hơn ghét. Hoặc, có ghét gì thì
ghét, chẳng bao giờ ghét đất nước mà tôi đương yêu, rất yêu đương, như thế này:
“Tôi yêu đất
nước tôi,
nằm phơi phới
bên bờ biển xanh
Ruộng đồng vun
sóng ra Thái Bình
Nhìn trùng dương
hát câu no lành.
Đất nước tôi!
Dẫy Trường Sơn
ẩn bóng hoàng hôn.
Đất miền Tây chờ
sức người vươn, đất ơi.
Đất nước tôi!
Núi rừng cao
miền Bắc lửa thiêng.
Lúa miền Nam chờ
gió mùa lên, lúa ơi.
Tôi yêu những
sông trường,
Biết ái tình ở
dòng sông Hương,
Sống no đầy là
nhờ Cửu Long,
Máu sông Hồng đỏ
vì chờ mong.
Người yêu thế
giới mịt mùng
Cùng tôi ôm ấp
ruộng đồng (ừ đồng) Việt Nam
Làm sao chắp
cánh chim ngàn
Nhìn Trung Nam
Bắc kết hàng (à hàng) mến nhau”
(Phạm Duy – bđd)
Yêu thương “đất
nước tôi” gồm cả “tiếng nước tôi’,
“núi đồi”, “ruộng sâu”, “biển xanh”
và nhiều nhiều nữa, vẫn không hết.
Yêu và thương tiếng nói của Đạo mà người thường vẫn
gọi là “Lời của Chúa”, còn là yêu và ghét, cũng rất nhiều. Yêu nhiều người và
nhiều câu truyện ở Sách thánh hoặc Thánh Kinh, là chuyện đã đành, không có gì
để chối cãi. Thế nhưng, làm sao có thể ghét bỏ những giòng chữ, câu truyện kể
về Lời và đời của Chúa ngang qua các sự kiện lịch-sử hoặc dã-sử xảy ra trong
đời, được.
Đó, chính là vấn-đề. Vấn-đề ấy, lại đã được bậc
vị-vọng trích-dẫn ở trên còn nói thêm, như sau:
“Vượt xa hơn cả những gì thế-giới
Tây Phương từng nhận-biết, toàn-bộ cuộc sống của người Phương Tây đều được
định-hình cách sâu-sắc bằng và qua sự-kiện, là: nội-dung Sách Thán đã tẩy sạch
nền văn-minh của ta hơn hai ngàn năm lẻ. Các ý-niệm hiện rõ trong Sách thánh đã
hằn sâu chữ viết vào chính cá-nhân và tâm-thân trọn-bộ con người của ta đến độ
những người không tín-ngưỡng cũng công-nhận là không tài nào thoát được chúng
và điều đó trở-thành một phần cuộc sống của ta.
Tuy nhiên, trong lịch-sử của
thế-giới Tây Phương, ai cũng đều thấy rõ, là: Thánh Kinh đã để lại một dải gồm
những khổ đau, khiếp sợ máu huyết và sự chết mà không chối cãi được. Và, yếu-tố
này thường không được phép trổi vượt lên ý-thức. Lời lẽ của Kinh Thánh lâu nay
được sử-dụng không chỉ để giết choc nhau mà còn để bào chữa cho việc giết chết
ấy nữa.
Nhiều vị đã trích-dẫn các câu nói
hoặc văn-bản ở Kinh thánh để chúc lành cho các cuộc chiến đẫm máu hơn bao giờ
hết. Có người từng xả-thân cho Kinh Thánh, lâu nay vẫn không thể ngưng tay,
chùng bước trước việc sử-dụng các hình-thức ám-hại/hành-hạ đốn-mạt nhất lên
những người mà họ tin rằng đó là những kẻ thù của Thiên-Chúa trong Sách rất
“thánh” ấy…” (X. TGm John Shelby Spong, sđd tr.
4)
Khi đã nói đến Sách thánh hay Kinh
thánh, người đọc phải hiểu “Sách: ấy là gì? Có dụng đích gì? Sách dành cho ai?
Người nào thường đọc “Sách” này nhất?
Trả lời cho các câu hỏi này, cũng
phải mất nhiều chương sách viết rất dài, cũng không đủ. Ở đây, có lẽ ta chỉ nói
sơ qua phần “cốt-yếu” của Kinh-thánh, để rồi ta mời bạn đọc tìm-hiểu thêm trong
bài nào khác, bắt chộp về sau.
Và, tiếp theo đây, cũng nên tìm về
bài dạy của bậc thày vào những năm về trước, rất như sau:
“Người Do-thái-giáo không sử-dụng
cụm-từ “Kinh Thánh Do-thái”, bao giờ hết. Bởi, nói như thế, sẽ gây ngộ-nhận
khiến người đọc có cảm giác, là: trong dân-gian, còn nhiều bộ Kinh Thánh khác. Người theo Do-thái-giáo, thích nhắc
đến cụm-từ TNK, là “Tanakh”: bao gồm Torah + Neviim +
Kethuvim, tức: Sách Lề-Luật + Tiên Tri + các bài viết khác. Torah, là sách có
nguồn từ Do-thái-giáo cốt bắn mũi tên cho trúng đích. Torah, có nghĩa là: luật-lệ,
là: chỉ-thị, lời dạy hoặc đường-lối sống.
Cũng hệt thế, người Do-thái-giáo
thích nói đến “đạo của Israel-Giuđê’ hơn ‘Kinh-Sách’. Đạo Chúa và Hồi-giáo, là hai
đạo “chuyên về thánh-kinh” và luôn đặt nền-tảng đủ mọi thứ chuyện vào
Kinh/Sách. Tuy nhiên, Israel là đạo-giáo từng tác-tạo Sách Thánh, nên vẫn đứng
trụ một mình không như tôn-giáo nào thuộc đất/miền lân-cận …
Kinh thánh của người Do-thái-giáo
đặt nền tảng trên Văn-bản Masrorah, tức: có từ truyền-thống Do-thái-giáo. Còn,
Bản 70 là bản dịch ra tiếng Hy-Lạp, có lẽ do tự 70 dịch-giả dịch bản Kinh Sách
Do-thái-giáo này tại Alexandria, Ai-Cập từ năm 300-200 trước Công Nguyên.
Cộng-đồng Do-thái-giáo hải-ngoại
và các tín-hữu Đạo Chúa thời tiên-khởi (trong đó có thánh Phaolô, các tác-giả
Tin Mừng, cũng như tổ-phụ Giáo-hội) thành-lập vào thế-kỷ thứ 5 sau Công Nguyên đã
sử-dụng Sách này mà không bao giờ đụng tới Bản-văn Masorah, bao giờ hết. Người
Do-thái-giáo ở Palestine lại bác-bỏ Bản 70 này vì nhiều lúc đã đi trệch khỏi
văn-bản chính gốc của Do-thái-giáo. Thật ra thì, giữa 2 bản-văn này cũng không
có khác-biệt là bao. Bản 70 lại có các sách được ghép thêm vào gọi là Ngụy-thư
Cựu Ước trong đó có sách Giuđith, Tobia, Baruck, Sirach, Sách Khôn-ngoan của
vua Salômôn, sách Macabê 1 và 2, hai sách Ezra, các phần thêm vào sách Esther,
lời cầu của Manassê và một số phần phụ thêm vào sách Đaniel, Thánh vịnh ngoại
lệ.
Hồi đầu thế-kỷ thứ 5, tổ-phụ
Giêrônimô đã bác-bỏ Bản 70 và đã dịch sang tiếng La-tinh thẳng từ Bản Kinh
thánh nói là của Do-thái-giáo (tức bản Vulgata phổ-thông). Các nghiên-cứu về
Kinh thánh kinh-điển đã có lý để chỉ đặt ưu-tiên cho Văn-bản Masorah.
Năm 1947, người ta đã khám-phá ra Cảo
Bản Biển Chết, một số bản-văn trong đó có niên-biểu ngược về năm 200 trước Công
Nguyên và trong đó chứa-đựng nhiều phần sách trong Kinh thánh Do-thái-giáo
ngoại trừ cuốn Esther.
Hầu hết các sách kinh-thánh của Công-Giáo
là những bản xuất tự sách Vulgata phổ-thông, nhưng vào những năm gần đây, cũng
có một số dịch-giả kinh-thánh tìm cách dịch thẳng từ tiếng Hip-ri, Do-thái. Hầu
hết các sách này bao gồm các sách gặp ở bản 70 nhưng không có trong Bản-văn
Masorah. Và, một số vị này ít thích dựa vào bản 70 cùng vai-trò gặp thấy nơi
tín-hữu thời tiên-khởi; chính vì thế nay đã thất-lạc một số văn-bản lịch-sử, là
do vậy. Ngày nay, người ta có khuynh-hướng đặt lại giá-trị của Bản 70 coi đó
như nguồn của các bài viết tiếng Do-thái và chủ ý đặt văn-bản này cao hơn
Bản-văn Masorah nữa. Lâu nay, ta có cả 1000 năm để quảng-bá các văn-bản có ở
Kinh thánh Do-thái-giáo mà ta đang có trong tay.
Để có một chút, “đố vui để học”,
có thể nói là: Kinh thánh Do-thái-giáo gồm có 308,428 chữ. Cũng là điều hay/lẽ đẹp
nếu ai đó đọc văn-bản này mà không thấy chia thành chương/đoạn hoặc số câu tách
rời nhau như ta vẫn làm, từ lâu…
Về việc học hỏi Kinh thánh, các
học-viên cùng học-giả thích dùng cụm-từ trung-hoà như ‘Kinh thánh Do-thái-giáo’
là cụm từ mà người Công-giáo vẫn dùng khi chia cách Giao-Ước với Thiên-Chúa
thành Cựu-Ước và Tân-Ước. Học-giả Do-thái-giáo thường sử-dụng cụm-từ “Kinh
thánh” hoặc “Kinh Sách” mỗi lần qui chiếu về những gì mà các tín-hữu Đạo Chúa
gọi đó là “Cựu-Ước”. Còn, học-giả Do-thái-giáo lại qui cụm-từ “Tân-Ước” về
những sách của tín-hữu Đạo Chúa hơn, bởi lẽ nói về Giao Ước thì thật ra, vẫn
chỉ duy-nhất có một Giao-Ước mà thôi.” (Xem Lm Kevin O’Shea CSsR, Re-reading the Hebrew Bible, Australian Catholic University,
6/9/2008, tr. 1-2)
Trong cùng chiều-hướng với nghệ-sĩ già nhà mình khi
nói đến “tiếng nước tôi” hoặc các chuyên-gia Kinh thánh nói về Kinh Sách, là
nói và hát những câu tương-tự như:
“Tôi yêu bác nông phu,
đội sương nắng
bên bờ ruộng sâu
Vài ngàn năm
đứng trên đất nghèo
Mình đồng da sắt
không phai mầu
Tấm áo nâu!
Những mẹ quê chỉ biết cần lao
Những trẻ quê
bạn với đàn trâu, áo ơi
Tấm áo nâu !
Rướn mình đi từ cõi rừng cao
Dắt dìu nhau vào
đến Cà Mâu, áo ơi.”
(Phạm Duy – bđd)
Thật
ra thì, có so-sánh hoặc mạo-nhận như thế, cũng hơi quá. Thế nhưng, ở thời buổi
có quá nhiều thứ hơi bị “quá đáng” một chút, cũng là chuyện khó tránh. Bởi tất
cả chỉ để minh-hoạ và giúp người đọc như tôi và bạn, có một chút hấp-dẫn để
tiếp tục đọc cho hết những phần còn “quá đáng”, quá sức hoặc quá mực, nhiều hơn
vậy.
Có
lẽ, chỉ mỗi điều không gọi là “quá đáng” khi ta trở về với lời vàng của Đấng
Thánh Hiền từng ghi chép nhưng đoạn hoặc những câu khuyên như sau:
“Vì vậy,
những ai chịu khổ theo ý
của Thiên Chúa,
hãy phó mạng sống mình
cho Đấng Tạo Hoá trung
thành,
và cứ làm điều thiện.”
(1 Phêrô 4; 19)
Nói cho
cùng có nói nhiều hoặc viết dài, cũng chỉ để bạn và tôi, ta mường-tượng đến
chuyện tiếp-cận Kinh và Sách rất thánh-thiêng để theo đó mà sống, cũng rất Đạo.
Đã là sống Đạo trong đời, thời cũng cần những câu truyện kể để minh-hoạ hoặc
giúp mình nhớ lại những lời khuyên răn rất mực-thước, ở trường đời sau đây.
Nói xa
nói gần không bằng thú thật với bàn và tôi, là những người từng muốn giới-thiệu
một hoặc vài truyện kể khá đáng kể, để làm bằng cho cuộc sống, như sau:
“Truyện
rằng:
Hai người phụ nữ ngồi trò chuyện với nhau, trong đó
có một người nói:
-Con trai bà thế nào
rồi!.
-Đừng nhắc nữa, thiệt là
xui, đứa con này làm tôi lo lắng chết đi được!, người kia trả lời.
Người phụ nữ nói tiếp:
-Nó thiệt là quá xúi quẩy, lấy phải một người vợ cực
kì lười biếng, không nấu cơm, không quét dọn, không giặt quần áo, không chăm
con, cả ngày chỉ ngủ. Bữa sáng, con tôi còn đem tới tận giường kìa!
-Vậy, con gái bà thì sao?
Bà kia hỏi tiếp.
-Nó thì tốt số rồi”.
Người phụ nữ cười tươi
nói:
-Nó được gả cho một tấm chồng tốt, trước giờ không
phải làm việc nhà, một tay đều do chồng nó lo hết, nấu cơm, giặt đồ, quét dọn,
chăm trẻ, hơn nữa mỗi sáng còn đem thức ăn sáng tới tận giường cho nó ăn đó!”.
Truyện
kể chỉ có thế, có lẽ chẳng ăn nhập gì đề đề-tài mình đang bàn và viết. Thế
nhưng, ngườu kể lại cứ níu kéo qui về đề-tài mình bàn, như sau:
“Qua câu chuyện kể trên, ta thấy rằng: trong
đời, nhiều chuyện xảy ra cùng một trường hợp, nhưng khi đứng từ những góc độ
khác nhau để nhìn nhận, xem xét, thì lại có cái nhìn không giống nhau. Về
chuyện nghiên-cứu sách vở, cũng thế. Đứng ở góc cạnh nào đó, có thể ta và người
nhìn sự việc nghiên-cứu theo cách phiến diện, một chiều, nghĩa là cứ tưởng
người người xưa nay không thích viết và đọc sách. Chí ít là sách khô-khan
lý-luận chuyện trên trời. Nhưng nếu đứng từ góc cạnh nào khác lại thấy khác,
bởi điều nào cũng sẽ tạo nên nhiều hiểu lầm không đáng có.
Đối với bất kì việc gì, chúng ta cũng nên
có cái nhìn khách quan, đứng ở lập trường của người khác mà xem xét, hoặc đổi
một góc độ khác mà nghĩ, khi đó, mọi chuyện sẽ có chiều hướng tích cực hơn. (Sưu tầm ghi chú)
Và lời cuối của tôi và của bạn gửi cho nhau về
đề-tài này, vẫn là những ca-từ được trích-dẫn ở trên. Dù đôi lúc, chẳng ăn-nhập
gì đến đề-tài ta bàn luận. Thôi thì, cứ coi đó như một hồng-ân Bề Trên gửi để
suy-tư qui về cuộc sống rất hiện-tại. Của mỗi người.
Nghĩ thế rồi, nay mời bạn và tôi, ta quay về với
ca-từ rất ý-tứ như sau:
“Tôi yêu những
sông trường,
Biết ái tình ở
dòng sông Hương,
Sống no đầy là
nhờ Cửu Long,
Máu sông Hồng đỏ
vì chờ mong.
Người yêu thế
giới mịt mùng
Cùng tôi ôm ấp
ruộng đồng (ừ đồng) Việt Nam
Làm sao chắp
cánh chim ngàn
Nhìn Trung Nam Bắc
kết hàng (à hàng) mến nhau”
(Phạm Duy – bđd)
Thế-giới mịt mùng kia, mà còn yêu
nữa huống hồ là con người. Dù, người con của tôi và của bạn không được như thế,
vẫn cứ yêu. Yêu tất tần tật, để rồi sẽ thấy cuộc đời vui hơn Giao-thừa, ngày
Tết, rất ba mươi.
Trần Ngọc Mười Hai
Chưa kịp vui đêm 30
Đã biết cười
vào ngày Tết.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment