Chuyện Phiếm đọc trong tuần sau lễ Chúa Chịu Phép
Rửa năm B 11/1/2015
“Rồi
mai đây tôi sẽ chết,”
“Trên đường về nơi cõi hết.
Tôi sẽ đem theo với tôi những
gì đây?”
(Phạm Duy – Những
gì sẽ đem theo về cõi chết)
(2Cr 4: 10-12)
Viết và hát về nỗi chết, hỏi rằng có
ai viết nhạc hay hơn Phạm Duy, không? Nói về sự chết và chuẩn bị cho cái chết của
mình, có vị nào trong Đạo làm và nói hay bằng thiền-sư Tây Tạng Songya Rinpoche?
Tuy nói thế, bần đạo đây vẫn thấy có mẫu số chung nào đó giữa hai vị trên, đặc
biệt hơn cả là ở câu hát bên dưới:
“Rồi mai đây tôi hoá kiếp.
Trong lòng còn bao luyến tiếc,
Tôi sẽ đem theo với tôi những
gì đây?
Tôi không đem theo với tôi
được tiền tài, hay danh vọng.
Tôi không đem theo với tôi
được gái đẹp, hay rượu nồng.
Tôi không đem theo với tôi
được lầu vang, hay gác tía.
Tôi không đem theo với tôi
được mộng giầu sang, phú quý.
Tôi xin đem theo với tôi một
nụ cười, không nghi ngại.
Tôi xin đem theo với tôi đôi
mắt trẻ thơ đẹp ngời.
Em giương to đôi mắt, soi
vào cuộc đời đang bước tới.
Tương lai vui hay tối thui
cũng là nhờ anh lớn thôi...
Rồi mai đây tôi sẽ chết
Trên đường về nơi cõi hết
Tôi sẽ đem theo với tôi những
gì đây?
(Phạm Duy – bđd)
Nghe hát thế, chắc có lẽ người nghe cũng thấy được điểm nổi bật, rất
như thế. Còn, giả như bạn và tôi, ta được nghe chính miệng Thiền-sư Tây Tạng là
ngài Songya Ripoche đến Sydney ngày 30/11/2014, đã bảo rằng:
“Phần đông
người trên thế-giới ngày nay hoặc sống trong phủ-nhận cái chết, hoặc sợ hãi nó.
Ngay cả việc nói về cái chết cũng được xem là điềm gở. Nhiều người tin rằng: nhắc
đến cái chết thì cũng gần như là mong nó xảy đến cho mình.
Nhiều người
khác nhìn cái chết với một sự vui vẻ ngây ngô một cách thiếu suy-nghĩ, tưởng chừng
như vì một lý-do bí-ẩn nào đó, cái chết sẽ đến với họ một cách êm-thắm mà không
có gì phải lo ngại. Khi nghĩ đến những người này, tôi nhớ lời một bậc thày của
Tây Tạng: Người ta thường khinh-suất về sự chết và cứ nghĩ “Ôi! Hơi đâu mà lo
cho mệt, ai rồi cũng phải chết, chuyện đó tự-nhiên quá mà. Tôi thì khỏi lo.” Nhưng
đấy chỉ là lý-thuyết, đến khi sắp chết mới biết không phải là chuyện đơn-giản….
Khi nhìn kỹ
cách-thức chúng tôi săn sóc người sắp chết, Elizabeth Kũbler Ross đã chứng-minh:
với một tình-yêu vô-điều-kiện và một thái-độ có nhận-thức thì cơn hấp-hối có thể
trở thành một kinh-nghiệm an lành, chuyển-hoá…
Nếu bây giờ
không chịu chấp-nhận cái chết trong lúc đang sống, thì chúng ta sẽ phải trả giá
rất đắt suốt cuộc đời, vào lúc chết và sau khi chết. Hậu-quả sẽ là, ta tàn-phá
cả cuộc đời này và tất cả những đời sắp tới…” (xem Sogyal Rinpoche, Tạng Thư Sinh Tử, nxb Văn hoá Thông tin 2008, tr.
25, 29, 34)
Nghe Thiền-sư Rinpoche nói về việc
chuẩn bị cho cái chết ngay khi còn sống, người Đạo Chúa cũng nghĩ nhiều về sự
thể giống như thế. Sự thể, được Tin Mừng nhắc nhở nhiều lần, như:
“Thầy
bảo thật anh em:
trong số người có mặt ở đây,
có những kẻ sẽ không phải nếm sự chết
trước khi thấy Con Người đến hiển trị."
(Mt
16: 28)
Hoặc
ở một đoạn khác:
“Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất;
còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy,
thì sẽ tìm thấy được.”
(Mc
10: 33)
Với
thánh Phaolô, cái chết không quan trọng bằng sự sống lại, trở nên công chính:
“Chúng ta sẽ được kể là công chính,
vì tin vào Đấng đã làm cho Đức Giêsu,
Chúa chúng ta, sống lại từ cõi chết;
Đức Giê-su chính là Đấng đã bị trao nộp
vì tội lỗi chúng ta
và đã được Thiên Chúa làm cho sống lại,
để chúng ta được nên công chính.”
(Rm
4: 24)
Cuối cùng thì, chết vẫn không
đáng sợ bằng sự thể được thánh-nhân quyết như sau:
“Ai
có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô?
Phải chăng là gian truân, khốn khổ,
đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?
Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi
ngày chúng con bị giết,
bị
coi như bầy cừu để sát sinh.”
Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta.
(Rm
8: 35-37)
Và
nhất là đoạn viết cho cộng-đoàn Corinthô có đoạn đã nhấn mạnh:
“Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc
thương khó của Đức Giêsu,
để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu
lộ nơi thân mình chúng tôi.
Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị
cái chết đe doạ vì Đức Giêsu,
để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu
lộ nơi thân xác phải chết của chúng tôi.
Như thế,
sự chết hoạt-động nơi chúng tôi,
còn sự sống thì lại hoạt động nơi anh
em.”
(2
Cor 4: 10-12)
Giống như các vị theo tôn-giáo khác, người Đạo Chúa vẫn luôn giữ thái-độ
coi thường sự chết vì nhiều lẽ. Trước nhất, vì biết rằng mình luôn kết-hợp với
Chúa trong mọi việc. Và thứ đến, là vì mình luôn ở trong tư-thế chuẩn bị chết,
tức: về với Chúa trong vinh-quang chói ngời ở cạnh Ngài.
Nhiều Dòng tu khắc kỷ ở Đạo Chúa, lại cũng luôn chuẩn-bị cho cái chết
đang trờ đến, nên vẫn tâm-nguyện bằng những tâm tình trước khi đi ngủ, vẫn cứ
nhủ:
“Lạy
Chúa tôi,
Tôi
biết thật tôi sẽ chết.
Có
khi đêm nay tôi vào giường nằm nghỉ
mà
chẳng còn trỗi-dậy nữa.
Cho
nên Chúa đã bảo tôi vào giường nằm nghỉ như là vào mồ chết vậy.…”
Chính vì thế, nhiều người Đạo Chúa
vẫn hiên-ngang hát lên lời ca đầy phấn-chấn, rằng:
“Khi Chùa thương gọi tôi về,
lòng tôi
hân hoan như trong một giấc mơ!
Miệng tôi
nức vui tiếng cười, lưỡi tôi vang lời ca hát…”
Ngàn dân
tung hôi: tôi thật vinh phúc!
(Lm Kim Long – Ngày Về)
Ở ngoài đời, những người chịu ảnh-hưởng
từ nền văn minh Đạo Chúa, cũng có những lập-trường coi nhẹ cái chết, như nhà
văn Montaigne của Pháp đã từng viết:
“Để chiến
thắng Thần Chết, chúng ta hãy áp-dụng một phương-cách ngược lối thông-thường, hãy
xem cái chết chẳng có gì kỳ lạ. Ta vẫn tiếp xúc với nó, quen thuộc với nó; hãy để tâm-trí thường-xuyên đến cái
chết hơn bất kỳ điều gì khác… Ta không biết khi nào thì cái chết sẽ đến với ta,
vì vậy, hãy chờ sẵn để đón cái chết ở khắp nơi. Tụ tập cái chết chính là tụ tập
sự tự-do. Một người biết cách để chết thì sẽ không bao giờ trở-thành nô lệ.” (sđd tr. 36)
Ngoài các triết-gia ra, triết-học Đông Phương cũng có vị như Trang Tử,
lại cũng nói:
“Con người
sinh ra vốn mang theo sự đau khổ. Càng già, con người càng ngơ ngẩn, vì nỗi lo
sợ cái chết không thể tránh khỏi càng thêm mãnh-liệt. Thật vô-cùng cay đắng.
Con người sống để theo đuổi những gì luôn ở ngoài tầm tay. Lòng khao-khát sống
còn trong tương-lai làm cho ta không thể sống trong hiện tại…” (bđd tr. 39)
Vậy, có người đưa ra vấn-nạn vẫn cứ hỏi: Nếu vậy, ta phải làm sao? Làm
sao nghĩa là làm thế nào để đi vào hiện-thực? Đây là điều thật khó nói. Bởi,
trên thực tế, có ai dám tập-tành việc chết đi ngay bây giờ? Thôi thì, ai hỏi
thì cứ hỏi, ở đây bạn và tôi, ta cứ nghe xem thiên hạ nói với nhau như thế nào,
về việc ấy. Trước nhất, là thiền-sư Songya Rinpoche có thể tóm tắt như sau:
“Điều duy nhất, ta thực sự có được là
hiện tại.
Hãy tự hỏi:
Tôi có nhớ vào mọi lúc rằng tôi đang chết hay không, bởi thế nên hãy đối xử với
mọi chúng sinh với lòng từ bi trong mọi lúc…” (sđd tr. 540
Và, giải-pháp do ngài Songya Rinpoche đề ra để giải quyết sự-việc ở
đây, có thể tóm gọn như sau:
“-chấp-nhận cái chết (sđd tr. 56-57);
-Quan-tâm đến việc giúp đỡ người khác, coi đó
như tầm quan-trọng của yêu thương;
-Ít quan-tâm đến những đeo đuổi vật-chất;
-Tin-tưởng vào chiều-hướng tâm-linh và
ý-nghĩa của cuộc đời;
-Thay-đổi trong tính sâu-xa của con
tim (sđd tr. 59);
-Làm việc với đổi thay (sđd tr. 65);
-Thông-điệp
của sự Vô Thường: trong cái chết có niềm hy vọng (68), gặp-gỡ Kitô-giáo và Phật-giáo…
(sđd 68)
Và, các điều
khác cần chú-trọng như: bản-chất của Tâm (tr.75-87), luyện tâm (tr.99), Thiền-định
để nhận rõ chân tâm (tr.101), luyện-tập chánh-niệm (tr. 104), sự thanh-bình tự-nhiên.
Có 3 phương-pháp thiền: 1-dùng một đối tượng, 2-nhẩm đọc câu thần chú, 3-canh
chừng hơi thở. Đồng thời thực-hiện 3 phương trong 1 là: Tâm trong thiền-định,
tĩnh-lặng vĩnh-cửu và sự cân bằng tinh-tế (xem tiếp sáh đã dẫn từ trang 128 trở đi)
Theo-dõi câu chuyện “thực-tập cái chết khi còn sống” của thiền-sư Songya
Rinpoche, bần đạo lại nhớ đến đoạn viết của đấng bậc thày dạy là Lm Kevin
O’Shea CSsR, khi cha giáo nói về “Cứu-Chuộc thế-gian qua các đạo trên trần-thế”,
có đoạn nói rất rõ về “cái
chết dần mòn”, như sau:
“Về “cái chết dần
mòn”, nhiều người cố tìm cho ra những gì liên-quan đến kinh-nghiệm thường
thấy ở các đạo, nơi trần-thế. Với chúng ta, là những người sống ở trời Tây, thường
hay bắt đầu bằng các phương-án liên-quan giữa Đạo Hồi và Đạo Chúa: ta đang sống,
tức là: ta đối-đầu/trực-diện với những gì tuyệt-đối, theo cách này cách khác. Rồi
từ đó, ta làm nhẹ bớt tuyệt-đối ấy thành một thứ tử-tế, tựa hồ như người nhà Phật
vẫn đang làm, mãi đến hôm nay. Và rồi, ta lại đi từ ngạc-nhiên này đến ngỡ
ngàng khác bằng với xuất-hiện của sự việc “ngất-trí” vượt thoát mọi sự mà đi
vào thể-loại vô ngã/vô thường kiểu Ấn-giáo. Chính nơi này, ta được gặp Đấng đã
trỗi dậy khỏi mọi kinh-nghiệm giống như thế và khi ấy, ta thấy mình “trở-nên-một”
với Ngài, và trong Ngài.” (X. Lm Kevin
O’Shea CSsR, On Cứu Chuộc: Kinh nghiệm như thế giống thứ gì? www.giadinhanphong.blogspot.com
ngày 30/10/2014)
Và,
cha giáo O’Shea CSsR, đã kết-luận bài viết về “cái chết dần mòn” bằng câu sau đây:
“Ta đang đối-đầu/trực-diện với thứ gì
đó cũng khá mới. Trông nó có hình-thù như một đường biến-thiên còn giấu kín. Nó
đòi hỏi toàn-bộ định-nghĩa mới về thiên nhiên. Nó cũng đòi ta nhìn vào
thiên-nhiên như điệu múa nhảy và là bản giao-hưởng khúc nữa, cũng nên.
Ở
đây, xin nói thêm rằng: rất nhiều ví-dụ cụ-thể về lập-luận về cái chết theo đường-lối
khác hẳn. Và, nó mở rộng cửa cho giòng chảy tự-do về hành-xử nhẹ nhàng, tử-tế.
Trên thực tế, ta có thể nhìn vào quan-hệ đại-kết hoặc tương-quan chủng-tộc, giới-tính
và/hoặc các tương-quan chủ/nô, thày-thợ cùng quan-hệ lãnh-đạo/bằng-hữu, cũng
như siêu-nhiên/tự-nhiên, và về cái chết nữa.
Thế
nên, có thể nói tắt một lời, rằng: một khi đã chết đi, ta lại sẽ khám phá ra thực-tại
mới, giống như thế…” (Lm
Kevin O’Shea CSsR, bđd)
Xem
thế thì, ta đã khám-phá ra sự sống mới-mẻ, rất hợp lẽ. Tư-tưởng ta có được ở
đây vốn dĩ rút từ tư-tưởng của học-giả Xavier Sallantin. Thuận lẽ phải, theo
tôi hiểu là phương-cách thức-thời do kinh-nghiệm tự diễn-bày như sự việc đầy
ý-nghĩa, đối với ta.
Đi vào cuộc đời trần-thế, chắc bạn và tôi cũng khám-phá ra những điều
thực-tiễn để hiện thực “cái chết dần mòn” này rồi thì phải?
Để minh-hoạ cho câu chuyện ta bàn hôm nay, vừa qua, bần đạo có người bạn
thân học cùng lớp, nghe bần đạo nói sẽ viết về việc dọn mình chết lành, anh liền
gửi cho bần đạo câu truyện kể để minh-hoạ như sau:
“Có một
người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp chẳng dám ăn tiêu gì. Tích cóp cả
đời, anh ta để dành được cả một gia tài lớn.
Không ngờ một ngày, Thần Chết đột nhiên xuất
hiện đòi đưa anh ta đi. Lúc này anh ta mới nhận ra mình chưa kịp hưởng thụ chút
gì từ số tiền kia. Anh ta bèn nài nỉ:
- Tôi chia một phần ba tài sản của tôi cho Ngài, chỉ
cần cho tôi sống thêm một năm thôi.
- Không được. – Thần Chết lắc đầu.
- Vậy tôi đưa Ngài một nửa. Ngài cho tôi nửa
năm nữa, được không? – Anh ta tiếp tục van xin.
- Không được. – Thần Chết vẫn không đồng ý.
Anh ta vội nói:
- Vậy… tôi xin giao hết của cải cho Ngài. Ngài cho
tôi một ngày thôi, được không?
- Không được. – Thần Chết vừa nói, vừa giơ cao chiếc
lưỡi hái trên tay.
Người đàn ông tuyệt vọng cầu xin Thần Chết lần cuối
cùng:
- Thế thì Ngài cho tôi một phút để viết chúc thư
vậy.
Lần này, Thần Chết gật đầu. Anh run rẩy viết một
dòng:
Xin hãy ghi nhớ:
“Bao nhiều tiền
bạc cũng không
mua nổi một ngày”.
(trích câu truyện do anh bạn
họ Phạm kể và gửi qua mạng nối kết, rất thông tin)
Nghe kể thế rồi, nay mời
bạn và mời tôi, ta kết thúc câu chuyện chết-sống/sống-chết bằng lời ca do nhạc
sĩ Phạm Duy viết ở trên, rằng:
“Tôi
không đem theo với tôi được quyền hành trong giai đoạn,
Tôi không đem theo với tôi
được giới hạn tiếng anh hung,
Tôi không đem theo với tôi
được tượng đồng, bia đá trắng,
Tôi không đem theo với tôi
được tuổi vàng trong cõi sống,
Tôi xin đem theo với tôi một
cuộc tình không quen thuộc,
Ðôi uyên ương xin mến thương
không khó nhọc hay ngượng ngùng.
Trong đêm thâu ôm ấp nhau bên
cột đèn hay khóm trúc,
Không ai ngăn hay lấy cung
vì phạm thuần phong mỹ tục...
Rồi mai đây tôi sẽ chết.
Trên đường về nơi cõi hết.
Tôi sẽ đem theo với tôi những
gì đây?
Rồi mai đây tôi hoá kiếp,
Trong lòng còn bao luyến tiếc.
Tôi sẽ đem theo với tôi những
gì đây?
Tôi không đem theo với tôi
được nhiều điều tôi mong đợi,
Tôi không đem theo với tôi
danh với lợi ra ngoài đời.
Tôi không đem theo với tôi
được cả buồn vui mấy nỗi,
Tôi không đem theo với tôi,
và để lại cho thế giới.
Tôi xin dâng cho thế gian một
vài điều tôi công nhận.
Tôi xin dâng cho thế gian ôi
số phận sinh làm người.
Thương cho em chưa thoát
thai trong cuộc đời chưa hết chuyến,
Tôi xin dâng cho cái quên của
một người sẽ tái duyên.
(Phạm
Duy – bđd)
Và cứ thế,
tôi và bạn, ta lại hát nốt câu kết để làm nền như sau:
“Rồi may đây tôi sẽ chết, trên đường về
nơi cõi Niết
Tôi sẽ không đem theo với
tôi những gì đâu !
Rồi mai đây tôi hoá kiếp,
trong lòng mừng không hối tiếc
Tôi sẽ không đem theo với
tôi những gì đâu
(Phạm Duy – bđd)
Hát thế
rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta cứ thế hiên ngang sống đến ngày cuối chót của
đời mình, mà không còn lo lắng hoặc luyến tiếc điều gì, dù có chết. Chết mai
sau, hay chết bây giờ cũng vẫn được. Và cũng chấp nhận cho người và cho mình.
Trần Ngọc Mười Hai
Đang đi dần vào cõi chết
Đã thấy mau hơn bao giờ.
No comments:
Post a Comment