Saturday, 16 January 2016

“Ϲhiều quɑ chưɑ để nắng thôi νương sầu”



Chuyện Phiếm đọc trong tuần 3 Thường niên năm C 24/01/2016

“Ϲhiều quɑ chưɑ để nắng thôi νương sầu”
Ƭừng hạt sương lăn đọng tìm đến nhɑu
Ƭrong cơn lốc nhớ thương bừng cháу
Ƭɑ lắng ngh℮ âm thɑnh ngàу ấу.”
   (Quốc Dũng – Còn Mãi Nơi Đây)

            Có thích-hợp lắm không, nếu bần-đạo d0ây tìm cách đưa câu hát này về hỏi người nhà Đạo, khi có những chuyện”tréo cẳng ngỗn” đang diễn tiến, ở trong Đạo?
            Có hay-ho gì lắ`m không, khi đấng bậc nhà Đạo ở xứ Úc “thòi lòi” này, lại cứ trổ mòi níu kéo dân con đi Đạo bằng những câu hỏi/đáp rất vấn-đề kể như bị mọi người quên lãng?  
            Có hay ho hoặc thích-hợp gì không, khi bần đạo bầy tôi đây, lại cứ trích-dẫn câu thơ/đoạn nhạc lại ca tiếp với những câu ca, rằng:

            ßɑo tiếng cười, bɑo tiếng nhạc buồn đắm sɑу
Giờ nơi đâу quạnh νắng νới cung đàn
Hồn lɑng thɑng bước lạc νào ngõ hoɑng
Ƭừ giâу ρhút chiɑ lу ngàу ấу
Ƭrong giấc mơ tiếng уêu gọi mãi
Ŋgh℮ đáу tim bɑo ước mơ νẫn tràn đầу.”

Ƭừng chiều nɑo dìu nhɑu giữɑ ƙhung trời thiết thɑ
Đường lặng уên, dường như lắng ngh℮ chuуện chúng tɑ
Ƭrong ánh mắt thɑу lời trên một thoáng môi cười
Ƥhút quɑу mặt, hồn lạc bước chơi νơi !
Ƭừng ngàу quɑ lòng νẫn ƙhông ρhɑi nhòɑ
Ŋgười dù xɑ νẫn còn lại νới tɑ
Ƭɑ νẫn thấу hương thơm làn tóc
Ƭɑ νẫn ngh℮ trái tim thầm ƙhóc
ĸhi đắm sâu trong giấc mơ cuộc tình.”
(Quốc Dũng – bđd)

Vâng. Có lẽ là như thế. Như thế, tức: từ hôm qua đến hôm nay, nhà Đạo Hội-thánh của tôi và của bạn, lại đã thấy một tình-huống những-là-“thầm khóc” khi phát-hiện ra dân/con trong Đạo mình vẫn trong tình-trạng như ca-từ vừa hát: Ƭừng ngàу quɑ, lòng νẫn ƙhông ρhɑi nhòɑ, Ŋgười dù xɑ, νẫn còn lại νới tɑ”.
Rõ ràng là thế mà sao đấng bậc nọ, lại cứ như thể mình tự đặt cho mình câu hỏi rồi lại tự mình đáp-trả bằng câu hỏi/đáp, rất như sau:

“Thưa Cha,
Con trai lớn của con, lâu nay bỏ xưng tội rất nhiều năm, mà không có dấu-hiệu khá quan gì là cháu nó sẽ quay lại toà hoá-giải Nay, cùng với vợ của cháu, con quyết nguyện cầu sao xin Chúa cho cháu được quay trở về trong năm thánh Từ Bi này. Cha có cách nào khả dĩ giúp cháu hoàn hồn mà quay về thực-hiện sống niềm tin không? Được Cha cho vào lời khuyên bảo, bọn con rất biết ơn. (X. Lm John Flader, Question Time, The Catholic Weekly 10/01/2016 tr. 12)

Đã lâu rồi, mục Phiếm Đạo của bầy tôi đây, ít có quay về với chuyện hỏi/đáp những giáo-luật cùng phụng-vụ sống Đạo vốn có từ thập-niên “một nghìn chín trăm lâu lắc”, rất bấy lâu. Nay, thấy có câu hỏi hơi bị “hư-cấu” (tức có thể do người phụ-trách giải-đáp tự cấu-trúc rồi níu kéo tư-tưởng thời-thượng cũng rất cổ) bèn tình-nguyện dịch và thuật, như sau :

“Anh/chị rất có lý, khi có trong đầu cái ý-định thực-hiện Năm Thánh Đầy Xót Thương bằng câu hỏi rất quan-trọng này. Bởi lẽ, giả như tất cả mọi tín-hữu Công-giáo đang hành-đạo lại đề-nghị sẽ giúp đỡ ít là một người quay trở về với toà giải-tội sau nhiều tháng ngày xa rời nơi ấy, thì đây là cách ta có thể giúp được nhiều linh-hồn cảm-nghiệm được Lòng Xót Thương của Chúa, mà thôi. Đằng khác, đương nhiên là chúng ta cũng sẽ giải-quyết bằng cách đều đặn ra đi mà đến với Bí-tích cao cả về Lòng Xót Thương Của Chúa, đến như thế.

Đức Phanixô có đưa ra một số lý-do cho Bí-tích cao cả này trong buổi triều-yết ngày Thứ Tư hôm 19 tháng Hai năm 2014 rằng:

“Bí-tích hoà-giải là Bí-tích chữa lành. Ta đi đến toà cáo-giải là để được chữa lành, chữa linh-hồn mình cho lành lặn, chữ cả tâm can con người mình và chữa lành cả những gì sai sót, ta hành-xử không đúng.”    

Tất cả chúng ta, ai cũng đã phạm tội. Một số là tội trọng có thể đưa đến cái chết.  Một số tội như thế đã cách-ly tar a khỏi tình-yêu của Thiên-Chúavà đem linh-hồn ta vào chốn tối tăm, tách tar a khỏi luồng sáng Đức Kitô đã ban cho ta vào lúc rử tội. Ta không thấy tình-trạng này vui sướng chút nào hết. Ta đều muốn được chữa cho lành-lặn, được gỡ bỏ mọi gánh nặng, được tự-do và chính vì lý do này mà Đức Kitô ban cho ta Bí tích Giải-tội ngay vào chiều hôm Ngài Phục Sinh quang vinh. (Ga 20: 21-23)

Và, khi ta quyết định đi đến toà giải-tội, đặc-biệt là sau một thời-gian dài xa-cách , ta sẽ vui mừng được nghe câu phán từ vị linh-mục giải tội bảo rằng: “Cha xoá giải con ra khỏi mọi tội lỗi con đã phạm” và ngay khi đó, ta biết rõ rằng Thiên-Chúa là Cha của ta đã ôm lấy ta vào lòng rồi hôn lấy hôn để như người Cha nhân-từ trong truyện dụ-ngôn “Người Con Đi Hoang” do thánh Luca thuật (Lc 15). Đây chính là cảm-nghiệm nâng-nhấc và chữa lành khó có thể tượng tượng được, và là cuộc phục-sinh rất đích-thực…

Có người lại cứ bảo rằng họ không cần phải xưng tội với ai hết bởi vì chính họ đã xưng tội của họ trực-tiếp với Chúa. Để trả lời, Đức Giáo Hoàng có nói:

Có lẽ, có người lại cũng bảo rằng: tôi chỉ xưng tội với Chúa, mà thôi. Đúng thế. Anh chị em có thể nói với Chúa là: “Xin Chúa tha tội cho con” và rồi cứ kể tội mình ra với Ngài, cũng được thôi. Nhưng tội của ta, cũng là hành-vi mình mắc-phạm đối với anh/chị em đồng Đạo của mình, và cả đối với Hội-thánh nữa. Bởi thế nên, cũng cần phải xin Hội-thánh và anh/chị em mình tha-thứ mọi tội cho mình, ngang qua chính con người của vị linh-mục hoá-giải nữa.”

Và cứ thế, Đức Giáo hoàng Phanxicô lại cũng nói:

“Xấu-hổ là điều phải lẽ. Quả là lành mạnh khiến ta cảm thấy xấu hổ, bởi vì xấu hổ là dấu-hiệu mình được cứu-chữa. Nơi quê-hương tôi sống, khi có người nào không thấy xấu-hổ, sẽ bị mọi người bảo anh ta là người “vô cảm” không còn biết xấu-hổ là gì, tiếng Tây Ban Nha gọi là “ sin verguenza”. Thế nhưng, xấu-hổ lại cũng làm điều tốt cho ta, bởi lẽ nó khiến ta nên khiêm-hạ nhiều hơn nữa. Và, vị linh-mục nghe lời thú-tội của phạm-nhân bằng cả tình thương-yêu, dịu-hiền nên đã tha-thứ chúng tat hay cho Chúa. Cũng thế, theo lập-trường/quan-điểm của người thường thì: muốn tự mình cất bỏ mọi gánh nặng cho chính mình, cũng nên đến với người anh em và xưng thú với  vị linh-mục giải-tội nhưng sự việc đã đè nặng lên tâm can mình, quá đỗi.

Và, mọi người đều cảm thấy tự mình cất bỏ gánh nặng của chính mình trước mặt Chúa, cùng với Giáo-hội, với anh chị em mình nữa. Thế nên, anh chị em chớ có sợ phải xưng tội bao giờ.

Bởi, khi ta xếp hàng đi vào toà cáo-giải, ta thấy tất cả mọi thứ, dù có xấu-hổ, nhưng sau đó khi đã xưng thú xong xuôi rồi, thì ta sẽ ra về trong tự-do, cao cả, tốt đẹp, đã được thứ-tha, trong trắng và hạnh-phúc. Đó chính là nét đẹp của việc xưng tội.”

Với những người từng bỏ xưng tội lâu ngày dày tháng rất nhiều năm, thì Đức Giáo Hoàng Phanxicô lại cũng khuyên:
“Và nếu tháng ngày trôi qua, cũng khá dài, anh chị em cũng đừng để mất thêm ngày nào nữa. Hãy ra đi đến với linh-mục giải-tội, các ngài đều là người tốt. Đức Giêsu sẽ ở đó và Ngài còn nhân-từ bác-ái hơn các linh-mục, Ngài sẽ đón tiếp ta, ôm ta vào lòng với tất cả tình thương Ngài vẫn có. Vậy nên, hãy can đảm và hiên-ngang tiến đến toà cáo-giải mà xưng tội!”

Với những người tự nghĩ mình là người xấu xa, tội lỗi lại nhiều không kể xiết, khó có ai tha thứ được, thì hôm trước, ngày 23 tháng Giêng năm 2015, Đức Giáo Hoàng lại đã khuyên:

“Không có tội nào mà Thiên-Chúa lại không tha thứ hết… Nếu anh chị em đến toà giải-tội với lòng sám hối, thì Ngài sẽ tha-thứ hết mọi sự cho anh chị em.”

Và lâu nay, Đức Giáo Hoàng đã thực-hiện những điều ngài giảng-dạy bằng việc đi xưng tội với một linh-mục Dòng Phanxicô ở Vaticăng, cứ 15 hoặc 20 ngày một lần. Thế nên, hãy có quyết-tâm như ngài và giúp mọi người làm thế. Chắc chắn, ta sẽ có được niềm vui khôn tả.” (X. Lm John Flader, bđd)

Câu truyện do Đức Thày dạy ở trên, có lẽ cũng không khác là bao với truyện kể của “nhà Phật” ở bên dưới về trái “khổ qua” hay “khổ quá”, để ta coi đó làm truyện minh-hoạ cho đời người đi Đạo và sống Đạo giữa đời, có nhiều bạn-đạo khác tôn-giáo cũng quan-niệm khá giống Đạo ta.
            Nay mời bạn và mời tôi, ta thử nghĩ/suy về trái “khổ qua” cũng như cuộc đời rất “khổ quá”, như sau:

“Ở chùa nọ, có lần đám đệ tử cùng nhau xuống núi hành hương. Lúc này, sư phụ mang đến một trái khổ qua và nói: “Mang trái khổ qua này theo bên mình, nhớ là ngâm nó vào mỗi con sông thánh mà các con đi qua. Hơn nữa, nhớ mang chúng vào thánh điện nơi các con thờ phụng, đặt lên bàn cúng bái, thờ cúng nó, lúc quay về, thì đem theo cùng về”.

Đám đệ-tử đi viếng qua rất nhiều sông thánh và thánh điện, cũng luôn theo lời sư phụ dặn dò mà làm. Sau khi quay về, họ đem trái khổ qua đưa lại cho sư phụ. Và rồi, sư phụ lại bảo họ đem khổ qua nấu chín, lúc ăn tối sẽ dùng. Đến bữa cơm tối, sư phụ cắn một miếng khổ qua, sau đó nhẹ nhàng nói: “Kì lạ thật! Ngâm qua nhiều sông thánh như thế, tiến vào nhiều thánh điện như thế, trái khổ qua vậy mà vẫn không trở nên ngọt.”

Đám đệ tử nghe xong, lập tức đều tỉnh ngộ. Đắng là bản chất của khổ qua, nó sẽ không vì ngâm nước thánh hay vào thánh điện mà thay đổi. Cuộc sống của con người cũng giống như vậy, sẽ không vì bạn đạt được địa vị gì, giành được học vị gì hay là tôn thờ một vị thần nào đó mà thay đổi.

Con người sống ở đời, không nên trông mong cuộc sống sẽ không có “bi ai thống khổ”, mà việc thật sự nên làm là luôn luôn sẵn sàng chịu khổ, việc nên trông mong là bản thân có thể từ cái khổ đó mà trưởng thành, thấu hiểu… như vậy cái “khổ” đó sẽ không còn nữa.

Chính đó, là: giòng suy-tư đầy kinh-nghiệm của đấng vị vọng chốn chóp bu trong Đạo, và của bạn đạo ở đời, rất Phật-tánh.
Nay, lại cũng mời bạn và tôi, ta quá bộ vào vùng trời nhiều tư-duy, để nghe thêm giòng chảy vui tươi, nhiều phấn-khởi với những sự-kiện xảy ra trong Đạo, nhờ đó sẽ có quyết-tâm sống đạo-hạnh, không cần nhủ khuyên.
Giòng chảy vẫn cứ chảy những giòng Đạo, rất xuyên thấu về lịch Đạo rất như sau:  
        
“Đạo Chúa lâu nay bước vào chốn lạc-quan niên lịch từ thế kỷ thứ tư, sau công nguyên. Đúng hơn, vào năm 526 tại La Mã, có tu sĩ rất uyên-bác tên là Dionysius Exiguus đã dày công nghiên cứu các niên biểu ghi rõ ngày Đức Giêsu sinh ra, tử nạn và sống lại để biên soạn làm niên lịch cho Hội thánh.

Nhiều năm sau, ông đã định ngày cho các nghi lễ phụng vụ để rồi đúc kết thành một bộ gọi là lịch Hội thánh. Với các dụng cụ sơ sài tự kiếm, một thày dòng chuyên tu như thày Dionysius làm được niên lịch Hội thánh như thế, cũng là chuyện phi thường, hiếm thấy.

Tuy nhiên, nếu căn cứ vào các nguồn sử liệu bên ngoài và nhất là vào Tân Ước, khi kể về các vị cầm quyền Do Thái và La Mã ở Palestine, thì dứt khoát là lịch của Dionysius đã đi trễ, những 4 năm.

Đến năm 1582, Giáo hội biết rõ những sơ hở này, đã định sửa đổi. Tuy nhiên nếu sửa, thế giới sẽ phải bỏ phí đi, mất 4 năm. Chung cuộc, đã có quyết định là ta cứ để vậy. Như thế, tính đúng thực tại, phải thừa nhận rằng ngày Đức Giêsu quang lâm, lẽ đáng phải là năm 1996, chứ không phải 2000, như một số dân con nhà Đạo khẳng định.

Thêm một thực tế khác nữa, là: mỗi khi bắt đầu kỷ nguyên mới, tín hữu Đạo Chúa lại được nghe kể về điềm thiêng dấu lạ trên mặt trời, mặt trăng cùng các ngôi sao. Rồi đến, thiên tai hạn hán mất mùa, động đất sóng thần, cứ liên tục xảy đến. Và, người dân ngoan hiền quận huyện sẽ cho rằng: ngày Chúa tái lâm đã gần kề. Tuy nhiên, rõ ràng là ta vẫn chờ. Và, vẫn cứ chờ.

Nếu ai muốn xác minh về điềm báo khốc liệt như thế, có lẽ nên nhớ lại lời dặn: “Các con chẳng thể biết được thời gian và nơi chốn khi Con Người đến trong vinh quang.” Chính vì lời dặn dò này, mà cộng đoàn thánh Luca nghĩ rằng Đức Kitô sẽ nhanh chóng quang lâm, trong tương lai rất gần. Ngài sẽ đến lại trong huy hoàng, lộng lẫy.

Thời gian vẫn cứ trôi qua. Điềm báo, dấu hiệu vẫn cứ xảy đến. Và, cộng đoàn tiên khởi lúc đó mới vỡ lẽ rằng: ngày Đức Chúa quang lâm không mang mốc chặng thời gian và không gian gì rõ ràng cả.

Thực tế cho thấy: thời gian và không gian luôn thuộc về Ngài. Hy vọng đợi chờ từ nơi tín hữu thời ban sơ đã phản ảnh tình huống bách hại, và những chịu đựng khổ đau. Các tín hữu Đạo Chúa nay đà hiểu rõ: chẳng thể tuyên xưng lòng tin vào Đức Kitô một khi hành vi, cuộc sống của mình không phản ảnh được sự sống Nước Trời, Ngài hằng nói đến. Đó là mấu chốt của niềm tin. Đó mới là mốc chặng của Tin Mừng mặc khải. 

Nói rõ hơn, nếu tín hữu Đạo Chúa sống và thực hiện điều Đức Kitô truyền dạy nơi Tin Mừng, bằng và qua cuộc sống thường nhật, thì chắc chắn thế giới này cần phải đổi thay. Thế giới này sẽ có thay đổi. Thay đổi rất nhiều. Thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Và khi đó, Đức Kitô mới quang lâm trong huy hoàng lộng lẫy, như mọi người chờ mong.

Cho đến nay, chưa nắm rõ được ngày giờ thế giới nhân trần đã đi vào giai đoạn tận tuyệt chưa. Nhưng ở đây, vào những giây phút đầu của niên lịch Hội thánh, ta biết rõ được hai điều: Đức Chúa sẽ trở lại bất cứ lúc nào khi ta thực hiện được tình yêu thương - tha thứ. Khi ta biết san sẻ tài sản ta có. Và, biết xót xa, độ lượng. Biết hy sinh cho những người có nhu cầu hơn ta.

Thứ đến, vào ngày quang lâm Ngài đến lại, có thể sẽ không có hiện tượng mặt trời mặt trăng quay cuồng, nhảy múa. Và có thể, cũng chẳng thấy hiện tượng thủy triều dâng sóng ngút ngàn, đâu. Và cuộc đời ta vẫn cứ phẳng lặng. Vẫn trĩu nặng tình thương yêu, như trước.

Thực tế Nước Trời quang lâm đang diễn tiến. Quang lâm chính là lúc tình yêu dũng cảm của bậc cha mẹ đối xử với con. Quang lâm là, lòng thương yêu triển nở của vợ hoặc chồng đang diễn tiến với người phối ngẫu yếu đau. Quang lâm còn là, lòng cảm thương yêu giúp đỡ của thế giới đã phát triển đang đùm bọc các quốc gia nghèo, thuộc thế giới thứ ba.

Đại để là, mỗi khi ta có được những tình thương cao cả như thế, thì Vương quốc Nước Trời đã nguy nga, tráng lệ đủ để chứng minh rằng những điều Đức Giêsu loan báo về việc Ngài quang lâm, vẫn đến với chúng ta mỗi ngày, mỗi giờ. Ở mọi nơi, vào mọi lúc. Trong Vương Quốc Nước Trời Hội thánh.(X. Lm Richard Leonard, Suy Tư Tin Mừng 29/11/2015)

            Có một chút sử-liệu về chuyện Đạo như thế rồi, nay mời bạn và tôi ta lại về với vườn thượng-uyển có Lời Vàng ngọc của Đức Chúa đem đến cho ta rất nhiều bình an, sau đây:

            “Ngài lại nói với các ông:
"Bình an cho anh em!
Như Chúa Cha đã sai Thầy,
thì Thầy cũng sai anh em."
Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo:
"Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.
Anh em tha tội cho ai,
thì người ấy được tha;
anh em cầm giữ ai,
thì người ấy bị cầm giữ."
(Ga 20: 21-23)

Chuyện quan-trọng ở đây, là: làm gì thì làm, ta cứ làm theo lời Ngài dặn-dò để được bình-an, trong tha thứ. Có thứ tha, cho mình và cho người, mới thấy được thứ bình-an mà Ngài ban cho chính mình và cho người, như Ngài dặn.
Suy thế rồi, nay lại mời bạn và mời tôi, ta đi thêm vào vùng trời truyện kể, để giữ lại những gì cần giữ trong đời, hầu bình an, vui tươi, suốt nhiều ngày.

“Truyện rằng:
Tô Đông Pha và thiền sư Phật Ấn là bạn tốt của nhau. Có một hôm, ông ấy và thiền sư Phật Ấn cùng nhau đàm thiền. Tô Đông Pha muốn đùa giỡn một chút với đại sư nên nói:
-Đại sư, ngài xem, tôi ngồi ở chỗ này nhìn giống cái gì?
-Trông ông giống một pho tượng Phật, đại sư Phật Ấn nói.

Tô Đông Pha chế giễu cười nói:
-Nhưng tôi lại thấy ngài giống một đống phân trâu.
Đại sư Phật Ấn chỉ mỉm cười không nói gì.

Sau khi về nhà, Tô Đông Pha đem chuyện này kể lại cho Tô tiểu muội nghe. Tô tiểu muội chỉ nhẹ nhàng nói: “Vì bản thân là Phật nên nhìn người khác cũng sẽ thấy giống Phật, còn như bản thân là phân trâu, nhìn người khác đương nhiên sẽ thấy giống phân trâu”.

Người khác chính là tấm gương phản chiếu bản thân. Bạn dùng ánh mắt như thế nào nhìn họ, cũng chính là dùng ánh mắt đó nhìn bản thân. 

Và, lời bàn của người kể, lại vẫn như sau:

“Chúng ta đối với cuộc sống này, đối với người khác nên có suy nghĩ tích cực, khoan dung và lạc quan hơn. Khi bạn bao dung người khác cũng chính là đang bao dung chính mình, làm cho nhân cách của mình thêm “đẹp”, thêm đáng quý, cũng như cách mà đại sư Phật Ấn đã làm vậy.” (trích truyện kể dài dài ở trên mạng vi-tính)

Kể gì thì kể, hát gì thì hát. Có hát và kể, cũng chỉ để nói lên một điều, là: làm sao đem lại sự bình-an, vui tươi cho người và cho mình. Đó, mới là vấn-đề đặt ra hôm nay, cho tôi và cho bạn, suốt đời này, mà thôi.

Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn thích được nghe kể
Rất nhiều truyện
Để được vui tươi, an bình
Suốt mọi ngày, trong đời.


   

No comments: