Chuyện
Phiếm đọc trong tuần thứ 23 Thường niên năm B 09-9-2018
“Tình chết, không đợi chờ!”
Tình xa, ai nào ngờ!
Tình đã, phai nhạt màu . . . còn đâu?! “
(Nguyễn
Ánh 9 –
Tình Khúc Chiều Mưa)
(1Côrinthô 13: 1-7)
Quả
có thế. Khi tình đã chết rồi, thì còn ai mà đợi mà chờ đến độ “nào ngờ” và lại “phai nhạt màu” còn đâu! Tình như thế, chỉ
là mớ bòng bong với những câu nói vớ va/vớ vẩn, theo kiểu tiểu thuyết ba xu,
thôi.
Thế
nhưng, người nghệ sĩ dù biết thế, nhưng vẫn cất lên những ca-từ đầy sướt mướt như
sau:
“Tình
trót, trao về người
Thì dẫu, lỡ làng rồi,
Người hỡi, xin trọn đời . . . lẻ loi!
Chiều mưa ngày nào, sánh bước bên nhau.
Tin yêu rạt rào, mộng ước mai sau.
Cho ân tình đầu, mãi mãi dài lâu.
Cho duyên tình đầu, đừng có thương đau!
Chiều
nay một mình, chiếc bóng đơn côi.
Mưa rơi giọt buồn, giá buốt tim tôi.
Mưa rơi lạnh lùng, xóa dấu chân xưa.
Tin yêu bây giờ, trả lại người xưa.”
Thế nghĩa
là, mọi người đã có “tình chết”, rồi
lại “tình trót” và cả đến thứ “tình bây giờ, trả lại người xưa” nữa
đây. Vâng. Tất cả vẫn chỉ là tình đời rất hỡi ôi, mà thôi. Tình đời rất hỡi ôi,
lại vẫn được tiếp tục hát bằng những lời buồn của người đời, qua các ca-từ còn
buồn sầu hơn ở nhạc-bản trên như sau:
“Tình lỡ, nên tình buồn
Tình xa, nên tình sầu !
Tình yêu, phai nhạt màu . . . tình đau!
Lời cuối, cho cuộc tình
Dù đã, bao muộn phiền
Lòng vẫn, yêu trọn đời ... người yêu ơi!”
Vâng.
“Lòng vẫn yêu trọn đời, người yêu ơi.” Đây
mới là lời trần tình của người đời rất ư là éo le, miệt mài khiến người người sống
ở đời thấy cần trải dài tư-tưởng về tình-huống nào đó, để rồi bà con cũng sẽ nhận
ra được sự thật, rất như thế. Sự thật đây, là những sự rất thật về con người và
cuộc đời, ở mọi chốn. Chí ít, là chốn miền của truyền thông/báo đài nhà Đạo có
những câu hỏi được đặt ra một cách thẳng thắn như sau:
“Sau
khi đi một vòng “kinh lược” khu nhà đất rất rộng của chính phủ ở vùng ngoại ô
Rôma, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bất ngờ gặp đám trẻ sống vùng cận lân cũng gần
đó. Thế là, Đấng bậc vị vọng ở trên cao đã thăm viếng các giáo-xứ cạnh bên bằng
cách đưa ra một loạt các câu hỏi chĩa vào đám trẻ. Thoạt khi đặt chân đến Giáo
xứ Phaolô Thánh Giá hôm 15/4/2018, Đức Phanxicô đã hỏi những câu như sau: “Mỗi
lần bầu Giáo Hoàng, các con có nghĩ điều gì không?”
Sau
đó, đến phiên Emanuêlê trả lời. Cậu bé nhìn Đức Giáo Hoàng mỉm cười trong phút
chốc, rồi đến gần máy vi-âm dự định nói điều gì đó, nhưng cậu bé bỗng thấy cứng
đờ người bèn nói:
“Dạ
thưa, con không thể làm thế.”
Tức
thì, thày dòng Lêônarđô Sapienza phụ tá Giáo Hoàng bèn khuyến khích cậu bé nói
ra những gì cậu vừa suy-nghĩ, nhưng cậu bé vẫn cứ bảo: “Chịu thôi! Con không làm được.”
Đức
Giáo Hoàng bèn nói với cậu bé Emanuêlê:
“Thôi được!
Nào bé hãy đến nói nhỏ
vào tai Ta cũng được!”
Đức
Ông Sapienza bèn giúp cậu bé leo lên bục cao bàn thờ đến gần chỗ Đức Giáo Hoàng
đang ngồi. Emanuêlê lúc ấy thấy đỡ nhút nhát hơn trước và Đức Giáo Hoàng vội ôm
cậu bé thật chặt rồi vỗ nhẹ lên đầu cậu, nói rất khẽ.
Sau
cái vỗ nhẹ vào đầu ấy, hai thày trò một người là Giáo Hoàng của cả một
tôn-giáo, còn người kia chỉ là cậu bé con đang nói chuyện với nhau thật tâm đắc
trước khi bé Emanuêlê về lại ghế ngồi dành cho bé.
Tiếp
đến, Đức Giáo Hoàng bèn trịnh trọng nói:
“Giả
như tất cả chúng ta đều có thể khóc như em Emanuêlê đây khi cháu gặp cơn đau
tim nhức nhối trong lồng ngực nhỏ, thì cháu lại không khóc cho cơn đau của mình
mà chỉ khóc cho người cha của cháu vừa qua đời và cháu có can-đảm làm điều ấy
trước mặt tất cả chúng ta ở đây, bởi vì trong con tim bé nhỏ của cháu đang có
tình yêu đối với người cha của cháu.
Đức
Phanxicô còn tiết-lộ thêm là: Ngài có hỏi Emanuêlê xem cháu có thể san sẻ câu hỏi
này cho các bạn khác nghe được không, thì cháu đồng ý việc ấy, nên mới nói:
Cách
đây vài phút, cha của con vừa qua đời. Ông không theo Đạo Chúa, nhưng lại đã cho
phép tất cả 4 người con của ông được chịu thanh tẩy trở-thành dân con của Chúa.
Ông là một người cha rất tốt. Nếu thế thì, phải chăng ông đang hưởng mọi ơn lộc
ở thiên đường không?”
Đức
Phanxicô bèn nói với đám trẻ bé đang tụ tập quanh đó, rằng:
“Thật
là câu nói tuyệt vời
mỗi
khi ta nghe người con nói về cha mình:
“Ông
quả là người tốt”.
Và Đức
Giáo Hoàng nói tiếp:
“Còn
gì tuyệt vời cho bằng ta có được một người con làm chứng-tá thừa-hưởng sức mạnh
của cha mình, lại dám khóc thực sự trước mặt tất cả mọi người chúng ta đây. Giả
như người cha nào đó lại có thể tạo được những người con như thế, tức: Ông đã
là ngươi tốt. Ông thực tốt.
Trên
thực tế, tuy ông chưa nhận được quà tặng niềm tin tặng ban cho ông cách nhưng-không,
và cũng chẳng là người tin vào Đức Giêsu là Con Chúa ở trên cao, nhưng ông lại đã
cho các con của mình được chịu phép thanh-tẩy. Chắc chắn một điều là ông đã có
một quả tim rất tốt!” (X.
Cindy Wooden, “Is my dad in heaven?” boy
asks Francis, The Catholic Weekly 22/4/2018 tr. 11)
Đọc những
giòng trích-dẫn ở trên, rồi nhìn qua nhà Phật lại thấy nhiều vị cũng đã đưa ra
những suy tư nho nhỏ về những cái mong manh, ngăn ngắn của cõi đời, bằng cụm-từ
mà ông gọi là “Mong manh và ngắn ngủi”,
như sau:
“Hãy cứ tưởng tượng mà
xem: chỉ 5 phút thôi, thân thể này sẽ biến thành tro ngay lập tức trong lò
thiêu, hoặc da thịt này sẽ sình thối, nứt nẻ chảy nước rồi rã ra với mùi hôi
thối nồng nực,
Chỉ vài phút thôi, khi hơi thở không
còn trong thân xác này, thì một dấu chấm hết, không còn gì cả, mất tất cả,
không còn 1 dấu vết gì của 1 con người này trên thế gian cả! biến mất như 1 cơn
gió thổi qua! chỉ còn là hư không.
Vậy mà ta đã tốn không biết bao nhiêu công sức
nuôi dưỡng cái thân này, bao nhiêu công sức xây dựng cơ ngơi, hoạch định tương
lai lâu dài, dùng hết cả sức lực của mình đấu tranh giành giựt, tính toán thâu
đêm để rồi chỉ 5 phút thôi tất cả thành tro bụi ngay lập tức, ta có giống con
Dã Tràng không? xây dựng lâu đài cát cho sóng biển cuốn đi.
Ngắn ngủi làm sao 1 kiếp người, mong manh làm
sao 1 cuộc đời, ta bất lực với sự chấm dứt của nó, không thể kéo dài, không thể
van xin mà thật ra keó dài để làm chi nếu sự tồn tại của con người chỉ là 1
chuổi những phiền muộn, lo toan, tranh giành, tính toán, hồi hộp, giận hờn, đau
đớn bệnh hoạn, chứ có phải là cuộc sống thiên đàng đâu.
Thế mà chúng ta không nhận ra giá trị của sự
tồn tại cái thân này để tận hưởng và sử dụng cho xứng đáng những tháng ngày nó
còn tồn tại, để khi nó hoại ta không thấy tiếc nuối mà sẽ hài lòng vì mình đã
sử dụng, sống đầy ý nghĩa 1 cuộc đời.
Nhận thức sâu sắc về thực tế này là 1 sự chánh
niệm, tỉnh thức đầy trí tuệ, nó giúp ta sống đúng nghĩa, cư xử hợp lý, hành
động không nông nổi bởi ta biết được hạnh phúc trong thực tại mới có ý nghĩa,
còn những gì mong đợi cho tương lai, kiếp sau thật hư vọng.
Tin sâu nhân quả, sống thuận theo nhân
quả, tức biết những gì xấu nên tránh, những gì thiện nên làm là ta đã tiên đoán
được 1 cuộc đời tiếp theo của thân này rồi vậy có cần thiết phải quá lo lắng “
ta sẽ về đâu sau khi bỏ thân này không?”
Hãy sống thật sự, hãy cảm nhận từng
phút giây trong hiện tại, ta còn đây, hiện hữu ngay giờ phút này, hãy hạnh phúc
với những gì mình đang có, trân trọng nó.
Hãy tự nhủ mình sẽ là cơn gió mát cho
những tâm hồn nóng nảy, là bóng râm cho những người bạn lữ hành, là ánh đèn cho
người đi trong đêm đen.
Lợi lạc thay 1 cuộc đời.
Chỉ thế thôi, tôi không cần đến đâu cả
thiên đàng hay Tây phương, ngay đây, ở chốn này đã đủ cho tôi rồi.” (Pháp Đăng)
Nói
cho cùng, thì “có được hưởng lộc trên chốn thiên-đường hay không” hoặc đạt “chốn
Tây Phương cực lạc” nào đi nữa, thì đời người vẫn cứ thế và mãi ra như thế. Như
thế, giống như người nghệ-sĩ diễn đạt bằng thơ-văn âm nhạc có những câu như sau:
“Lời
cuối, cho cuộc tình
Dù đã, bao muộn phiền
Lòng vẫn, yêu trọn đời ...
người yêu ơi!”
Lời
cuối hay lời đầu, vẫn chỉ một ý. Ý đó vẫn là: “Lòng vẫn yêu trọn đời, người yêu ơi.” Cuối cùng thì, làm gì đi nữa, “yêu trọn đời’ vẫn là ý và lời của mọi người, như Đấng Thánh Hiền
nhà Đạo từng diễn giải cho mọi người, hôm ấy như sau:
“Giả như tôi có nói được
các thứ tiếng
của loài người
và của các thiên thần đi
nữa,
mà không có được tình
yêu,
thì tôi cũng chẳng khác
gì thanh la phèng phèng,
chũm choẹ chập cheng.
Giả như tôi được ơn nói
tiên tri,
và được biết hết mọi điều
bí nhiệm,
mọi lẽ cao siêu,
hay có được tất cả đức
tin đến chuyển núi dời non,
mà không có được Tình
yêu,
thì tôi cũng chẳng là
gì.
Giả như tôi có đem hết
gia tài cơ nghiệp mà bố thí,
hay nộp cả thân xác tôi
để chịu thiêu đốt,
mà không có Tình yêu,
thì cũng chẳng ích gì
cho tôi.
Tình yêu thì nhẫn nhục,
hiền hậu,
không ghen tương, không
vênh vang, không tự đắc,
không làm điều bất
chính, không tìm tư lợi,
không nóng giận, không
nuôi hận thù,
không mừng khi thấy sự
gian ác,
nhưng vui khi thấy điều
chân thật.
Tình yêu tha thứ tất cả,
tin tưởng tất cả,
hy vọng tất cả, chịu đựng
tất cả.
Tình yêu không bao giờ mất
được.”
(1Côrinthô
13: 1-7)
Nói
gì thì nói, đời người chẳng là gì khác ngoài chữ “yêu”. Chữ “yêu” đây, không chỉ là lời nói suông ở
ngoài đời hay trong Đạo, mà còn là ý-nghĩa của một quyết tâm, của hành động của
mỗi người trong đời mình.”
Trần Ngọc Mười Hai
Cũng vẫn một nhận định
rất nhiều chữ “Yêu”
như thế.
No comments:
Post a Comment