Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ nhất mùa Chay năm C 24/02/2016
“Em hỏi
anh có bao giờ,”
con sông kia thôi ngừng trôi,
anh trả lời em rằng:
một ngày nắng hạn sông sẽ cạn khô.”
(Lê Nguyên – Em Hỏi Anh)
(Mt
6: 25, 31-33)
Trong
đời thường, lại vẫn thấy nhiều câu hỏi thật khó trả lời/trả vốn, ít rách việc. Tựa
hồ như hôm ấy, có bạn-đạo nọ lại cũng chạy đến hỏi bần-đạo một câu nghe qua tưởng
là ngớ-ngẩn, nhưng xét kỹ thấy thật cũng khó biết! Bạn-đạo hôm ấy, lại cứ lẽo đẽo
theo sau, hỏi câu rằng: “Có thật, khi xưa
Chúa đi rao giảng khắp chốn, Ngài ăn uống đủ chất đạm hay không thế, hả thày?”
Thú
thật với các bạn đang đọc giòng chữ này, là: bạn đạo của bầy tôi đây hỏi gì
không hỏi, hỏi thế thì có ma nào mà trả lời! Còn nữa, bần đạo đây có đạt chức
năm hoặc leo lên bậc thày sáu vĩnh viễn bao giờ đâu mà sao cứ gọi bần-đạo bằng “thày”
nghe xong chỉ muốn chạy, thôi.
Vâng.
Bần đạo đây, có lần cũng bị đồng môn/đồng sàng hết xưng hô này nọi rồi còn gọi
bằng tên rất ư là “thày chạy”, tức:
chưa làm thày đã cao-bay-xa-chạy; hoặc cũng đã làm thày, nhưng nay chạy khỏi
Dòng thánh, rất tu ra.
Thôi
thì, bạn đạo muốn gọi bầy tôi đây bằng gì thì gọi; gọi và hỏi xong, hãy để bần
đạo nghiên-cứu sách/vớ với thầy/cô rồi trả lời, cũng chóng thôi.
Tuy
nhiên, trước khi trả lời/trả vốn, lại xin mời bạn/mời tôi, ta nghe câu hát tiếp
cũng hỏi han, như sau:
“Em hỏi anh có khi nào
đám
mây kia thôi ngừng bay.
Anh trả lời em rằng:
mây ngừng bay khi mưa đến bất chợt.
Em hỏi anh, có bao giờ
anh
thôi không còn yêu em.
Anh trả lời em rằng:
cuộc
tình chúng mình không bao giờ tan.
Em hỏi anh đến khi nào
anh
đi chung đường người ta?
Anh cười với em rằng:
tình yêu đôi ta mãi
chung một đường.”
(Lê
Nguyên – bđd)
Ấy
đấy. Hỏi về tình-yêu hai người, thì câu trả lời luôn là thế. Là như thế, tức
như thể bảo: người hỏi đã có câu trả lời rồi, nhưng không thích. Hỏi, chuyện đời
thì như thế. Còn, hỏi chuyện Đạo lại không dễ như các bậc “thày-không-chạy” từng
dạy trên báo Đạo/báo đời, rồi thoái lui thôi.
Thôi
thì, bạn đạo đã hỏi, thì bần đạo bầy tôi xin trả lời lai rai đến mai ngày, rồi cũng
hết.
Bần
đạo còn nhớ, có lần bắt chộp được bài viết đăng trên tờ “The Australian Catholics” có đoạn nói về chuyện ăn/uống của bậc
thày dạy, những bảo rằng:
“Tương-quan
ta có với mọi người thường là ngang qua của ăn/ thức uống, là sự việc phức-tạp,
ở trong đời. Đời sống con người, vẫn cần thực-phẩm bổ-dưỡng để sống sót. Và, việc
sử-dụng thức ăn vẫn được coi như
phương-tiện rất đạt để sẻ-san/bồi-đắp tương-quan ta có với mọi người. Thế
nhưng, nếu ta tập-trung quá nhiều vào thực-phẩm bổ-dưỡng, lại sẽ có nhiều vấn-đề
nổi lên, phức-tạp hơn.” (X.
Lm Andrew Hamilton sj, Glutony vs
temperance, The Australian Catholics, Christmas 2015, tr. 17-20).
Và,
theo chiều-hướng rất đúng-đắn của đấng bậc vị-vọng trong Đạo, nay ta cứ tiếp-tục
tiến vào phần lập-luận có nội-dung đứng đăn, minh-nhiên, liên-tục.
Nhưng,
trước khi vào với nền thần-học minh-nhiên về chuyện thực-phẩm, lại xin mời bạn/mời
tôi, ta nghe thêm câu hát nữa, để được vui. Gọi là hát, nhưng chừng như đây chỉ
là câu than và vãn về những xa rời, sầu buồn một hành-trình như sau:
“Nhưng sao hôm nay,
anh
đã đi xa em rồi,
như con sông kia đến lúc cằn khô,
em đây ngây ngô,
khóc
than đêm ngày,
mong sao nước mắt
lắp đầy con sông kia.
Sao khi xưa
anh
không nói với em đôi lời,
tình yêu đôi ta có lúc tàn phai,
cho con tim em xót xa mong chờ,
trời ngăn cơn mưa mây sẽ lại bay.”
(Lê Nguyên –bđd)
Cũng
thế, trong cuộc đời, nhiều người rất ư là ngây-ngô khi nghĩ về thực-phẩm chỉ như
phương-tiện để nuôi sống cá-nhân mình mà thôi. Chính vì thế, đấng bậc nhà Đạo, lâu
nay giữ vai trò của vị cố-vấn, thấy vậy bèn góp ý với bạn đạo về chuyện thực-phẩm
nuôi sống bằng lập-trường chính-đáng rất đóng góp, như sau:
“Nhiều
người vẫn coi chuyện ăn/uống như sự việc cá-nhân riêng-lẻ, chẳng dính gì người
khác; mà kỳ thực, ăn và uống là sự việc con người vẫn cùng làm với nhau và cho
nhau.
Khi
thấy nhiều người thường hay tống vào miệng đủ mọi của ăn/thức uống mà chẳng
nghĩ gì đến người khác, ta thường bảo người ấy là đám phàm ăn/tục uống, như con
vật. Thật ra, đối với chim muông/loài thú, thì: chuyện ăn/uống là sinh-hoạt
mang tính-chất rất xã-hội. Với loài người, nhiều lúc nhà không đủ thức ăn, người
mẹ phải nhịn miệng chịu cơn đói để con cái mình được no đầy. Xem thế thì, ăn uống
không đơn-giản chỉ là việc thoả-mãn cá-nhân cho đỡ đói mà thôi, nhưng còn là nhớ
và lo cho người khác, bất kể người đó có là con cái, họ hàng hoặc bạn bè thân
thuộc.
Trong
Đạo ngoài đời, vẫn thấy có những nhóm/hội hoặc cá-nhân vẫn hay tổ chức mở hàng
quán, hoặc cái-gọi-là “thức ăn lăn bánh” đem thực phẩm-đến với mọi người, chí
ít là những người đói bụng. Nhưng khi đến với người nghèo và đói, người tiếp thức
ăn không chỉ cho đi thực-phẩm mình dọn sẵn, mà còn để chuyện-trò, trao-đổi mà
nhiều lúc cần hơn cơm/cháo.
Thách-đố
lớn với con người, là: tạo tương-quan mật-thiết như trọng-tâm của chủ-đích hơn
việc nuôi cơm/cháo cho no bụng. Đồng thời, còn để cất bỏ đi tính ích-kỷ/trẻ con
chỉ biết mình, biết mỗi cái bụng của mình, để rồi biết nghĩ đến người khác, lo
cho người khác không chỉ chuyện cơm bánh vật chất, mà cả chuyện tinh-thần, đó mới
là việc cần-thiết...”
(X. Lm Andrew Hamilton, sj bđd)
Đồng ý, là đấng bậc vị vọng cỡ thầy dạy
bao giờ cũng nói thế. Còn, dân-gian bình thường ở huyện nhà nghĩ thế nào về
chuyện người đời chuyên ăn uống/lo toan mỗi cái bụng của mình và của người ở
đây?
Lại cũng thêm một hỏi han đòi có câu
trả-lời, ngay tức thì. Đến đây, cũng lại xin đề-nghị bạn và tôi, ta nghe thêm
câu trả lời nằm sẵn trong câu hỏi, những hát rằng:
“Em hỏi anh có khi nào
đám
mây kia thôi ngừng bay.
Anh trả lời em rằng:
mây ngừng bay khi mưa đến bất chợt.
Em hỏi anh, có bao giờ
anh
thôi không còn yêu em.
Anh trả lời em rằng:
cuộc
tình chúng mình không bao giờ tan.
(Lê
Nguyên – bđd)
Vâng.
Nếu hỏi và nói như người nghệ-sĩ về chuyện mây ngừng trôi/thôi yêu em, khác nào
người thường ở huyện lại cũng hỏi về chuyện ngưng ăn uống, hoặc ăn và uống chỉ
để nhồi nhét cho đầy bụng của mình, và của người?
Vâng.
Người đời thường hỏi thế và trả lời cũng tương-tự như thế. Thế nhưng, người nhà
Đạo lại vẫn nhớ lời Đức Giêsu rất Thánh từng khuyên răn mọi người rằng:
“Vì vậy Thầy bảo cho anh
em biết:
đừng lo cho mạng sống:
lấy gì mà ăn;
cũng đừng lo cho thân thể:
lấy gì mà mặc.
Mạng sống chẳng trọng
hơn của ăn,
và thân thể chẳng trọng
hơn áo mặc sao?.”
(Mt
6: 25)
Và,
Đấng Thánh Nhân Hiền cò bảo thêm:
“Vì thế, anh em đừng lo
lắng tự hỏi:
ta sẽ ăn gì, uống gì,
hay mặc gì đây?
Tất cả những thứ đó, dân
ngoại vẫn tìm kiếm.
Cha anh em trên trời
thừa biết anh em cần tất
cả những thứ đó.
Trước hết hãy tìm kiếm
Nước Thiên Chúa
và đức công chính của
Người,
còn tất cả những thứ
kia,
Người sẽ thêm cho.”
(Mt 6: 31-33)
Vâng. Chính thế. Chỉ mỗi một thứ, mà mọi
người cần lo toan, đó là: Tìm kiếm Nước
Thiên-Chúa. Nước Thiên-Chúa, còn gọi là Nước Trời, tức thánh-hội ở trần
gian, ở trong đó có mọi người lo toan cho nhau, và vì nhau.
Vâng. Ngày hôm nay, của ăn/thức uống
vẫn là và sẽ là những thứ, những sự mọi người người đều tìm kiếm. Kể cả dân ngoại,
bạn đạo thuộc tôn-giáo khác.
Vâng.
Thực tế trên đời đều cho thấy: thực-phẩm xưa nay vẫn là quà tặng của Thiên-Chúa
phú ban cho mọi loài, không chỉ loài người mà thôi. Dĩ nhiên, ta không thể coi
thường hoặc coi đó như của trên trời rơi xuống, rất nhưng-không.
Ta nhận lãnh thực-phẩm đáng mồ hôi,
xôi nước mắt do tự tay mình làm ra. Ta vẫn có quyền vui nhận và hưởng thụ quà tặng
từ Thiên-Chúa có thêm sự hợp tác của mỗi người qua sáng tạo bằng việc nấu nướng,
trình-bày hoặc phổ-biến đến người khác.
Khi
đã là quà tặng, ta còn phải biết ơn người tặng ban và hợp-tác với Ngài bằng việc
pha-chế, biến-cải cho thích-hợp với khẩu-vị cũng như tập-tục của mình và của
người. Và, khi của ăn/thức uống là quà tặng rồi, thì người nhận quà không có lý
do gì để than-vãn, phiền-hà người chế-biến và/hoặc nấu nướng các thứ thành món,
rất bài bản.
Từ
đó trở-đi, việc chung ăn chung uống sẽ dẫn mọi người đi vào trạng-huống hành-xử
đúng như người có văn minh/văn-hoá đúng nguyên-tắc. Và nguyên-tắc người người đặt
ra, cho nhau, không tập-trung vào chuyện ăn gì, uống gì; mà là: cùng ăn cùng uống
như bạn bè người thân, tức: những người nhận-lãnh cùng một quà tặng từ Trên ban
phát, rất đồng đều.
Và
từ đó, của ăn thức uống giúp con người tạo nên quan-hệ luôn tốt đẹp. Sự khác biệt
giữa người đi Đạo và sống Đạo với mọi người, là: biết trân-trọng mọi của ăn/thức
uống, coi đó như Thân Mình của Đức Chúa đã tặng ban cho ta không vì ta có công
có của, gì trong đó. Mà, chỉ vì ta cùng là con cái của Ngài, dù khác Đạo, khác
tâm-tính.
Tắt
một lời, của ăn/thức uống cũng như tình bằng-hữu/đệ-huynh mình tạo-tác, sẽ khiến
ta sánh vai nhau để nhân rộng nhiều thực-phẩm cho những đang có nhu-cầu mà chưa
đạt. Và, cũng từ đó, tất cả sẽ cùng nhau cảm tạ những người, những vị đã tạo
nên thực-phẩm ngon/ngọt như thế để rồi mãi cùng nhau vui hưởng cuộc sống ấm no,
tràn đầy ở Nước Trời.
Thế
đó, còn là câu trả lời cho người hỏi qua ca từ ở trên như:
“Em hỏi anh, có bao giờ
anh
thôi không còn yêu em.
Anh trả lời em rằng:
cuộc
tình chúng mình không bao giờ tan.”
(Lê Nguyên – bđd)
Vâng.
Đúng thế. Khi đã biết sẻ-san của ăn và thức uống cũng như tình yêu với nhau và
cho nhau rồi, thì cuộc tình ấy, tức tình người và tình đời sẽ không bao giờ
tan. Dù rằng, mây có ngừng trôi, mưa vẫn kéo không kịp tạo nắng ấm, rất khó khăn.
Để
minh-hoạ cho sự cần-thiết của những sẻ-san cả thực-phẩm lẫn tình yêu thương với
nhau và cho nhau, cũng nên tìm về vườn hồng truyện kể nhè nhẹ, dễ nhớ, mà kể
cho nhau mãi, câu truyện như sau:
“Truyện rằng:
Anh học trò nọ đang gấp
rút về nhà lúc nửa đêm, nhìn thấy một người mù đang thắp đèn lồng, anh này cảm
thấy rất kì lạ, bèn tiến đến hỏi: “Anh là một người mù, vậy tại sao còn thắp
đèn lồng?”
Người mù nói: “Tôi nghe
người ta nói, mỗi lần đến tối nếu không có đèn lồng, mọi người sẽ không nhìn
thấy gì cả, sẽ biến thành một người mù giống như tôi. Vì vậy, mỗi buổi tối tôi
đều thắp đèn lồng”.
Anh học trò ngạc nhiên
nói: “Hóa ra anh làm vậy vì muốn mang lại ánh sáng cho mọi người!”.
Người mù thành thật trả
lời: “Thật ra phải nói là tôi vì chính mình thì đúng hơn!”.
Người học trò càng mơ hồ, không hiểu là thế
nào, người mù vội giải thích: “Tôi là một người mù, không nhìn thấy gì cả,
nhưng tôi thắp đèn lồng chiếu sáng đường đi lối về giúp mọi người, cũng đồng
thời giúp họ nhìn thấy tôi, như thế họ sẽ không vì không nhìn thấy mà đụng tôi
té ngã nữa”.
Với người mù đó, thắp đèn
chiếu sáng cho mọi người chính là thắp sáng cho bản thân, điều đó cũng gần với
việc quan tâm người khác thật ra là quan tâm chính mình. Trong cuộc sống, nhiều
lúc con người ta rất ích kỉ, luôn không muốn cho đi bất kì thứ gì hoặc giả có
cũng là rất ít. Tuy nhiên, họ không biết rằng, thật ra cho đi vì người khác,
cũng là vì chính bản thân mình, cho nhiều bao nhiêu sẽ được nhận lại bấy nhiêu.
Chia
sẻ điều gì đi nữa, cho đi là: của ăn/thức uống, chút ánh-sáng, cũng vẫn là chia
và sẻ cho nhau thứ tình thương-yêu những người cùng một giống loại. Tức, người
đồng-loại.
Chia
và sẻ, chút ánh sáng như câu truyện ở trên, lại cũng là sẻ và chia cho nhau một
chút tình của người có được thị-lực đem đến tặng cho người không thấy được ánh-sáng.
Cả ánh mặt trời, lẫn ánh-sáng của tình thương-yêu, cần sẻ san. Chia và sẻ như
thế, tức: ban tặng cho người một thứ tình dầy đặc, ít có người làm như thế.
Và,
đó còn là câu trả lời không mấy khó cho người hỏi ở trên cứ miên man hỏi hoài
và hỏi mãi bằng với ca-từ và giòng nhạc lạc lõng, lạc điệu nếu nghệ-sĩ mình không
hát bằng tình thương-yêu và bằng tâm-hồn thương yêu rất đích-thực.
Chia
và sẻ cho nhau của ăn/thức uống và ánh sáng, còn là và vẫn là thực-hiện lời
khuyên của Đức Chúa, Đấng Nhân Hiền chỉ những chia và sẻ chứ không hỏi hoài hỏi
mãi những câu không đáng hỏi.
Và,
đó là vấn-đề cho mình và cho người rất hôm nay, và mai ngày.
Trần Ngọc Mười Hai
Nay nhất định
sẽ không hỏi như ai đó
dù chỉ một câu hát.
Nhưng sẽ cố tìm câu trả
lời
Cho mình và cho người.
No comments:
Post a Comment