Saturday, 9 January 2016
“Em ơi nếu biết thế,”
Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ hai thường niên năm C 17/01/2016
“Em ơi nếu biết
thế,”
thà đừng quen nhau
Ðừng mơ phút ban đầu cho tình ta thêm
lâu
Em ơi, nếu biết thế thà đừng yêu nhau
Ðừng yêu phút ban đầu cho tình ta thêm
sâu.”
(Đỗ
Lễ - Tan Vỡ)
(Mc 12: 24)
Thế đó, là những câu hát rất thời-thượng,
một đời người. Đời, của người và của mình có nhân-sinh-quan/lối sống, rất khó
quên.
Còn dưới đây, là một số câu chuyện
có liên-quan đến ý-niệm của nhiều người về nhiều mọi thứ, nhiều chuyện trên đời.
Từ chuyện đời, đến chuyện Đạo, rất nghe quen.
Thế nhưng, trước khi đi vào chi-tiết
của nhiều thứ và nhiều chuyện trên đời, bần đạo bầy tôi đây lại cũng xin mời bạn
và mời tôi, ta nghe thêm đôi ca-từ có ý-tứ nghe hoài nghe mãi vẫn hay quên . Đó,
là những ca-từ nhè nhẹ, cứ râm-ran một lời thơ, như sau:
“Bao nguồn vui đã mất,
lòng chết theo ngàn tiếng ca.
Nghe niềm đau day dứt,
hoa lá nức nở xót xa.
Ôi làn da thơm hương trinh,
dâng lên tuyệt vời,
Ôi bờ môi thắm thơ ngây,
in trong nụ cười.
Khi tình yêu đã đến,
lòng đắm say ngàn ước mơ.
Ôi mộng tình đôi lứa,
êm ái như ngàn ý thơ.
Khi tình tan vỡ,
tan theo mơ uớc một đời,
Trong niềm băng giá,
con tim thổn thức không nguôi.”
(Đỗ Lễ - bđd)
“Con tim thổn thức, (rất) khôn nguôi.” Ôi thôi! Là ca từ! Nghe rồi, ý hẳn bạn và tôi ta cũng sẽ
“lừ-đừ như ông từ đi vào đền”, nên rất chán. Thôi thì, đề nghị bạn và tôi, trước
hết, ta đi vào vùng trời truyện kể, để tìm cho bằng được câu truyện “lào xào”
nào đó, cốt dẫn nhập cho bài phiếm nhạt hôm nay, hầu “câu giờ” rằng:
“Một hôm,
một cậu học sinh 14 tuổi đang trên đường trở về nhà sau giờ tan học thì nhìn
thấy bên trong hiệu sách ven đường có một cuốn sách mà cậu rất yêu thích nhưng
trên người cậu lại không mang đủ tiền để mua cuốn sách đó. Thế là, cậu liều đem
cuốn sách giấu vào trong ngực, không ngờ bị ông chủ hiệu sách bắt gặp.
Ông chủ bực tức đưa ngay cậu bé vào trong một căn phòng kín. Sau đó, gọi
mấy nhân viên bảo vệ tới và xét hỏi. Cậu bé sợ hãi, nước mắt giàn rụa chảy đầy
khuôn mặt. Một lát sau, họ hỏi cậu bé số điện thoại của gia đình, bố mẹ và gọi
điện tới thông báo cho gia đình.
Chỉ ít phút sau, cha của cậu bé chạy tới. Cậu cúi đầu im lặng và chờ đợi
sự trách phạt từ cha.
“Tôi nghĩ, đây nhất định là một sự hiểu lầm!” Người cha nói: “Bởi vì tôi
rất hiểu con trai mình. Cháu là một cậu bé hiểu chuyện. Nhất định đây là cuốn
sách mà cháu rất yêu thích, nhưng lại không mang đủ tiền để mua nó cho nên mới
làm như vậy. Ông xem như thế này có được không nhé, tôi sẽ trả số tiền gấp 3
lần để mua cuốn sách kia và chuyện này coi như xong!”
Sau đó, người cha lấy ra đủ số tiền trả cho chủ hiệu sách. Cậu bé sợ hãi
và lấm lét nhìn cha, người cha cũng nhìn con trai nhưng trong ánh mắt ấy không
hề có sự trách mắng mà chỉ có chan chứa yêu thương…
Hai cha con cậu bé rời khỏi hiệu sách, người cha dừng bước rồi nâng
khuôn mặt đầy xấu hổ và cảm động của con trai lên rồi nói: “Con trai! Cả đời
này con nhất định sẽ phạm phải không nhiều thì ít lỗi lầm. Hãy tiếp thu rồi
quên nó đi! Đừng để nó lưu lại bóng mờ trong lòng con, hãy cố gắng học tập và
sống chỉ cần lần sau đừng phạm lại tội lỗi ấy nữa thì con vẫn là một người con
khiến cha mẹ kiêu hãnh, tự hào!”
Nói xong lời này, người cha liền đặt cuốn sách vào tay con trai. Cậu bé
không nhịn được liền òa khóc và sà vào lòng cha.
Hãy cố gắng giữ bình tĩnh, đừng đánh mắng khi trẻ phạm lỗi. Bởi vì như
vậy sẽ dễ dàng gây ra cho trẻ một tâm lý oán hận. Nếu có thể dùng nhiều hơn một
chút tha thứ và giảm đi một chút trách mắng thì đó chính là cách xử sự của bậc
cha mẹ có trí tuệ.” Theo NTDTV / ĐKN Mai Trà biên dịch)
Cứ theo truyện kể, thì cậu con trai vì thích đọc
sách quá mà trong túi lại không có tiền nên mới làm bậy nên mới ra nông-nỗi
thế. Thế nhưng, ông bố của cậu bé lại không nghĩ như thế. Ông lại có cách xử sự khiến ai chứng-kiến cũng
thấy thán-phục và lạ kỳ!
Thế-nhân ở đời, nhiều lúc
cũng làm nhiều điều khá lạ ký. Kỳ và lạ, như nhà văn người Nga có tên là Leo
Tolstoy đường đường là nhà bình-thường ở huyện nhà tuy nổi tiếng rất Nga-la-sô,
nhưng ông lại còn nổi tiếng ở chỗ đã dám tổng-hợp các bộ Tin Mừng Nhất Lãm và
Tin Mừng của tác-giả Gioan gom lại thành một thứ Tin Mừng ngắn gọn. Nghe đâu,
cuốn sách này bị cấm xuất cho đến những năm gần đây thôi.
Nay, mời bạn và mời tôi
ta nghe thử ý của ông ra như thế nào mà lại lạ và kỳ như thế. Như thế, là như
thế này, cũng rất hay:
“Truyện kể Tin Mừng ngắn gọn ghi ở đây, là
tổng-hợp trình-thuật tôi gom-gộp từ bốn Tin Mừng sắp xếp theo ý-nghĩa của lời
dạy, mà thôi. Khi thiết-lập nên bản tổng-hợp này, tôi thấy không nhất-thiết
phải khởi-sự theo thứ tự trên/dưới-trước/sau mà Tin Mừng của các tác-giả hồi
thời trước đã làm thế.
Trong bản tổng-hợp của tôi, người đọc đừng nên
trông đợi nhiều, vì thực-tế chỉ một số ít các câu Tin Mừng được chuyển-tải
trong phần lớn các câu nói phù-hợp mà tôi biết.
Ở Tin Mừng của tác-giả Gioan, như người đọc
thấy xuất-hiện trong bản tổng-hợp của tôi, không hề có bất cứ một chuyển-thể
nào như thế; tất cả đều trình-bày theo thứ-tự đúng như bản gốc.
Toàn-bộ Tin Mừng tổng-thể này được chia ra làm
12 hoặc 6 chương/đoạn cả thảy (nếu ta đếm theo kiểu cứ một cặp hai chương/đoạn có
chủ-đề làm thành một) xuất-phát do tự ý-nghĩa của các lời dạy.
Và, ẩn-tàng bên dưới các chương/đoạn từng được
viết lại đã mang nặng ý-nghĩa sau đây:
1. Con người là người con có cội-nguồn vô-định,
là con trai của người cha không do bởi
xương thịt mà ra, nhưng là thần-khí.
2. Vì thế nên, con người luôn phục-vụ cội-nguồn
của mình trong thần-khí.
3. Cuộc sống mọi người đều có cùng một cội-nguồn.
Chỉ cội-nguồn này mới lành-mạnh, thánh-thiện, mà thôi.
4. Vì thế nên, con người phải phục-tùng
cội-nguồn của mình trong cuộc sống của mọi người. Đó, là ý-định của Cha.
5. Chỉ mỗi phục-tùng ý-định của Cha mới có
được sự thật. Đó là lý-do của cuộc sống.
6. Cũng từ đó, việc hoàn-tất ý-định của mình,
không nhất-thiết là sự sống đích-thật.
7. Sự sống chóng qua và dễ chết là thực-phẩm
nuôi sống cuộc đời đích-thật. Và, là chất-liệu làm lý-do cho sự sống.
8. Vì thế nên, sự sống đích-thật ra đi khỏi
khuôn-khổ thời-gian, nó chỉ hiện-hữu trong thời hiện-tại mà thôi.
9. Sự sống thường đấu trí với thời-gian: thời
quá-khứ hoặc tương-lai/mai ngày, cứ ẩn mình giấu-diếm sự sống đích-thật thời
hiện-tại, khỏi mọi người.
10. Vì thế nên, con người cứ phải phấn-đấu để
phá-bỏ các âm-mưu của cuộc sống tạm-bợ thời qua-khứ cũng như tương-lai.
11. Sống đích-thật không chỉ sống ngoài
thời-gian -tức hiện-tại- nhưng cũng là sống bên ngoài chính mình, là cá-thể. Sự
sống cũng rất chung cho mọi người và tự biểu-tỏ trong tình yêu-thương.
12. Vì thế nên, ai ở trong hiện-tại chung sống
với mọi người mới nối-kết được với Cha là cội-nguồn và là nền-tảng của sự sống.
Mỗi cặp hai chương/đoạn, đều nối-kết
nguyên-nhân với hậu-quả. Thế nên, ngoài 12 chương/đoạn nói trên, còn có thêm phần
phụ-lục được tháp-ghép vào truyện Phúc Âm này, là phần dẫn-nhập rút từ chương
đầu của Tin Mừng do tác-giả Gioan, qua đó người viết, với thẩm-quyền riêng, đã
nói về ý-nghĩa lời răn-dạy như một tổng-thể và kết-luận rút từ bức thư do ông
viết.
Các bài viết vào lúc trước khi ông gom-gộp
trong Tin Mừng, là cái nhìn chung về lời dạy như một tổng-thể, thôi. Dù, cả
phần dẫn-nhập lẫn kết-luận có bị bỏ sót, cũng không mất đi ý-nghĩa của lời
răn-dạy, nhất thứ là cả hai đều là giòng chảy do tác-giả Gioan nghĩ, chứ không do
tự miệng lưỡi Đức Giêsu nói ra.
Sở dĩ tôi phải nhấn mạnh chuyện này, là vì lâu
nay mình hiểu tính-chất giản-đơn nhưng hợp lẽ rút từ lời dạy của Đức Giêsu, chí
ít là khi các đoạn này không giống lối diễn-giải khá kỳ-cục của Giáo-hội đều đã
minh-xác mọi điều như một tổng-thể, rất đơn-giản. “ (X. Leo Tolstoy, The Life of Jesus, The Gospel in Brief, HarperPerennial
2011, tr. XV-XVII)
Nghe thế rồi, lại cũng
mời bạn và mời tôi, ta về lại với hoa vườn “Lời Vàng” rất thánh của Đấng Bậc Nhân
Hiền từng nhủ-khuyên dân con trong Đạo như sau:
“Đức Giêsu nói:
"Chẳng phải vì không biết Kinh-Thánh
và quyền năng Thiên-Chúa
mà các ông lầm sao?”
(Mc 12: 24)
Như thế đấy. Khi xưa Đức Giêsu đã khẳng-định
một cách chắc-nịch như thế. Ngài khuyên dân con mọi người hãy học biết Thánh Kinh
để sẽ không còn lầm lỡ về nhiều sự việc cả đến sự việc như em nhỏ ở trên thích
đọc sách, nhưng đã làm bậy để có sách đọc.
Thế-giới hôm nay, lại đã thấy nhiều
chuyện xảy ra ở huyện nhà và quê người. Chuyện xảy ra, bao gồm đủ mọi thứ có
liên-quan đến việc học-hỏi Kinh Sách để thông-hiểu mọi sự việc trên đời. Thông
và hiểu, cả chuyện trong Đạo lẫn ngoài đời, rất muôn thuở. Không tinh-thông
Kinh và Sách, thì làm sao người ở huyện nhà hay ngoài đời dám nhi-nhô chuyện
cao-siêu thánh hoá rất Thánh Kinh?
Bần đạo còn nhớ, có lần cha giáo dạy
Kinh Sách với thần-học là Lm Kevin O’Shea CSsR từng nhắc-nhở đám học trò tuy lớn
tuổi nhưng hay quên, là: mỗi khi đọc Kinh Sách hoặc Tin Mừng, hãy nên biết rằng:
Tin Mừng hay còn gọi là Tin Vui An Bình, không bao giờ là các bức ảnh chụp
nguyên hình trọn vẹn diện mạo Đức Giêsu Kitô theo sử-tính, mà chỉ là những
chân-dung tạo-dáng do các tác-giả khác nhau viết hoặc vẽ về Ngài, mà thôi.
Mà, khi đã tạo dáng vẻ hoặc vẽ lên
“khuôn trăng/diện-mạo rất thay-đổi của Ngài, thì chắc hẳn: mỗi hoạ-sĩ, danh-hoạ
hoặc nhà văn/nhà thơ này/khác đều có trong đầu ý-tưởng nào đó rất cá-biệt, do tự
mình chế ra mà thôi.
Cũng tựa như nghệ sĩ viết nhạc khi nói
về tình yêu băng-giá nay vỡ tan, lại vẫn hát:
“Phấn son chưa nhạt môi hồng,
Xa xôi em còn nhớ không?
Một chiều mưa bay giăng giăng,
Anh gửi màu hoa tím.
Như màu máu con tim
đang tàn lửa hương duyên
Một mai mang xuống tuyền đài
Bóng hình em muôn kiếp không phai.”
(Đỗ Lễ
- bđd)
Vâng.
Quả có thế. Khi “Phấn son chưa nhạt môi hồng”,
thì: “Anh gửi mầu hoa tím, như màu máu
con tim đang tàn lửa hương duyên.” Niềm
say mê đọc sách, chí ít là đọc nhiều về Kinh Sách, vẫn có những thời-khắc khiến
người đọc tưởng chừng như rằng: “Màu máu
con tim đang tàn lửa hương duyên” mà thôi.
Vâng.
Vấn-đề là: khi say mê chuyện đọc Kinh và Sách, cũng nên biết rằng: Sách và
Kinh, dù là Kinh (rất) thánh được viết lên, là viết trong và theo môi-trường/khung-cảnh
mà người viết vẫn suy-nghĩ như thế-giới trong đó mọi người đang sống thực. Thế-giới
thực, ở mọi thời, vẫn có khuynh-hướng kiến-tạo mọi thứ và mọi sự theo hướng
mình hiểu và muốn nó như thế. Chỉ vậy thôi.
Đạo
Chúa từng có đặc-trưng khá khác thường ở thế-giới La-Hy, đó là: tinh-thần “mọt
sách”. Do-thái-giáo vào trước thời Đạo Chúa thành hình, cũng theo cung-cách tư
riêng của mình, hệt như thế.
Người
theo Do-thái-giáo, vào thời đó, từng biết và nghĩ rằng thế-giới
thánh-thiêng/siêu-hình đã và vẫn hiện-hữu. Không những chỉ hiện-hữu mà thôi,
nhưng thế giới thánh-thiêng/siêu-hình lại ngập tràn các hữu-thể siêu-nhiên như:
các thiên-thần, hoàng-thân vương-chức đầy quyền-uy/thế lực rất siêu-phàm. Các vị
này lại đã tán-thành việc thờ-phụng thần-linh bằng việc hy-sinh xác-phàm loài vật
làm thực-phẩm dâng cúng thần-linh của mình.
Các
vị, lại cũng duy-trì chốn thánh đặc-biệc ở nơi đó thần-linh sẽ ngự-trị và có
tương-quan hệ-lụy với phàm-nhân theo nhiều kiểu cách như việc cúng-kiến tại đền
thờ Giêrusalem, và ở nơi đó nhiều nghi-thức hiến-tế/phụng-tự được dựng lên,
thành đạo-giáo. Và từ đó, người người sáng-chế ra Kinh và Sách với các truyện kể
hoặc công-thức thờ lạy để con dân ghi-tạc, nguyện-cầu.
Cũng
từ đó, Kinh Sách lại đóng vai-trò then-chốt trong việc duy-trì đạo-giáo, đến
hôm nay. Do-thái-giáo là đạo-giáo có một không hai trên địa cầu từng ghi chép
các truyền-thống tin-tưởng cũng như nguyên-tắc gìn-giữ đạo cho người và cho mình.
Và cũng từ đó, Kinh Torah cùng Ngũ Thư với đủ mọi truyện kể về tổ-phụ Môsê được
tạo nên như đạo-luật cho mọi người, mọi thời thực-thi và gìn-giữ.
Từ
đó trở đi, Do-thái-giáo đã có thêm nhiều Kinh/Sách khác không kém phần quan-trọng,
như: sách Tiên-tri, các Bài vãn, câu thơ, Thánh-vịnh và truyện-sử tập hợp thành
sách thánh, giáo-luật hoặc thánh-sử Do-thái-giáo.
Và,
cũng từ đó Cựu ước và sau này là Tân Ước đã xuất-hiện như bộ sử của dân-tộc, rất
Do-thái. Và cũng từ đó, Thiên-Chúa-giáo đã tiếp-tục thực-thi/áp-dụng như Sách Hằng
Sống để mọi người tuân theo mà giữ Đạo.
Thế
nên, ngày nay dân con nhà Đạo mình cũng đã có động-thái tiếp-tục đọc và
thi-hành mọi truyền-thống như kinh-sử cho Đạo, suốt nhiều thời. Vậy nên, là người
đi Đạo và giữ Đạo không thể nói mình không cần hoặc không nên đọc Kinh thánh
làm gì cho nhiều. Nhưng, ngược lại, vấn-đề là đọc khi nào và hiểu thế nào cho
đúng cách và có hiệu-năng, như luật dạy, mà thôi. Thế đó, là vấn đề đặt ra hôm
nay.
Thế
nhưng, để bạn và tôi ta thấm nhuần được thế nào là Tin Mừng/vui, xấu/tốt ra sao
ở Kinh thánh, cũng nên đi vào vùng trời truyện kể ở đời để nhớ và suy những
chuyện lạ như sau:
“Truyện rằng:
Sau buổi phẫu thuật
kéo dài hàng giờ, bác-sĩ ra khỏi phòng giải-phẫu thông báo với bệnh nhân đôi
điều rằng:
-Tôi muốn báo cho anh đây một tin tuyệt vời, một tin tốt
và một tin xấu.
-Tin xấu là gì vậy?
-Chúng tôi đã cưa nhầm cái chân không ung-thư của anh.
-Trời! Thế thì còn điều gì tốt lành nữa đây?
-Vâng, hoá ra là anh
không bị ung-thư, bên chân dự-định phải cưa thì sẽ không cần cưa nữa.
-Cưa hay không, thì bây giờ cũng đã lỡ rồi, Bác-sĩ ơi!
Thế còn, tin gì mà tuyệt vời thế?
-Có một tay đại-gia muốn mua lại đôi giày của anh, hắn
đặt giá rất hời!
-Bác-sĩ bảo anh ta là: tôi chỉ bán một chiếc thôi, có
muốn tôi sẽ bán giá rất rẻ, để nhớ đời.
(trích truyện kể ở
trên mạng, rất vớ vẩn)
Tin
vui như truyện kể ở trên, chỉ tuyệt-vời đối với người bệnh kể ở trên, mà thôi.
Tin Mừng nhà Đạo, có là tin tuyệt-vời hoặc Tin vui An-bình đối với mọi người
nếu ta biết thực-hiện sống giống với lời dặn-dò ở trong đó, thôi. Nếu không, lại
cũng chỉ là Tin… buồn cho ai đó, những kẻ chẳng buồn tin tưởng vào Đấng nào
hết.
Nói
thế rồi, dù buồn/vui, ta cứ hát những lời buồn rất “tan vỡ” mà nghệ-sĩ rày vẫn
hát:
“Khi tình yêu đã đến,
lòng đắm say ngàn ước mơ.
Ôi mộng tình đôi lứa,
êm ái như ngàn ý thơ.
Khi tình tan vỡ,
tan theo mơ uớc một đời,
Trong niềm băng giá,
con tim thổn thức khôn nguôi.”
(Đỗ Lễ - bđd)
Con
tim người nhà Đạo cũng thế. Tim ấy hay tim này, chỉ “thổn-thức khôn nguôi” khi
tình yêu đích-thật rày đã đến, vẫn “êm-ái
như ngàn ý thơ”, vẫn “đắm say ngàn
ước mơ” dù thổn-thức, giá băng hoặc vỡ tan theo ngàn ước mơ, một đời người.
Trần Ngọc Mười Hai
Nay xin nhắn với bạn bè
từng gặp/thấy Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu
đến với mình
nhờ và bằng vào Tin Mừng
Rất an bình.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment