“Anh khách lạ, đi lên đi xuống
may mà có em, đời còn dễ thương”
(Phạm Duy – Còn chút gì để nhớ)
(Xh 23: 9)
Điều khác lạ, là: người tự xưng làm “Khách lạ” ấy, vẫn thấy “đời còn dễ thương” vì “may mà có em”… Lời trần tình, không chỉ xuất hiện ở “Nhạc vàng” xuất bản tại Sài gòn năm 1972, mà thôi; nhưng lại xảy ra cùng khắp, ở cả Úc. Lúc, có Đại Hội Giới trẻ Thế Giới diễn ra ở
Dễ thương hơn, là nhận định của một bạn trẻ người Việt đã bộc lộ một “phát giác kinh khủng”, khi em cho rằng: thời buổi này, sao quá nhiều “khách lạ” rất trẻ, vẫn còn giữ Đạo. Rất hăng say. Vẫn còn giữ Đạo trong tình thương cởi mở của những người được Chúa đoái hoài. Rất dễ thương.
Và hôm ấy, nếu “khách lạ” trẻ lại đổi tên Pleiku thành một
“Em
ở đây buổi chiều, quanh năm mùa đông
nên tóc em ướt, và mắt em ướt
nên em mềm như mây chiều trong.” (Phạm Duy – bđd)
Đáp lại, tình tự của người trẻ Sydney đã đối xử với “khách lạ” đến từ hơn một trăm nước, chắc hẳn “khách lạ” đã và sẽ thốt lên, lời:
“Xin cảm ơn, thành phố có em
xin cảm ơn, một mái tóc mềm
mai xa lắng, trên đồn biên giới
còn một chút gì, để nhớ để quên…” (Phạm Duy – bđd)
Tâm tình dễ thương, cử chỉ cao đẹp của người em “má đỏ môi hồng” này, làm ta nhớ đến Lời dạy ở Sách Kinh. Kinh Sách vẫn hay viết:
“Ngươi sẽ không áp bức khách lạ ngụ cư
vì chính các ngươi đã biết thân phận
của khách lạ ngụ cư,
vì các ngươi đã từng là khách cư ngụ ở Ai-cập.”
(Xh 23: 9)
Từ Lời Ngài, mà dân con nhà Đạo, những người từng được Kinh Sách hướng dẫn, nay học được tính tốt lành của người xưa.
Kinh Sách hướng dẫn, rằng: vào thời huyền thoại rất xưa, khi người dân thành Ni-ni-vê được Chúa gọi mời ăn ở tốt lành với khách lạ/người dưng. Bởi, với Thiên Chúa của Nôê, chẳng ai là khách lạ cả. Có là người em Pleiku hôm trước, hay Sydney/Cologne hôm nay, hoặc từ đâu đến, đều là dân con cộng đoàn được Chúa thương.
Vậy nên, con dân của Chúa hôm nay đã biết mở rộng vòng tay, để đón khách hành hương chốn rất lạ, đến tá túc mà không đòi và, cũng chẳng hỏi điều gì.
Nhà Đạo hôm nay, được như thế, cũng chứng tỏ tính hiền từ/hiếu khách như người Samaritanô thời trước. Khách lạ xứ Samaritanô được xem như gia đình. Và, từ dụ ngôn hôm ấy, Chúa đã gọi mời người hãy noi gương khách lạ, mà đối xử như người thân. Trong ngoài Đạo.
Bởi, xưa Chúa đón tiếp “khách lạ” cùng với dân đen, đám phong cùi/tật nguyền, phường thu thuế. Cả giới giang hồ, làng chơi, trộm cắp, tù tội, lẫn ngoại tình. Đủ cả. Cả đến đám người mà chỉ nghĩ tới, ta đã muốn tránh xa. Thế mà, Chúa vẫn ngồi cùng bàn. Qua các cử chỉ hiếu khách/chung chạ ấy, Ngài mới đưa họ về với tương quan mật thiết, như người cùng nhà.
Thậm chí, Chúa còn đóng vai vị chủ nhà –trong dụ ngôn “mở tiệc đãi khách”- cho gọi mời hết mọi người, đầu đường. Xó chợ. Đến mà dự tiệc. Đến mà tỏ bày tình thân. Như gia đình. Với người Do thái xưa, tham dự tiệc là tham dự nghi tiết mang tính tế tự. Phản ánh “Tiệc Cánh Chung”, sau hết. Ở tiệc đó, người Do thái thời ấy, không chấp nhận khách lạ/người dưng, được đến dự. Bằng vào cử chỉ hiếu khách, chí ít cả khách lạ, Chúa chứng tỏ: tất cả mọi người, dù ở trong hay ngoài luồng, ta đều thuộc chung một gia đình. Gia đình của Chúa.
Chúa thương người dưng/khách lạ, cả khi người đời dồn Ngài vào tư thế của khách lạ/dửng dưng, bằng chính cái chết khổ nhục trên thập giá. Bởi, chết trên thập giá, là nỗi chết quá tồi tệ. Là, món quà người Do Thái chỉ dành tặng cho người dưng/khác họ. Dửng dưng. Trộm cắp. Thối tha. Điều đó chứng tỏ, rằng tình của “em Pleiku hay anh Sydney má đỏ môi hồng”, lâu nay vẫn mở rộng cho “anh khách lạ, đi lên đi xuống”, rất người dưng.
Những người từng “đi lên/đi xuống” khác trong ngôn ngữ, tập tục đầy rẽ chia ấy, nay được sức mạnh/quyền uy Chúa Thánh Linh hợp hoà vào ngày Ngũ Tuần, hôm ấy. Ngày, mà mọi người không còn nên khách lạ hoặc dửng dưng như trước, nhưng đã xử sự như anh em ruột một nhà. Cùng ngôn ngữ. Tập tục. Chung và cùng đến độ, có người đã phải thất thanh, kêu lên:
“Kìa những người kia,
hết thảy không phải là dân Galilê ư?
sao mỗi người chúng ta
lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta?”
(Cv 2: 7)
Từ dạo ấy, Hội thánh tiên khởi cố gắng đưa mọi khách lạ/người dưng trở về cùng sống chung, như cộng đoàn. Và, Hội thánh bắt đầu chăm nom săn sóc, cấp thức ăn cho mọi người. Từ dạo đó, mọi khách lạ/người dưng sống ngoài thành thị/nơi dân dã, cả ở ngoài đều được đón tiếp, ngồi chung một bàn. Bàn tiệc hội thánh. Bởi, khi đón nhận người dưng/khách lạ, chính là Hội thánh tiếp đón Chúa.
Hôm nay, khách lạ/người dưng kia có thể là người khác chính kiến. Khác Đạo. Những người bị cho là cuồng tín. Quân khủng bố, chuyên ôm bom tự sát. Hoặc, người bị vu cáo cướp vợ, giựt chồng. Rất ngoại tình. Nói chung, là tội phạm. Là, người ăn mặc khác với ta. Đầu đội khăn kín. Ăn nói, cũng khác với mình. Là, người không thân thiện, khi ta chào hỏi. Hoặc, chẳng bao giờ cười chào. Mỗi khi gặp mặt, chỉ đứng xa.
Vậy nên, cách hay nhất để thực hiện điều-gọi-là “tứ hải giai huynh đệ’, là: ta hãy đi bước trước mà gặp gỡ. Mà, chào hỏi. Hăng say gặp mặt. Gặp, như giới trẻ đã gặp nhau ngày Đại Hội. Chẳng cần biết anh kia chị nọ tuổi đời cao hay thấp, vẫn cứ gặp. Không cần hỏi: anh/chị Đạo nào? Vẫn cứ chơi.
Có lân la, làm bạn với người dưng/khách lạ, ta mới phá vỡ được ranh giới tách biệt, nhiều xa cách. Đó chính là diện mạo của Hội thánh, hôm nay. Hội thánh hôm nay, không còn mang tính quốc gia, cục bộ nữa. Việc của Hội thánh hôm nay, là: giao hoà với hết mọi người dưng/khách lạ, chưa từng quen biết. Có ra đi giáp mặt người dưng/khách lạ, Hội thánh Chúa mới đích thực là Hội của những người rất thánh thiện. Hội của muôn dân, “tứ hải giai huynh đệ”. Cùng một lòng. Một ý chí. Niềm tin - yêu. Hội thánh phải làm sao, để ta có thể tiếp tục hát lên bài ca trên, rất êm đềm:
“Phố núi cao, phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nào, lòng vẫn bâng khuâng…”(Phạm Duy – bđd)
Phố xá không xa, trời đất thật gần. Nên, ta có cơ hội gặp gỡ khách lạ/người dưng, ở mọi nơi. Mỗi lần gặp, là một lần kết tình thân thương, để quên và để nhớ. Nhớ, như chuyện người khách lạ kỳ, ở dưới:
“Khách lạ hôm ấy là cô bé, tuổi rất nhỏ. Cô hì hục, lôi từ tủ đựng đồ, lấy ra một hũ thuỷ tinh, không còn bánh kẹo, chỉ đựng tiền. Cô bé cẩn thận, đổ hết đồng tiền cắc, ra đếm. Đếm đi đếm lại, nhiều lần vẫn chỉ có đúng bấy nhiêu thôi. Nghĩ một hồi, cô bé cho tiền cắc lại vào hũ, rất cẩn trọng. Và cô cầm tất cả số tiền này ra tiệm thuốc tây gần nhà.
Đến tiệm thuốc, cô bé cứ đứng chờ người dược sĩ định bụng nếu ông để mắt nhìn cô, thì cô sẽ nói. Nhưng, vị thầy thuốc to cao, lạ lùng ấy vẫn cứ bận rộn, chẳng ngó ngàng gì đến cô. Cô bèn xoay gót giày, cố ý cho kêu thành tiếng để làm thân. Nhưng vẫn cứ im lặng, mọi sự tình. Cô bé liền cố gắng đằng hắng lấy giọng, ra chiều ốm đau ghê lắm. Chẳng thành công. Cuối cùng, cô dùng đồng 5 cắc, gõ vào quầy kính.
Ông dược sĩ hỏi:
-Nào, bé cần gì? Xin lỗi nhé. Chả là lâu lắm, mới được chuyện trò với người anh, từ xa đến. Chuyện dứt không được.
-Con muốn hỏi bác về người anh con. Anh đau dữ lắm. Con muốn mua phép lạ.
-Cô bé nói gì thế? Mua phép lạ, là mua cái gì?
-Anh con tên Ru. Anh con có cục gì đó đang mọc trong đầu. Ba nói: chỉ có phép lạ mới cứu nổi anh, thôi. Và, con thương anh lắm, không muốn anh chết, nên con đến hỏi bác xem muốn có phép lạ con phải mất bao nhiêu?
-Con đừng buồn, ở đây Bác không bán buôn phép lạ. Nhưng bác vẫn có thể giúp con…
-Vâng, thế thì ….Đây, con có tiền trả cho bác, rất sòng phẳng. Nếu không đủ. Con sẽ cố kiếm xin thêm. Chỉ cần bác nói cho con biết phải tốn hết bao nhiêu, để mua một phép lạ?
Người anh của nhà dược sĩ đứng cạnh nghe biết chuyện, bèn cúi xuống hỏi nhỏ bé Tess:
-Anh của bé, cần loại phép lạ nào thế?
-Con cũng không biết nữa. Con chỉ biết có mỗi điều, là: anh Ru của con đang đau dữ lắm. Má con vẫn nói: anh con mà muốn khỏi, thế nào cũng phải mổ, thôi. Nhưng Ba thì không có gì để trả tiền mổ. Nghe đâu mắc dữ lắm. Vậy nên, con muốn dùng tiền con dành dụm trong lon thế vào, mua phép lạ thôi.
-Thế, bé có bao nhiêu? Người anh của dược sĩ từ Chicago đến, thấy vui bèn vội hỏi.
-Con đếm nhiều lần rồi, cũng mới có được 1 đồng 11 xu thôi; nhưng con sẽ cố, nều cần.
Vị dược sĩ nghe vậy, bèn nói với anh của ông ta:
-Chà! Đúng là chuyện trùng hợp.1 đôla 11 xu, là giá của phép lạ cho anh, đúng rồi còn gì.
Anh của người dược sĩ bán thuốc, cầm mấy đồng tiền kẽm trên, nhận lời. Tay kia, ông nắm chặt vai cô bé tốt bụng rất thương người anh bệnh tật, và bảo:
-Nào đâu, bé đưa bác về nhà để bác xem anh của bé đau nặng đến cỡ nào, mà cần phải mổ với xẻ; để xem bác có mua - bán được phép lạ mà bé cần không nhé.
Và, người anh của vị dược sĩ vừa nói đó, chính là Bác sĩ Carlton Armstrong, chuyên gia phẫu thuật thần kinh của Mỹ, vào thời ấy. Và, hôm ấy, ca phẫu thuật cho người anh của cô bé là anh Ru, hoàn toàn miễn phí. Và ca mổ này cũng không kéo dài quá sức chịu đựng của bệnh nhân nhỏ, như cha mẹ bé vẫn lo ngại.
Và từ đó, người dân trong vùng vẫn cứ nói với nhau về một phép lạ thực sự, xảy đến với dân. Mỗi lần hỏi bé Tess, phép lạ cho anh của bé tốn bao nhiêu, thì bé Tess chỉ mỉm cười, vì bé biết rõ: nó chỉ mất đúng một đô la 11 xu, cộng thêm niềm tin be bé của trẻ nhỏ, tên Tess.
Nhìn lại đời mình, ta có biết bao nhiêu là phép lạ. Và, ta cũng cần đến phép lạ, từ người dưng/khách lạ đã cho mình. Phép lạ, chính là món quà vẫn dành để cho bạn và cho tôi, từ người dưng khác họ.
Và, phép lạ vẫn là quà tặng từ Thiên Chúa. Cho tất cả mọi người. cả đến khách lạ, như:
“một chút gì, để nhớ để quên.”
Và hôm nay đây, chính những người anh, người chị, cả bạn và tôi nữa, chúng mình chẳng bao giờ là khách lạ, người dưng. Nhưng mọi người vẫn là:
“Em Pleiku, má đỏ môi hồng.
Đỏ đỏ/hồng hồng vì đã biết thương nhau như người thân. Trong gia đình. Và cộng đoàn.
Trần Ngọc Mười hai
Vẫn còn chút gì đó
để nhớ để… thương.
Thương người anh, người chị
Trong gia đình.
Trong Hội thánh.
No comments:
Post a Comment