Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ hai mùa Chay năm C 21/02/2016
“Sống sót trở về, trên đường làng tươi mát”
Sống
sót trở về, trên đại lộ thơm ngát.
Sống sót trở về, trên rừng đồi xanh ngắt.
Sống sót trở về, trên biển xanh cát vàng.”
(Phạm
Duy – Sống Sót Trở Về)
(Rôma 11: 30-31/Huấn ca 18: 13)
Vâng.
Mới đây không lâu. Chỉ đầu năm 2016 mới đây thôi, bần đạo lại được anh trai trưởng
lái cho đi một vòng đồng quê đất Úc, tới một nơi mang tên là Kings Canyon gồm
các núi đá, đất mòn nhấp nhô sau khi chạy qua 150 cây số ngàn băng đường đất đỏ
đầy gập-ghềnh hiểm trở, đến hết hồn.
Kịp
tới nơi, lại đã nghe ca sĩ Duy Quang hát bài “Sống Sót Trở về” của bố Phạm Duy
đã viết những câu như:
“Sống
sót trở về, anh thợ cầy sung sức.
Sống sót trở về, anh thợ mỏ náo nức.
Sống sót trở về, anh mục đồng thao thức.
Sống
sót trở về, anh thợ chài bâng khuâng.
Sống sót trở về, anh hùng rực chiến công.
Cũng giống anh hiền, ưa cuộc đời tối tăm.
Sống sót trở về, ta đều ngập ước mong.
Má ấp môi kề, ôm người đẹp suốt năm.
Sống sót trở về, linh mục dựng gác chuông.
Chúa giáng ơn lành cho bổn đạo bốn phương.
Sống
sót trở về, nơi Phật đài ngát hương
Tiếng mõ chen vào lời Thượng Tọa xót thương.”
(Phạm Duy – bđd)
Thế
nghĩa là: hôm nay đây, vừa đặt chân về lại căn nhà tuy bé nhỏ nhưng đầy đủ mọi
thứ, mới thấy mình cũng đã “sống sót trở về” mà viết và lách, cũng thành chuyện.
Quả
là, cứ mỗi lần viết xong câu chuyện này/khác rồi lại lách. Lách đi lách lại mãi
suốt một đời người, chí ít là cuộc đời có nhiều chuyện để viết và lách. Lách rồi
viết, về các tình-huống trong đời hiển-hiện với mọi người đến là dễ sợ. Sợ một
hồi, rồi lại lấy giấy bút ra để viết. Viết cho nhanh. Cho nhiều. Thế mới gọi là
phiếm chuyện Đạo vào đời, rất nhiều chuyện
Dẫn
nhập thế rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta đi vào luận-đề khá nóng bỏng, thời thượng
như câu hỏi đầy thắc mắc của ai đó viết về cho đấng bậc vị vọng ở thị thành, rất
như sau:
“Thưa
cha. Theo-dõi tin tức trên báo/đài nhiều chuyện, nay con được biết là: Đức Giáo
Hoàng Phanxicô đã biên thư gửi về đấng bậc giám-mục chủ-quản địa-phận nọ nói về
sự-kiện Đức Mẹ hiện ra mang tên là Đức Bà Từ Bi.
Câu
chuyện Mẹ hiện ra như thế, phải hiểu làm sao đây? Xin cha giãi-bày để đàn con ở
dưới biết đường mà thưa thốt với mọi người…”
Lại vẫn “một ngày như mọi ngày”, là
ngày dẫy đầy những chuyện để hỏi han. Hỏi thày hỏi bạn, hỏi lan man hết mọi người;
để rồi biết đâu lại sẽ lọt tai đấng bậc ở trên nào đó có những lời giải-mã để
còn thương. Thương Mẹ, thương đấng bậc và cũng thương dân con mọi người ở Giáo
hội truyền-thống rất Rôma.
Và tình cờ, người hỏi lại được đấng
bậc ở Sydney có những lời đối-đáp, rất ư là bài bản/hẳn hòi. Nhưng trước khi đi
vào chi-tiết của lời đáp, tưởng cũng nên trở về với bài ca từng được hát rất
dài như sau:
“Sống
sót trở về, tên cường đạo lau kiếm.
Xé áo giang hồ, xin chèo
đò trên bến.
Sống sót trở về, quên mầu
hồng gái điếm.
Trút phấn son rồi, xin mặc
lại áo huyền.
Sống sót trở về, tôi tạ
từ vũ khí.
Sống sót trở về, tôi trở
lại nhỏ bé.
Sống sót trở về, đeo một
bầu rượu quý.
Sống sót trở về, vui một
mình... tôi đi.”
(Phạm
Duy – bđd)
Vâng.
Đã sống sót trở về rồi, cũng là điều mừng. Mừng hơn nữa, khi người trở về lại
đã tìm ra được câu đáp-án của nhiều thứ, giống như người dân bình thường, mộ-đạo
đã tìm ra lời đáp của Đấng Từ Bi, như sau:
“Đúng
thật là Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đặt năm thánh Từ Bi đặc-biệt dưới bàn tay
che chở của Mẹ Từ Bi, lâu nay danh-hiệu này vẫn được tôn-sùng theo nghĩa ấy ở
thôn làng Savôna, nước Ý.
Ngày
10 tháng 5 năm 2015, Đức Giáo Hoàng đã biên thư cho Giám-mục Savôna-Nôli là có
ý thế, để nói về “suối-nguồn đổ mọi ơn lành từ trời tại Đền Đức Mẹ Từ Bi ở Ý.
Đức
Giáo Hoàng có viết: “Mẹ
Từ Bi luôn gần gũi giúp đỡ đám con của Mẹ trong cơn nguy-biến vì nhiều thứ.”
Việc
sùng-kính Mẹ ở Savôna nước Ý có nguồn gốc phát-xuất từ lần Mẹ hiện ra vào năm
1536 với Chân Phước Antôniô Botta, một nông-dân sinh năm 1471. Ông là tín-hữu sốt-sắng
luôn đọc kinh Mân Côi nguyện cầu cùng Mẹ mỗi khi ông đi làm.
Thế
rồi vào thứ Bảy ngày 18 tháng 3 năm 1536 trong lúc quỳ gối rửa bàn tay vấy bẩn
nơi giòng sông nhỏ, ông phát-hiện ra lằn ánh-sáng cả thể chiếu xuống từ trời, rồi
nghe có tiếng từ trên cao vọng về, bảo rằng: “Hãy trỗi dậy và đừng nghi-ngờ gì nữa, ta là Đức Nữ Trinh
Maria…”
Ông
mô-tả Đức Mẹ sự-kiện hôm ấy Đức Mẹ mặc cỗ áo trắng tinh, quanh mình Mẹ toả chiếu
ánh-sáng lung-linh, chập chờn. Mẹ đứng đó trên viên đá tảng lớn nhìn xuống
giòng nước chảy trên sông Lêtimbrô.
Và
Đức Mẹ bảo ông hãy xin vị linh-mục giải-tội của ông đi mà loan báo tại nhà thờ
rằng dân chúng trong vùng phải ăn kiêng vào 3 ngày thứ Bảy sắp tới và tổ-chức
kiệu/rước để vinh-danh Đức-Chúa và Mẹ Ngài.
Mẹ
cũng khuyên ông Antôniô hãy đi xưng thú mọi lỗi tội và hiệp-thông rước Mình
Thánh Chúa rồi trở lại cùng một chỗ như
thế vào thứ Bảy lần thứ tư để đón-nhận thông-điệp mới. Ông Antôniô lập tức chạy
đi kể lại cho vị linh-mục chánh xứ họ đạo của mình là, thày dòng Bartholomêô
Zabrêri, và rồi vị này lại chạy đi loan tin này cho vị Giám mục sở tại, để ngài
rõ.
Dù
các vị nói trên đều tin vào những gì ông Antôniô kể cho các ngài nghe biết, bởi
lẽ các vị này đều dư biết tính thật-thà đôn-hậu của ông Antôniô, nhưng ông
chánh-trương làng này là tiên-chỉ Gênôêsê Đôra, lại không thế. Ông nhất quyết
đòi Antôniô ngay tối hôm ấy, dắt ông đến tận nơi đã xảy ra sự việc ít thấy như
thế. Chẳng mấy chốc, tin đồn lan rộng cả làng đều biết chuyện và mọi người đều
đón nhận thông-điệp của Đức Mẹ vào tận tâm can của họ.
Vào
ngày thứ Bẩy ngày 8 tháng Tư năm ấy, trước lễ Lá, ông Antôniô trở lại nơi Đức Mẹ
hiện ra hôm trước và quỳ gối xuống mà nguyện cầu. Tức thì, ông lại thấy một luồng
sáng chiếu toả còn sáng hơn hôm trước nhiều bỗng chốc đáp xuống hòn đá tảng ở
giữa sông. Và, ông thấy nơi lằn sáng ấy, khuôn mặt dịu dàng của Đức Mẹ mặc áo
trắng tinh, trên đầu đội triều-thiên bằng vòng óng ánh.
Ông
Antôniô kể: lần này, Mẹ đứng trên đó hai tay giang rộng theo tư-thế tuôn đổ
lòng từ-bi nhân-hậu xuống với ông. Và, một lần nữa, Mẹ yêu-cầu ông phải ăn
kiêng trong 3 ngày thứ bảy liên-tiếp và về nói với vị linh-mục tổ-chức kiệu rước
và khuyên dân chúng ăn-năn từ bỏ con đường lầm-lỡ, nếu không cuộc sống của họ sẽ
bị rút ngắn đi.
Khi
ông Antôniô xin Mẹ ra dấu hiệu để mọi người theo đó mà tin lời ông kể, thì Mẹ
tra-lời rằng: ông không cần điều đó để rồi Mẹ sẽ linh-ứng dạy cho giáo-dân biết
cách sống cho phải phép.
Sau
đó, Mẹ giơ cánh tay và hướng mắt lên trời như thể cầu xin Thiên-Chúa điều gì và
nói: “Xin cho chúng lòng Từ-bi nhân-hậu chứ không phải công-lý”. Nói xong, Mẹ
biến mất.
Sau
đó, toàn vùng vẫn được hương thơm ngào ngạt. Ông Antôniô bèn tức tốc chạy nhanh
về kể cho chúng dân làng Savôna biết về thông-điệp thứ hai và cũng là thông-điệp
cuối cùng này từ Đức Nữ Trinh Maria, phán ra.
Từ
ngày đó, Đức Mẹ được tôn-sùng tại làng Savôna như Mẹ Từ Bi Nhân-hậu, với mọi
người. Tin về việc Mẹ hiện ra được loan đi rất nhanh chóng và chẳng bao lâu số
đông dân chúng đã bắt đầu hành-hương viếng thăm nơi Mẹ hiện đến. Dân làng lập một
Ủy-ban để điều-hành lượng người đến hành hương và vô số tiền của được mọi người
ban tặng để xây-dựng một đền kính Đức Mẹ Từ Bi ở đây.
Ngày
21 thánh Tư năm ấy, Giám mục Batôlômêô Chiabrers đã ra lệnh cho xây nguyện-đường
ở đây. Dự-án này cũng được hội-đồng thị-xã chấp-thuận và Đức Hồng Y Spinola
Horace cũng đã đồng ý cho làm thế vào ngày 24 tháng 7 cùng năm ấy.
Và,
ngày 11 tháng 8 năm ấy, mọi người tiến-hành việc xây-dựng nguyện-đường mới này.
Bốn năm sau, cộng-đồng trong thị-xã đã tuyên-bố ngày 18 tháng 3 là ngày mọi người
tổ-chức lễ-hội mừng kính Đức Mẹ với danh xưng này, và mỗi năm đều có kiệu rước
đi đến đền Mẹ Từ Bi.
Từ
năm 1809-1812, Đức Giáo Hoàng Piô thứ 7 bị giam cầm tại Savôna theo lệnh của
vua Napôlêon, và ngài có tuyên-bố rằng: nếu ngài được trao trả tự-do, ngài sẽ đặt
vương-miện lên tượng kính Đức Mẹ Từ Bi Nhân-hậu.
Và,
ngài đã giữ lời hứa thực-hiện điều ấy vào ngày 10 tháng 5 năm 1815. Nay, đúng
200 năm sau, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã
biên thư riêng cho Giám-mục thành Savôna yêu-cầu thiết-lập Năm Thánh Ngoại Thường
kính Đức Mẹ Từ Bi Nhân-Hậu.
Và
ngày nay, ta có làm giống như Đức Giáo Hoàng Phanxicô là để cố-gắng tạo sự tin
tưởng vào Năm Thánh Từ Bi dâng tặng Đức Mẹ là Mẹ Từ Bi Nhân Hậu vì biết rằng Mẹ
sẽ luôn nghe lời ta cầu bàu.” (x.
Lm John Flader, The ‘cascade of grace
from heaven’ at Our Lady of Mercy shrine, Question Time, The Catholic
Weekly 17/1/2016, tr. 12)
Nghe đấng bậc cha cố kể chuyện Đức Mẹ
giống như bọn trẻ nghe mẹ cha kể chuyện cổ tích, vào mỗi tối. Thôi thì, có tin
hay không chuyện hiện ra và phép lạ Mẹ làm, là chuyện tư riêng của mỗi người. Vấn-đề
quan-trọng là hỏi rằng: ta có quyết-tâm thực-thi lòng từ-bi nhân hậu với mọi
người, như lời dạy của Đức Chúa hay không mà thôi.
Bởi,
lúc nào và bao giờ cũng thế, đấng thánh nhân-hiền bao giờ cũng nhủ-khuyên dân
con trong Đạo Chúa, hãy làm thế. Làm như lời thánh-nhân từ bii nhân-hiền vẫn
luôn dạy, rằng:
“Thật
vậy,
trước
kia anh em đã không vâng phục Thiên Chúa,
nhưng
nay anh em đã được thương xót…”
(Rôma 11: 30-31)
Và,
sách Cựu Ước còn nói rõ hơn về lòng từ bi của Chúa với tất cả mọi người, rằng:
“Con
người thì thương xót cận thân,
còn Đức Chúa xót thương
mọi xác phàm.
Người trách cứ, sửa sai,
dạy dỗ,
và dẫn đưa, như mục tử dẫn
đàn chiên.”
(Huấn
ca 18: 13)
Xem
thế thì, lòng từ-bi/nhân-hậu –mà người thời nay gọi là “xót thương” đã đổ tràn
lên tất cả mọi người, không phân biệt
lương/giáo, già/trẻ, trái/gai. Tất cả, đều đã được Chúa tỏ bày lòng từ-bi/nhân-hậu,
rất “thương-xót”.
Lòng
từ-bi/nhân-hậu đổ tràn từ Thiên-Chúa có từ thuở đầu đời của con người. Ngài ban
tặng cách “cho không/biếu không” mà chẳng cần một ai trung-gian/giời-thiệu. Và,
Ngài vẫn tiếp-tục ban tặng cả với những người đầy những lỗi cùng tội. Ngài còn
đùm bọc ôm ấp, rất thân thương những người ra như thế. Như thế, mới gọi là từ-bi/nhân-hậu,
rất trọng đại.
Còn,
lòng từ-bi mẹ hiền của Đức Maria, theo thiển ý, chỉ là phó-bản sao chép tấm
lòng đại-độ của Thiên-Chúa. Sao và chép theo kiểu người phàm, cho dễ hiểu. Chứ,
thực ra, Mẹ chẳng tài ba được bằng Chúa.
Và,
cũng theo thiển-ý, sở dĩ đấng bậc vị vọng chuyển-tải câu truyện kể về sự nhân-từ
của Mẹ hiền rất Maria, là để người người cứ theo đó mà bắt chước. Bởi, mỗi người
và mọi người đều là “mẹ hiền” từ bi nhân hậu theo kiểu nào đó, rất âm-dương.
Còn
nhớ, một đấng bậc khác tuy không kém phần vị vọng, cũng từng biểu-tỏ lý-do ta
tuyên-dương, tôn-sùng Đức Maria là tập-tục có từ thời thượng-cổ ở Đạo Chúa, khi
ấy vào năm 1854, Đức Piô thứ 9 đã tuyên-dương rằng: Đức Nữ-Trinh Maria “ ngay từ
buổi đầu cưu-mang con Thiên-Chúa đã được Chúa giữ gìn và bảo vệ khỏi mọi lỗi/tội,
cả tội nguyên-tổ…”
Xem
ra giáo-hấn tương-tự từ một Đấng Bậc ở chốn chóp bu Hội-thánh chỉ cốt tạo nỗ-lực
khiến cho Đức Maria gần gũi tương-tự như các thần-nữ của dân ngoại, mà theo họ
các đấng thần linh này được tin rằng các ngài cũng được cưu-mang một cách rất
siêu nhiên…” (Xem thêm Mary Worship, trong Babylon Mystery Religion, Ralph
Woodrow Evangelistic Association Inc. 1981 tr.20)
Nói
gì thì nói, có nói thế nào đi nữa, cũng công-nhận rằng: Lòng từ-bi/nhân-hậu của
Thiên-Chúa đổ tràn qua Mẹ Maria và các thánh, là để người người theo đó mà sống
rất thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
Nói
gì thì nói, cũng là nói theo cung-cách của phàm-nhân khi đề-cập đến chuyện từ-bi/nhân-hậu
của Đức Chúa mà ngôn-ngữ loài người không thể diễn sao cho hết.
Nói
gì thì nói, cũng chỉ như nói và kể như truyện kể rất phiếm ở đời có những lời
dí dỏm như sau, để minh hoạ:
“Truyện rằng:
Trong
cuộc tranh-luận về vai-vế của Ađam và Evà hỏi rằng: tổ-tiên loài người có từ-bi
nhân hậu hay không và nếu có, sẽ giống sắc-tộc nào vào thời nay. Vì là tranh và
luận nên có 3 đấng bậc tranh nhau nói:
Đấng
bậc gốc Pháp nói: “Hai vị tiên-tổ ấy sống và ăn mặc theo kiểu trần như nhộng
trước mặt Đức Giavê, thì chỉ có thể là dân Pháp, mà thôi.
Đấng
bậc rất Mỹ, lại cãi: “Không phải thế đâu. Đúng ra, họ tự-do luyến-ái đến mức lẽ
ra có thể sống hạnh-phúc, nhưng có một điều là nếu không phạm vào điều cấm-kỵ, mà chỉ có mỗi khát-vọng tự-do cá-nhân mà vẫn
không chịu được sự cấm-đoán đó, thì chỉ có thể là dân Hoa-Kỳ, mà thôi.
Một
đấng bậc khác nghe xong, vẫn thấy không ổn bèn góp ý, tuyên-bố: Không áo/quần,
nhà cửa lại cũng không, thậm chí ăn có mỗi quả táo thôi cũng bị cấm, thế mà vẫn
bảo là mình đang sống ở thiên-đường, thì chắc chắn đấy là người Anamít mình,
thôi…”
Thôi
thì, truyện kể thế nào cũng vẫn là chuyện phiếm rất kể lể. Kể, để cho vui, chứ
đã chắc gì có thật. Sống đời đi Đạo tức sống Đạo rày cũng thế. Nhiều lúc và
cũng lắm khi người người cứ kể vô số truyện hay cãi tranh rất nhiều thứ chỉ cốt
để nói lên rằng mình nắm vững chân-lý rất phiến diện, mà thôi.
Nhận-định
thế rồi, nay mời bạn và tôi ta cứ hiên-ngang cất tiếng hát lên câu ca trích dẫn
ở trên chỉ để nói lên điều gì đó, rất dễ hiểu. Hát rằng:
“Sống
sót trở về, linh mục dựng gác chuông
Chúa giáng ơn lành cho bổn đạo bốn phương
Sống sót trở về, nơi Phật đài ngát hương
Tiếng mõ chen vào lời Thượng Tọa xót thương.”
(Phạm Duy – bđd)
Và
cứ thế, đề nghị bạn đề-nghị tôi, ta lại sẽ cùng mọi người rằng: khi suy về lòng
từ-bi rất nhân-hậu của Đức Chúa hoặc phó bản sao chép của Đức Maria, ta cứ vui
lòng thực-hiện nỗi niềm từ-bi/hỷ xả với mỗi người và mọi người. Ở trong đời
Trần Ngọc Mười Hai
dám mở miện ra mà
đề nghị bạn và tôi
rất như thế.
No comments:
Post a Comment