Saturday, 17 June 2017
“Em như cơn gió thu bay bay nhè nhẹ,”
Chuyện Phiệm Đọc Trong Tuần 12 thường
niên năm A 25/6/2017
“Em như cơn gió thu bay bay nhè nhẹ,”
Đưa anh đi tìm vần thơ.
Qua công viên lá rơi
trên con đường về,
Bỗng nhiên nghe lòng
đang ước mơ.
“Mơ ôm em trong tay đêm
mưa thì thào,
Cho bão tố về làm chiêm
bao.
Mơ yêu em thiết tha như
yêu lần đầu.”
Đức Huy – Yêu Em
Dài Lâu)
(Thư thứ I Phêrô 2: 10)
Yêu
như thế mà đã gọi là “dài lâu” sao? Phải chăng dài và lâu bao gồm các chữ/nghĩa
rất như sau:
“Yêu em cho đến khi con tim ngừng đập,
Cho thiên thu là một giây.
Yêu em cho đến khi ong thôi làm mật,
Đến khi loài chim quên lối bay.
Khi ôm em trong tay anh nghe ngọt ngào,
Nếu đời là một giấc chiêm bao.
Xin yêu em thiết tha như yêu lần đầu,
Anh muốn yêu em dài lâu.
Anh muốn yêu em dài lâu.
Anh muốn yêu em đậm sâu.
Anh đã thương em từ lâu.”
(Đức
Huy – bđd)
Vâng.
Có thể là như thế. Cũng có thể, là khác thế. Như hoặc khác, cũng chỉ là những
đoán già, đoán non của người nghệ sĩ từng viết lên nhạc-bản. Chứ, làm sao biết
được tâm-tình của người trong cuộc, có mỗi cuộc tình trăm năm!
Riêng,
“người trong cuộc” ở nhà Đạo, lại có những tâm-tình riêng-lẻ của thứ tình
thương-yêu gọi được là “dài lâu”, đâu đã chắc. Có chắc hay không, nay xin mời bạn
và mời tôi, ta cứ thử đi một vòng tra-khảo ở miệt dưới rất Triết/thần đầy ý-nghĩa.
Trước
nhất, là những ý/lời đầy ý-nghĩa như sau:
“Bên cạnh chuyện lưu-đày
Babylon, kinh-nghiệm về lưu-đày và trở về từ chốn ấy là biến-cố lịch-sử khá
quan-trọng trong việc định-hình cuộc sống cũng như và óc tưởng-tượng của người
Do-thái-giáo, vào độ trước. Biến-cố này, tự nó đã nung-nấu ý-thức của họ và đối
với họ, lại đã trở nên ẩn-dụ về tương-quan họ có với Thiên-Chúa…
Ngày nay, ta đang sống ở
vào thế-kỷ mà trong đó có đến cả triệu người trải qua nhiều lưu-đày và những
người tị-nạn như thế cũng biết thế nào là kinh-nghiệm ban đầu. Và số người còn
lại trong chúng ta cũng là hoa trái tốt lành để tưởng-tượng ra thế nào là cuộc
sống lưu-đày tại chỗ. Đó là kinh-nghiệm về một tách-lìa khỏi những người và những
thứ mình thân-thương, trân-trọng như người nhà.
Thông thường, sự/việc đó
bao hàm tình-trạng mất hết uy-lực và bị đẩy ra bên lề xã-hội, thông thường vẫn
gặp sự o-ép/bức-bách làm nạn-nhân của nhiều thứ, nhiều sự. Tựa hồ như ẩn-dụ của sự lệ-thuộc đầy bó buộc ở câu
truyện lưu-đày, sự/việc đây, lại cũng có nhiều tầm-kích về tâm-lý cũng như
văn-hoá/chính-trị…
Trong cuộc sống của mỗi
người, ta có kinh-nghiệm rất nhiều về sự lưu-đày tựa hồ như bất-hoà, ghẻ lạnh,
hoặc tha-hoá, lép kẹp, mất nối-kết với trung-tâm sinh-lực đầy ý-nghĩa, để rồi một
ngày nào đó trở-thành giống như người khác không còn là chính mình và chẳng có
gì là thú-vị trong đời người hết. Ta cứ nóng lòng có lại được điều gì đó mà ta
cứ tưởng nhớ, rất mơ hồ.
Thành thử, cuộc sống
lưu-đày lại có ý-nghĩa sâu-sắc về hiện-hữu. Là, sống xa cách Sion chốn/miền ở
đó Thiên-Chúa luôn hiện-diện. Quả thực, lưu-đày là trọng-tâm của biểu-tượng về
câu truyện Địa-Đàng trong sách Sáng Thế, Địa-đàng và Thiên-đàng, là nơi chốn có
Thiên-Chúa hiện-diện, nhưng ta lại sống ở bên ngoài, phía Đông vườn Địa đàng
này.
Giả như vấn-đề ta gặp phải
là lưu-đầy, vậy thì đâu là giải-pháp cho vấn-đề ấy? Dĩ nhiên, giải-pháp ở đây
là hành-trình trở về. Việc kêu mời ta trở về nghe ra như xuyên-suốt nửa cuốn
Ysayah do vị ngôn-sứ với tên gọi không mấy quen thuộc nhưng lời lẽ của sách lại
đã trở-thành cao quí trong toàn cuốn Thánh Kinh Do-thái-giáo…
Cuối cùng thì, giống hệt
như truyện xuất-hành, chuyện lưu-đày và trở-về vùng Đất hứa là câu truyện về một
hành-trình. Hành-trình ấy,
diễn-bày hình-ảnh cuộc sống đạo-đức như một hành-trình về chốn miền có
Thiên-Chúa hiện-diện. Đó là cuộc về lại nhà, một hành-trình trở về. Và, giống
như truyện xuất-hành về Đất hứa, câu truyện ở đây nói về Thiên-Chúa luôn giúp giùm
/đùm-bọc những những khởi công hành-trình ấy.” (X. Marcus J. Borg, Images of Jesus and Images of the Christian
Life, Meeting Jesus Again For The First Time, HarperCollins 1997, tr.
119-121)
Nói
như thế, cũng như thể nói một cách rất chắc-nịch. Chắc, đến độ ta không cần phải
biện-luận dông dài chi cho kinh hãi lại cũng rất sợ. Biện và luận hôm nay, là những
suy-tư/phát-biểu nhiềy ý-kiến/tư-tưởng nghe quen quen. Những ý-kiến và tư-tưởng,
đại để bảo rằng:
“Tất cả là quà tặng, từ Thiên-Chúa. Quà tặng Ngài phú/ban, vẫn đổ tràn xuống
với mọi người. Quà ấy, là tình thương yêu trìu mến xuất từ Thiên Chúa. Tất cả
những gì mà mọi người cho là mình sở hữu, tất cả những gì mình làm hoặc suy
nghĩ, nhất nhất đều là quà tặng.
Chính đó là
điều mà mọi người lâu nay vẫn tuyên tín. Vẫn tin vào một Thiên Chúa, Đấng tạo
thành vạn vật. Đấng ban cho ta hết mọi thứ, như quà tặng không, biếu không. Và
hiểu rằng, ý nghĩa quà tặng sự sống Chúa trao ban, làm cho cuộc sống của ta nên
đáng sống. Nhưng oái oăm thay, đôi lúc ta cứ muốn độc lập hẳn với Chúa. Cứ suy
nghĩ và hành động như thể mọi sự là của ta, do ta kiếm ra chứ chẳng phải của ai
cho, hết.
Bởi thế
nên, lắm lúc ta cứ hành xử như mình là chủ-nhân-ông đích thật mọi sự vật. Chủ,
mọi sự vật cũng như tài sản mình đang nắm giữ. Rồi từ đó, lại có cảm giác cứ
trách móc cho rằng Thiên Chúa không tạo dựng nên mọi sự cho ta sử dụng, ngay từ
đầu. Sau các cơn địa chấn với sóng thần gây kinh hoàng ở đây đó, nhiều người
xem ra mới mở mắt, biết rằng: những gì mình lâu nay sở hữu, thật sự không phải
là của mình, do mình kiếm ra. Mà là, do Chúa tặng để mình tạm thời sử dụng,
thôi. Sử dụng, theo cung cách rất độ lượng ngõ hầu mình có thể giùm giúp người
khác, đang cần thiết hơn.
Quà tặng lớn
nhất trong đời mọi người, chính là sự sống. Tựa hồ như giòng chảy ở trên sông.
Như mạch suối ngầm trồi lên từ lòng đất. Như Chúa từng quả quyết: “Nước Ta ban,
sẽ nên mạch suối trong đó có nước vọt, đem lại sự sống đời đời." (Ga 4:
14)
Bởi thế
nên, hãy dừng lại! Đừng hành xử như người ai oán, sầu thảm, chẳng biết ơn. Hãy
ngưng trách móc người đời không còn nhớ đến mình. Không nhớ, để giúp tôi sung
sướng, hạnh phúc. Trái lại, hãy trở thành động lực sinh động, trong thiên
nhiên, giống thiên nhiên. Và, hãy làm chút gì đó cho cuộc sống. Như, rao truyền
niềm vui cho mọi người, ở mọi nơi. Chứ không chỉ tập trung vào chính mình. Hoặc,
chỉ gia đình mình, mà thôi.
Sống, và cảm
nhận rằng sự sống là quà tặng, tức: sống biết ơn. Sống như thế, không cần đến đền
thờ, nguyện đường hay chùa chiền cho nhiều mà làm gì. Điều chính yếu, là biết
nói lời cảm tạ, với mọi người. Ngừng suy nghĩ, nhưng đừng ngưng cảm tạ. Trái lại,
hãy cùng nhau cảm nhận. Cùng biết ơn nhau.
Đó, là những
điều cần suy tư, chiêm niệm. Đừng nên coi mọi chuyện như của cho-không/biếu-không,
hoặc từ trời rơi xuống. Nhưng, cứ nhận quà tặng/ân huệ với lòng cảm kích, biết
ơn. Và, tự hỏi: đã lâu chưa ngày mình nói lời “cảm tạ” người nào đó? Lâu rồi chứ,
giây phút mà ai đó vẫn cảm ơn mình mãi.” (Xem thêm Lm Kevin Kevin O’Shea CSsR, Lời Chúa Sẻ San năm A, nxb Tôn giáo 2013
tr.87-88)
Những
ý và tưởng ở nhà Đạo, vốn dĩ xuất phát từ lời người xưa từng nói về Chúa, như
sau:
“Anh chị em là giống nòi được tuyển chọn,
là hàng tư tế vương giả,
là dân thánh,
dân riêng của Thiên Chúa,
để loan truyền những kỳ công của Ngài,
Đấng đã gọi anh chị em ra khỏi miền u
tối,
vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền.
Xưa anh chị em chưa phải là một dân,
nay anh chị em đã là Dân của Thiên-Chúa;
xưa anh chị em chưa được hưởng lòng
thương xót,
nay anh chị em đã được xót thương.”
(Thư
thứ I Phêrô 2: 10)
“Anh chị em, đã được xót thương”, “đã là Dân (con) của
Thiên-Chúa”, hẳn đó
là khẳng-định tuyệt vời, ở mọi thời. Khẳng-định trên đây, là từ đấng thánh hiền-lành
từ nhà Đạo. Thánh-hiền đây, vẫn là những vị sống trong đời có rất nhiều tình-tự
thân-thương/yêu mến chẳng phải vì “Anh chị
em đã là Dân (con) của Đức Chúa”. Mà, vì “anh chị em đã được Chúa xót thương”.
Chúa
xót thương, Ngài vẫn làm thế với mọi người và từ con người. Chúa xót thương
đây, là “Đấng đã gọi anh chị em ra khỏi
miền u-tối” của sợ hãi, ghét ghen và đố kỵ. Để rồi đưa anh chị em “đi vào chốn miền đầy ánh-sáng diệu-huyền” ,
là Nước Trời ở đây đó, chốn gian-trần.
Khẳng-định
ở trên, còn được người-thường-ở-trong-đời đề ra bằng giòng chảy truyện kể, nhè
nhẹ, như sau:
“Truyện, là những lời bâng quơ giữa
hai người bạn gái, lâu ngày ít gặp:
-Này đằng ấy. Chuyện cậu và chàng trai
mới đi tới đâu rồi?
-Chia tay rồi!
-Ơ kìa! Sao lại thế? Hôm qua còn thấy
hai người rủ nhau đi xem phim buổi tối cơ mà?
-Ừ, có xem thật đấy, nhưng lúc rạp hát
mất điện, chân anh ta cứ là quờ quạng, thật đến chán!
-Thế bộ, anh chàng này sàm-sỡ lắm hả?
-Được thế thì đã phúc. Đằng này, chân
anh ấy lại cứ quờ quạng tìm chiếc dép cũ vẫn chưa bỏ!”
Thế
đấy, là đời người nhiều lúc nghĩ đến cũng bật cười. Nhưng, truyện đời người đi
Đạo nhiều lúc cũng khang khác. Khác rất nhiều, như ở truyện kể không nhẹ, sau
đây:
“Buôn bán là một nghệ thuật, người bán
hàng cũng là một nghệ sĩ. Nói vui chứ thật ra không có sai, làm cái ngành nghề
gì cũng vậy, đặt cái tâm cho đúng chính là làm đẹp cho đời.
Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải
câu hỏi như thế này, “ớt của anh (chị) có cay không?”, gặp câu hỏi như thế thì
phải trả lời sao đây nhỉ?
Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ
bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn
cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro.
Một ngày kia, không có việc gì làm,
tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải
quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào. Nhân lúc không có người
đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng:
-Chị hãy chia số ớt này thành hai đống
đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống
kia. Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói:
-Không cần đâu!
Đang nói thì một người đến mua, và điều
thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp….. Quả
nhiên chính là hỏi câu đó:
-Ớt của chị có cay không?
Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách
hàng rằng:
-Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không
cay!
Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền
trả tiền, vui lòng mà đi. Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại
bao nhiêu. Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó:
-Ớt của chị có cay không?
Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một
cái, liền mở miệng nói ….. Lần này bà chủ trả lời:
-Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!
Quả nhiên, nguời mua liền dựa theo
tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa. Kết quả lần này chính là, ớt
dài rất nhanh đã hết sạch. Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại,
trong lòng tôi nghĩ:
Lần này xem chị còn nói thế nào đây?
Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi:
-Ớt có cay không?
Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời
rằng:
-Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!
Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao,
bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà
trở nêm mềm nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói
với tôi rằng:
-Cách mà cậu nói đó, thật ra những người
bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi.
Thật là thần kỳ! Thật ra bạn có bao giờ
nghĩ rằng, những gì bạn bán đi không phải là hàng hóa, mà lại chính là …….
1. Đối với những khách hàng lạ, điều cần
bán đi chính là sự lễ phép.
2. Đối với những khách hàng quen thuộc,
điều cần bán đi chính là sự nhiệt tình.
3. Đối với những khách hàng nóng tính,
điều bán đi chính là hiệu suất.
4. Đối với những khách hàng ngạo mạn,
điều thật sự bán đi chính là lòng nhẫn nại.
5. Đối với những người có tiền, điều
mà bạn bán đi chính là sự tôn quý.
6. Đối với những người nghèo khổ, điều
bán đi chính là lợi ích thiết thực.
7. Đối với những người thời thượng, điều
bán đi chính là sự sang trọng.
8. Đối với những người chuyên nghiệp,
điều mà bạn bán đi chính là sự chuyên nghiệp.
9. Đối với những người hào sảng, điều
mà bạn bán đi chính là sự phóng khoáng.
10. Đối với những người keo kiệt, điều
thật sự bán đi chính là lợi ích.
11. Đối với những người sống hưởng thụ,
điều cần bán đi chính là sự phục vụ.
12. Đối với những người hư vinh, điều
bán đi chính là vinh dự.
13. Đối với những người hay bắt bẻ, điều
bán đi chính là sự tinh tế.
14. Đối với những người hiền lành, điều
cần bán đi chính là sự chân thành.
15. Đối với những người hay do dự, điều
thật sự cần bán đi chính là sự đảm bảo.
Nếu bạn muốn bán đi những sản phẩm của
mình, có phải bạn thường hay nói với người tiêu dùng rằng sản phẩm của mình tốt
như thế nào, sản phẩm của bạn có gì khác với những thứ khác, và sản phẩm của bạn
rẻ như thế nào. Nếu như bạn bán hàng đều là dựa theo những cách này, thì bạn sẽ
phát hiện rằng nhất định mình sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.
“Công ty bán hàng hóa như thế nào, thường
thường so với việc công ty bán những sản phẩm gì cũng quan trọng như nhau”
Đừng vừa mới bắt đầu đã vội vàng bán sản
phẩm, mà trước hết cần phải hỏi rõ vấn đề, nghe xem tiềm ẩn bên trong khách
hàng cần những gì. Một khi biết được những yêu cầu tiềm ẩn bên trong của khách
hàng, vậy thì việc bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.” (Tiểu Thiện, dịch từ cmoney.tw)
Thủ-thuật
mua/bán ở đời cũng tương-tự như tình-huống giao-dịch với nhau trong yêu-thương,
hoặc hận-thù cũng thế thôi. Hận thù đằng đằng, có khi cả với người đồng Đạo, đồng-hương hay đồng thuyền, cũng đều thế.
Tình-tự khi giao-dịch, có khi lại thấy khó khăn cứ xảy đến ngay sau lúc mình vừa dự
thánh-lễ xong, hoặc vừa nói xong lời âu-yếm với ai đó.
Tình-huống
yêu-thương ở đời người và/hoặc với người đời, nhiều lúc cũng khác-biệt, tuỳ người,
tuỳ góc cạnh mình thủ-giữ. Nghĩa là, có lúc nắng ráo hoặc gặp đợt mưa thưa thớt hoặc giữa trưa hè, nóng bỏng, rất yếu xìu.
Tình-huống
thương-yêu trong giao-dịch còn tuỳ thuộc góc cạnh và/hoặc tư-thế mình đang chọn-lựa
một dấn thân. Nói tóm lại, cũng thay-đổi như lòng người vào nhiều lúc.
Tình-huống
đối-xử với mỗi người và muôn người cũng giống như lời ca ở nhạc, ta còn hát, rất
như sau:
“Yêu em cho đến khi con tim ngừng đập,
Cho thiên thu là một giây.
Yêu em cho đến khi ong thôi làm mật,
Đến khi loài chim quên lối bay.
Khi ôm em trong tay anh nghe ngọt ngào,
Nếu đời là một giấc chiêm bao.
Xin yêu em thiết tha như yêu lần đầu,
Anh muốn yêu em dài lâu.
Anh muốn yêu em dài lâu.
Anh muốn yêu em đậm sâu.
Anh đã thương em từ lâu.”
(Đức
Huy – bđd)
Trần Ngọc Mười Hai
Cũng có những lúc
Lực bất tòng tâm,
Cả trong yêu-thương, hờn giận
Đều là giữa Đạo làm người
ở trong đời.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment