Chuyện
Phiếm đọc trong tuần 16 Thường niên năm B 22-7-2018
“Sài Gòn bây giờ trời mưa hay nắng...?”
Sài Gòn bây giờ ai khóc thương ai...?
Sài Gòn giới nghiêm che kín đêm dài
Sài Gòn khói bay ...Sài Gòn nắng đổ
Sài Gòn đã buồn như trời sớm mưa.”
(Nhạc: Lê
Uyên Phương/Thơ: Kim Tuấn – Khi Xa Sài
gòn)
(Mc 10: 14-16)
Sẽ ra
sao, nếu ta đổi tên Sàigòn thành “Hội thánh”, chắc cũng buồn cười chứ? Dạ,
không. Buồn thì có, chứ cười thì không? Hoặc, có buồn nhưng chẳng cười chút
nào, là bởi nội mỗi nhắc đến nhạc bản có cụm từ “Sàigòn bây giờ” thôi, cũng muốn nghe hát thêm những chữ như sau:
“Sài Gòn bây giờ trời mưa hay nắng?
Sài Gòn bây giờ ai khóc thương ai?
Sài Gòn giới nghiêm che kín đêm dài.
Sài Gòn khói bay, Sài-gòn nắng đổ.
Sài Gòn có còn bước chiều bơ vơ.
Sài Gòn còn ai khóc kẻ lên đường.
Sài Gòn mưa chiều rạt rời vó ngựa.
Sài Gòn âm thầm, đèn đỏ đèn xanh.
Sài Gòn mưa bay, thôi thế cũng đành.
Giấc ngủ miền xa, ôm trời núi rừng.
Bên rừng nhớ nắng trung nguyên.
Và, cứ thế người hát lại vẫn tiếp
tục hát thêm những lời như:
Sài Gòn
bây giờ trời mưa hay nắng?
Sài Gòn bây giờ cúi mặt xa nhau.
Sài Gòn bước ai gõ xuống đêm sầu.
Sài Gòn bóng nghiêng, Sài Gòn đứng đợi.
Sài Gòn bây giờ cúi mặt xa nhau.
Sài Gòn đã buồn khi trời sớm mai....
...Sài Gòn có còn bước chiều bơ vơ...”
(Lê Uyên Phương/Kim Tuấn – bđd)
Hát về
Sài gòn, thì thế chứ nếu ta đổi lại thành “Hội thánh Chúa”, hoặc hỏi han, lan
man những câu vớ vẩn, lẩn thẩn như văn thơ thời buổi trước có những giòng sau
đây:
“Trong thế giới văn học của người Hoa, thi sĩ
Dư Quang Trung được coi là một trong những nhà văn kinh-điển ở thế-giới văn-học
đương-đại có ảnh-hưởng sâu rộng đối với nền văn học Đài Loan cũng như Trung
Quốc và Hồng Kông. Các tác-phẩm của ông đều truyền đi một thông-điệp nhân bản
sâu-sắc.
Dưới đây là bức thư gửi cho con
ông. Ai đọc những giòng này đều có ý nguyện muốn sống tốt, sống đẹp hơn.
"Con à, cha mong rằng con sẽ
mãi là một người có lý tưởng, con có thể là nông dân, kĩ sư xây dựng hay thậm
chí là một kẻ lang bạt, nhưng bắt buộc con phải có lí tưởng.
Lúc con còn nhỏ, cha mẹ thường kể
cho con nghe về những vị anh hùng, điều đó không có nghĩa là cha mẹ muốn con
trở thành anh hùng, mà chỉ hi vọng sau này lớn lên con sẽ trở thành một người
có phẩm chất chính trực, tốt đẹp.
Khi con dần lớn lên, cha mẹ cho
con tiếp xúc với thơ ca, hội họa, âm nhạc vì mong rằng tâm hồn con trở nên
hướng thiện và sẽ theo con đi tới suốt đời. Ngay cả khi đối diện với sự lạnh
giá khắc nghiệt nhất, cha mong con cũng sẽ không quên hương thơm của hoa hồng.
Nền tảng đó giúp con người trở nên xuất chúng.
Con à, đừng vì ngoại hình của
mình mà buồn rầu, bởi lí tưởng thuần khiết mới là khí chất của con. Vẻ đẹp dung
tục bề ngoài chỉ khiến con người ta sinh ra thói xấu. Cuộc đời và lí tưởng
thường không được như ý muốn của con người.
Có thể con sẽ phải trải qua những
gian khổ, những thăng trầm nhưng con à, con cứ dùng hết sức để cống hiến, bởi
lẽ cái kết của một người có lí tưởng có thể bi thảm nhưng tuyệt đối sẽ không
đáng thương.
Trong cuộc đời nhiều khó khăn
này, con sẽ gặp nhiều người trí thức và quân tử, con sẽ chiêm nghiệm thấy nhiều
điều kì diệu mà người khác không thể cảm nhận được. Những lựa chọn bình thường
sẽ không đem lại màu sắc gì cho cuộc đời con.
Đừng vì những lợi ích nhỏ nhặt mà
đánh mất lí tưởng con nhé, cũng đừng vì trào lưu nào đó mà thay đổi niềm tin.
Thế giới vật chất bên ngoài quá phức tạp, con phải học cách từ chối những cám
dỗ của danh vọng tiền tài. Lí tưởng không phải là món đồ có giá trị tiền bạc và
thường không thể mang lại cho con niềm vui trần tục. Vậy nên mong con đừng bị
ảnh hưởng bởi những thói đời hư danh và hãy học cách khác biệt với người khác.
Cha cũng mong con là một người có
thể tự mình bước đi, bởi vì cuộc đời quá ngắn ngủi mà những thứ hư không lại
rất nhiều, sẽ khiến con lóa mắt, không tỉnh táo, để rồi cuối cùng lại chẳng có
gì trong tay.
Nếu con là một cô gái xinh đẹp,
khi con còn trẻ sẽ có nhiều chàng trai yêu chiều, nhưng những thứ con có được
quá dễ dàng sẽ khiến con trở nên nông cạn, kém cỏi và thích những thứ tầm
thường, phù du. Nếu con là một chàng trai thông minh, con sẽ nghĩ rằng tự mình
luôn có thể làm nên việc việc lớn mà xem nhẹ, coi thường mọi thứ.
Con hãy nhớ kĩ, năng lực của con
người có hạn, sống trên đời hãy tận tâm mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc
sống.
Là văn nghệ sĩ hay là nội trợ,
đừng coi thường những người khác, cũng đừng đầu cơ trục lợi. Khi trưởng thành
con sẽ biết, làm tốt một việc thực sự rất khó, nhưng đừng bao giờ cho phép mình
bỏ cuộc.
Con phải biết trân trọng cảm xúc,
dù là nam hay là nữ, một khi đã chấp nhận kết giao thì không nên thay đổi, hãy
chung thủy một lòng.
Trong quá trình kết giao bạn bè,
ắt sẽ có những lúc va chạm, hiểu lầm, con hãy nghĩ lại, trong thế giới rộng lớn
này, vì sao chỉ có thể kết bạn với mấy người? Con cần phải biết bạn bè
cũng có lúc rời xa, trong cuộc đời này có người ở bên con nghe con
nói chuyện, hoặc nói cho con nghe, là một điều tốt đẹp, con nên cảm
kích những người ở bên con như vậy.
Con nên biết trân trọng bản thân
và yêu thương mọi người, thấu hiểu bản thân và những người xung quanh. Con
phải học cách rơi nước mắt, học cách đối diện với bi kịch, bởi bi kịch
sẽ làm tâm hồn con thêm phong phú.
Cha mong con không phải là một kẻ
tầm thường chỉ biết lấy lòng và xu nịnh người khác. Nếu một ngày con
bỗng có nụ cười xu nịnh thì chắc chắn cha phải che mặt vì xấu hổ.
Trong cuộc đời, dù có rất nhiều thứ hào nhoáng nhưng bản thân chúng không
hề có giá trị.
Làm người, cha mong rằng con
sẽ không ngắt lời của người khác, cũng không nhu nhược yếu đuối, và
phải bền chí chịu được gian khổ. Mỗi ngày ít nhất con nên dành ra hai
tiếng đồng hồ để đọc sách, viết thư hoặc hồi âm cho bạn bè.
Con không nên lúc nào cũng
nghĩ người khác nên giúp con làm gì, mà hãy nghĩ rằng con giúp được
người khác những gì. Không nên tùy ý nhận ân huệ của người khác. Con
phải ghi nhớ, người khác cho con thứ gì, dù tốt thế nào thì vẫn là
của người ta, những thứ thuộc về con cho dù có kém cỏi cũng là của
con.
Con à, vẫn còn một chuyện tuy rất
khó làm, nhưng lại rất quan trọng, cha mong con có đủ dũng khí để đối mặt với
khuyết điểm của chính mình.
Khi con khôn lớn theo thời gian,
con sẽ gặp được rất nhiều người giỏi hơn mình, ưu tú hơn mình, rồi con sẽ thấy
bản thân lộ ra rất nhiều nhược điểm và có thể con sẽ thấy thất vọng và tự ti,
nhưng con nhất định phải đối diện với nó, không được trốn tránh.
Có như vậy, con mới có thể dần
thay đổi dần thay đổi, khắc phục khuyết điểm của mình, chiến thắng
chính mình còn có ý nghĩa hơn nhiều so với việc ganh đua cùng người
khác.
Không cần biết thế giới này
thay đổi như thế nào, nhưng phẩm chất tuyệt vời của một con người mới là
vĩnh hằng: Chính trực, dũng cảm, độc lập. Cha mong rằng con sẽ trở
thành một người ưu tú!"
“Người lý
tưởng” trong đời thì như thế, tức: vẫn dẫy đầy các trường-hợp nổi cộm. Thế còn,
nhà Đạo thì sao? Có lạo xạo, tình-huống nào giống thế chăng? Câu hỏi đây, tự nó
nhen nhúm một hồi-đáp khá rõ rệt. Và, dưới đây là giòng kể của ai đó, trong
văn-học Đạo/đời như sau:
“Nhà văn Mỹ Elbert Hubbard từng nói: Bạn có thể là người làm nên kỳ
tích. Là người thông minh ai cũng hiểu được chân lý này: Cách duy nhất để giúp
đỡ mình chính là giúp đỡ người khác.
Một công ty nọ có truyền thống tổ chức
tiệc và rút thăm trúng thưởng vào Giáng sinh mỗi năm. Theo quy định rút
thăm trúng thưởng, mỗi thành viên tham gia đều phải đóng góp 10 USD làm lệ phí.
Toàn công ty có 300 người, và phần thưởng chính là tổng số tiền của 300 người
gộp lại: 3.000 USD. Ai may mắn sẽ được mang toàn bộ số tiền đó về nhà.
Vào ngày tổ chức lễ bốc thăm,
không khí náo nhiệt tưng bừng hơn bao giờ hết, ai nấy cũng mong đợi tới giờ
vàng để thử vận may của mình. Mỗi người đều được phát một mẩu giấy để ghi tên
mình trước khi bỏ vào thùng bốc thăm trúng thưởng. Và trong lúc chuẩn bị ghi
tên, một cậu nhân viên trẻ chợt phân vân suy nghĩ:
“Cô lao công Sarah là người có gia cảnh khó khăn nhất, con cái lại mắc
nhiều bệnh tật, mà cô thì không có tiền để phẫu thuật cho con. Giá như cô có
được số tiền này thì tốt biết mấy, nhưng cô lấy đâu ra 10 USD để tham gia cơ
chứ?”
Nghĩ rồi cậu không cần đắn đo mà
quyết định sẽ ghi tên cô Sarah thay vì ghi tên mình lên đó. Mặc dù vẫn biết cơ
hội quá mong manh, chỉ có 1/300 cơ hội, nhưng cậu vẫn cầu mong vận may mỉm cười
với cô.
Lúc chuẩn bị rút thăm, không khí
hồi hộp không kém phần căng thẳng. Mọi người cùng nhìn lên khán đài khi giám
đốc công ty chọn ra tấm phiếu may mắn. Ở bên dưới, cậu thanh niên trẻ không
ngừng cầu Chúa, cầu Chúa hãy giúp đỡ cô Sarah…
Vị giám đốc từ từ mở mẩu giấy ra…
Tích tắc, tích tắc, mọi người đều nín thở chờ đợi đến mức tiếng kim đồng hồ
cũng có thể nghe thấy. Khi nhìn vào cái tên trên tấm phiếu may mắn ấy, giám đốc
bất giác mỉm cười… rồi ông đọc to lên. Và… kỳ tích thật sự đã xuất hiện! Khi
cái tên Sarah được xướng lên, những tràng vỗ tay chúc mừng vang lên không ngớt
tràn ngập cả hội trường. Cô Sarah vừa vui mừng vừa bất ngờ vì không biết mình
được tham gia. Khi bước lên bục nhận phần thưởng, cô rối rít cảm ơn: “Tôi thật may mắn, có số tiền này con tôi
được cứu rồi, cảm ơn mọi người, cảm ơn mọi người!”.
Buổi tiệc diễn ra trong những
tiếng nói cười và tiếng nâng ly chúc tụng. Chàng nhân viên trẻ miên man suy
nghĩ về cái kết có hậu của đêm Giáng sinh năm ấy, bởi mọi thứ xảy ra như một kỳ
tích. Cậu vừa bước dạo xung quanh vừa chúc tụng mọi người một Giáng sinh vui
vẻ. Vô tình đi qua thùng phiếu, thuận tay cậu rút lấy 1 tờ ra xem, và… lạ chưa
kìa, trên mảnh giấy đó có tên cô Sarah. Cậu không dám tin vào mắt mình nên vội
vàng rút ra thêm một mẩu giấy, và một mẩu giấy nữa, tất đều có tên cô Sarah
trên đó.
Nỗi xúc động dâng trào trong lòng
cậu, giống như những cơn sóng thuỷ triều dâng lên mãnh liệt. Hai mắt cậu đỏ
lên, những giọt nước mắt hạnh phúc không ngừng tuôn rơi. Cậu nhận ra một điều,
thế giới này thực sự tồn tại “kỳ
tích đêm Giáng sinh”, chỉ có điều kỳ tích đó không phải từ trên
trời rơi xuống, mà nó được tạo ra bởi những con người có tấm lòng lương thiện
quanh ta.
Câu chuyện này làm tôi nhớ đến
trải nghiệm của chính bản thân mình.
Đó là một buổi chiều rảnh rỗi,
tôi cùng cậu bạn thân đi dạo trong ngoại ô thành phố. Đột nhiên có một cụ già
mặc bộ áo nâu cũ kỹ đi tới, gánh một gánh rau chào mời chúng tôi mua hàng. Nhìn
những bịch rau đã héo rủ xuống, những chiếc lá dập nát như vừa trải qua một
trận phong ba, không những vậy lại còn bị sâu ăn lỗ chỗ rất nhiều. Nhưng cậu
bạn đi cùng tôi không hề tỏ ra khó chịu mà còn vui vẻ mua liền một nửa gánh rau
cho cụ.
Cụ già ngại ngùng giải
thích:
-Số rau này do lão tự trồng, mấy hôm trước gặp trận mưa to, rau đều bị
dập hết, nhìn thực sự rất xấu, thành thật xin lỗi. Sau khi cụ già
đi rồi, tôi hỏi bạn mình:
-Cậu thực sự mang số rau này về sao? Bạn tôi trả lời:
-Không, số rau này chắc không thể
ăn được nữa rồi. Vậy cậu mua về làm
gì?
-Mình dư
biết là sẽ chẳng có ai mua, nếu mình cũng làm thế thì e rằng cụ không bán được
hàng”.
Tấm lòng lương thiện của người
bạn khiến tôi vô cùng xúc động và khâm phục. Tôi chạy theo cụ già mua giúp cụ
nửa gánh rau còn lại. Cụ già thấy vậy rất vui mừng: “Lão đi bán cả ngày trời nhưng ngoài hai cậu ra thì không có ai
mua cả, thực sự lão rất cảm ơn hai cậu”...
Tựa hồ bản nhạc có nốt bổng nốt
trầm, cuộc sống luôn có những thăng trầm khiến ta thấy cần lắm một bờ vai, cần
lắm một chỗ dựa. Và khi ta đang chới với giữa dòng đời, nếu như có một bàn tay
sẵn sàng nâng đỡ ta lên, cho ta một điểm tựa, giúp ta vượt qua gian khó, thì
tấm lòng thiện lương ấy sẽ là nguồn sức mạnh giúp ta vượt qua mọi giông bão của
cuộc đời.
Có một bài hát rất hay, từng kể
rằng: “Sống trong đời sống cần có
một tấm lòng”. Lòng tốt như ngọn cỏ, dẫu bạn chỉ bắt đầu nó bằng 10
đô la hay 1 mớ rau đã dập nát, nhưng nó sẽ lan toả và bạn sẽ bất ngờ khi thấy
cả một thảm cỏ xanh ngát của tình yêu thương, sự đồng cảm, chia sẻ mà chúng ta
có thể dành cho nhau.
Và thế giới này sẽ trở thành
thiên đường mà không cần bạn phải là vĩ nhân. Đôi khi bạn sẽ thấy những gì mình
cho đi quá nhỏ nhoi, đến độ bạn thấy dù có làm nó hay không thì cũng không có
gì đáng kể. Đó là lý do nhà Phật căn dặn rằng: “Đừng thấy việc Thiện nhỏ mà không làm”.
Bởi, như cây cổ thụ kia, nó cũng chỉ
bắt đầu bằng một mầm xanh bé nhỏ.. Chỉ cần bạn gieo nó, như bắt đầu một câu
chuyện nhỏ, nó có thể đi xa tới mức khi nhìn lại bạn sẽ không ngờ rằng nó chính
là kiệt tác của cuộc sống. Chỉ cần bạn bắt đầu bằng một ngọn cỏ, thế giới sẽ
trở thành cánh đồng hoa rực rỡ.”
“Cây cổ thụ, cũng chỉ bắt đầu
bằng mầm xanh bé nhỏ”, quả là
nhận-định không sai sót. Bởi, có nhỏ mới có to. Và tất cả, đều xuất tự những
thứ bé nhỏ, cỏn con, không ai ngờ. Và cũng thế, lời vàng bậc thánh hiền cũng
từng căn dặn:
“Hãy để các trẻ nhỏ đến với Ta.
Đừng ngăn cản chúng, vì Nước
Thiên-Chúa thuộc về những người như thế.
Quả thật, Ta bảo các
ngươi:
Ai không đón nhận lấy Nước
Thiên Chúa như một trẻ nhỏ,
Thì sẽ không vào được
trong đó.
Rồi Ngài bồng ẵm chúng, đoạn
đặt tay mà chúc lành cho chúng.”
(Mc 10:
14-16)
“Nước Thiên Chúa”, “trẻ nhỏ”,
“chúc lành cho chúng”…nhất nhất là
những khẳng định tuy nho nhỏ, nhè nhẹ, êm ả, nhưng lại là những quả quyết rất
chắc nịch. Chắc đến độ, để chứng minh điều đó, “Ngài bồng ẵm chúng”, bồng như bồng bế báu vật. Ẵm, như ẵm mang một
điều gì đó như trân châu, quí giá hơn mọi thứ.
Vâng. Tất
cả là ở chỗ đó. Tất cả không ở khối lượng hoặc kích thước to lớn, mà chính là
phẩm-chất rất nhỏ, nhưng không be bé cũng chẳng tồi tàn, tệ lậu.
Vâng. Tất
cả chỉ để nói lên rằng, những gì bạn và tôi, ta trân quí đều xuất tự những thứ
thật nhỏ bé, rất trân châu.
Vâng. Thế
đó, là bài học. Thế đó, lại cũng là sự thật hiển nhiên ở đất trời không suy
xuyển.
Trần Ngọc Mười Hai
Thông thường vẫn suy-tư
những điều như thế cũng rất nhiều.
1 comment:
Very nicce post
Post a Comment