Chuyện Phiếm đọc sau lễ Lá năm C
14/4/2019
“Trời còn làm mưa vùi trên nỗi đau"
“Lời ru ấy mãi cho u sầu
Bàn chân nuối tiếc thương lạc loài.”
(Ngô
Thụy Miên – Mắt Thu)
(Mt
13: 55)
Mưa
vùi trên “Mắt Thu” của ai thế? Cả người
ngoài đời lẫn trong Đạo ư? Thế nhưng, trước khi đi vào những nhận định có hơi
“trái khuấy” ở đây, lại xin mời bạn/mời tôi, ta nghe tiếp những ý-lực còn
vương-vãi nơi nhạc bản, ở bên dưới:
“Trời còn làm mây buồn qua mắt ai
Làm tan biến giấc mơ hoang đường
Rồi buồn trôi theo giòng mưa xuống
Giận hờn ngày xưa còn vương mắt em
Làn môi thắm hết ru bao chiều
Vùng ân ái chết trong mây hồng
Một lần vào thu mình đang có nhau
Hàng cây lá rớt trên mi thường
Bàn tay trắng đan tình với tay
Ngày đó khi một lần, một lần tiếng hát
Đồng lõa đưa em vào vùng trời lấp lánh
Bằng những cánh sao trời đầy đôi mắt ngước trìu mến.
Anh, anh xa dần ngàn đời hoang vắng
em đi về buồn chưng kẽ tóc
bước chân này còn trọn kiếp hoang vu.
Và rồi mùa thu về trong mắt em
Hàng cây lá úa xanh xao nhiều
Vòng tay khép kín đôi mi nồng
Chuyện mình ngày xưa đành xin lãng quên
Cuộc tình đã chết theo thu tàn
Người về đấy xin chọn giấc mơ
Và rồi mùa thu về trong mắt em
Hàng cây lá úa xanh xao nhiều
Vòng tay khép kín đôi mi nồng
Chuyện mình ngày xưa đành xin lãng quên
Cuộc tình đã chết theo thu tàn
Người về đấy xin chọn giấc mơ
Em có nhớ không một lần khi lá thu bay
Là lần em đến thăm tôi
Chung bước yêu đương hẹn hò
Em có nhớ không một lần khi gió heo mây
Mình ngồi đan giấc mơ say giận hờn sao vẫn chưa phai
Một mình đi lang thang trong mùa đông rét mướt
nghe bơ vơ hồn mình lạc loài
Buồn dậy lên trên dung nhan gầy xanh cuả tuổi
trên tháng ngày hằn vết đời mình
Trời mùa Đông hong khô đi niềm tin sỏi đá
trên đôi tay này mình còn gì
Và giòng sông trôi đi vô tình mang tất cả
cuộc đời này của người hay tôi.”
(Ngô Thụy Miên – bđd)
“Mùa Đông hong khô niềm tin sỏi đá” ư? Úi
chà! Gì mà ghê gớm thế? Vậy thì, có gì làm ướt át niềm tin của người đi Đạo đâu
nào?
Điểm
khác biệt giữa người trong Đạo như thế còn hiểu được. Có chăng một khác-biệt
giữa người vợ ở Nhật Bản và cả Trung quốc chứ? Dưới đây là câu trả lời, tuy
chưa đủ:
“Nếu bạn đang có ý định lấy vợ người nước ngoài đặc biệt là vợ Nhật hoặc
vợ Tàu thì hãy đọc ngay bài viết này nhé
Bạn có bao giờ nghe đến câu “Ăn cơm Tàu , ở nhà Tây , lấy vợ Nhật” và
thực sự hiểu ý nghĩa của câu này không? Hãy cùng Thăng Long OSC tìm hiểu những
điểm thú vị từ trong câu nói thú vị này nhé .
Bài viết ở đây nói về 14 đặc điểm thú vị về vợ Nhật và vợ Tàu , có thể đây
là suy nghĩ phiến diện của mình tôi bởi ở đâu cũng có người này, người kia .
Nhưng tôi xin đính chính lại đây là bài viết nói về những đặc điểm chung chứ
không phải tất cả ai cũng vậy nhé .
1. Phụ nữ Nhật Bản dạy con cái họ
dũng cảm chiến đấu với những điều sai trái, dù cho có bị thua cuộc, họ vẫn thua
trong danh dự tuyệt đối.
– Phụ nữ Trung Hoa dạy
con cái trốn tránh, bỏ đi, phớt lờ những điều sai trái. Họ bảo rằng ông Trời sẽ
trừng phạt chúng.
2. Phụ nữ Nhật Bản tin rằng Nhật Bản
là đất nước tuyệt vời nhất.
– Phụ nữ Trung Hoa tin
rằng cỏ nhà kế bên có thể xanh hơn.
3. Phụ nữ Nhật Bản thường tin rằng
cưới một người ngoại quốc là một sự sỉ nhục.
– Phụ nữ Trung Hoa thường
cảm thấy rằng cưới một người ngoại quốc là một vinh hạnh lớn lao.
4. Vợ Nhật thường hiền lành lúc bình
thường, nhưng rất “hư” lúc lên giường.
– Nhiều người vợ Hoa hiền
lành trên giường, nhưng rất “hư” khi không còn ở trên giường.
5. Đa
số phụ nữ Nhật Bản có
tính tình như một người phụ nữ đích thực, chiều chồng, hỗ trợ chồng, nuôi dạy
con, có trách nhiệm.
– Trung Hoa là đất nước có nhiều cuộc tình 1 đêm và ngoại tình nhiều nhất thế
giới.
6. Đa
số phụ nữ Nhật Bản đều
có lòng hiếu thảo, lễ phép, xem mẹ chồng như mẹ mình.
– Đa số phụ nữ Trung Hoa đều muốn mẹ chồng chết đi càng sớm càng tốt.
7. Vợ Nhật đối xử với chồng rất tử
tế, và kính trọng. Trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi, người vợ sẽ nói,
“Anh vất vả quá.”
– Vợ Hoa đối xử với
chồng bằng những lời phàn nàn, mắng nhiếc. Trở về nhà sau một ngày làm việc mệt
mỏi, người vợ sẽ hét, “Ông đi đâu giờ này mới về!”
8. Đa số con gái Nhật Bản sẽ chọn
một người con trai cỡ tuổi mình để cưới và xây dựng cuộc đời mình với anh ta.
– Những cô gái trẻ người Hoa sẽ
luôn tìm một ông già giàu có, và không màng gì đến chuyện mình có là người vợ
thứ mấy của ông ta.
9. Mẹ Nhật Bổn dạy con gái họ biết
chăm sóc chồng, và luôn kính trọng bố mẹ chồng.
– Mẹ Trung Hoa dạy con
gái họ rằng phải luôn kiểm soát chặt chẽ tiền bạc của cải của chồng.
10. Phụ nữ Nhật Bản có thể chịu được
một người nghèo, những tuyệt đối không chịu được một người đàn ông hèn nhát,
yếu đuối.
– Phụ nữ Trung Hoa thì
ngược lại.
11. Phụ nữ Nhật Bản cho rằng những
người đàn ông nam tính là những người hấp dẫn nhất.
– Phụ nữ Trung Hoa cho
rằng những người đàn ông nam tính là những kẻ độc tài trưởng giả.
12. Đa số phụ nữ Nhật Bản đều rất
khoan dung với chuyện chồng mình thiếu chung thủy.
– Đa số phụ nữ Trung Hoa đều
rất khoan dung với chuyện chính mình thiếu chung thủy.
13. Phụ nữ Nhật Bản hầu như không bao
giờ nói xấu đàn ông Nhật trước đám đông hay trên truyền thông.
– Phụ nữ Trung Hoa luôn
luôn lớn tiếng chửi bới, chỉ trích đàn ông Hoa dưới nhiều hình thức.
14. Những
lời nói đầu tiên của một người phụ nữ Nhật Bản trong đêm tân hôn là: “Nếu em
không chăm sóc anh được tốt đêm nay, hãy bỏ qua cho em nhé.”
– Những lời nói đầu tiên của một người phụ nữ Trung Hoa trong đêm tân hôn là:
“Nhanh lên đi, rồi còn đếm tiền xem mình kiếm được bao nhiêu nữa.”
Mỗi phụ
nữ có tính cách khác nhau, phụ nữ mỗi nước cũng khác nhau vì thế các bạn nam
nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định kết hôn với con gái Nhật hoặc Tàu nhé
Có câu
hỏi khác, lại cứ bảo: Khác biệt trên có thấy rõ ở nơi khác, như nhà đạo? Trả
lời cho câu hỏi không mấy dễ dàng này, đề nghị bạn đề nghị tôi, ta đi vào mục
hỏi đáp của đấng bậc vị vọng ở Sydney, có những lời như sau:
“Rất nhiều bản văn ngoài Kinh thánh nói về Đức Giêsu, đã hợp-lực với
thánh kinh nói về Ngài. Một số bài viết sớm nhất hồi thế kỷ thứ nhất do sử-gia
Do-thái-giáo là Flavius Josephus để lại trong lịch sử Đạo Chúa. Sử gia Josephus
sinh năm 37 sau Công nguyên vốn là thượng tế và là người Pharisêu đã hoàn tất 4
tác-phẩm vào cuối thế kỷ này. Nhưng, công-trình nhiều tham-vọng nhất của ông
lại xuất hiện vào năm 93 thời đầu có tựa đề là Thời Cổ Sử, một loại dã sử của
người Do-thái-giáo do ông dựng.
Trong thành-phẩm này, ông có nói đến sự việc thượng-tế Ananias đã tạo
lợi lộc rút từ cái chết của tổng trấn La Mã tên là Festus có đề cập trong Tân
Ước đã quyết định tạo án chết cho thánh Giacôbê tông-đồ, mà bảo rằng: “Ông ta
triệu tập một Đại Công Nghị rồi truyền cho đem ông Giacôbê, em trai của Đức
Giêsu Kitô và một số môn-đồ khác ra trình-diện. Lúc đó, ông ta kết tội các ngài
vi-phạm luật và truyền lệnh đem các ngài đi ném đá cho chết.” (X. The Antiquities đoạn 20, câu 200)
Các chi tiết nêu ra ở trình-thuật này rút từ câu chuyện do một sử gia Do-thái-giáo
cung-cấp lại phù-hợp với những gì được viết ở Tân Ước truyền lại cho ta. Quả
thật là, ông Giacôbê Hậu được coi là em trai của Chúa như Tin Mừng thánh
Mát-thêu đoạn 13 câu 55 có nói. Và, do bởi ông ta là người thân thuộc của Chúa
nên sử-gia Eusêbius và Hêgêsippus mới cho rằng ngài bị người Do-thái-giáo giết
hại hồi mùa Xuân năm 62.
Một đoạn khác, sử gia Josephus lại cũng qui về Đức Giêsu rõ hơn ở cuốn
“Cổ Sử” trong đó ghi rõ rằng: Cũng vào thời này, có ông Giêsu là người
thông-thái giả như họ coi Ngài là người như thế. Bởi, Ngài là người tạo nhiều
kỳ-tích đáng kinh-ngạc và là Bậc Thày Dạy của những người chấp-nhận sự thật một
cách vui vẻ. Ngài đã thắng thế trên nhiều người DO-thái-giáo và nhiều người
Hy-Lạp. Ngài là Đấng Kitô đích-thực.
Khi Philatô thấy những người thuộc đấng bậc cao vời vợi trong chúng ta
đòi treo Ngài trên thập-giá , những người ngay từ đầu từng yêu thương Ngài hêt
mình, lại vẫn thương yêu Ngài khôn kể xiết và vẫn không ngừng yêu thương Ngài
mãi mãi. Vào ngày thứ ba, Ngài xuất-hiện với họ hầu tái-lập sự sống như các
ngôn-sứ từng nói tiên-tri rất nhiều về Ngài. Và sau đó, mọi người gọi các kẻ
tin vào Ngài là người của Chúa, tức Kitô-hữu, những người thuộc về Đức Kitô mãi
đến hôm nay, không thay đổi.” (X. sđd đoạn 18 câu 63-64).
Thời Khai sáng ở thế kỷ thứ 18, nhiều người lại đặt vần-đề về tính
xác-thực của bản văn nói ở trên; nhưng ngày nay các nhà thần-học và nghiên-cứu
trong Đạo Chúa và Do-thái-giáo đã đồng-ý về tính xác-thực của bản văn trên, dù
có nhiều điều do các vị sao chép Bản văn Kinh thánh đã thêm vào đó, rất nhiều
điều…
Chẳng hạn như, câu nói “Ngài chính là Đức Kitô” có thể do các Kitô-hữu
thời sau này thêm vào. Tuy nhiên, ở đây ta thấy có bản văn ngoài Kinh thánh đã
nói về Đức Giêsu ngay từ thế kỷ đầu đời rồi. Ngoài ra, lại có bản văn khác cũng
quan trọng không kém là từ sử-gia Tacitus cũng là người La Mã.
Trong cuốn Annals xuất-hiện vào năm 115 sau Công nguyên, ông
mô-tả bạo-chúa Nêrô từng giết hại các Kitô-hữu là để đánh bạt mọi ngờ vực nghi
rằng chính ông đã ra lệnh nổi lửa đốt thành La Mã vào năm 64: “Bạo-chúa Nêrô đã
trói buộc và kết tội các Kitô-hữu từng bị dân chúng chét bỏ và cho rằng chính
họ đã hành-hạ những người thấp cổ bé họng trong dân chúng.
Thời Tiberius trị vì, danh xưng Đức Kitô có từ đó và đã gánh chịu mọi
hình-phạt cực kỳ ghê gớm dưới thời Pontiô Philatô; và từ đó nảy sinh nhiều
dị-đoan gây hại bị kềm chế một giai-đoạn những sau đó lại bộc-phát dữ dội không
chỉ trong vùng Giuđêa mà thôi, nhưng cả ơ Rô ma nữa (Annals 15: 44).
Ở đây nữa, có sử-gia khác cũng người La Mã rõ ràng đã qui về cái chết
của Đức Kitô ngay từ thế-kỷ đầu. Ngoài ông ra, còn có sử-gia tầm cỡ nữa là
Pliny Trẻ, tức quan toàn quyền thời đó đặc-trách trông coi Bithynia, ngày nay là
Thổ Nhĩ Kỳ. Pliny Trẻ là cháu của Pliny Già, một học-giả bách khoa chết vào năm
79 lúc núi lửa Vesuvius tàn phá thành Naples.
Trong thư gửi Hoàng đế Trajan năm 111, ông xin hoàng đế cho biết ý-kiến
về việc hành-hạ người Đạo Chúa như thế là đúng hay sai. Ông có viết là người đi
Đạo cam-quyết rằng các lỗi lầm cộng với tội vạ không có gì quan-trọng; những
người này chỉ hội họp trước lúc mặt trời mọc vào một ngày nhất-định để cùng hát
những bài vịnh ca hầu vinh danh Đức Kitô của họ như Đức Chúa. Họ thắt chặt tình
thân với nhau bằng lời thề hứa, không nhằm mục tiêu phạm pháp, nhưng để xa lánh
trộm cắp, cướp bóc và ngoại tình, mà thôi.” (Thư nói trên đoạn 10 câu 96).
Dựa vào các tài liệu nói ở trên cũng như nhiều nguồn văn khác, như thế
có nghĩa: chẳng có gì để ta phải thắc mắc hoặc nghi-vấn về sự hiện-hữu của Đức
Giêsu nữa rồi.”(X. Lm John Flader, History’s evidence for Jesus, The Catholic Weekly 310/12/18 tr.17)
Chứng cứ
lịch sử kể về Đức Giêsu, lâu nay được các đấng vị vọng trích dẫn, là trích và
dẫn từ đoạn Tin Mừng sau đây:
“Người về quê,
giảng dạy dân chúng trong hội đường của
họ, khiến họ sửng sốt và nói:
"Bởi đâu ông ta được khôn ngoan
và làm được những phép lạ như thế?
Ông không phải là con bác thợ sao?
Mẹ của ông không phải là bà Maria; anh
em của ông
không phải là các ông Giacôbê, Giôxếp,
Simôn và Giuđa sao?
Và chị em của ông không phải đều là bà
con lối xóm với chúng ta sao?
Vậy, bởi đâu ông ta được như thế?"
Và họ vấp ngã vì Người.”
(Mt
13: 54-56)
Các chứng
cứ lịch sử về Đức Giêsu nêu ở trên, chưa chắc đã thuyết phục được mọi người, chí
ít là người ngoài Đạo. Vậy nên, ta cứ đi vào vùng trời truyện kể để may ra cũng
thấy chút ánh sáng nào đó, rất khác biệt. Thôi thì, đề nghị bạn và tôi, ta cứ
nhìn vào truyện kể ở dưới, rồi tính sau.
“Truyện rằng:
“Nuôi con dưỡng già” là quy luật bất thành
văn từ ngàn đời này. Tuy nhiên, ngày nay khi đọc tin tức, có rất nhiều bài viết
về “người già vô gia cư, con tranh chấp tài sản của bố mẹ”, bạn có nghĩ rằng
quan niệm “nuôi con dưỡng già” vẫn còn đúng?
Có một người mẹ đơn thân nuôi
con, chồng bỏ đi từ sớm, cô ấy sống bằng nghề dạy học, với thu nhập khá khiêm
tốn đã nuôi dưỡng con trai khôn lớn thành tài.
Lúc còn nhỏ, con trai rất ngoan
ngoãn, vâng lời. Cô vất vả nuôi dạy con đến tuổi trưởng thành, và cậu con trai
được đi Mỹ du học. Sau khi con trai tốt nghiệp đại học đã ở lại Mỹ làm việc,
kiếm được khá nhiều tiền rồi mua nhà, và lấy vợ, sinh con, xây dựng một gia
đình hạnh phúc đầm ấm.
Người mẹ già này, dự định sau khi
nghỉ hưu sẽ đến Mỹ đoàn tụ cùng con trai và con dâu, hưởng phúc gia đình vui vẻ
sum vầy. Chỉ ba tháng trước khi cô sắp nghỉ hưu, cô đã nhanh chóng viết một lá
thư cho con trai, nói với con về nguyện vọng này.
Vào đêm trước ngày nghỉ hưu, cô
nhận được thư hồi âm của con trai gửi từ Mỹ về, mở thư ra xem, trong thư có kèm
một tấm ngân phiếu 30 ngàn đô la Mỹ.
Cô cảm thấy rất lạ, bởi vì từ
trước đến giờ con trai không bao giờ gửi tiền về, cô vội vàng mở thư, bức thư
viết rằng:
“Mẹ à, sau khi vợ chồng con cùng nhau bàn bạc, quyết định là không thể
đón mẹ đến Mỹ sống chung được. Cứ cho rằng mẹ có công nuôi dưỡng con trước đây,
toàn bộ chi phí đó, thì tính theo giá cả thị trường bây giờ khoảng 20 ngàn đô
Mỹ. Nhưng con sẽ gửi thêm một chút, là tấm chi phiếu 30 ngàn đô này. Hy vọng từ
nay về sau mẹ đừng viết thư cho con nữa, cũng đừng kể lể về những việc như thế
này nữa.”
Sau khi người mẹ đọc xong lá thư này thì nước mắt đầm đìa. Cô lặng im
một hồi lâu, thật khó mà chấp nhận được sự thật này. Nhưng với tấm lòng người
mẹ bao la như biển cả, cô không trách con trai, chỉ cảm thấy tủi phận cho một
đời góa bụa. Khi trẻ đơn độc nuôi con, bây giờ cần nơi nương tựa vẫn lẻ bóng,
lòng cô đau như cắt!.
Sau đó, cô tìm đến cửa Phật, và bắt đầu học Phật Pháp. Học được một thời
gian, cô cảm thấy tâm thái nhẹ nhõm, suy nghĩ cũng thông mọi chuyện. Cô dùng 30
ngàn đô đó để đi du lịch khắp thế giới, lần đầu tiên trong đời, cô được mở mang
tầm mắt thấy được quang cảnh thế giới này thật đẹp biết bao.
Như cởi được tất cả mọi sân si, hờn giận, cô thanh thản viết cho con trai mình
một bức thư, như sau:
“Con trai à, con muốn mẹ đừng viết thư cho con nữa, thế thì, cứ xem như lá thư
này là bổ sung cho bức thư con đã gửi mẹ trước đây. Mẹ nhận tấm séc rồi, cũng
đã dùng nó để thực hiện một chuyến du lịch vòng quanh thế giới.
Trong chuyến đi này, mẹ đột nhiên cảm thấy rằng nên cảm ơn con, cảm ơn con đã
giúp mẹ hiểu thấu được mọi chuyện, có thể buông bỏ nhân tâm, khiến mẹ
nhận ra tình thân quyến, tình bạn và tình yêu của con người trên thế gian này
đều không phải là vĩnh cửu, chỉ như như bèo dạt mây mà trôi, tất cả đều đang
thay đổi từng ngày.
Nếu ngày hôm nay mẹ không thông suốt, vẫn còn ôm giữ bao nhiêu sân si, hờn
giận, đau khổ thì có thể một vài năm nữa, mẹ có lẽ sẽ không sống nổi. Sự
tuyệt tình của con khiến mẹ ngộ được chữ “duyên” nơi trần gian này, chẳng phải
duyên hợp lại tan đó sao! Tất cả đều là vô thường! Mẹ cũng học được cách
giữ tâm mình thanh tĩnh và ung dung tự tại. Mẹ đã không còn con cái nữa, tâm đã
vô lo, nên mới có thể đi đến bất cứ nơi đâu mà tâm không mảy may vướng bận.”
“Thật đáng thương cho cái tâm của các bậc làm cha mẹ trên thế giới này”, vì họ
luôn muốn điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình, nhưng kết quả cuối cùng lại
chưa hẳn là tốt nhất.
Có một câu nói rằng: “Nhà của cha mẹ là nhà của con cái, nhà của con cái không
bao giờ là nhà của cha mẹ. Sinh con là nhiệm vụ, nuôi con là nghĩa vụ, nhưng
dựa vào con là sai lầm.”
Mặc dù không phải tất cả con cái đều vô lương tâm như người con trai trong câu
chuyện này. Nhưng những bậc làm cha mẹ nhất định không nên nghĩ rằng sẽ dựa vào
con cái của mình. Chân thành mà nói, bạn hãy chỉ dựa vào chính bản thân mình.
Con cháu nếu có hiếu thảo với bạn, thì đó cũng là phúc đức của bạn. Còn nếu
chúng không hiếu thảo, thì bạn cũng không thể cưỡng cầu mà có được. Cách tốt
nhất là hãy sớm lên kế hoạch “dưỡng già” ngay từ bây giờ, sẽ không bao giờ là
quá muộn cả!
Truyện kể
hay chuyện để phiếm, tức “Chuyện Phiếm Đạo vào đời” trước sau như một, vẫn diễn
tả mọi tình-huống trong đời, có lúc vui có lúc buồn. Bởi, đời người là như thế.
Như một truyện kể, để đời, trong đời người.
Trần Ngọc
Mười Hai
Và những
truyện để kể cũng hệt như
Chuyện
Phiếm Đạo/Đời
Mà thôi.
No comments:
Post a Comment