Tuesday, 2 April 2019
“Những điều tôi muốn nói đã quên”
Chuyện Phiếm đọc
trong tuần thứ Năm Mùa Chay năm C 14/4/2019
“Những điều tôi muốn nói
đã quên”
Như tình yêu không có
tên.”
(Mai Anh Việt – Những Điều Tôi Muốn Nói Với Em)
(1P 1: 15-16)
Muốn
nói với Em như thế sao? Thật ra thì, ai mà chẳng có điều để nói với Em, với
Anh, với mọi người kể cả những người đi Đạo ở đây đó, suốt canh tàn.
Nhà
Đạo cũng thế. Điều mà tôi và anh muốn nói quả là hằng hà sa số. Thế nhưng, trước
khi nói điều ấy ra ở đây, mời bạn và tôi ta nghe tiếp những gì nghệ sĩ nhà mình
đã nói và sẽ còn nói, như sau:
“Rồi tôi sẽ qua đời
Rồi em cũng quên lời
Có bao nhiêu lần tay vuốt mắt
Nghe thấy tận lòng đau
Nghe thấy tận lòng đau.
Vì em đã qua cầu
Còn tôi thức đêm sâu
Những điều tôi muốn nói với em
không gần như Sao với Đêm
Không xa như vạt nắng bên thềm
mà nằm giữa con tim
“Những điều tôi muốn nói đã quên
Như tình yêu không có tên
Sẽ một lần tôi đứng bên bờ vực
hoang mang bối rối không thật không hư
Biết bao nhiêu điều tôi lỡ nói
Thôi chớ ngại mà chi, thôi chớ ngại mà
chi.
Vì sông rẽ đôi giòng
Sầu dâng sóng trong lòng
Hãy nâng niu tình ta ốm yếu
Cho đến tận đời sau, cho đến tận đời
sau
Ngày vui nối đêm buồn
Hồn ta vẫn mưa tuôn.
(Mai
Anh Việt – bđd)
Nhà
Đạo, có rất nhiều điều được các đấng bậc vị vọng từng nói và nói mãi bằng cái-
gọi-là những “bài giảng thuyết” nghe
hoài nghe mãi, đến thuộc làu. Thôi thì hôm nay mời bạn và tôi, ta nghe thêm
chuyện các ngài vẫn cứ nói như sau:
Chuyện
mà các ngài vừa nói, bần đạo đây chộp được ở báo/đài mang tên “The Catholic Weekly” qua câu hỏi đáp, sau
đây:
“Tin
tức cho hay, sau khi Đức Hồng y George Pell bị xét là có tội vì đã hành-xử có
khuynh hướng dục tình với con trẻ, thì con tôi, một sinh viên đại học, có nói
là: cháu đã đưa chuyện này vào niềm tin trong Đạo mà thực-hiện những điều ấy có
liên quan đến Giáo hội. Nghe cháu nói, tôi muốn hỏi rằng tôi phải trả lời như
thế nào?”
Và,
khi tín hữu có lời hỏi, thì đấng bậc phụ trách mục giải đáp trên báo, cũng sẽ
trả lời như sau:
“Sự
việc vừa xảy ra ở Úc qua án lệnh đổ lên
đầu Hồng Y George Pell quả là cú “shốc” rất mạnh với người đi Đạo ở Sydney! Nó
còn tác-động lên toàn thế giới nữa. Sao lại thế?
Quả thật,
Hồng Y George Pell lâu nay là đấng bậc có tầm cỡ với người Công-giáo. Ngài lại là
Tổng Giám Mục từng quản cai hai thành phố lớn ở Úc. Trước khi phụ trách việc
này, hẳn ngài cũng có động-thái khiến nhiều người suy tư cũng lung lắm. Dưới
đây, lại thêm một suy-tư từ một đấng bậc vị vọng ở Sydney có lời lẽ khá chính-qui
như sau:
“Việc
bồi-thẩm đoàn đồng thanh kết án người nào đó đã nghiêm trọng phạm lỗi có thể hiểu
được như bằng-chứng đã vi-phạm qua toàn bộ phản-ứng từ nhiều phía như ta thấy,
từ việc Giáo hội không tin là việc kết án như một thứ phá sản tinh-thần. Nhưng
ta cũng nên thận trọng. Nhiều bài viết do các tác-giả Công giáo cũng như ngoài
Đạo đã vấn-nạn về án-quyết này.
“Các
vị nhìn vào bản cáo buộc Đức Hồng y có tội, bèn hỏi tại sao trong hoàn cảnh đẩy
đưa, ngài lại vi phạm những gì bị cho là đã làm như thế thật?
“Tôi
đây cũng từng gia-nhập vào chung nhóm những người như thế. Tôi lại cũng từng
làm việc dưới quyền Đức Hồng Y suốt 13 năm trời, 4 năm ở Melbourne và nhiều lần
cũng đồng tế với ngài tại Nhà Thờ thánh Patrick được coi là nơi xảy ra sự vụ và
chín năm khác cùng làm việc với ngài ở Sydney.
“Tôi
hiểu ngài rất nhiều. Ngài là người của Chúa từng thực hiện biết bao điều tốt đẹp
cho Giáo hội ở Úc và cả thế giới nữa. Ngài từng thực hiện các đổi thay trong hai
chủng viện thuộc các Giáo-phận trên đây và từng đào tạo nhiều chủng sinh thành
linh-mục tốt lành, hạnh đạo. Ngài đặt để nhiều tuyên úy làm việc tại các viện đại-học
gồm nhiều sinh viên học hỏi và thăng-tiến niềm tin Công-giáo vẫn thường hay chống
chọi các phong-trào đối kháng rất mãnh liệt.
Ngài
đã viết nhiều bài cho Hội thánh chẳng hạn như bài “Làm sao Phụng Thờ và Yêu Mến”
vốn hướng dẫn niềm tin theo cung-cách có bài bản và đường lối rất đáng tin.
Ngài
thiết lập chương trình mang tên “Melbourne Đáp Trả” nhằm đối ứng với các vụ lạm
dụng tình dục. Năm 2008, ngài mang đến cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tổ chức tại
Úc một sức sống rất mới cho tuổi trẻ ở đất nước này.
Với
Giáo hội toàn cầu, ngài là thành-viên của nhiều cơ cấu Giáo-hôi như Tòa thánh
La Mã và Hội Đồng Cố vấn Hồng y dưới triều đại của Đức Giáo Hoàng Phanxicô,
ngài còn là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh phụ trách Kinh tế và là thành-viên Hồng Y
Đoàn rất uy-tín trong nhiều thứ có khả năng ứng-cử bầu bán Giáo hoàng.
Trong
thời gian hiện tại, kẻ thù của Giáo hội đã thành công trong việc lạm dụng ngài
coi ngài như phạm nhân tồi tệ nhất. Nhưng Đức Hồng Y George Pell vẫn luôn chống
trả lại các cáo buộc ấy và tuyên bố là ngài vô tội đồng thời bày tỏ sự ghê tởm
việc lạm dụng tình dục với con trẻ.
Biết
rất rõ về ngài, nên tôi không lưỡng lự gì khi tin tưởng nơi ngài. Còn hơn nữa, nhóm
luật sư bào chữa cho ngài đang kháng cáo chống lại án lệnh kết tội ngài. Thành
thử, chúng ta không đi đến kết-luận buộc tội ngài như thế cho đến khi thủ-tục
kháng án hoàn-tất. Nhưng, cả vào khi việc kháng án thất bại đi nữa, điều này
không làm cho mọi người rời Giáo hội. Giáo hội được thiết-lập từ 2000 năm qua
do chính Đức Giêsu, Con Thiên Chúa thiết-lập.
Ngang
qua các thời đại quẫn bách và trải qua cuộc xét xử này đế xét xử khác, Giáo hội
vẫn tồn-tại, gần đây nhất vụ tai tiếng về lạm dụng tình dục nói ở đây đã xảy ra
nhưng vẫn còn đó, đứng rất vững.
Niềm
tin được tỏa rộng đến mọi dân quốc trên thế giới tạo thế dâng lên khiến các cộng-đoàn
bừng nở và sản sinh nhiều hoa trái các bậc lành thánh ở khắp nơi, nhiều vị đã
được phong làm hiển thánh cả đến hôm nay vẫn có nhiều vị như thế.
Nền
văn hóa Kitô-giáo vẫn được bảo-tồn và đã làm tăng trưởng nền khoa học, tạo cơ hội
cho nhiều cây viết rất sung mãn về triết-lý, thần-học cũng như thế tục. Văn hóa
này đã dựng xây nhiều trường lớp cùng các đại học, bệnh viện và các tổ chức
giúp đỡ người nghèo túng. Thế nên, ta cũng đừng quay lưng về phía Giáo hội do
có vài tai tiếng xuất tự một số nhân vật trong ngoài Hội thánh.
Đúng
hơn, ta nên cảm tạ Thiên Chúa về lòng tin tưởng của đông đảo quần chúng ở khắp
nơi và nguyện cầu nhiều hơn nữa cho các ngài, Dĩ nhiên, ta cũng nguyện-cầu cho
các nạn-nhân từng bị lạm dụng tình dục ở nhiều nơi.” (X. Lm John Flader, “Do not abandon the Church”, The
Catholic Weekly 10/3/2019 tr. 25)
Các
đấng bậc nhà mình có hành xử xấu/tốt ra sao, rồi cũng được đấng thẩm quyền kêu
gọi cầu nguyện cho ngài. Bởi, đã lên tới chức-vụ được gọi là “ngài” rồi, thì thế
nào cũng có người bênh, kẻo buộc thế thôi.
“Chuyện
xảy ra vào năm 2014, 3 người bạn Lara Russo, Cally Guasti và Reese Werkhoven
cùng nhau dọn về sống chung trong một căn hộ tọa lạc tại một căn hẻm nhỏ khu
Hudson, thành phố New York (Mỹ).
‘Được
biết, cả 3 đều là sinh viên mới ra trường nên phần lớn thu nhập là từ công việc
bán thời gian. Vậy nhưng đối với không gian sống mới, họ cũng muốn sắm sửa một
vài thứ cho đỡ trống trải. Món đồ nội thất mà họ đều nhất trí mua chính là
chiếc ghế sô pha đặt ngoài phòng khách
“Do
tài chính eo hẹp nên Lara, Cally và Reese đành phải chấp nhận mua chiếc ghế sô
pha cũ kỹ ở cửa hàng bán đồ từ thiện với giá 20 USD (khoảng 460 nghìn đồng).
“Tối
hôm đó, cả 3 cùng nhau xem TV trên sô pha mới tậu một lúc thì phát hiện có gì
đó lấn cấn phía dưới. Quan sát kỹ hơn thì đúng là bề mặt chiếc ghế không hề
bằng phẳng, chỗ lồi, chỗ lõm.
“Reese
là người đầu tiên khám phá ra điều bí mật bên trong chiếc gối đi kèm sô pha,
một chiếc hộp được bao gói cẩn thận. Trong khi đó, 2 người bạn còn lại xé nát
món đồ nội thất mới sắm để rồi ngỡ ngàng với rất nhiều chiếc hộp khác được giấu
khắp ghế.
“Bên
trong phong bì là rất nhiều tờ tiền với mệnh giá khác nhau. Mất một lúc lâu
Lara, Cally và Reese mới có thể đếm hết số tiền với tổng trị giá 41 nghìn USD
(hơn 953 triệu đồng).
“Bỗng
nhiên có được khối tài sản khổng lồ, 3 người bạn tất nhiên sẽ nghĩ đến lợi ích
của bản thân đầu tiên, người thì tính toán đổi xe cho mẹ, kẻ thì mừng rỡ vì
không phải lo trả tiền nhà trong nhiều tháng sắp tới.
“Thế
nhưng, mọi suy nghĩ đều dừng lại ngay khoảnh khắc họ tìm được một phong bì chứa
phiếu gửi tiền ngân hàng với đầy đủ thông tin cá nhân của người được cho là chủ
sở hữu của chiếc ghế sô pha và đống tiền kia.
“Vậy
là Lara, Cally và Reese từ háo hức chuyển sang tâm trạng tiến thoái lưỡng nan,
không biết làm thế nào cho hợp tình, hợp lý.
“Sau
khi tham khảo ý kiến của bố mẹ, nhóm này quyết định trả lại số tiền về cho chủ
nhân của nó. Nhờ vào thông tin trên phong bì, họ liên lạc được với một người
phụ nữ lớn tuổi. Bà xác định đó chính là gia tài của 2 vợ chồng bà, chẳng may
bị thất lạc do con gái nhỏ không biết mà cho đi.
“Do
sống vào thế hệ trước, nên vợ chồng bà không đặt quá nhiều niềm tin vào ngân
hàng. Vậy nên họ chọn cất giấu tiền trong ghế sô pha.
“Sau
khi chồng qua đời, bà có thời gian nhập viện để phẫu thuật lưng. Trong thời
gian đó, con gái ở nhà đã quyên góp chiếc ghế cho quỹ từ thiện trước khi sắm
giường mới cho bà theo yêu cầu của bác sĩ.
“Từ
đó đến nay, bà chưa từng nghĩ có thể tìm lại được số tiền đã mất. Để cảm ơn
Lara, Cally và Reese, bà đã gửi tặng cả 3 số tiền 1.000 USD. Đây vẫn được xem
là món hời to lớn vì thực tế họ chỉ bỏ ra vỏn vẹn 20 USD để nhận về số tiền
nhiều gấp 50 lần. (Theo afamily.vn )
Kể
chuyện lạm dụng về nhiều thứ, cả những thứ và những sự mà mọi người đều đã biết,
như: tình dục, tiền bạc hoặc uy-tín…này khác vẫn là kể lại chuyện đời thường ở
huyện. Kể, tức: nghĩ đến nạn-nhân và phạm-nhân trong các vụ/việc lớn/nhỏ. Kể
như thế, sẽ cho thấy: ta và người vẫn nên một: một chủ thể, một đối-tượng trong
các vụ/việc tương-tự. Nên một, bởi lẽ Đức Kitô vẫn trở-nên-một với ta và Giáo-Hội,
dù nhóm hội của Ngài chưa lành thánh cho lắm, theo ý Ngài.
Kể
chuyện tốt lành hoặc chuyện thiếu xót ở nhà Đạo, là cảm-thông với người và với
ta nữa. Bởi, là thành-viên trong Giáo-hội, ta không thể quay ngược lại mà chối
bỏ mọi điều tốt/xấu của Giáo hội, tức chính mình. Kể thế rồi, ta lại sẽ hiên
ngang hướng về phía trước như chuyện đã xảy đến dù tốt/xấu thế nào đi nữa cũng
sẽ không ở lại mãi trong ta, và với ta.
Kể
chuyện Giáo hội, còn là kể và nói như đấng thánh hiền trong Đạo từng bảo ban:
“Anh em hãy sống thánh
thiện
trong cách ăn nết ở,
để nên giống Đấng Thánh
đã kêu gọi anh em,
vì có lời Kinh Thánh
chép:
Hãy sống thánh thiện,
vì Ta là Đấng Thánh.”
(1Phêrô 1: 15-16)
Sống
đời hạnh đạo như lời kêu gọi của đấng thánh hiền trong Nhà Chúa, đó chính là
bài sai gửi đến mọi người. Trong hiện tại.
Trần Ngọc Mười Hai
Và những ngày
nghe biết nhiều chuyện
trong Giáo-hội mình.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment