Em, đã quên mùa Thu!
Bây giờ, là mùa Thu.
Chiều vắng khói, sương mù.
Hàng cây khô sầu úa, hiu hắt đứng trong mưa.”
(Tùng Giang -
(Mt 5: 43-44)
Chiều hôm ấy, một chiều không mưa, nhưng rất đẹp. Đẹp, vì nhóm “Hát Cho Nhau Nghe” ở
Câu hỏi, của “hát sĩ” trẻ và khoẻ gửi đến người nghe hôm ấy, làm bần đạo và bạn bè nhớ lại Lời Vàng năm xưa. Cũng có nhắc và có hỏi. Được thánh Matthêu ghi lại, mới hôm nào:
“Anh em đã nghe luật dạy:
hãy yêu người đồng loại,
và hãy ghét kẻ thù.
Còn Thầy,
Thầy bảo anh em:
Hãy yêu kẻ thù
và cầu nguyện
cho những kẻ ngược đãi anh em.”
(Mt 5: 43-44)
“Em đã quên mùa Thu”? Đúng, một hỏi han. Cũng tựa như hỏi rằng: em có nghe tiếng ai đó, như mưa rơi? Những nước chảy. Để rồi, nay chóng quên. Quên nhiều, vẫn là: quên mất Lời dặn của Đức Chúa. Dặn dò dân con của mình, Đức Chúa không muốn ta ngược đãi, bất cứ ai. Dù họ có kẻ thù. Ngài chẳng muốn bất cứ ai đến với con dân của Ngài, lại “đi trong đau thương/về với sầu buồn”. Thê thảm. Cô đơn. Lẻ bóng. Ngài chẳng muốn ta xét đoán, bất cứ ai. Lời dặn hôm ấy, không nhè nhẹ như câu hát “em đã quên mùa Thu”, thế mà dân con nhà Đạo mình, vẫn dễ quên. Quên, việc Ngài sẽ đến lại. Quên, cả việc Ngài cất nhắc ta vào với Nước Trời, rất dễ làm. Quên, là điểm yếu nơi tâm trạng của những người vẫn còn trí nhớ. Họ chỉ nhớ những chuyện không đáng nhớ. Những chuyện rất nên quên. Nhớ quên/quên nhớ, lẽ đáng ra, phải là nhớ - thương điều quan trọng như dặn dò, chiều hôm ấy. Nơi đây.
Nơi, người nhà Đạo vừa nghe và đã nhớ lời của Chúa. Nhớ, khi Ngài nói: Ngài sẽ đến, trong lai thời. Nhớ, nhưng nhà Đạo mình vẫn giả tảng như đã lãng quên. Rồi lại thắc mắc: phải chăng Chúa sẽ đến lại, ngày sau hết? Một thế tận? Rất đáng thương?
Vâng. Các bậc vị vọng nhà Đạo, hôm nay cũng đã nghe và từng nhớ. Đấng bậc hôm nay, nhớ cả những thắc mắc giống như trên. Nên, họ đã tình nguyện đáp trả, bằng lời lẽ rất thơ văn, tình tứ. Như sau:
“Trước khi trả lời bạn đọc Lời Chúa hôm nay, về vấn nạn có liên quan đến ngày Chúa đến lại, xin trích dẫn đôi chi tiết lấy từ giáo huấn của Hội thánh về đề tài này. Cho đúng qui cách.
Trong lời kinh rất thánh của Tông Đồ Chúa, mà ta tuyên xưng vào mỗi Chủ Nhật. Đặc biệt, là câu kết, có đại ý như sau: “Ngài sẽ đến phán xét kẻ sống và kẻ chết.” Và, trong kinh Tin Kính do Công Đồng Nice ban hành năm 325, có đoạn viết: “Ngài sẽ đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Nước Ngài sẽ không bao giờ cùng.”
Trong Kinh Sách, nhiều đoạn trích cũng qui về việc Chúa đến lại, trong lai thời. Chính Đức Giê-su, từng nói: "Bởi, Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha, cùng với các thiên thần của Người. Và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy, xứng việc họ làm. “(Mt 16: 27)
Ở một đoạn khác, cũng thấy viết: “Bấy giờ, dấu hiệu của Con Người sẽ xuất hiện trên trời. Mọi chi tộc trên mặt đất sẽ đấm ngực; và sẽ thấy Con Người uy nghi vinh hiển trên mây trời, mà đến. Người sẽ sai thiên sứ của Người thổi loa vang dậy, tập hợp những kẻ được Người tuyển chọn từ bốn phương; từ chân trời này đến chân trời kia.” (Mt 24: 31)
Và thêm một đoạn nữa, còn nói rõ: “Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ tập hợp trước mặt Người. Người sẽ tách biệt họ, như mục tử tách biệt chiên/dê.” (Mt 25: 31-32)
Như đã rõ trong Kinh thánh, vào ngày đến lại, Đức Giê-su sẽ đến trong quang vinh. Rộn ràng. Ngài đến, với “thần sứ vinh quang của Cha”, và ta sẽ thấy Ngài đến “trên mây trời với quyền hành rất uy nghi” và “Ngài ngự trên ngai vinh hiển.”
Cùng lúc với việc đến lại, Chúa sẽ xét xử người sống và kẻ chết. Một xét xử, được gọi là “Phán xét, vào ngày sau hết. Hoặc, ngày Cánh Chung”. Phán xét này, người từng sống trên thế gian, sẽ được tập hợp trước Con Người. Ở nơi đó, tất cả sẽ chứng kiến sự công bằng và lòng thương xót của Chúa, khi Ngài phán xét dân con của Ngài.
Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, cũng đã viết: “Chúng ta đều biết ý nghĩa cánh chung của công cuộc tạo dựng, cũng như nhiệm cục cứu rỗi. Hiểu và biết, để rồi sẽ thấy rõ hơn, đường lối tuyệt vời mà Chúa Quan Phòng, vẫn đưa dẫn mọi sự đến cùng đích. Phán xét ngày sau hết, sẽ mặc khải sự Công Minh của Chúa, vốn toàn thắng mọi bất công mà các tạo vật vi phạm. Nhưng, Tình Thương của Chúa sẽ mạnh hơn cả sự chết.” (GLHTCG đ 1040)
Bằng vào Phán Xét Chung Cuộc, sự sống trên trái đất sẽ đi vào chốn tận cùng. Và, hồn người sẽ được xum hợp đoàn tụ cùng với thân xác, để rồi: hoặc, nhận lĩnh phần thưởng vĩnh cửu trên thiên quốc; hoặc, mang lấy án phạt miên trường, chốn hoả hào.
Nói cách khác, với Phán Xét Chung Cuộc buổi thế tận, đây sẽ là kết đoạn của thời gian. Bởi, Chúa có nói: “Trời đất qua đi, nhưng lời Thầy sẽ không qua” (Mt 24: 35). Ở đoạn khác, thánh Phêrô nói rõ hơn: “Ngày Chúa đến, sẽ như kẻ trộm. Ngày đó, tầng trời sẽ ầm ầm sụp đổ. Ngũ hành bốc cháy tiêu tan. Mặt đất và các công trình trên đó sẽ bị tiêu tán.“ (2P
Vào lúc thế giới đi dần vào chốn thế tận, Hội thánh vẫn giáo huấn, bằng lời của thánh Phêrô, rằng: “Theo như Chúa hứa, chúng ta trông đợi một trời mới - đất mới, có công lý ngự trị” (2P
Đoạn cuối của vũ trụ nơi vĩnh hằng, không mang tính thời gian, Vương Quốc Nước Trời sẽ lại đến trong vui tươi, vẹn toàn. Khi vũ trụ được phán xét, người lành sẽ vĩnh viễn lên ngôi cùng với Chúa. Lên ngôi, trong vinh quang cả thân xác lẫn linh hồn.” (x.GLHTCG đ.1042)
Về với vấn nạn bạn vừa hỏi, mọi người có thể gọi kết cuộc này là Vương Triều của Chúa như giòng thời gian ta đang sống. Sống an bình. Hoà hợp. Giòng thời gian, là chuỗi ngày ta rập khuôn theo Ý Định của Chúa. Là, Vương Triều Thánh Thể. Mà, ngôn từ ở đây, được sử dụng theo cung cách khác biệt. Tức: áp dụng cho Vương Triều Vĩnh Cửu của Chúa. Nhưng, Vương triều Ngài, không xảy đến trong thời gian hiện hành của quả đất. Chắc chắn, Vương triều Ngài, sẽ xảy đến vào ngày thế giới dứt đoạn. Vào lúc, có sự sống mới. Rất hoàn chỉnh. Như lời kinh xưa vẫn nói: “Nước Ngài sẽ không bao giờ cùng.”
Không truyền thống nào về Vương Triều Chúa xảy đến nơi đây, trên trái đất, theo cung cách không sai sót. Lỗi phạm. Thế giới thời buổi cuối, là cuối về thời gian. Lỗi phạm thời cùng tận, vẫn lưu lại với ta, vào lúc ta sống trên trái đất, chưa thế tận. Có được sống ở cuộc đời kế tiếp sau chốn thế tận, ta mới thấy “Vương Quốc Nước Trời đang đến trong vẹn toàn. Tràn đầy.” (GLHTCG đ. #1042)
Nói Ngày Chúa đến, là nói rất bài bản, rất đấng bậc. Rất đáng tin như đức thày John Flader, của The Catholic Weekly ở
Nói bài bản theo cung cách của bậc vị vọng, là nói như thế. Còn lại, vẫn là “vô sư vô sách”, theo cung cách người phàm trần. Chỉ lai rai/quanh quẩn những lời thơ. Thơ rằng:
“Thu mang cho tình yêu, một thời đã qua!
Thu mang cho người yêu, một đời xót xa!
Mùa Thu đã xóa hết, cơn mong chờ,
Mùa Thu sẽ cất, dấu chân ơ thờ,
Một người bước đi, lệ tình ướt mi!” (Tùng Giang
Nói về Lời, là nói về những điều rất ”ướt mi”. Không nên quên. Cũng là nói những lời để nghe và để biết, rất gợi nhớ. Như: “em đã quên mùa Thu”. Tức, mùa của thời gian. Trong hiện tại. Vĩnh hằng. Vượt thời gian. Vượt không gian. Nhưng, làm ta nhớ:
“Hôm nay trời vào Đông,
tình đã chết trong lòng,
niềm cô đơn chợt đến
Em đã quên mùa Thu!
Em đã quên mùa Thu!
Mùa Thu…” (Tùng Giang
Nhớ Mùa Thu, đã chết. Hay, nhớ một mùa Đông đang tàn đang lụi, là nhớ những mùa của thời gian. Rất nhớ nhung. Không làm ai nản chí; khi nghĩ lại lời của Chúa vẫn nói. Vẫn nhắc, về cõi vĩnh hằng. Từ nơi đó, Ngài lại đến. Ngài đến, thiết lập Vương Quốc Nước Trời. Có tình thương, nơi con người. Tình thân thương trải dài. Được mặc khải qua nhiều sự kiện. Nhiều truyện kể. Truyện dân gian. Ý nghĩa. Như truyện kể không dễ quên, dưới đây:
“Lúc ấy, khoảng 8 rưỡi sáng. Phòng cấp cứu rất bận. Một cụ, trạc khoảng trên dưới 80, từ từ bước vào phòng. Và cụ yêu cầu đặc cách cắt chỉ khâu, may ở ngón cái. Cụ nói: cụ rất vội. Vì cụ có cuộc hẹn vào lúc 9 giờ.
Tôi bắt mạch, rồi đo huyết áp cho cụ xong, tôi bảo ông cụ ngồi chờ. Vì tôi biết, ít nhất cũng phải mất hơn tiếng đồng hồ nữa, mới có người đến cắt chỉ giải phẫu cho cụ ông. Tôi thấy cụ nôn nóng cứ nhìn đồng hồ mải miết, nên tôi quyết định đích thân khám vết thương ở ngón cái, cho cụ. Lúc ấy, tôi cũng không bận cho lắm. Nghĩa là, không có bệnh nhân nào, để lo.
Khi khám vết chỉ khâu, tôi thấy vết thương đã lành lặn, khá tốt. Vì thế, tôi vội đi lấy dụng cụ cắt xén để tháo lớp chỉ khâu vết mổ, cho ông cụ. Khi săn sóc vết thương, tôi hỏi cụ: vội như thế, chắc cụ đang có cuộc hẹn với một bác sĩ nào khác, phải thế không?
Cụ nói:
-Chẳng phải vậy đâu, nhưng “qua” có việc cần đến viện dưỡng lão, để ăn điểm tâm với bà xã, đang ở đó.
Tôi dò hỏi xem sức khoẻ của cụ bà ra sao, thì được cụ cho biết: cụ bà cũng từng nằm viện dưỡng lão một thời gian, khá lâu. Nhưng, rồi bị Alzheimer (bệnh mất trí nhớ), nên mới nên chuyện. Khi tiếp xúc với cụ, tôi có hỏi là: liệu cụ bà có buồn bã lắm không, nếu cụ đến trễ? Thì, cụ ông nói:
-Bà ấy có còn biết tôi là ai nữa đâu, mà buồn! Đã 5 năm nay, bà ấy không còn nhận ra ai nữa, kể cả tôi .
Hơi ngạc nhiên, tôi bèn hỏi thêm:
-Dạ, thế bác vẫn đến ăn sáng với bác gái chứ? Bác gái không còn nhận ra bác là ai nữa, mà sao bác vẫn cứ đến vậy? Cụ mỉm cười, vỗ nhẹ vào tay tôi, rồi nói:
-Bà ấy không còn nhớ ra tôi là ai. Nhưng phần tôi, tôi vẫn còn còn nhớ bà ấy là ai, chứ!
Khi cụ ông rời phòng, tôi phải cố lắm mới không bật thành tiếng khóc thầm. Vô cùng xúc động, tôi trộm nghĩ: uớc gì mình cũng có được một tình yêu đẹp như thế. Có được mối tình như các cụ, chắc chẳng còn sẽ phải than, chán đời?
Đúng thế. Đời người, đâu đáng chán? Vẫn đẹp! Đẹp, như bước chân thiên thần, ngày Chúa đến. Đẹp, như một bài thơ. Thơ tình, đầy sức sống. Như, cuộc tình giữa hai cụ già, kể trên. Chúa đến, là Ngài đến trong yêu thương, vĩnh hằng. Của Nước Trời. Tình yêu Ngài, là tình vượt thời gian và không gian. Tình Ngài đã đến. Nhưng, nhân loại không nhận biết. Nên, vẫn chờ. Tình Ngài đã đến và sẽ còn đến. Đến, theo cung cách miên trường, ngày của Chúa. Đến, theo cách thần thiêng, Chúa vẫn bảo.
Cuối cùng, thì mọi nguời có nhận ra ngày Chúa đến, hay vẫn quên. Quên, như đã từng quên mùa Thu. Thu miên trường. Thu rất đẹp. Mùa của mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai
vẫn hằng cầu và rất mong.
Mong mình và mọi người
không quên Mùa Thu
rất Miên trường.
Đang chợt đến.
No comments:
Post a Comment