Monday, 31 August 2015

“Đàn chim tha phương lạc loài đôi cánh nhỏ”



Chuyện Phiếm đọc trong tuần 23 thường niên Năm B 6/9/2015

“Đàn chim tha phương lạc loài đôi cánh nhỏ”
Hoài mong ngày trở về tổ ấm
Nhờ mây đưa tin nhờ giọt mưa đến tìm
Hẹn nhau ngày trở về cố hương.”
(Đức Huy – Đàn Chim Tha Phương)
(Êphêsô 4: 14-16)
Bần đạo bầy tôi đây, nghe hát bài này trong một đêm văn nghệ bỏ túi, “rất cho nhau”.  Gọi bằng cụm-từ dài lòng thòng “Hàt cho nhau nghe” chừng như người hát và người nghe, chỉ muốn nhắn nhủ hoặc chuyển tải những tình-tự nhớ thương với ý/lời rằng:

“Hẹn nhau ngày trở về cố hương
Hẹn nhau trong trăm nhớ ngàn thương
Mùa đông đọa đầy sắp tàn
Mùa xuân sẽ đến
Hẹn nhau ngày về nhớ nhé đừng quên
Dù cho xa xôi, nhọc nhàn năm tháng dài
Đừng quên ngày trở về bên ấy
Đàn chim tha phương lạc loài đôi cánh nhỏ
Hẹn nhau ngày trở về cố hương.
(Đức Huy – bđd)

“Hẹn nhau ngày trở về cố hương” ư? Phải chăng đó vẫn là mục-tiêu cuộc sống người đi Đạo? Phải chăng đó cũng là và vẫn là đích nhắm của nhà Đạo của ta? Và, như thế có phải ngày nay người người diễn-tả sự thể ấy bằng cụm từ “Về nguồn”.
Diễn-tả mục-tiêu này, bần đạo còn nhớ hôm 1/8/2015 nhóm cựu-tu-sinh Dòng Chúa Cứu Thế Tỉnh Dòng Việt Nam ở khắp nơi đã thực-hiện một đặc-san (hay còn hiểu là kỷ-yếu) mang cùng một tên gọi “Về Nguồn” để anh em nhắc nhau gợi nhớ những tháng ngày sống chung trong thương-yêu, đùm bọc và dắt díu hướng về vai-trò cũng như trọng-trách của một linh-mục như nghệ sĩ trên diễn-đạt bằng giòng chảy có ý nhạc như sau:   

“Đàn chim tha phương lạc loài đôi cánh nhỏ
Hoài mong ngày trở về tổ ấm
Nhờ mây đưa tin nhờ giọt mưa đến tìm
Hẹn nhau ngày trở về cố hương
Hẹn nhau ngày trở về cố hương
Hẹn nhau trong trăm nhớ ngàn thương
Mùa đông đọa đầy sắp tàn
Mùa xuân sẽ đến
Hẹn nhau ngày về nhớ nhé đừng quên.”
(Đức Huy – bđd)

Quả là như thế! Đời người và người đời có làm gì đi nữa cũng chỉ để cùng dắt díu nhau mà “trở về cố hương”, chốn miền hẹn hò “trong trăm nhớ ngàn thương”. Hẹn rồi, lại vẫn hát câu vui: “nhớ nhé đừng quên”.
Đừng quên, là đừng làm gì để quên những gì? Nhớ nhé ngày về, làm chi đây? Phải chăng để thăng-tiến và thực-hiện mục-đích của cuộc sống? Phải chăng, làm thế cốt để thực-thi cuộc đời của người đi Đạo?
Bần đạo cứ hỏi mãi hỏi hoài, mà chẳng thấy “ma” nào trả lời. Có chăng chỉ mỗi “ma femme” hay “ma soeur” lại cứ trả lời những điều không đúng ý của bầy tôi đây, thế mới chết!
Thật ra có hỏi trăm ngàn điều, cũng chẳng khi nào bạn và tôi, ta có được câu trả lời/trả vốn, rất mãn-nguyện. Bởi, như ai đó có nói hoài nói mãi vẫn nhủ rằng: Hỏi tức đã trả lời rồi! Chí ít là câu hỏi xem ra cũng nghe quen.
Hôm nay đây, thay vì trả lời/trả cả vốn những câu không dễ gì có ngay tức khắc, bần đạo lại nhớ về ý-tưởng của đấng bậc thày dạy từng truyền-đạt một trả lời cho câu hỏi về thánh-lễ-cuộc-đời của người đi Đạo, trong một bài diễn-nghĩa Lời Chúa như sau:

Việc gì đã xảy đến vào thời của Chúa, vẫn xảy ra ở đây, hôm nay. Ngày của Chúa. Tiệc thánh này, hay còn gọi là Tiệc Lòng Mến ngày của Chúa, không là chuyện bí-mật tư-riêng cần giữ kín. Cũng chẳng là tiệc rượu ăn mừng của riêng ai, cần giấu-diếm. Đến dự tiệc, không là cơ hội để ta dùng lời riêng tư mà trò chuyện. Chuyện trò, chỉ mình Chúa mới biết và mới hiểu được mà thôi. Bởi, Đạo Chúa không hề và không thể là Đạo của riêng ai hay của mình tôi đơn độc.

Đại danh từ “tôi” vẫn là thói quen rất tồi. Bởi, từ-ngữ ấy bộc-bạch chỉ một thái-độ riêng rẽ, xé lẻ mà thôi. Dĩ nhiên, khi dự Tiệc, người người đều mang theo ý-nguyện riêng lẻ, để trần tình. Nhưng, Tiệc Lòng Mến nhất định phải là tiệc dành cho cả cộng-đoàn, tức: những người tụ họp nhau lại để yêu thương nhau, hỗ trợ nhau.

Tiệc Lòng Mến vẫn là và luôn là tiệc vui chí tình của “chúng ta”. Không chỉ riêng cho một mình, mình. Nhưng gồm nhiều cái “tôi” cộng lai. Và, Hội thánh còn là hội rất thánh của “chúng ta”, những “tôi” và tớ tức: tôi-tớ toàn là con dân của Chúa, mỗi thế thôi.

Trong chừng mực nào đó, khi dự Tiệc Lòng Mến, “chúng ta” đều khiêng mang những người “điếc lác/ngọng câm” hoặc tật bệnh đến với Chúa. Ta yêu cầu Ngài ra tay chữa lành. Và, đó là ý nghĩa của lời nguyện giáo dân. Của, những người cùng tham-dự Tiệc vì lòng thương yêu, hỗ trợ lẫn nhau.

Nói cách khác, lời nguyện giáo-dân là lời cộng-đoàn tình-thương đệ-đạt lên Trên, một yêu-cầu. Yêu và cầu, biểu-lộ sự hiệp-thông với nhau, hỗ trợ cho nhau. Đó, mới là điều quan-trọng khi ta nguyện-cầu, dâng-tiến lễ trong các buổi tiệc lành thánh rất Lòng Mến…”

“Dự Tiệc, không phải để nhắc-nhở Chúa về các nhu-cầu của thế-giới đương-đại. Chúa đương-nhiên biết rõ mọi việc, hơn ta. Ngài đâu cần ai chạy đến thở-than, nhắc khéo Ngài mà làm gì.

Và, lời cầu thay nguyện/giúp phải được sắp xếp theo thứ-tự ưu-tiên, cao bậc nhất. Để rồi, từ đó ta định ra người cần ta quan-tâm, hơn cả. Điều này, khiến người tham-dự nhớ ra rằng: ta chung lòng hợp-lực với hết mọi người, bất kể tình-cảnh của họ có tồi-tệ xuống cấp đến thế nào đi nữa cũng không sao.

Và, phép lạ vẫn xảy đến khi ta dám để thì giờ ra mà nán lại. Nán ở lại, để được ở cạnh người tuyệt-vọng, cần ta cầu-bàu. Nán lại mà ở, mới củng-cố được niềm hy-vọng đang tắt lịm. Phép lạ chỉ xảy đến khi ta nhận ra rằng: nhu-cầu của các nhóm ở ngoài cuộc cũng cần được ta ưu-tiên kể đến.

Trong nhóm người “ngoài cuộc” ấy, có lẽ phải kể tên cả những ai bị coi như người-dưng-khác-họ, rất ngoài Đạo. Và, nỗi niềm khổ-đau của những người như thế, vẫn làm ta chạnh-lòng thương-mến. Chính vì thế, ta quyết-định sẽ cầu bầu, nâng-đỡ họ, rất khôn nguôi.” (Xem Suy Tư Tin Mừng Chúa Nhật 23 thường niên năm B 30/8/2015, www.suyniemloingai.blogspot.com 23/8/15)

Thánh-lễ thì như thế. Cuộc đời người thì ra sao? Chí ít, là cuộc đời của người đi Đạo thì thế nào? Một lần nữa, bần đạo bầy tôi đây chỉ dám hỏi chứ thú thật không dám trả lời/trả vốn chút nào hết. Và, lại cũng chỉ tìm về vườn hoa tư-tưởng của đấng bậc vị vọng trong Đạo mà thôi.
Nói thế rồi, bần đạo lại nhớ buổi hội-thảo/dạy giờ ở Đại học Công giáo Sydney hôm ấy, ngày 22/8/2015, cha giáo linh-mục Dòng có giảng về thực-chất cuộc sống Đạo trong đời người bằng những đề-nghị như sau:

“Con Người là loài thú lớn-lao có não-bộ và hệ-thống thần-kinh rất to lớn nhưng lại có tuổi thọ khá giới-hạn. Chính vì thế, Con Người phải ứng-đáp và có khả-năng đáp-ứng với sự sống và cái chết, cho thoả-đáng. Các tế-bào thần-kinh của Con Người luôn tiến-hoá, được tái-chế do bởi họ phải đối-đầu với mọi tình-cảnh có nỗi chết thần-sầu bằng cách nới rộng đấu-trường trải dài sự sống của mình. Điều này được cấu-tạo và biến-cách từ những hao mòn của DNA.

Con Người hội-nhập cả ba thứ não-bộ của loài rắn rết, động-vật-có-vú và loài tân giáp-xác. Loài tân-giáp-xác là loài được phân-định cách đặc-biệt là có nét đặc-sắc rất quyết-định trong sinh-hoạt não-trạng của chúng. Có hai tuyến-đường truyền-tải có sẵn từ tác-nhân kích-thích-tố xảy đến với loài tân giáp-xác, là: ngang qua phần chất xám và thùy-não ở trước trán. Khoa thần-kinh-học lâu nay minh-chứng rằng: tuyến-đường truyền-tải ngang qua phần chất xám vừa nhanh và lại có trước tuyến-đường truyền-tải qua thùy-não.

Các tầm-kích cảm-xúc đi ngang qua tuyến-đường này vẫn có trước cả hệ-thống suy-tư/nghĩ-ngợi. Con Người, là loài thú mang nhiều cảm-xúc hơn tư-duy. Mối xúc-cảm, có quan-hệ và sự yêu-thương tác-tạo bằng sự phát-triển cả về xác-thể lẫn chất kích-thích-tố.

Lm Yves Congar O.P. có lần nói: con người, trên căn-bản, không là loài thú có lý-trí mà là thú-loài có khả-năng tạo hy-sinh, tức: sự việc cảm-xúc của Tình-yêu.

Mặc dù vẫn có hai tuyến đường có từ tri-giác rất kích-thích-tố đến giáp-xác, mỗi bên của hai thành-phần này lại có thể được chia nhỏ ra. Các tế-bào khác-biệt được dùng để hình-thành những tuyến đường mòn ấy. Các chức-năng khác-biệt lại cũng xảy đến là để cho tế-bào này sinh sống. Kết-cục là nhiều hướng nhìn khác nhau có thể và rõ ràng vẫn xảy ra trong các cá-thể khác-biệt, trong đó việc tập-trung các kích-thích-tố được cấu-tạo do từ đó và đến lượt mình, chúng gây ảnh-hưởng lên việc ứng-đáp. Đây là nơi trong đó các yếu-tố thể-lý và thân-tâm cũng xảy đến. Điều này lại tiếp-tục diễn-tiến cách khác-biệt nơi mỗi chủ-thể cá-biệt… Mỗi thứ đều có yếu-tố độc-đáo, duy-nhất.

Chính nữ-tu Têrêxa thành Avila từng nguyện-cầu Con Thiên-Chúa hãy đảm-bảo cho bà rằng bà không độc-quyền là nữ-nhân, ở đây.

Thành ra, có lẽ ta cũng nên xét thêm về sự triển-khai, cũng như tiến-hoá về chuyện này. Thoạt nhìn, ta có thể nói rằng: mục-đích về nguồn-gốc và sự tăng-trưởng nơi con người, cũng cần hai chức-năng ở con người hoàn-toàn không giống nhau: một về người mẹ và một về người cha. Về người mẹ, là dính-dự vào sự tùy thuộc, còn về người cha, là san-sẻ và đồng-hành trong cùng một hành-trình trên đường mòn của lịch-sử trong tương-lai không thể tìm gặp nơi nào khác.

Nói về ý-niệm, bất cứ một ai, bất cứ người nào cũng đều có thể san-sẻ điều đó ở cả hai chức năng này. (X. Lm Kevin O’Shea CSsR, An Analysis of Human Loving- A Tale of Two Synods: About Some of Ethics and Politics of Human Love, Theology workshop at the Australian Catholic University in Strathfield 22/8/2015 tr. 4-5)

Nói theo kiểu đấng bậc vị vọng nhà Đạo thì nói thế. Nói theo nghệ sĩ ngoài đời, có lẽ cũng nên nói có văn hoa, thi tứ, rất âm-nhac mà rằng: 
       
“Dù cho xa xôi, nhọc nhằn năm tháng dài
Đừng quên ngày trở về bên ấy
Đàn chim tha phương lạc loài đôi cánh nhỏ
Hẹn nhau ngày trở về cố hương.”
(Đức Huy – bđd)

“Xa xôi”, “nhọc nhằn bên ấy” hay bên nào đi nữa, vẫn có thể là thứ “xa xôi” “nhọc nhằn” khi xa rời tình thương-yêu đùm bọc của người thường ở huyện nhà, rất trong đời. Nói theo kiểu người thường ở huyện còn là nói về tình thương-yêu rất “kể truyện” hoặc đề-nghị sau đây:

“Cách đây rất lâu, có một chàng thanh niên người Na Uy đã vượt biển đến nước Pháp để ghi danh thi vào học viện âm nhạc Paris nổi tiếng. Trong giờ thi, mặc dù anh ta đã cố gắng hết sức để thể hiện khả năng của mình với một trạng thái tốt nhất nhưng vẫn không được ban giám khảo tuyển chọn. 

Chàng thanh niên không một đồng xu trong người, đi đến con phố phồn hoa cách học viện đó không xa, đứng dưới một thân cây, và tiếng vĩ cầm vang lên theo nhịp kéo của anh.Anh ta chơi hết bản nhạc này đến bản nhạc khác, thu hút rất đông người dừng chân lắng nghe. 

Chàng thanh niên đói khát cuối cùng nâng hộp đàn của mình lên, những người xem xung quanh xúm lại lấy tiền ra và bỏ vào hộp đàn. 

Có một tên ngạo mạn khinh thường anh ta và ném những đồng tiền xuống dưới chân của người thanh niên. 

Người thanh niên nhìn tên vô lại rồi cúi người xuống nhặt những đồng tiền trên mặt đất, đưa cho người ngạo mạn và nói: “Thưa ngài, tiền của ông rơi xuống đất này”. 

Người ngạo mạn cầm tiền rồi lại một lần nữa ném xuống dưới chân của người thanh niên và nói: “Tiền này đã là của ngươi rồi, ngươi phải nhận lấy”. 

Người thanh niên lại một lần nữa nhìn người ngạo mạn rồi cúi người thật sâu xuống cám ơn người ngạo mạn và nói: “Thưa ngài, cảm ơn sự giúp đỡ của ngài, vừa rồi tiền của ngài rơi xuống mặt đất, tôi đã cúi người xuống nhặt lên, bây giờ tiền của tôi rơi xuống mặt đất, xin phiền ngài cũng nhặt lên giúp tôi”. 

Người ngạo mạn kinh ngạc trước hành vi của người thanh niên, nhưng cuối cùng cũng nhặt những đồng tiền trên mặt đất bỏ vào hộp đàn của người thanh niên, rồi bước đi với bộ mặt xám xịt. 

Những người vây xung quanh đều yên lặng dùng ánh mắt chăm chú mà theo dõi người thanh niên này, người ngạo mạn đó chính là vị giám khảo ban nãy. 

Cuối cùng vị giám khảo đó lại đưa chàng thanh niên về học tại học viện. Chàng thanh niên này tên là Bill Sardinia. 

Trong cuộc sống có thời điểm mà chúng ta lâm vào ngưỡng thấp nhất của cuộc đời, có thể sẽ gặp phải một số sự khinh thường vô duyên vô cớ. Khi chúng ta ở vào giây phút khó khăn cùng cực nhất của cuộc sống, có thể gặp phải sự chà đạp nhân phẩm của người đời. Phản kháng lại một cách gay gắt là bản năng của của chúng ta, nhưng thông thường sẽ khiến cho hành động của những người thiếu hiểu biết, thiếu đạo đức đó càng thêm tệ hại hơn. Chúng ta không dùng lý trí để phản kháng, mà dùng một loại tâm thái khoan dung độ lượng để đối đãi cũng có thể bảo vệ được danh dự của mình. 

Khi đó, bạn sẽ phát hiện ra rằng, bất luận là người có dã tâm nào đi nữa, khi đứng trước chính nghĩa thì đều không cách nào đứng vững nổi. Đôi khi “cúi xuống nhặt lên” lại thể hiện phẩm chất vô giá của bạn! Biết “cúi xuống” mới là trưởng thành, biết “hạ mình” mới là cao thủ. 
(Theo NTDTV Biên dịch: Mai Trà)

Kể dài dòng thế rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta trở về với nguồn “thần hứng” có bậc thánh-hiền khi xưa vẫn khuyên-nhủ con dân trong Đạo hãy trở về với tình thương-yêu như vị tông-đồ vẫn nhắc bằng lời như sau:

“Như vậy, chúng ta sẽ không còn là những trẻ nhỏ,
bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý,
giữa trò bịp bợm của những kẻ giảo quyệt
khéo dùng mưu ma chước quỷ để làm cho kẻ khác lầm đường.
Nhưng, sống theo sự thật và trong tình bác ái,
chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện,
vươn tới Đức Kitô vì Người là Đầu.
Chính Người làm cho các bộ phận ăn khớp với nhau
và toàn thân được kết cấu chặt chẽ,
nhờ mọi thứ gân mạch nuôi dưỡng
và mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của mình.
Như thế Người làm cho toàn thân lớn lên và được xây dựng trong tình bác ái.”
(Êphêsô 4: 14-16)

Nghe và nói thế rồi, ta lại sẽ cứ hiên ngang hát những ý/lời nhẹ của người nghệ sĩ nhạc trẻ nay không còn trẻ, nhưng vẫn cứ những lời như sau:

“Đàn chim tha phương lạc loài đôi cánh nhỏ
Hẹn nhau ngày trở về cố hương.
Đàn chim tha phương lạc loài đôi cánh nhỏ
Hoài mong ngày trở về tổ ấm
Nhờ mây đưa tin nhờ giọt mưa đến tìm
Hẹn nhau ngày trở về cố hương
Hẹn nhau ngày trở về cố hương
Hẹn nhau trong trăm nhớ ngàn thương
Mùa đông đọa đầy sắp tàn
Mùa xuân sẽ đến
Hẹn nhau ngày về nhớ nhé đừng quên.”
(Đức Huy – bđd)

Vâng. Đúng thế. Có quyết tâm như nghệ-sĩ có tâm hồn trẻ là Đức Huy vẫn cứ ca và cứ hát rồi lại nhắn-nhủ bằng lời thanh-tao vàng ngọc như thế, rồi ra ta sẽ sống vui, sống khoẻ, sống nhẹ êm suốt tháng ngày còn sống ở đời, với mọi người.

Trần Ngọc Mười Hai
Và những quyết-tâm không nhỏ
ở trong đời. 

No comments: