Chuyện
Phiếm đọc trong tuần thứ 25 thường niên năm B ngày 25-9-2018
“Sao anh ngồi lặng lẽ để lòng em tái
tê"
“Hãy trả lời em đi nghĩ gì mà đợi chờ
“Nhiều lần chung ước mơ
“Bên nhau ta cùng hứa
“Quên đi chuyện năm xưa.”
(Lam Phương - Thao Thức Vì Em)
(1
Thessalônikê 5: 6-10)
Vâng.
Có “chung ước mơ” và “bên nhau ta hẹn ước” đến thế, thì “anh (mới) ngồi lặng lẽ” để “lòng em tái
tê”, rồi “đợi chờ” và “cùng hứa”. Hứa, những chuyện năm xưa
luôn “Thao thức vì Em.” Và cứ thao thức mãi, nên anh lại hát thêm những
lời ê a, rên la như bên dưới:
“Anh
ơi suốt đêm thao thức vì anh.
Vì lời giã từ lúc anh ra về.
Rằng mai đây anh lại đến.
Ước nguyện trọn một đời.
Là mình luôn luôn có đôi.
Anh ơi nhớ thương thương nhớ cả đêm.
Làm sao quên được phút giây êm đềm.
Chờ mong sao cho trời sáng.
Đúng giờ mình hẹn hò.
Là đời quên hết sầu lo.”
Lam Phương – bđd)
Là,
nghệ sĩ chuyên viết các nhạc bản theo nhịp “Rumba”,
“Bolero” nên mới hát những lời ỉ ôi,
khăn gói quả mướp đến quên mệt. Thế đó, là tình người nghệ sĩ, ở đời. Còn, người
nhà Đạo thì sao?
Nhà
Đạo ấy à? Thì, cũng ê a những là hứa hẹn, rồi ước mơ/đợi chờ, vv và vv... Nhưng,
đợi và chờ như thế, để được gì? Phải chăng, được những hứa hẹn, ước mơ khiến người
dân đi Đạo cứ là mơ ước, ước mơ những chuyện ơ hờ, cả thế hệ?
Bản
thân bần đạo bầy tôi đây, vốn dĩ là giáo-dân hạng thứ, cũng chẳng biết trả lời/trả
vốn sao cho phải lẽ. Nên, cứ là lắng tai nghe đấng bậc vị vọng đâu đó ở bên Anh
có lời trần thuật về tình cảnh Giáo hội Công giáo ngày nay, như sau:
“Giám Mục Anh: Có một cuộc khủng hoảng gồm ba lãnh
vực đang diễn ra trong Giáo Hội:
Đgm Philip
Egan, vị Giám Mục thứ tám của Giáo phận Portsmouth, miền Nam nước Anh, đã viết
thư cho Đức Giáo Hoàng để yêu cầu ngài triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục
Ngoại Thường hầu giải quyết cuộc khủng-hoảng lạm-dụng tình-dục đang làm điêu-đứng
Giáo Hội.
Trong
cuộc phỏng vấn dành cho National Catholic Register hôm 10 tháng 9, vị Giám Mục
Anh, năm nay 65 tuổi, nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng tai tiếng lạm dụng tính
dục đang diễn ra trong Giáo Hội không chỉ bao gồm hai lãnh vực là những tội lỗi
và tội ác chống lại giới trẻ bởi các thành viên trong hàng giáo sĩ; và việc xử
lý sai và che đậy bởi hàng giáo phẩm.
Thực ra,
cuộc khủng hoảng hiện nay còn có một chiều kích thứ ba là những tội lỗi liên
quan đến giới đồng tính trong hàng giáo sĩ.
Đức Giám
mục nói:
“Giáo Hội
thuộc về Chúa Kitô. Giáo Hội là thánh thiện, mặc dù, như chúng ta có thể thấy,
Giáo Hội được tạo thành từ những con người tội lỗi như bạn và tôi. Giáo Hội tồn
tại để kêu gọi những người tội lỗi và giúp họ trở nên thánh thiện.
Có một
cuộc khủng hoảng bao gồm ba lãnh vực ở đây: thứ nhất, là những tội lỗi và tội
ác chống lại giới trẻ bởi các thành viên trong giáo sĩ; thứ hai, các nhóm đồng
tính tập trung quanh Tổng Gm McCarrick, nhưng cũng có mặt ở các miền khác trong
Giáo Hội; và kế đến, thứ ba, là việc xử lý sai và che đậy bởi hàng giáo phẩm
ngay cả ở các tầng lớp cao nhất.”
ĐGm Egan
cảnh cáo rằng những vấn đề này sẽ có những hậu quả nghiêm trọng đến chứng tá
của Giáo Hội trước thế giới và sứ vụ mà Chúa đã ủy thác cho Giáo Hội Ngài. Ngài
nói:
“Chúng ta
biết rằng tất cả những vấn đề này ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong xã hội
hiện đại, và chúng ta biết rằng ở nhiều nơi trên thế giới, chẳng hạn như ở đây
ở Vương quốc Anh này, đã có những quy ước phòng ngừa rất mạnh mẽ được thực hiện
trong nhiều năm qua.
Tuy
nhiên, những vụ tai tiếng vẫn ảnh hưởng đến chính tính chất bí tích của Giáo
Hội và gây thiệt hại cho sứ mệnh truyền giáo của chúng ta. Tất nhiên, chúng ta
cũng phải nhớ rằng việc truyền giáo luôn luôn là hai chiều, như hít vào và thở
ra.
Chúng ta
không thể trao ra những gì chúng ta chưa có. Trong chập chùng những vụ tai
tiếng này, không dễ dàng để đưa ra các chứng tá đức tin.”
Ngài nói
tiếp:
“Tuy
nhiên, tất cả những gì chúng ta có thể làm là cầu nguyện cùng Chúa Thánh Thần,
cầu khấn sự cầu bầu của Đức Maria, là Mẹ của Giáo Hội, để chúng ta có thể lớn
lên trong sự thánh thiện, để chúng ta có thể làm sâu sắc thêm đức tin của chúng
ta, tăng gấp đôi lòng nhiệt thành cầu nguyện, sự hăng say học hỏi Kinh Thánh,
lòng yêu mến Chúa Giêsu ngự trong Thánh Thể, và những nỗ lực của chúng ta để
sống trong thực tế những gì chúng ta tuyên xưng.
“Bức thư
thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại Thường để
giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục đã được gửi đến Đức Thánh Cha vào
ngày 22 tháng Tám, và được công bố trên trang web của Giáo phận Portsmouth. ĐGm
Egan nói rằng đề xuất của ngài nảy sinh bởi những vụ tai tiếng tình dục gần đây
ở Mỹ, đặc biệt là sau khi báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania được công bố,
cũng như các trường hợp khác ở Ái Nhĩ Lan, Chí Lợi và Úc.
“Lạm dụng
tình dục bởi hàng giáo sĩ dường như là một hiện tượng hoàn vũ trong Giáo Hội,”
Đức Giám mục Egan viết trong thư gởi cho Đức Giáo Hoàng. “Là một người Công
Giáo và là một Giám mục, những điều được phơi bày này làm tôi đau buồn và cảm
thấy nhục nhã.”
ĐGm Egan
nói rằng, bên cạnh những cảm giác này, ngài cảm thấy bị thôi thúc phải đưa ra
một “gợi ý mang tính xây dựng” hơn và xin Đức Giáo Hoàng cân nhắc việc triệu
tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục về đời sống và công việc mục vụ của hàng giáo
sĩ. (X. giesu.net 11/9/2018 Đặng Tự Do chuyển ngữ)
Trước tình hình sục sôi trong Giáo hội
như thế, có đấng bậc thày dạy thuộc trường/lớp Đại học Anh quốc lại có những nhận-định
khá thực tế như sau:
“Thinh lặng, là thành-phần sống còn của
những gì bị mất đi trong lịch sử, một dụng cụ cần-thiết để giúp ta tạo nghĩa
cho những chuyện đã được viết và là bằng cớ nhãn-tiền về những gì ta sở hữu…
Thinh lặng, là phần chính của xác thể
trong đó các lớp xương làm nền cho chứng cứ tích-cực của lịch sử được mặc áo quần
để che đậy…
Nói gì đi nữa, thinh lặng lại vẫn là sở-hữu
riêng của niềm tin Kitô-giáo. Do-thái-giáo, một trong hai thể-loại chính của Đạo
Chúa, đã khởi sự chuyện trò sống động về lặng thinh. Các thể-loại lặng thinh khác
hội-nhập vào với niềm tin Do-thái-giáo và Kitô-giáo từ các nơi thuận tình khác như
nền văn-hóa Hy-Lạp đã cung-cấp gốc-nguồn cho Ki-tô-giáo và tạo-lập từ một trung
khu nào đó còn xa hơn…” (X.
Diarmaid MacCulloch, Silence: A Christian
History, Penguin Book 2013 tr 2-5)
Tắt một lời, trong cuộc sống Giáo hội ở khắp nơi, kể ra không hết các
tình-huống ồn-ào, sôi sục khiến dân con Đạo Chúa khó lòng mà giữ thinh lặng để còn
sống. Sống có suy-tư, trầm-mặc và quyết-tâm như nhiều đấng bậc từng hành-xử
trong quá-khứ đầy sinh động.
Sống
quyết-tâm trong thinh lặng đôi lúc, lại cũng giống như nghệ-sĩ nhà vẫn diễn tả sự
thể bằng các ca-từ nhạc như đã hát những câu sau:
“Anh biết hay chăng
Thương
anh nhớ anh tất cả là anh
Còn gì đẹp bằng lúc ta sum vầy
Cầu mong sao duyên đẹp đôi
Ước nguyện cả cuộc đời
Là được mãi mãi gần nhau.”
(Lam Phương - Thao Thức Vì Em)
Thao-thức vì Em hay vì Anh, có khi chỉ vì cứ thấy Anh
hoặc Em gặp phải những tình-huống khó khăn như thế, mà thương thôi. Thương đây,
không mang tính thương hại, hoặc thương rồi làm hại; hoặc thương cho lắm chỉ có
hại cho người “bị” thương mà thôi.
Thao thức vì Em, còn là và sẽ là cứ thế mà thức rồi
lao xao theo giòng đời “chảy xiết” như giòng nước nổi trôi, suốt một đời. Là, đời
người có nhiều năm tháng cứ kéo dài nhiều ngày đến sốt ruột, thôi.
Thao thức vì Em, hoặc vì Đức Chúa Bậc Thày mình, còn
như Đấng Thánh Hiền từng căn dặn hết mọi người, rằng:
“Vậy chúng ta đừng ngủ mê
như những người khác,
nhưng hãy tỉnh thức và sống tiết độ.
Ai ngủ, thì ngủ ban đêm;
ai say sưa, thì say sưa ban đêm.
Nhưng chúng ta,
chúng ta thuộc về ban ngày,
nên hãy sống tiết độ,
mặc áo giáp là đức tin và đức mến,
đội mũ chiến là niềm hy vọng ơn cứu độ.
Vì Thiên Chúa đã không định cho chúng
ta phải chịu cơn thịnh nộ,
nhưng được hưởng ơn cứu độ,
nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta,
Đấng đã chết vì chúng ta,
để dầu thức hay ngủ,
chúng ta cũng sống với Ngài.”
(1
Thessalônikê 5: 6-10)
Trong
tâm tình Thao thức vì Em hay vì Anh,
tưởng cũng nên kết thúc câu chuyện luận phiếm cứ lai rai, kéo dài thời gian của
người đọc, đến phát mệt. Thôi thì, cũng xin ban bố cho bần đạo bầy tôi rất lôi
thôi ở đây một ân-huệ “để đời” rồi thôi, mà hát rằng:
“Anh
ơi suốt đêm thao thức vì anh.
Vì lời giã từ lúc anh ra về.
Rằng mai đây anh lại đến.
Ước nguyện trọn một đời.
Là mình luôn luôn có đôi.
Anh
ơi nhớ thương thương nhớ cả đêm.
Làm sao quên được phút giây êm đềm.
Chờ mong sao cho trời sáng.
Đúng giờ mình hẹn hò.
Là đời quên hết sầu lo.”
(Lam Phương – bđd)
Cuối
cùng thì, “Là đời quên hết sầu lo”,
đó mới là chuyện quan-trọng với nhiều người, ở trong đời. Quan-trọng như vấn đề
được người kể nói đến trong câu truyện ở bên dưới:
“Truyện
rằng:
“Đời là một chuyến đi không biết điểm đến. Rất ít ai đến
được điểm mình dự định. Thông thường ta bắt đầu cuộc hành trình với một ý
niệm đích điểm trong đầu, chỉ để nhận ra rất sớm là cuộc đời có rất nhiều chỗ
rẽ bất ngờ, và sau một lúc thì ta chẳng chắc là đời ta rồi sẽ về đâu. Nhưng như
vậy thì đời mới vui. Đọc truyện mà biết được đoạn cuối ngay từ khi khởi đầu thì
cụt hứng rồi. Nhưng như vậy có nghĩa là đường đời không phải là đường thẳng, mà
là đường quanh co ngoằn nghèo, cứ như đường rừng. Đôi khi đi cả chục cây số rồi
mới khám phá ra là mình chỉ lại đến ngay điểm khởi hành.
Đường đời thật là thế. Nếu quan sát trẻ em và người già
thì ta thấy rất giống nhau—cả hai cùng rất yếu về thể xác và cùng nhiều tình
cảm hơn lý luận. Và ta bắt đầu từ bụi đất, sẽ trở về cùng bụi đất. Điểm cuối
cũng là điểm khởi hành.
Khái niệm đường vòng này rất ích lợi trong kế hoạch sống
của chúng ta. Nếu ta biết đời không phải là đường thẳng và ta có thể vòng lại
điểm đã qua, thì tốt hơn là trên mỗi bước đi, ta nên ném ra vài hạt trái cây
ngũ cốc bên đường, hy vọng là dọc đường sẽ mọc nhiều cây trái, để lúc nào đó ta
vòng lại thì có thể đã có sẵn trái ngon chờ đợi! Đi đến đâu gieo hạt giống đến
đó, tức là sống hôm nay mà trồng cho ngày mai đó, các bạn ạ.
Dĩ nhiên là không phải hạt nào cũng lên cây tốt. Nhiều
hạt sẽ bị chim ăn, nhiều hạt sẽ chết đi, nhưng sẽ có một ít hạt nầy mầm sinh
cây. Và những cây này, biết đâu lại sinh hoa trái và chim chóc sẽ mang hạt của
chúng gieo rắc hàng bao nhiêu dặm xa khắp nơi. Cuộc đời biến hóa vô lường, làm
sao ta có thể đoán hết hậu quả của chỉ một hạt nẩy mầm, huống chi là khi ta
gieo nhiều hạt mỗi ngày.
Cho nên nếu sống khôn ngoan, thì ta gieo hạt trên mỗi
bước đi.
Nhưng các hạt đó là những gì?
Thưa, chúng ta có thể chia các hạt ta có sẵn trong túi ra
thành vài nhóm.
1. Những nụ cười, những lời cảm ơn, và những lời nói hiền
dịu.
2. Tiền tài: Nếu có thể cho ai một tí tiền, thì cho. Nếu
có thể cho ai mượn một tí tiền, thì cho mượn. Nếu có thể giúp ai đở đói một
ngày, thì giúp.
3. Công việc: Nếu có thể mách bảo ai một cơ hội làm ăn
thì mách bảo. Nếu có thể chỉ ai có một được một công việc thì chỉ. Nếu có thể
dạy ai một cách kiếm tiền thì dạy.
4. Kiến thức: Nếu có thể dạy ai đó biết đọc, biết làm
toán, thì dạy. Nếu có tài năng gì đó có thể chia sẻ lại với mọi người thì chia
sẻ. Nếu có kỹ năng sống nào đó có thể dạy lại cho mọi người thì dạy.
5. Đạo đức và triết lý sống: Nếu ta đã có kinh nghiệm
sống biết thế nào là đạo đức, thế nào là thiếu đạo đức, thế nào là tốt cho cuộc
sống, thế nào là có hại, con đường nào sẽ đưa đến khổ đau, con đường nào sẽ đưa
đến an lạc, thì hãy chia sẻ lại với anh chị em, nhất là những người ít kinh
nghiệm sống hơn.
6. Cách tự sống vững trên hai chân: Có lẽ điều tốt nhất
ta có thể trao tặng một người là kiến thức và kinh nghiệm giúp cho người đó có
thể tự sống, tự xoay sở, dù là họ có lọt vào bất kỳ tình huống khó khăn nào.
Đây là giúp cho họ kỹ năng sống cũng như tự tin để sống mọi nơi, trong mọi hoàn
cảnh. Phần cốt cán của nó là tư duy tích cực.
Tất cả những điều này mỗi chúng ta đều đã có sẵn trong
túi không ít thì nhiều. Chẳng tốn kém tiền bạc hay công lao chỉ để lấy ra vài
hạt trong túi ném ra bên lề đường mình đang đi.
Và tất cả các hạt này đều chỉ nằm trong một gia đình thực
vật lớn, gọi là “tình yêu.”
Nếu mỗi người chúng ta đều gieo hạt dọc đường thì sẽ có
hai chuyện xảy ra. Thứ nhất, riêng cá nhân ta, một lúc nào đó ta sẽ hưởng được
trái ngọt của hạt giống ta gieo hôm nay. Bắt buộc là như vậy. Càng gieo nhiều
và càng sống lâu, xác suất được hưởng của ta càng tăng rất cao. Thứ hai, khi
nhiều người gieo dọc đường, thì ai đi đâu, dọc đường nào, cũng đều có trái ngon
chờ mình trên cây.
Chúc các bạn một ngày vui. Hạt nào bạn gieo hôm nay?
Mến,
Trần Đình Hoành” (X. Thanh Trúc, trích Gieo Hạt Từng Ngày, bài
của Thích Phước Tịnh)
Trần
Ngọc Mười Hai
Có
những lúc chỉ muốn lặng thinh
Như
tình đã thuận
Nhưng
không tài nào
Đạt
kết quả khả quan
Chút
nào hết.
No comments:
Post a Comment