Chuyện
phiếm đọc trong tuần thứ 6 thường niên năm B 15/2/2015
“Mai! Anh đã quen em một ngày,”
“Anh
đã yêu em một ngày
Một tình yêu quá không may ..”
(Quốc
Dũng – Mai)
(Ga 11: 4)
Đành rằng, khi viết lên ca-từ này,
tác giả Quốc Dũng nói nhiều về bạn tình và tình bạn của mình với ca sĩ Phương
Mai, cũng là thế.
Nhưng,
(lại chữ nhưng với chữ không gì nữa đây!), nếu hiểu theo ý của nhạc sĩ Từ Công
Phụng, thì “Mai” ở đây có thể là bất cứ ai, bất cứ người nào, cũng được.
Hôm nay, bầy tôi đây dám gọi bạn hiền
linh-mục tên là Mai Đào Hiền, cựu tu-sinh “Giáo Hoàng Học Viện” năm nào, đã về
với Chúa có tình người hôm 04/2/2015 đúng vào lúc thúc giục bạn và tôi ta nghĩ
về ngày “Mai” tuy xa xôi nhưng rất gần với đời người, hôm nay.
Hôm nay nữa, bần đạo đây lại thấy bài
hát trên đầy ý-nghĩa, nên cứ tiếp tục hát:
“Mai!
Anh nhớ môi em miệng cười,
Anh nhớ môi em ngọt lời.
Dù lời yêu thương chưa
nói.
Mai! Anh đã yêu em thật
rồi.
Anh đã yêu em thật nhiều.
Một tình yêu quá cô
lieu.
Mai! Em đã cho anh hẹn
hò.
Nhưng đã cho anh đợi chờ.
Để rồi không đến bao giờ”…
(Quốc
Dũng – bđd)
Thú
thật với bạn đọc và các bạn chả-bao-giờ-đọc bài của bần đạo, rằng thì là: kể
cũng lạ, đời mình và đời người có những chữ và những lời đầy ý-nghĩa, chứ không
chỉ có một chữ/một nghĩa như tên gọi hoặc tên họ của ai đó, cũng rất “Mai”.
Cũng
lại thú thật với bạn đang đọc ở đây, rằng: nghĩ về chữ “Mai” không chỉ là nghĩ về thời-gian, nơi chốn nhưng là với người mà
mình đang đi tới. Mai, có thể là tên
người. Cũng có thể, là thời-gian ở “thì” tương lai chứ không phải “thì” hiện-tại.
Cũng
có thể, là: tình-trạng sao đó của con người trong tương-lai và cả hiện tại,
cũng đều thế. Nói tóm lại, “Mai” sẽ
là tất cả và có thể sẽ không là gì cả. Có là gì, cũng tùy lập-trường và thế-đứng
hoặc tầm-nhìn của người nói và/hoặc người viết, mà thôi.
Thế
nhưng, nếu hiểu “khổ đau”, “âu sầu” hoặc “sự chết vào mai ngày”, theo nghĩa thần-học trong Đạo thì: có thể ,
ta cũng nên hiểu theo ý thày dạy của bần đạo, là Lm Kevin O’Shea, CSsR ở Úc như
sau:
“Khoa-học,
lại cũng đòi tất cả những ai có trọng-trách giáo-huấn bản-thân con người mình,
hãy đặt nặng mọi sự lên yếu-tố đặc-trưng tương-quan cảm-xúc nơi con “người” và
chuyên-chở ý-nghĩa đã và vẫn tiến-hoá, rất như thế.
Nay
ta hãy hướng về vũ-trụ vạn-vật chưa hoàn-tất. Thật ra thì, chả có gì gọi là khởi-đầu
trọn-hảo, hết. Cũng chẳng có cái-gọi-là vườn Địa-đàng thời khởi-nguyên, nào hết.
Xưa nay, chưa từng có tình-trạng vẹn toàn nguyên-thủy của vũ-trụ, hết. Nhưng,
tương-lai vẫn mở rộng ra cho mọi sự.
Mọi
người được mời gọi hãy dấn bước vào thể-thức hiện-hữu vẫn tiến-hoá, trổi vực. Vẫn
có tương-lai-mai-ngày chưa từng xảy đến, vào thời trước. Ý của Chúa, là tập-hợp
tạo-dựng ngày một mật-thiết hơn. Thiên-Chúa đích-thực là Đấng tốt-lành quyền-uy,
Ngài không có chọn-lựa nào khác, ngoài việc thiết-dựng và tạo nên vũ-trụ vẫn tiến-hoá,
chưa hoàn-tất.
Tiến-hoá,
là sự việc phù-hợp với niềm nhung nhớ. Vẫn có thứ gì đó, như thể-loại luyến-lưu
nơi giấc mơ tái-lập sự trọn-hảo trong quá-trình hình-dung nên sự việc. Vẫn còn
đó thứ gì như: nỗi ám-ảnh về một quá-khứ đầy lý-tưởng.
Ta
vẫn cần diễn-giải theo cung-cách khác hẳn về khổ-đau, âu sầu và nỗi chết.
Đau-khổ nhiều nhất và lớn nhất, lại chẳng liên-quan gì đến những lỗi cùng tội.
Phần lớn thứ đó, đều là nỗi bi-ai, vô tội.
Ta
cần diễn-tiến từ ý-niệm về phạt-vạ hoặc trừng-trị, để đến với ý-niệm quà-tặng,
khi nói đến khổ-đau, âu sầu, buồn bã. Đau-khổ, vẫn có đó không để giúp ta
thích-ứng với hoàn-cảnh rày xảy đến. Đau-khổ, đến từ một chuyển-động nào đó tiếp-cận
với chuyển-động khác, vẫn cứ thế. Nó đến, từ một nơi không ai trông ngóng hoặc
đợi chờ, và cũng chẳng ai muốn tuỳ nghi thích-ứng với nó, hết.
Đau-khổ,
lâu nay được nối-kết với con người mà thôi, cốt là để trách-cứ họ về khổ-đau
như thế và cũng để đặt Chúa ra ngoài mọi trách-nhiệm của người từng tặng-trao
điều gì. Nói gì thì nói, mọi loài thú đều biết khổ biết đau. Loài vật có
tri-giác, do đó chúng biết thế nào là khổ-đau, và phúc hạnh.
Ta cần nhìn về phía con người đang trải
dài cuộc sống, và tái định-hình nguồn-cội của chính mình. Con “người”, không trải
dài đời mình vào quá-khứ, cũng chẳng thích-ứng/thích-nghi với hiện-tại, nhưng họ
đang trải dài đời mình cho tương-lai-mai-ngày của họ.” (x. Lm Kevin O’Shea, CSsR “Ơn Cứu Chuộc
Nơi Ngài Chan Chứa”, nxb Hồng Đức sẽ cho in)
Hiểu
“khổ đau”, “sầu buồn” và “sự chết” -trong
mai ngày- phải hiểu như Lời Vàng do bậc hiển thánh đã từng viết:
“Nghe vậy, Đức Giêsu bảo:
"Bệnh này không đến nỗi chết đâu,
nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của
Thiên Chúa:
qua bệnh này,
Con Thiên Chúa được tôn vinh."
(Ga
11: 4)
Nghe
Chúa nói, có lẽ ta cũng nên hát tiếp những lời ca đầy ý-nghĩa, như sau:
“Chiều về nhạt nhòa trên khu phố mưa
bay.
Lòng buồn thêm xót xa niềm cay.
Lời hẹn hò đầu tiên em đã quên đi,
Con đường rộng vắng như biệt ly ..”
(Quốc
Dũng – bđd)
Hiểu
chữ “Mai” hoặc tên “Mai” như thế rồi, ta sẽ hát tiếp:
“Mai!
Anh đã xa em thật rồi.
Anh sẽ xa em trọn đời.
Dù lòng thương nhớ không nguôi.
Mai! Anh biết em trong một ngày.
Anh đã yêu trong một ngày.
Cho sầu đau đến bao ngày ...
Đời mình còn dài trong năm tháng chua cay.
Còn tìm đâu thấy những ngày vui.
Chuyện tình mình tựa như cơn gió trôi đi,
Riêng lòng anh xót xa biệt ly”…
(Quốc Dũng – bđd)
Lại
thú thật với bạn và với tôi, rằng: mỗi khi nghe tin bạn bè/người thân của tôi
và của bạn đi dần vào cõi chết, bần đạo đây dù niềm tin vào Chúa luôn cần sự vui
tươi và vững vàng, nhưng vẫn thấy nao nao một “nghĩa” buồn nào đó, rất khôn
nguôi.
Nghĩ
thế nên, bần đạo lại xin về với “lời bàn” từ bậc thày trích-dẫn ở trên để kể tiếp:
“Nói
đến đây, xin cho phép tôi được mượn câu chuyện của một người mà tôi từng gặp và
nghe kể, để san-sẻ với anh em đây, hầu minh-hoạ cho việc ta đang bàn. Chuyện ở
đây, do vị tuyên-úy lo về linh-đạo ở bệnh-viện nọ, kể về sự việc xảy ra tại bệnh
viện này.
Hôm
đó, có bà mẹ trẻ mang-thai-gần-đến-ngày-lâm-bồn/ở-cữ, được chuyển gấp đến phòng
cấp-cứu, vì ca này rất khó sinh. Sự thể là, nửa đêm hôm ấy, tự dưng tim của
thai-nhi đột nhiên ngừng đập; và thai-nhi đã chết trong bụng mẹ chẳng biết vì
lý-do gì. Vị linh-mục, khi ấy, không biết làm sao để an-ủi bà mẹ trẻ này cho phải
phép. Nhưng Rachel, tên người mẹ trẻ đáng thương kia, vẫn khóc hàng giờ vì con
chị nay đã chết mà chẳng ai cứu-vớt được. Chị khước-từ mọi ủi-an, bất kể từ đâu
đến vì có an-ủi cho nhiều, thì con chị cũng đã không còn nữa.
Sau
một hồi lâu, chị thốt lên một câu, đại ý bảo rằng: “Tôi chỉ muốn nói một điều,
là: tôi không thể nào hình-dung được, là: tôi đã làm gì để Chúa bắt tôi phải chịu
đau-khổ như thế này!” Khi ấy, linh-mục kia nói: “Không! Không phải thế đâu! Chị
đâu đã làm gì xấu đến thế!” Nhưng, chị tiếp-tục phân-trần: “Điều, con muốn nói
là: lâu nay con chưa làm điều gì thất-đức cả, mà sao Chúa trừng-phạt con tệ đến
thế?”
Thế
rồi, vị linh-mục như nhận được ơn lành-thánh hiếm có, mới nói: “Phải chăng, đó
là điều mà chị hằng tin-tưởng? Chị nói thế, phải chăng có ý bảo: chính Chúa đã
giết con chị, để trừng-phạt? Chị đáp: “Không! Ý con không như thế. Nhưng, phải
có lý-do gì đó Chúa mới bắt con phải chịu như thế này, chứ?”
Về
lý do hoặc lý-lẽ, cũng chẳng có lý-sự nào xứng-hợp với Chúa, hết. Chỉ một lý-lẽ
xuất từ sự đau-đớn/khốn-khổ mà người mẹ trẻ kia phải chịu, khiến chị nổi-giận
và khóc-than, thôi. Một thứ lý-lẽ hoặc lý-sự nằm đằng sau mọi sự, mà chị vẫn giấu
kín.
Và
đây, điểm chính-yếu tôi muốn nói, là: anh em mình nên dừng lại trong phút chốc
để suy-tư/bàn-bạc, xem sao. Lý-do hoặc lý-lẽ, do sự việc mà người mẹ trẻ kia
lâu nay tìm cách chôn kín khổ-đau cùng cảm-xúc không đúng của chị. Đến đây, tôi
lại xin phép được trở về với trình-thuật ta đọc ở Tin Mừng thánh Gioan mà, với
tôi, cũng na-ná giống thế.
Đó
là, truyện-kể về cái chết của Lazarô, nhất là câu: “Nếu Thày có ở đây, thì em
con đã không chết!” Và, cảnh Maria khóc sướt-mướt, qua đó bản tiếng Anh thường
dịch là: “Ngài thấy xốn xang trong lòng không ít, và đã động lòng trắc-ẩn”. Bản
Hy-Lạp viết mạnh hơn, khi đề-cập đến ý-nghĩ bảo rằng: Đức Giêsu tỏ ra giận-dữ
và Ngài nổi cơn thịnh-nộ trong lòng”. Cơn thịnh-nộ trong lòng ư? Vâng. Đúng thế!
Ngay Đức Giêsu cũng xử-sự đến như thế. Ngài nổi giận đến mức cuồng-nộ trước khi
Ngài đi vào cõi chết.
Bởi,
Ngài đến với thế-gian, là để mang lại sự sống cho người khác. Bản thân Ngài,
cũng đã chấp-nhận nỗi chết rất khổ-nhục. Và, Ngài cũng đã khóc rất nhiều. Ngài
khóc bằng nước mắt của sự căm-phẫn, nổi giận. Ngài xúc-động quá mức cũng giống
như Maria, Martha và nhiều người khác. Ngài biết khá nhiều và khá đủ về những
thứ hoặc những sự thuộc loài người như những sự việc mà ta tìm không ra cách diễn-giải,
để người có mặt hôm đó hiểu được lý-do hoặc lý-sự này khác.
Đức Giêsu đã để cho những người có mặt hôm đó chôn kín các xúc-cảm
của họ và của Ngài, nơi mộ phần. Ngài đặt-để các thương-tổn cũng như buồn-đau
của họ vào mộ phần cùng với Lazarô. Và, những người có mặt hôm ấy, cũng đã lăn
hòn đá-tảng-lấp-mồ khá nặng mà họ thấy và “khoá-chặt” anh ở trong đó.
Và nỗi buồn-đau,
có thể sẽ ở tình-thế rất “khoá-chặt”, suốt ngày này tháng nọ. Mọi thương-tổn,
được chôn-kín sẽ không động đậy; nhưng, vẫn ở tình-trạng đó mãi sau này. Và rồi,
có thể là: mọi người cũng sẽ quên đi những chuyện tương-tự. Có thể là như thế.
Nhưng, mãi mãi ở trong đó, vẫn có các thương-tổn từng được chôn-kín, mãi về sau.
Liền sau đó, Đức Giêsu đứng dậy rồi nói: “Hãy lăn đá-tảng lấp mồ đi nơi khác!”
Câu này như có nghĩa: “Hãy để mọi thứ như thế, ra bên ngoài chốn mở ngỏ. Bởi,
sự thể không tệ như anh em nghĩ đâu. Anh em vẫn có thể đối đầu với nó được.
Nhưng, đừng để cho niềm thương-nhớ bị “khoá chặt” trong mộ phần. Hãy để nó
sống-động trong cuộc sống của anh em, để rồi cùng với anh em sẽ sống mãi, rất
vững mạnh.
Sự sống, lúc nào cũng lớn-lao hơn mọi thứ. Đừng “khoá-chặt” nỗi buồn-đau
đằng sau hòn đá tảng lấp mồ. Nhưng, hãy mở rộng cửa lòng mình xuống tận phần
đất ở bên dưới. Bởi, nơi đó nay đã khác. Và, ở đây nữa, các nhà thần-học hôm ấy
cũng có mặt ở quanh đó nhưng vẫn đứng xa xa. Các ngài cố tìm cho ra lý lẽ và
lý-sự của mọi việc nên vẫn hỏi những câu tương-tự như: sao lại như thế? Các
ngài tuy có hỏi, nhưng lại tìm không ra thứ lý-lẽ nào cho phải phép, đúng ý
mình.
Một lần nữa, ta hãy mượn tiếp một truyện-kể khác cũng từ vị linh-mục
tuyên-úy bệnh-viện nói trên. Hôm ấy, vị linh-mục nói ở trên, đã đi thăm cụ bà
trọng tuổi nọ ở bệnh-viện; cụ đang gặp chuyện bực-bội cách bất-thường, nhưng
không phải chuyện đớn-đau/bệnh-tật mà cụ đang mắc phải. Nhưng, là sự việc: cụ
vừa nghe tin con trai cụ bị ám sát, nay đã chết. Linh-mục hôm ấy yêu cầu cụ kể
cho ông nghe đôi chút về người con của cụ. Thế là, tự dưng cụ bật lên thành
tiếng khóc nức-nở đến nửa tiếng đồng-hồ, khi cụ kể về thời thơ-ấu an-lành của người
con, cùng bạn bè và công việc anh đang làm, nhưng phần chính là cụ rất tự-hào
về người con mà cụ từng thương-yêu hết mực.
Khi cụ kết
thúc câu truyện về người con trai ấy, thì linh-mục thấy mình chẳng làm được gì
cho cụ, ấy thế mà cụ vẫn bảo: “Cảm ơn
Cha. Chắc cha cũng biết là tôi không cần phải kể về chuyện ấy nhiều đến thế?” Cụ
đã thực-sự chôn-vùi nỗi nhớ của cụ nơi mộ-phần rồi. Và, cụ cũng đã lăn hòn
đá-tảng-lấp-mồ đi nơi khác. Và, ký ức của cụ không còn bị chôn-kín ở nơi nào
nữa. Cụ cũng biến nỗi nhớ về người con của mình, để nó nên thành-phần cuộc sống
của cụ, rất thật sự”. (x. Lm Kevin O’Shea, Ơn Cứu Chuộc Nơi Ngài Chan Chứa, chương
5, nxb Hồng Đức sẽ cho in)
Hiểu
sự khác-biệt của hai bà mẹ về nỗi buồn đau mất con ở trên rồi, nay mời bạn và mời
tôi, ta đi vào truyện kể nhè nhẹ mà bạn đạo nọ vừa gửi để hỗ-trợ bần đạo, như
sau:
“Một Phật tử đến hỏi Ni sư Tenzin Palmo một câu hỏi rất thú vị:
-Đọc cuốn “Cave in the Snow”, con biết là Jetsuma đã suy nghĩ về cái chết từ khi còn rất bé, ở độ
tuổi mà các con của con chỉ biết ăn ngủ, và chơi đùa mà thôi. Trong 12 năm ẩn-tu
trên núi tuyết, Ni Sư nhiều lần đối-diện với hiểm-nguy. Có lần Ni Sư bị chôn
sống nhiều ngày trong hang do trận bão tuyết nọ xảy ra và tưởng chừng không thể
thoát khỏi lưỡi hái của Tử thần... Xin Ni Sư hoan-hỉ cho biết cảm-nghĩ của Ni
Sư về Cái Chết.”
-Tôi may mắn sinh ra trong một gia-đình “lạ đời” ở
Luân đôn! Cái chết không là điều cấm kỵ nhưng luôn được gia-đình bàn/cãi hàng
ngày cách cởi mở. Trong khoảng đời ở trong hang trên núi tuyết, nhờ tu/tập mà
tôi đã bình-tĩnh đối-phó mọi chuyện. Tôi bình-thản đón-nhận cái chết nếu nó xảy
ra cho tôi vào thời-điểm ấy. Bây giờ, đôi khi tôi lại nghĩ: “A! Cái chết đến hả?
Chắc là hứng-khởi lắm đây!
Cử-toạ cười ồ trước câu kết dí-dỏm, nửa đùa nửa thật của Ni Sư Tenzin
Palmo.
Từ cuối phòng, cô trụ-trì mở lối cho một thính-giả
đi lên phía trước Chánh điện. Anh trông tiều-tụy, da dẻ xám xanh và nét mặt lộ
vẻ lo buồn. Anh chắp tay vái chào, ngồi xuống ngước nhìn Ni Sư, nghẹn ngào
không nói nên lời. Cô trụ-trì đỡ lời:
-Anh bạn đây muốn xin ý-kiến Ni Sư về việc sửa soạn
thế nào khi sắp lìa đời. Anh bị ung-thư phổi, đã qua giải-phãu, hóa-trị gần ba
năm nay nhưng bệnh tình không thuyên-giảm, căn-bệnh nay đến thời kỳ cuối. Mạng
sống của anh không còn bao lăm. Nay anh đến hỏi Ni Sư điều này cho biết, dù anh
là người Công giáo.
Mọi người im lặng vì kinh-ngạc, chờ đợi ni sư trả
lời. Ni sư xoay người đối diện với bệnh nhân với ánh mắt đầy thương-cảm, thế
rồi Ni sư hỏi:
-Anh có muốn nói chuyện riêng với tôi không?”
Anh thưa:
-Dạ không cần. Tôi muốn Ni Sư trả lời cho trước mặt
mọi người để ai cũng được lợi.
Lại một tràng pháo tay nổi lên tán thưởng sự can-đảm và độ lượng của
anh.
Hướng về anh, Ni sư Tenzin Palmo chậm rãi nói từng tiếng:
-Ai rồi cũng phải chết. Có những em bé chết từ thuở
sơ sanh. Có kẻ chết trẻ, người chết già vì đủ mọi lý do: tai nạn, bịnh tật, già
yếu... Ai cũng biết về cái chết nhưng cứ tưởng nó đến với người khác chứ chưa
đến lượt mình... mãi đến lúc nó thình lình hiện ra trước mắt thì hoảng hốt, lo
sợ, bấn loạn vì thiếu chuẩn bị. Chết vì bệnh, là may mắn hơn vì có thời gian
sửa-soạn cho sự ra đi, sửa soạn lìa bỏ cuộc đời:
1/ Điều trước tiên nên làm, là: buông
bỏ giận-hờn, oán-hận mà từ trước tới nay mình ôm ấp trong lòng. Mở lòng tha thứ
hết mọi người. Buông xã hết.
2/ Hãy nói những lời yêu thương và
biết ơn mình muốn nói nhưng chưa có dịp hoặc còn ngần ngại.
3/ Hãy để lại di chúc về tài sản, ước
muốn của mình. Cần phân-minh, công-bằng để thân-nhân không tranh-giành, cãi cọ
trong thời gian ta mới vừa lìa đời.
4/ Hướng tâm, nghĩ tưởng về Chúa Mẹ
nếu là người Công giáo, về Phật nếu là Phật tử. Nếu không tín ngưỡng, hãy hướng
về Ánh Sáng.
5/ Thân-nhân không nên than khóc níu kéo: “Đừng đi,
đừng bỏ em, đừng bỏ con...” vì sẽ tạo quyến-luyến, khó-khăn cho người sắp ra
đi. Điều nên làm, là: hãy nhắc-nhở kẻ hấp-hối nhớ những điều thiện/lành. Dù
người ấy như đang hôn mê, không nói năng được, nhưng thân-nhân vẫn luôn nhắc-nhở,
cầu nguyện vì tận phần thâm sâu, họ vẫn biết.
6/ Nếu thân-thể bị đau-đớn thì hãy dùng
thuốc giảm đau. Người tu-tập cao có thể chịu đựng vì quán chiếu của cơn đau.
Nhưng với người bình thường, đau-đớn quá sức sẽ làm họ bấn loạn. Hơn nữa, thuốc
giảm đau không gây ảnh-hưởng đến thần-thức sau khi chết.
7/ Một điều cần nhắc nữa, là: khi ra
đi, người chết thường thấy hình ảnh ông bà, cha mẹ hay người quá cố hiện ra,
vẫy gọi mình. Đừng đi theo họ, mà chỉ hướng đến Chúa, Phật hay Ánh Sáng, là con
đường hướng thượng.”(Hiền Thuận viết theo ý Cư sĩ Minh Mẫn)
Hiểu
được như trên về sự chết và nỗi khổ đau về cái chết của người thân thuộc nhữ vừa
kể, nay xin bạn và tôi, ta cứ đầu cao/mắt sáng hát lên lời ca rất “tình” để kết
thúc chuyện phiếm rất “loạn” ở đây, rằng:
“Mai! Anh đã yêu em thật
rồi
Anh đã yêu em thật nhiều
Một tình yêu quá cô liêu
..
Mai! Em đã cho anh hẹn
hò
Nhưng đã cho anh đợi chờ
Để rồi không đến bao giờ
..”
(Quốc
Dũng – bđd)
Thật
ra, có diễn-nghĩa thế nào đi nữa, thì “Mai”
vẫn là Mai, tức: cái ngày-sau-hôm-nay chứ không phải hiện tại, đâu bạn ạ. Thật
ra, có nói và hát thế nào đi nữa về cái “ngày-sau-hôm-nay đến bất ngờ với mọi
người”, thì bạn và tôi, ta vẫn công nhận rằng: dù gì đi nữa, có buồn sầu/khổ
đau hoặc chết chóc ngay hôm nay hoặc ngày nào đi nữa, tất cả vẫn là “ân-huệ”
cho mình, và cho người.
Và,
hỡi bạn và tôi, ta hãy nhớ đến những kỷ-niệm vui với người đã khuất, hơn là cứ buồn
sầu, khổ đau, hoặc trách móc bất cứ ai, mãi nhé.
Trần Ngọc Mười Hai
Chợt có một chút suy tư
nhân cái chết của một bạn
linh mục
mình quen biết cũng khá nhiều
dù chưa một lần tiếp xúc
trực tiếp.
No comments:
Post a Comment