Chuyện Phiệm Đọc Trong Tuần 13 thường niên năm A 02/7/2017
“Anh xin muôn kiếp yêu em mà thôi”
(Nguyễn Vũ – Lời Cuối Cho Em)
(Thư thứ 1 Côrinthô 15:
54-57)
“Muôn kiếp
yêu em” ư? Nhưng, sao cứ gọi đó là “lời cuối cho Em”? Phải
chăng, đây lại là lời trăn trối từ các vị đang sửa soạn
về nhà Cha, như vẫn bảo?
Vẫn
bảo, là vẫn cứ tự nhiên ca hát những lời như:
“Đừng, đừng nhìn anh bằng đôi mắt buồn
vời vợi.
Thà em nói, thà em trách rằng: anh dối gian thật nhiều.
Bây giờ chỉ còn đôi ba giây phút cuối bên nhau
Em nói đi, em nói đi,
Dù chỉ một lời làm tan nát lòng nhau.
Nếu! ngày mai nếu chúng mình xa nhau.
Anh xin hứa lời cùng em lần cuối.
Nếu! ngày mai nếu chúng mình xa nhau,
Anh xin muôn kiếp yêu em mà thôi.
Nếu! ngày mai nếu chúng mình xa nhau,
Anh xin hứa lời cùng em lần cuối.
Nếu! ngày mai nếu chúng mình xa nhau,
Anh xin muôn kiếp yêu em mà thôi.
(Nguyễn
Vũ – bđd)
Hôm nay đây, mỗi khi ai đó làm lễ “xuất quân” ra trận mạc, vẫn có lời hỏi rằng: người
thế ấy, có còn
phát-biểu những câu tương-tự
ở trên không? Hoặc,
ít ra là những nhận-định khá “cứng” như Đức Giáo Tông độ nào, từng bảo ban:
“Bằng vào những nguyện-khấn sốt-sắng cho các nạn-nhân trong mọi cuộc chiến nhân-gian; và
cũng để cảm ơn những người đã và đang dự-phần vào các nỗ-lực trợ-giúp này/khác đầy nhân-ái, Đức Phanxicô đã kêu gọi mọi người hãy nguyện-cầu
cho các bà mẹ của mình còn ở dưới thế-gian hoặc đã siêu-thăng trên thiên-quốc, nhân ngày Nhớ Ơn Mẹ 2017, cùng
với ý-tưởng bảo rằng:
Đã
đến lúc con người cần có quyết tâm ăn-năn/sám hối và nguyện cầu nhiều hơn nữa, hầu
chấm-dứt các cuộc chiến đang lan rộng và các xung-đột “phi lý’ khác.
Ngày nay, mọi người
chúng ta đang cần hỗ-trợ cuộc sống cũng như giùm giúp các bà mẹ ở khắp nơi để rồi
ta chung-lưng xây đắp tương-lai tươi-sáng cho cộng-đồng của chúng ta vốn đang
đòi hỏi mọi người biết quan-tâm cách cụ-thể đến sự sống và tình mẫu-tử nữa... (X.
Catholic News Service ngày 15/5/2017 trên tờ
Catholic Herald có tựa đề là “Help End ‘absurd’ wars with penance and prayer, Pope
Francis says”)
Có lẽ, đúng như lời Đức Phanxicô nói: hôm nay đây, con
người phàm-tục lại đã quên mất
nhu-cầu chuyện-vãn với
Đấng Thánh-hiền ở trong Đạo; và ngày nay cũng chẳng còn ai bận-tâm
tới chuyện sám-hối, đền-tội hoặc quyết-tâm quay trở về đời sống
thánh-hiến, như khi trước.
Người thời nay, cả ở trong lẫn bên
ngoài nhà Đạo –dù là Đạo Chúa hay bất
Đạo nào khác–
đã không còn “tỉnh-thức nguyện-cầu” cùng với Thần-linh Thánh-ái nữa. Trái
lại, ai nấy chỉ biết ê-a ba lời kinh, câu vãn, tiếng hát thanh tao để xin xỏ điều gì
đó, thôi. Không tin
ư? Thôi thì, ta hãy nghe
tiếp lời Đức Phanxicô còn nói tiếp:
“Ngày hôm nay, cũng thế, người người luôn có nhu-cầu khẩn-thiết
trong nguyện-vãn/sám hối để nhận-lãnh ân-huệ trở về. Trở về, mà thừa-nhận kết-cuộc
của quá nhiều cuộc chiến trải dài khắp thế-giới và còn lan tràn nhiều hơn nữa.
Trở về, mà dứt đoạn các xung-đột lớn/nhỏ rất phi-lý đang phá tan-hoang bộ mặt của
nhân-loại.
Hãy trở về, để còn nhìn
ra được rằng rất nhiều thường dân vô tội đang được xét-nghiệm một cách đau buồn,
dù họ là Kitô-hữu, Hồi-giáo hoặc thành-viên sắc tộc thiểu-số như người Yaziđi
đang buộc giáp mặt với bạo tàn, đau khổ và/hoặc kỳ-thị.
Tôi đây, nay khuyến
khích các cộng-đồng khác nhau, hãy men theo con lộ của đối-thoại và tình bằng-hữu
hầu xây dựng một tương-lai gồm có cả sự tôn-trọng, an-ninh và hoà hoãn, xa rời
cuộc chiến dù ở dưới bất cứ loại-hình nào cũng thế.” (X. Catholic News Service, bđd)
Vâng.
Cuộc chiến ác-liệt ngày hôm nay, đã và đang xuất-hiện dưới nhiều hình-thức. Có
khi, chỉ là xung-đột nhỏ. Cũng có lúc, lại là những tranh-giành lớn-lao, to
đùng như: giành ăn, giành mối, giành cả quyền-hành và chức phận to/nhỏ.
Vâng.
Cuộc chiến ác-liệt hôm nay lại đã len lỏi tận tâm-can con người. Cả, những người
lâu nay không cần hoặc không còn thèm thuồng bất cứ thứ gì ngoài những cái mình
đã có và đang có.
Vâng.
Quả có thế. Cuộc chiến quan-trọng hôm nay, còn là và vẫn là cuộc chiến nội-tại,
bên trong con người. Chiến-đấu rất nhiều để mãi mãi còn là con người đúng danh
hiệu của “người con” của Thiên-Chúa.
Vâng.
Cuộc chiến hôm nay vẫn kéo dài, khi con người thường và/hoặc người “con của
Chúa” lại đã vô-tâm quên lãng, không còn lý gì đến mục-đích của sự sống
nhân-lành/hạnh-đạo như đã định.
Vâng.
Cuộc chiến hôm nay vẫn cứ triền miên kéo dài từng đợt và trên từng chặng đường,
ở chốn lưu-đày này. Đó, là cuộc chiến nội-tâm/nội-tại giữa cái xấu/điều tốt, đến
thiên thu. Tra tay xâm-nhập vào cuộc chiến ấy, ai ai cũng muốn có ngày thành-đạt.
Không vấp ngã, cũng chẳng thất-bại, dù thất-bại đó có là mẹ thành công hay sao
đó.
Và,
ngõ hầu chiến-thắng cuộc chiến nội tại này, người người cũng cần đến sự hỗ trợ
của Đấng ở Bên Trên và/hoặc của các bà Mẹ hiền còn sống hay đã khuất. Và, “lời
cuối cho Em” sẽ là và phải là lời chúc để người người thành công trong chiến thắng,
vẫn rất cần.
Để
minh-hoạ cho quyết-tâm chiến-thắng này, cũng nên quay về vườn hoa truyện kể có
những câu truyện nhè nhẹ vốn dĩ khiến mọi người “lên tinh-thần”, như sau:
“Truyện rằng:
Ba hành khách cùng đi trên một chuyến tàu tới
ga Tình yêu: Sòng phẳng, Ích kỷ và Vị tha. Cả ba đều mang theo mình hai gói đồ:
Nhận và Cho, nhưng độ nặng nhẹ khác nhau:
Sòng phẳng: Cho BẰNG Nhận
Ích kỷ: Cho ÍT HƠN Nhận
Vị tha: Cho NHIỀU HƠN Nhận
Trong lúc rỗi rãi ba người tán gẫu về hành lý
của mình. Sòng phẳng lên tiếng:
-Tôi thấy hành lý của các anh lệch lạc, thật
khó mang theo. Còn tôi luôn cân đối Cho và Nhận nên mang đi dễ dàng.
-Anh làm thế nào cho cân được? Ích kỷ hỏi.
-Thì tôi phải tính chớ. Tôi chỉ cho đi khi
tôi chắc có thể nhận về một lượng tương đương. Cho không hay nhận không của ai
cái gì, tôi đều không thích. Tính tôi là vậy, không muốn mắc nợ hay mang ơn.
Ích kỷ:
-Anh nói nghe như thể đi mua hàng vậy: Tiền
nhiều mua được nhiều, tiền ít mua được ít, không tiền không mua. Nhưng tình cảm
đâu thể đong đếm theo cách đó.
Sòng phẳng cười phá lên, rung cả hai vai. Ích
kỷ ngạc nhiên:
-Tôi nói vậy không đúng à?
-Quá đúng là khác. Tôi chỉ buồn cười là trông
2 gói hành lý của anh bên Cho thì nhẹ bên Nhận thì nặng, vậy mà anh cũng nói
được câu đó.
Ích kỷ nhìn lại 2 gói đồ của mình, gật đầu.
Sòng phẳng thoáng bâng khuâng:
-Không phải lúc nào tôi cũng sòng phẳng cả
đâu. Có những người cho tôi nhiều mà tôi không cho lại được là mấy. Ví như tình
yêu cha mẹ cho tôi gần như vô hạn, chẳng kể tôi có đáp lại hay không. Vậy là
tôi Nhận nhiều hơn Cho. Với con cái thì tôi Cho chúng nhiều hơn Nhận về. Cũng
nhờ có sự bù trừ như vậy mà 2 gánh hành lý của tôi thường cân nhau.
Ích kỷ tán thành:
-Tôi thấy kiểu hành lý của anh giờ đang thịnh
hành. Nhiều người thích sòng phẳng cả trong tình yêu theo kiểu: “Ông rút chân
giò, bà thò chai rượu”.
Sòng phẳng trầm ngâm:
-Ðôi khi tôi cũng không thích sống thế này
đâu. Luôn phải tính toán nhiều - ít, luôn phải dừng gánh để sẻ từ bên này sang
bên kia. Tôi thấy mệt mỏi và nhiều lúc trống rỗng, vô cảm.
Ích kỷ:
-Tôi cũng giống anh, luôn phải so đo tính
toán. Nhưng tôi phải tính sao cho Nhận về mình nhiều hơn. Tôi chỉ thích nghĩ
cho mình thôi mà.
-Nhận nhiều như thế anh có hài lòng không?
Sòng phẳng hỏi.
-Chả mấy khi tôi vừa lòng. Tôi luôn canh cánh
trong lòng: Mình có bị mất mát gì không? Cho như thế có nhiều quá không?
-Anh có người yêu không?
-Có chứ. Tôi rất yêu người yêu tôi là đằng
khác. Nhưng tôi luôn lo sợ. Tôi sợ mình cho nhiều quá lỡ tình yêu bỏ tôi đi thì
tôi chẳng được gì. Tôi không muốn nhận về tay trắng. Ðó là nỗi ám ảnh của tôi.
Tàu qua cầu vượt sông Âu Io. Tiếng xình xịch
của đầu máy át lời tâm sự của Ích kỷ. Qua khỏi cầu, tiếng ồn dịu lại, Ích kỷ và
Sòng phẳng lúc này mới nhớ tới người bạn đồng hành thứ ba. Vị tha nãy giờ vẫn
yên lặng lắng nghe. Khi thấy hai bạn hướng mắt về mình mới khẽ khàng cất lời:
- Hai anh đều có lý lẽ của mình. Lập luận của
anh Sòng phẳng thuần túy là của bộ óc, không có mấy liên hệ đến trái tim. Chính
vì vậy anh luôn thấy căng thẳng, mỏi mệt và đôi khi trống rỗng. Còn anh Ích kỷ
yêu ghét rõ ràng, nhưng tình yêu của anh là “vì mình, cho mình”. Bởi yêu mình
quá mà anh thường trực lo sợ. Tôi nói vậy có phải không hai anh?
Ích kỷ và Sòng phẳng đang mải nghĩ ngợi nên
không trả lời. Vị tha nói thêm:
-Anh Sòng phẳng nói đúng: Hành lý của tôi
không cân - Cho nhiều hơn Nhận. Ấy là vì tình cảm xuất phát tự đáy lòng thì rất
chân thành và giản dị. Nó thấy rằng Cho là lẽ tự nhiên, không gì vui bằng làm cho
người mình thương yêu được hạnh phúc. Niềm vui khi dâng tặng làm vơi gánh nặng
của tôi, cho tôi sự thanh thản, đủ đầy.
-Ðủ đầy? Sòng phẳng và Ích kỷ cũng thốt lên.
Cho là mất chứ, cho nhiều thì phải còn ít đi mới phải.
Vị tha mỉm cười:
-Ðấy là về mặt vật chất, là quy luật trong
Toán học thôi. Quy luật của tình yêu thì khác. Lát nữa đến nơi, tôi sẽ chỉ cho
các anh.
Ích kỷ và Sòng phẳng nhìn gánh hành lý của Vị
tha, lại nhìn hành lý của mình, lòng chưa hết băn khoăn. Cũng vừa lúc tàu đến
ga Tình yêu. Tàu chạy chậm dần, chậm dần rồi dừng hẳn.
Ngước nhìn vào sân ga, Sòng phẳng và Ích kỷ
đều trông thấy dòng chữ có nội dung Vị tha vừa nhắc đến. Hai người rất đỗi ngạc
nhiên vì họ đi trên chuyến tàu nhiều lần, đến ga Tình yêu đã nhiều mà chưa bao
giờ thấy hàng chữ đó. Thực ra quy luật của Tình yêu luôn có ở đó, nhưng chỉ
những ai có trái tim nhạy cảm mới thấy và thấu hiểu.
Bạn thân mến, tôi sẽ không nói hàng chữ trên
sân ga Tình yêu nói gì vì tôi chắc bạn cũng đoán ra được. Ðể kết thúc câu
chuyện, tôi chỉ xin tiết lộ về những người sẽ đón 3 hành khách của chúng ta
cùng hành lý Cho và Nhận của mỗi người: Ðón Sòng phẳng là Khô khan, Ích kỷ sánh
đôi cùng Bất an và người đón đi Vị tha chính là Hạnh phúc.
Hãy đếm những nụ cười, đừng đếm những giọt
nước mắt.
Hãy đếm những hạnh phúc, đừng đếm những tai
họa.
Hãy đếm những gì ta được, đừng đếm những gì
ta mất.
Hãy đếm những niềm vui, gắng quên đi những
nỗi buồn..
Hãy đếm những ngày khỏe mạnh, quên đi lúc
bệnh hoạn,
Hãy đếm những bạn thân, quên đi những người
thù.”
(Truyện kể trích từ Mạng vi tính)
Nghe
kể như thế rồi, nay mời bạn và mà tôi ta lại đi vào vườn hoa khác, có những lời
lẽ khuyến-khích mọi dân con nhà Đạo như sau:
“Vậy khi cái thân phải
hư nát này mặc lấy sự bất diệt,
khi cái thân phải chết
này mặc lấy sự bất tử,
thì bấy giờ sẽ ứng nghiệm
lời Kinh Thánh sau đây:
Tử thần đã bị chôn vùi.
Đây giờ chiến thắng!
Hỡi tử thần,
đâu là chiến thắng của
ngươi?
Hỡi tử thần, đâu là nọc
độc của ngươi?
Tử thần có độc là vì tội
lỗi,
mà tội lỗi có mạnh cũng
tại có Lề Luật.
Nhưng tạ ơn Thiên Chúa,
vì Ngài đã cho chúng ta
chiến thắng
nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa
chúng ta.”
(Thư
thứ 1 Côrinthô 15: 54-57)
Và,
khi đã toàn-thắng cái xấu-xa/tồi tệ nhất, tức là cái chết về thể-xác hoặc cái
chết nội tại trong và qua lỗi/tội, nay mời bạn và mời tôi, ta lại sẽ hiên
ngang, đầu cao mắt sang hát lên cả những lời buồn bã ở ngoài đời, như tác-giả ở
trên từng viết:
“Em, anh xin em một lần cuối
Đừng trách anh, đừng giận anh nhé em
Em, anh van em, em nói đi
Em nói sẽ không bao giờ buồn
Nếu ngày mai lỡ chúng mình xa nhau
Anh chôn dấu đời ngàn năm lạnh giá
Nêu ngày mai lỡ chúng mình xa nhau
Anh xin muôn kiếp yêu em mà thôi
Đừng, đừng nhìn anh bằng đôi mắt buồn vời vợi
Thà em nói, thà em trách rằng anh dối gian thật nhiều
Bây giờ chỉ còn đôi ba giây phút cuối bên nhau
Em nói đi, em nói đi
Dù chỉ một lời làm tan nát lòng nhau.”
(Nguyễn
Vũ – bđd)
Hát
thế rồi, ta lại hiên ngang bước về phía trước mà thực-hiện những điều mình đã
quyết, trong cuộc đời.
Trần Ngọc Mười Hai
Thêm một lần
Với quyết tâm
hát mãi những lời
rất như thế.
No comments:
Post a Comment