Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ tư mùa Chay năm C 06/3/2016
“Chắp tay lạy người cho xin nụ cười”,
Chắp tay lạy trời cho đám mưa rơi.
Chắp tay lạy đất cho mầm cây tươi.
Chắp tay lạy nước cho mát cõi đời.
Chắp tay lạy người, chắp tay lạy Trời
Chắp tay lạy rồi, lạy mãi không thôi…”
(Nhạc: Phạm Duy/Lời:
Phạm Thiên Thư – Chắp Tay Hoa)
(1 Thessalônikê 4: 1-5)
Nghe
hát thế, giống như thể: các cụ đạo ở đâu đó cứ ê-a đọc ba kinh-kệ, rất lễ-mễ.
Này nhé, đến nhà quàn các cụ đọc kinh “Bởi Trời”, “Từ Vực Sâu”. Đi nhà thờ, các
cụ lại vẽ bày 15 phút/nửa tiếng những “10 điều răn Đức Chúa Trời”, “6 điều răn
Hội-thánh”, “thương người 18 mối, thương xác 7 mối”, vv và vv… Tức: cứ vân vân
đến độ Chúa có nghe cũng lắc đầu nguầy nguậy bảo rằng: chẳng hiểu, vì các cụ đọc
theo giọng Bắc Kỳ chưa di-cư, không hiểu nổi.
Thôi
thì, đọc gì thì đọc, hát gì thì hát. Khác nào, đọc và hát tiếng La-tinh xưa, đã
lình-bình nhiều thế-kỷ, chả ma nào hiểu, chả đấng quỉ-quái nào nghe.
Thôi
thì, hôm nay bần-đạo đề-nghị bạn/đề-nghị tôi ta nghe thêm câu hát tiếp, hạ hồi
sẽ bàn và luận sau đó, mà rằng:
“Tôi lạy mây bay cho trời
cao rộng,
Tôi lạy sông trôi cho sạch
đầu đời.
Tôi lạy tất cả hiện-hữu
diệu-vời
Đâu không là Phật! Đâu
chẳng là Trời?
Dù bông hoa cỏ, dù hạt bụi
rơi,
Như suối suôi non, như
mây lên ngàn.
Như sông vượt trùng,Như
ánh trăng vàng,
Xin mở lòng ra, cho Trời
đất hiện.”
(Phạm
Duy/Phạm Thiên Thư – bđd)
Đúng
là như thế. Đọc kinh hay cầu kinh, vẫn chỉ là đọc và đọc. Đọc, mà không biết rằng
“Đâu không là Phật!” “Đâu chẳng là Trời?”
Bởi, Trời hay Phật có nghe chăng bao giờ lời người kêu thấu, rất vực sau,
đâu!
Có
đọc hay không, có cầu chăng nữa, giọng Bắc, Trung, Nam vẫn như bài hát, bảo rằng:
“Tâm là đảo quý Giữa biển
luân-hồi
Thần-thánh đi rồi Chỉ có
lòng thôi.
Hiện-hữu đây rồi, Không
ý không lời,
Tôi không là Tôi, Người
không là Người.”
Mười phương mây nổi Như
cánh hoa trôi.
Như sông ra khơi Như hơi
gió thổi.
Như mây xa vời Như bong
hạc trời,
Tôi không là Tôi Người
không là Người.”
(Phạm
Duy/Phạm Thiên Thư – bđd)
Ấy
đấy! Hát hò thì như thế. Còn cầu kinh, thì người người vẫn cầu kinh lình xình
chứ đâu có mở rộng đôi tai và trái tim để nó nên mềm mại và mở rộng hơn nữa,
ngõ hầu quên hận-thù, mà tha-thứ và sống thực lẽ Đạo. Sống thực, là luôn đặt
câu hỏi với chính mình, rằng: ta phải đối-xử với người làm lỗi chống lại mình
cách nào, đúng nghĩa người có Đạo và sống Đạo?
Về
chuyện cầu kinh khá lình-xình, thì đến hôm nay, Đức Thày John Flader, vẫn suy
nghĩ cứng cỏi và rồi lại kéo người đọc hướng về chuyện cầu kinh/cầu nguyện bằng
tiếng “La-tinh”/“Tinh-La” cũng rất lạ. Lạ, như câu truyện kể nhè nhẹ để mào đầu
cho lời đáp của Đức thày.
Truyện
hôm nay, là câu truyện kể rất “huề vốn” như sau:
“Đôi
vợ chồng nọ tham-gia cuộc thi kể truyện về “cuộc sống Gia-đình hoà-thuận”, sau
60 năm chung sống, rất giống phim truyện, rằng:
Phóng-viên
tờ báo nổi tiếng đến với đôi vợ chồng có tiếng là hoà-thuận, để hỏi bí-kíp có
được từ đâu thế. Người chồng đáp lời phóng-viên, mà bảo rằng: Đó, là kinh-nghiệm
hiếm có khi hai chúng tôi đi hưởng tuần trăng-mật. Nàng ngồi chễm-chệ trên lưng
con ngựa già mà đi dạo. Khi con ngựa của nàng vì cớ gì đó đã vấp ngã, nàng nhẹ-nhàng
bảo ngữa: “Một lần rồi đó nhe!”
Đi
được một đoạn đường ngăn ngắn, ngựa già nhà ta lại vấp ngã lần nữa nhưng gượng
được khiến nàng không sao cả. Lần này, nàng vẫn nhè nhẹ bảo: “Hai lần rồi đấy,
con!”
Ngựa
đứng dậy, rồi chầm chậm bước kế tiếp. Nhưng đến đoạn tiếp, ngựa sơ ý lại vấp
ngã thêm một lần nữa. Nàng vẫn im-lặng, rồi từ từ rút súng lục ra khỏi bao và bắn
chết chú ngựa già yêu quí của mình, không thương tiếc.
Kịp
đến khi, tôi lên tiếng phản-đối cách đối-xử khá mạnh-bạo của một người con gái
vào những ngày còn trăng mật với trăng rằm, thì nàng ngước mắt nhìn thẳng vào mắt
tôi rồi nhẹ nhàng dặn-dò: Một lần rồi đó nhe!”
Thế
là từ đó trở đi, hai chúng tôi luôn sống hoà-thuận bên nhau đến 60 năm, chẳng
còn đếm một lần với hai lần gì sốt cả…” (truyện kể rút mạng vi-tính, rất ý-nghĩa)
Kể truyện tiếu lâm chay có những lần
đếm số ngày trăng mật như thế, cũng giống như kể về đấng bậc vị vọng từng kể
chuyện giáo-luật, phụng-vụ trong Đạo rất nhiều lần, đếm không xuể. Thế mà, chả
có ai bị ngã ngựa bao giờ hết. Cả khi, đức thày kể về chuyện đọc kinh cầu nguyện
rất “La-tinh” qua lời hỏi/đáp trên báo chí, như sau:
“Thưa
cha. Con gia-nhập cộng-đoàn kẻ tin người Công-giáo là từ thập-niên 1960s, khi ấy
thánh-lễ được cử-hành bằng tiếng La-tinh, mà thôi. Nay xin hỏi: Sao hội-thánh
ngày nay không dùng hình-thức nguyện cầu như thế nữa?”
Nhanh-chóng trả lời bằng nhiều ý-tưởng,
nhưng ở đây chỉ xin tóm tắt một vài ý, như sau:
“Theo
lịch-sử, thì thánh-lễ đầu tiên được cử-hành bằng tiếng Aram, thứ tiếng Híp-ri
(Do-thái) được tín-hữu thời tiên-khởi sử-dụng ở Palestine thời Đức Kitô sống…
Sau
đó, phụng-vụ Đạo Chúa lan-truyền khắp vùng Địa Trung-Hải, nên ngôn-ngữ được sử-dụng
lúc ấy là các tiếng: Syria, Cốptích, Marmênia và đặc-biệt hơn cả là tiếng Hy-Lạp.
Kịp đến thế kỷ thứ 3, tiếng La-tinh trở-thành ngôn-ngữ sử-dụng rộng-rãi ở đế-quốc
La Mã và đến thế-kỷ thứ tư, thì ngôn-ngữ này đã chính-thức thay cho tiếng Hy-Lạp
trong các nghi-thức phụng vụ của đạo ta…
Đến
thế-kỷ thứ 6, bộ giáo-luật chính-thức đã quyết-định các sách lễ và lời nguyện
trong thánh-lễ phải dùng tiếng La-tinh là ngôn-ngữ duy-nhất trong nghi-thức
La-Mã, tức La-tinh.
Với
Công-đồng Vatican 2, đã có quyết-định bảo rằng: La-ngữ vẫn được lưu-dụng trong
các nghi-thức diễn-tả bằng tiếng La-tinh ở nơi nào còn thực-hiện. Nhưng kể từ
ngày Công Đồng cho phép sử dụng tiếng bản-xứ hoặc trong thánh-lễ hoặc vào các
nghi-lễ ban phép bí-tích hoặc nghi-thức nào khác, dân con trong Hội-thánh đã thấy
được lợi-ích khi hiểu được ý-nghĩa của các bài đọc, lệnh-truyền cũng như các
kinh-nguyện, lời cầu hoặc ca-vịnh, thánh-vịnh…
Nhưng
Hiến-chế Công-đồng vẫn dặn-dò các chức-sắc trong Giáo-hội hãy thận-trọng trong
việc sử dụng tiếng địa phương sao cho vẫn còn sự tôn-nghiêm trong các thánh-lễ.
Kể từ đó, các giáo-phụ đã xin phép Toà thánh được sử-dụng rộng-rãi tiếng nước
mình trong thánh-lễ và nghị-thức phụng-vụ, cho đến nay…
Lịch
sử thì như thế. Nhưng ta vẫn có thể cầu nguyện sao cho việc sử-dụng cổ ngữ tốt
lành này trong các hình-thức ngoại-thường hoặc thánh-lễ theo nghi-thức Công Đồng
Triđentinô ở nhiều nơi, vì đây là ngôn-ngữ quí-hiếm và hay đẹp của Giáo-hội.” (x. Lm John Flader, When did the Church switch from Latin to
Mass in vernacular? , The Catholic Weekly, Question Time 14/2/2016, tr. 22)
Cầu nguyện, mà lại cầu bằng tiếng nước
ngoài cổ lỗ xĩ, không ai xài, không ai hiểu được thì chỉ mỗi đấng-bậc già-nua,
cổ lỗ mới làm thế. Còn nhớ, khi trước nhiều vị còn tuyên-dương, nguyện-cầu (hoặc
xin xỏ) với các thánh cũng bằng tiếng nước ngoài rất cổ, đối với các vị thánh
không biết tiếng La-tinh, thế mới chết.
Các thánh-nhân không học chữ cổ nay
chết rồi, làm sao nghe và hiểu để còn giúp đỡ, cầu bàu cùng Chúa được cơ chứ?
Có vị lại bảo: Chúa không nói tiếng La-tinh, hoặc tiếng của người La-Mã thì
Ngài sao được người cầu muốn gì. Và, sao lại cầu nguyện với các vị thánh đã chết
rồi thì làm sao giúp được ai? Giúp được gì và gì được?
Lại nói chuyện thánh-nhân lành/thánh
là nói chuyện định-nghĩa, định-danh và định-vị tư-thế của các ngài xưa/nay, vẫn
là chuyện cần bàn thêm nữa. Và hôm nay, ngày rộng tháng dài, tưởng cũng nên để
mắt suy-tra nghiên-cứu từ sử-sách để mở rộng tầm mắt, nói chuyện Đạo.
Vậy thì, mời bạn và mời tôi, ta đi
vào giòng chảy sử-sách có những suy-tư bàn-luận chuyện gọi là “Các thánh
thông-công” cũng rất thoáng, như sau:
“Nếu
muốn “thánh-nhân” nào đó cầu-bàu cho ta, thì ít ra vị ấy phải là người còn sống
mới được. Giả như ta lại trò-chuyện, trao-đổi với những người đã khuất, hoặc
sao đó, hẳn đây lại cũng chỉ là một loại học-thuyết thông-linh, thông-thiên-học,
tức giao-tiếp với người chết mà thôi chăng?
Ngay
như Kinh thánhcũng từng lên án mọi toan-tính giao-tiếp với những vị đã chết như
sách Ysaya đoạn 8 câu 19, 20 từng nói:
“Và nếu người ta nói với anh em:
Hãy thỉnh ý các đồng bóng và thầy bói
là những kẻ thì thào và lẩm nhẩm;
dân lại chẳng phải thỉnh ý thần của
mình,
thỉnh ý kẻ chết cho người sống sao?
",
thì anh em cứ trở về với lời giáo huấn,
với lời chứng!
Nếu họ không nói theo như lời này,
thì sẽ chẳng thấy rạng đông.”
Vâng.
Rất nhiều người trong chúng ta lâu nay vẫn đọc kinh Tin Kính trong đó có câu
“tôi tin các thánh thông công”, tức: giả-thiết rằng điều ấy bao gồm ý-tưởng cầu-nguyện
cho và với người đã chết. Về việc này, sách “Bách Khoa Công-giáo
có viết: giáo-huấn đạo Công-giáo về việc nguyện-cầu cho kẻ chết có liên-quan chặt-chẽ với đạo-lý về sự
“hiệp-thông giữa các thánh” tức một ý-tưởng trong kinh Tin Kính của các thánh
Tông-đồ. Cầu nguyện với các thánh và các đấng tử-đạo nói chung, hoặc với
một trong các vị ấy cách riêng là chuyện nên làm.
Công-đồng
Triđentinô có lời rằng: “các thánh cùng ngự-trị với Đức Kitô sẽ dâng lên lời
kinh của các ngài lên Thiên-Chúa cho con người. Cũng là điều tốt lành và hữu-ích
để liên-tục kêu cầu/nài-nỉ xin các ngài cầu-bàu bằng lời kinh của các ngài, hoặc
bằng việc biện-hộ để giúp ta đạt được điều có lợi từ Thiên-Chúa.” (x. The Catholic Encyclopedia, tập 4,
tr. 653, 655 đề-mục “The prayers for the dead.”)
Kể về việc chuyện trò/giao-tiếp
với các thánh như trên, không phải để xin các ngài mách nước/chỉ bảo bí-kíp sống
hoặc làm trung-gian dẫn ta đến với Chúa mà xin xỏ điều này/việc nọ cũng là chuyện
khá phiền hà. Chuyện “không phiền” trong cuộc sống có giao-tế/tiếp-cận với người
khác, cả thánh-nhân lẫn người thường, là kể cho nhau nghe 13 điều rất “không
phiền” như sau:
“Với tôi, ngày nào cũng “Không phiền” như những nội dung dưới đây
thì đã là hạnh phúc.
1/ Buổi sáng ngủ ngon mà bị đồng hồ báo thức,
đáng lẽ phải càu nhàu, nhưng tôi không phiền mà lại rất vui, vì biết mình
còn sống.
2/ Vợ tôi chỉ nấu cho tôi tô mì gói chiều nay,
tôi không phiền cho rằng nàng lười nấu nướng, mà rất vui vì nàng
không ra đường cặp kè với ai khác. Cảm ơn Trời, tôi vẫn còn có một
người vợ tốt...
3/ Chồng tôi cứ ngồi salon coi Tivi, tôi không
phiền, vì chàng vẫn ở nhà với tôi, thay vì ra quán nhậu nhẹt tốn tiền, rồi
đánh lộn, say rượu... Cảm ơn Trời tôi vẫn còn người chồng tốt.
4/ Con tôi cằn nhằn vì bị bắt rửa chén. Tôi
không phiền vì nó vẫn còn là đứa con ngoan không ra đường lêu lỏng.
5/ Sau buổi tiệc, khi các bạn đã ra về, tôi
phải cực nhọc lau chùi, rửa dọn, nhưng tôi không phiền mà còn rất vui vì
tôi có được nhiều bạn hữu.
6/ Quần áo lúc này hơi chật, nhưng tôi không
than phiền, vì điều đó có nghĩa là tôi vẫn rất mạnh khỏe.
7/ Đi giữa trời đứng bóng nóng nực tôi không
buồn phiền, vì được sống thong thả tự do dưới ánh mặt trời.
8/ Sân cỏ cần được cắt, cửa sổ cần được lau
chùi, và bao nhiêu công việc nhà đang chờ đợi, nhưng tôi không phiền,
không than thở vì tôi vẫn còn được một mái nhà cho gia đình mình.
9/ Ở trong nhà thờ, cái bà đứng sau tôi hát
sai điệu nhạc hết trơn, nhưng tôi không lấy làm phiền, vì thính giác của
mình vẫn còn tốt, trong khi nhiều người khác không còn khả năng nghe được.
10/ Đồ đạc quần áo chất đống để chờ tôi giặt,
ủi, nhưng tôi không phiền vì mình vẫn còn có nhiều quần áo để mặc.
11/ Sau một ngày làm việc tôi mệt mỏi, và
đau nhức các bắp thịt, nhưng tôi vui, vì mình vẫn còn có khả năng làm được
những việc nặng nhọc.
12/ Làm việc chung với tôi, có nhiều người
tính khí khác lạ, tôi không phiền, vì chính nhờ họ mà công việc không trở
nên buồn tẻ mà trái lại thêm thích thú.
13/ Và cuối cùng nhận được nhiều e-mail quá,
nhiều tin nhắn và nhiều cuộc gọi quá nhưng tôi không phiền, vì điều đó
chứng tỏ rằng tôi có nhiều bạn và điều đó chứng tỏ rằng bạn bè tôi vẫn
mạnh khoẻ, và còn có những giây phút nghĩ đến tôi.
Mong rằng sau khi đọc nội dung trên, các bạn
sẽ “Không phiền” vì tôi đã làm mất thời giờ của các bạn. Xin các bạn hãy
vui cùng tôi, vì hôm nay tôi đã khỏe để có thể ngồi đến 12 giờ đêm để
gửi những dòng này đến các anh chị và các bạn. Và như thế tôi đã hạnh
phúc vô cùng! Bây giờ tôi chuẩn bị đi ngủ và sẽ “Không phiền” khi bị đồng
hồ báo thức vào sáng ngày mai.” (truyện kể do bạn bè gửi đến, từ điện-thư)
Phiền hay không phiền, vẫn là chuyện thường
ngày ở đời trong đó có cả sự/việc không tự mình quyết tâm sống thực lẽ đạo, do
từ Chúa; mà chỉ luôn chạy đến các đấng bậc lành thánh nay đã khuất, là chuyện
“xưa rồi Tám!”
Phiền hay
không phiền, phải là và vẫn là thái-độ chấp-nhận sống cho chính mình, dù những
ách-tắc xảy đến với chính mình, hoặc người của mình. Đó, chính là lập-trường sống
rất chính đáng, chính chuyên và chính-mạch, cả một đời.
Nghĩ thế rồi,
nay mời bạn và mời tôi, ta quay về với các bậc hiền-nhân từng có lời khuyên nhủ
tốt lành/hạnh đạo để mà sống thích-hợp với lẽ Đạo. Quay trở về, với lời vàng
Kinh Sách có những chương/đoạn như sau:
“Thưa anh chị em,
anh
chị em đã được chúng tôi dạy
phải
sống thế nào cho đẹp lòng Thiên Chúa,
và
anh chị em cũng đang sống như thế;
vậy
nhân danh Đức Giêsu, chúng tôi xin,
chúng
tôi khuyên nhủ anh chị em
hãy
tấn tới nhiều hơn nữa.
Hẳn
anh chị em rõ:
chúng
tôi đã lấy quyền Chúa Giêsu
mà
ra những chỉ thị nào cho anh chị em.
Ý
muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh,
tức
xa lánh gian dâm,
không
buông theo đam mê dục vọng như dân ngoại,
là
những người không biết Thiên Chúa.”
(1Thessalônikê 4: 1-5)
Nghe dạy thế rồi, hẳn bạn và tôi, những
người đọc và nghe đọc hôm nay, sẽ cứ hiên-ngang, hùng-dũng đứng thẳng lên mà
cùng nhau sống thực cuộc đời mình có vui buồn lẫn lộn. Nhưng vẫn hăng say hát lời
ca vui/buồn rằng:
“Chắp
tay lạy người cho xin nụ cười”,
Chắp tay lạy trời cho đám mưa rơi.
Chắp tay lạy đất cho mầm cây tươi.
Chắp tay lạy nước cho mát cõi đời.
Chắp tay lạy người, chắp tay lạy Trời
Chắp tay lạy rồi, lạy mãi không thôi…
Tôi lạy mây bay cho trời
cao rộng,
Tôi lạy sông trôi cho sạch
đầu đời.
Tôi lạy tất cả hiện-hữu
diệu-vời
Đâu không là Phật! Đâu
chẳng là Trời?
Dù bông hoa cỏ, dù hạt bụi
rơi,
Như suối suôi non, như
mây lên ngàn.
Như sông vượt trùng,Như
ánh trăng vàng,
Xin mở lòng ra, cho Trời
đất hiện.”
(Phạm
Duy/Phạm Thiên Thư – bđd)
Thế đó, mới là sống vui tươi,
lành-thánh trong cuộc đời người có quá nhiều chuyện Khá phiền, nhưng vẫn thấy
“không phiền”, như người kể truyện ở bên trên đã nói và đã kể.
Thế đó, là quyết-tâm của riêng mình,
riêng ai và tất cả, trong cuộc đời. Rất mọi thời.
Trần
Ngọc Mười Hai
Và
những quyết-tâm
Cũng
không nhỏ,
Nhưng
rất khó.
Khó
làm, chứ không khó nói.
No comments:
Post a Comment