(Lc 2: 13-14)
Vâng. Nếu “đỉnh yên bình hiền hòa” trên ấy, là chốn náu nương để đưa em về, thì miền đất phía dưới nơi đây, sẽ mãi mãi là mùa xuân. Mùa của yêu thương. Xuân bất diệt, nhà Đạo.
Xuân nhà Đạo, vừa là thời gian vừa là không gian, nơi có bạn và tôi, lúc nào cũng nghe văng vẳng đâu đây, lời trình thuật rất sáng của thánh sử Luca, như sau:
“Và bỗng đâu
đến hợp với đoàn thiên thần,
có đoàn lũ cơ binh trên trời
Ngợi khen Thiên Chúa rằng:
Vinh quang Thiên Chúa trên trời cao thẳm
Và ở dưới đất cho kẻ Ngài thương.”
(Lc 2: 13-14)
Bình an cho kẻ Ngài thương, là người trong đó có bạn và tôi, những kẻ còn ở đất miền phía dưới nơi đây. Và, lời bình an Chúa nói còn là giáo huấn quan trọng của nhà Đạo. Giáo huấn rất quan yếu. Rất trọng sự thực.
Bần đệ còn nhớ, khi chuyển ngữ đoạn thánh sử quan yếu buổi đầu đời, từ tiếng A-ram của Do Thái, cố giáo sư Kinh thánh, Lm Nguyễn Thế Thuấn, CssR có để lại một chú giải nhỏ, như sau:
“Theo văn kiện
thì kiểu nói thông dụng của người Do Thái
‘bình an cho kẻ được Ngài thương’ là cốt để hiểu cái nhã ý,
(và) lòng đoái thương của Thiên Chúa”.
(Kinh thánh, 1976, bản dịch của Lm Nguyễn Thế Thuấn, tr.128)
Hiểu như thế, tức “lòng đoái thương của
Theo lẽ thường tình, ta không thể có được “cái nhã ý” về “lòng xót thương của Thiên Chúa” tại những nơi cao sang đền đài vua chúa, hoặc chốn nguy nga, mà ta gọi là “điện Cẩm Linh”, cung Vẹrsailles, hay Tòa bạch Ốc… Nhưng có điều chắc: ta chỉ tìm thấy “đỉnh yên bình hiền hòa” ở dưới đất này. Ở nơi đây, luôn có những kẻ được Ngài đoái thương, rất nhiều.
Vậy, kẻ được Ngài đoái thương rất nhiều là những ai? Có phải, những Hê-rô-đê đương đại? Những nhà độc tài toàn trị dũng mãnh có quyền sát quyền sinh, chỉ cần bấm nút đen hoặc nút đỏ, là có thể bắn ra đủ mọi thứ vũ khí nguyên tử, hủy hoại hàng ngàn thành phố lớn? Và, sẽ làm cả trăm ngàn, triệu triệu người sẽ chìm ngập trong máu lửa điêu tàn?
Nhìn vào thế giới hôm nay, ta càng thấy có nhiều phân rẽ tách biệt nơi con người. Những phân biệt, chênh lệch giàu - nghèo. Phân biệt, là phân ly trong cuộc sống. Là, tách biệt trong yêu thương, giùm giúp. Ở nơi con người đang sống, có những “đại gia” nhởn nhơ vui thú, chỉ muốn thưởng ngoạn những xa hoa đàng điếm nơi khách sạn 5, 7 sao, hoành tráng. Trong khi đó, kẻ nghèo người hèn vẫn cứ nghèo hèn. Vẫn ốm o gầy mòn, tìm không ra chỗ trú chân. Không hột gạo trong bụng.
Giữa giòng đời sinh sống hôm nay, cách biệt sang - hèn ở dưới đất, vẫn là điều khiến ta quan ngại. Cần lưu tâm để ý. Lưu tâm để ý, vì cách ly - phân biệt là do con người tạo ra. Chứ đâu phải từ một định mệnh đã an bài. Hoặc tệ hơn, từ Chúa Quan phòng, đã tiền định.
Trong cuộc sống đời thường, con người khi thừa hưởng giàu sang thoải mái, lại cứ tưởng những thứ ấy do chính mình đem lại, hoặc tạo ra. Và khi bê tha, xuống cấp, họ lại đổ lỗi cho Đấng Bề Trên, hay Đức Chúa. Thực tế, khó có thể có được câu trả lời nêu trên, nếu ta không chấp nhân lập trường rất đúng như triết gia Pascal từng nhận định: “Tất cả là ân huệ”, dù vào lúc ta gặp đủ mọi khó khăn, nghịch cảnh.
Trong tiếp xúc với người thường ở đời, một thiền sư đã đề ra một số phương cách thực tiễn hầu giúp người đời thời nay thực hiện chuỗi ngày “bình an” ở miến đất phía dưới này, như sau:
-SỐNG không giận hờn, không oán trách mới là sống
-SỐNG mỉm cười với thử thách, chông gai, ấy mới hay
-SỐNG vươn theo nhịp ánh ban mai, ta vẫn biết
-SỐNg an hòa với người quanh ta, đó mới là
-SỐNG sinh động, nhưng lòng luôn bất động
-SỐNG yêu thương, mà lòng chẳng vấn vương
-SỐNG hiên ngang nhưng danh lợi vẫn không màng
-Tâm bất biến giữa giòng đời vạn biến. Nay SỐNG đúng.
Thật ra, sống đúng giữa giòng đời vạn biến, vẫn là chọn lựa của mỗi người. Là tự do chọn lựa của con cái Chúa. Chọn sống đúng. Chọn thực hiện điều xưa nay ta được dạy để sống đúng. Sống cho đáng sống. Đó mới là điều quan trọng. Đó là điều cần làm.
Trên thực tế của cuộc sống, có những điều giúp ta sống đúng, nhưng ta không làm. Hoặc vẫn chưa chịu làm. Và, theo nguyên tắc hành động, có những điều ta chẳng nên làm, nhưng nhiều người vẫn cứ làm. Có những điều thấy vậy mà không phải vậy, như truyện tích thời đại ở dưới đây.
“Hai thiên thần được Đấng Bề Trên cho ngao du xuống trần một chuyến, để thêm lòng xác tín về tình thương, đã ghé bến lưu lại nhà của gia đình giàu có, khi ấy. Gia đình giàu có từ chối không cho nhị vị ngủ lại ở căn buồng đẹp. Vì buồng này chỉ dành cho thượng khách mà thôi. Trái lại, họ dẫn nhị vị xuống căn hầm rất lạnh, ở phía dưới.
Ngả lưng xuống nền xi-măng lạnh buốt của căn hầm, vị thiên thần trọng tuổi thoáng nhận ra lỗ hổng nhỏ nơi bờ tường. Ở phía trước.
-Sao tiền bối lại làm như thế, có ý gì?
Và thiên thần trọng tuổi trả lời:
-Như thế tức là, mọi chuyện coi vậy mà không phải vậy, đâu đấy bạn ạ.
Đêm sau, hai vị thiên thần nọ bèn đến nhà bác nông dân khác rất nghèo, trọ nhờ qua đêm. Hai vợ chồng bác nông dân tuy nghèo, nhưng hiếu khách. Sau khi chia sớt phần lương thực ít ỏi của mình, hai vợ chồng bác nông dân nghèo bèn nhường chiếc chiếu nan cũ kỹ, cho nhị vị thiên thần nằm đỡ, rồi ra sau hè ngủ.
Sáng ra, khi mặt trời vừa lấp ló, nhị vị thiên sứ nhà trời đã thấy vợ chồng bác nông gia nghèo, ngồi khóc than rất ư là thảm thiết. Hỏi ra mới vỡ lẽ: hai vợ chộng nghèo tằn tiện lâu lắm mới sắm được mỗi con bò sữa, làm nguồn lợi tức duy nhất, ở tuổi già. Ngờ đâu, đêm qua, bò ta lăn đùng ra chết, trước chuồng trại.
Vi thần nhỏ rất bực dọc, bèn lên tiếng hỏi tiền bối của mình:
-Sao ngài thấy chuyện bất ưng mà sao không ra tay cứu giúp? Sao cứ để yên cho bò béo mộng chết cứng, vô lý thế? Người có đủ thứ, thì ngài lại giúp đỡ cho họ thêm bằng cách trám bịt lỗ hổng, nơi bờ tường. Còn ở đây, gia đình bác nông dân đã nghèo kiết xác không có gì để sống qua ngày, thế mà họ vẫn tốt bụng chia sẻ phần cơm ít ỏi cho ngài, ngài lại để họ mất đi nguồn lợi tức độc nhất, là chú bò béo mập kia. Làm như thế không là bất công thì còn gọi là gì nữa cơ chứ?
Vị thần trọng tuổi đáp lời:
-Mọi chuyện coi vậy mà không phải vậy, đâu bạn ơi. Khi bọn mình nằm tại căn hầm ở dưới đất, ta phát hiện ở bờ tường nhiều thỏi vàng ròng cất giấu bên trong. Họ giấu vàng, chỉ chừa một lỗ nhỏ để làm dấu vết sau này tìm kiếm. Chủ nhà đã giàu lại keo kiệt không biết san sẻ của dư của để cho người khác. Dù, một chỗ trú chân nhỏ bé với chăn chăn ấm nêm êm cũng không cho. Nên, ta quyết định bít kín đầu mối kia đi, để họ không tìm ra chỗ cất giấu vàng ròng, của cải dư thừa ấy. Thế rồi, hôm sau khi nằm bên chiếu nan của hai bác nông gia nghèo, ta chợt phát hiện một điều: tử thần gian ác đã ghé thăm căn nhà tiều tụy của bác nông gia nghèo này, định đòi mạng người vợ hiền làm của lễ tế thần, thay cho chúng. Ta bèn cho chúng con bò mẹ béo ngậy để thay thế. Đổi lại, vợ bác nông gia sẽ tiếp tục được sống cho đến mãn kiếp đời. Như thế, mới hợp với triết lý phục vụ. Triết lý dạy rằng: còn người thì còn của. Của cải vật chất là để phục vụ loài người, chứ loài người đâu nào phục vụ của cải vật chất, đâu! Thành ra ta bảo: mọi chuyện coi vậy mà không phải vậy đâu là như thế, bạn hiểu chứ?
Chuyện cổ tích thời đương đại ở trên có thể đã nói lên quan niệm/lập trường rất chung của một số người nơi nhà Đạo. Lập trường ấy là: đi đâu, làm gì, ta cũng nên nghĩ và nhớ đến thân phận và hoàn cảnh của người khác. Thân phận của những người ở dưới đất, được Ngài thương chúc bình an, suốt cuộc đời. Đời của những những người tuy rất nghèo về vật chất lẫn tinh thần, thường vẫn thấy. Nhưng thực tế cuộc đời, họ vẫn hy vọng đạt “đỉnh yên bình hiền hòa”, trên nơi ấy. Nơi có người nghệ sĩ luôn hát bài ca hiền hòa, bình an như sau:
“Trên đỉnh yên bình
môt mùa xuân ôm kín khung trời,
của tuổi thơ thôi rã, thôi rời
xin đừng làm bão tố đôi mươi
để vòng tay khắc khoải ôm xuôi
từng niềm vui bay theo biển gió.
(Nhạc và lời: Từ Công Phụng)
Đúng đấy. “Đỉnh yên bình hiền hòa” ấy, đang ở với bạn và với tôi. Nơi có Nước Trời Hội thánh, rất thân thương. Nước của những tâm can an hòa, với mọi người. Những người như bạn và tôi ở chốn địa cầu này luôn nhận lĩnh lời hứa Chúa ban vinh phúc an bình mà Ngài bày tỏ. Bày và tỏ ngày Chúa Giáng hạ, rất làm người.
Trần Ngọc Mười Hai.
Vẫn muốn vui hưởng
Niềm an bình Ngài thương ban
cho kẻ nghèo ở đất miền phía dưới.
No comments:
Post a Comment