Friday, 1 June 2018

“Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước,”


Chuyện Phiếm đọc trong tuần sau lễ Mình Máu Chúa năm B 03-6-2018

“Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước,”
Em đến tôi một lần.
Bao lũ chim rừng, hợp đàn trên khắp bến xuân.
từng đôi rung cánh, trắng ríu rít ca u ú ù u ú,
Cành đào hoen nắng chan hoà.”
(Văn Cao – Bến Xuân)

(Zacaria 10: 1)

“Cành đào hoa nắng chan hòa”, không chỉ ở “Nhà Tôi Bên Chiếc Cầu Soi Nước” mà thôi, nhưng vẫn còn ở với nhiều nhà, nhiều người và nhiều cảnh trí, rất hôm nay.

Hôm nay đây, ở “Bến Xuân” ấy, người người vẫn râm ran nghe tiếng chim ca “u ú ù u ú” như còn hát ở bên dưới:  

“Chim ca thương mến,
Chim ngân xa u ú ù u ú
Hồn mùa ngây ngất trầm vương,
dìu nhau theo dốc mới nơi ven đồi
Còn thấy chim ghen lời âu yếm
Tới đây chân bước cùng ngập ngừng
Mắt em như dáng thuyền soi nước
Tà áo em rung theo gió nhẹ thẹn thùng ngoài bến xuân.
Sương mênh mông che lấp kín non xanh
Ôi cánh buồm nâu còn trên lớp sóng xuân
Ai tha hương nghe ríu rít oanh ca
Cánh nhạn vào mây thiết tha lưu luyến tình vừa qua.”
(Văn Cao – bđd)

Thế đó, là nhà tôi có cảnh-huống ở bên cầu, bên nước rất “Bến Xuân”. Còn đây, ở khung trời này, an hưởng mùa “Xuân” “Bến”, có cả cảnh-huống gần xa/xa gần đầy âu yếm.  Đi vào nhà tôi có cảnh-huống êm đềm, đầy “Bến Xuân” này còn là đi vào nhà Đạo có mầu nhiệm Phục Sinh, rất quang vinh như Đức đương kim Phanxicô từng nhủ khuyên vào dạo trước, cứ bảo rằng:

“Chúng ta không thể sống Phục Sinh mà không bước vào mầu-nhiệm này. Nó không phải là một cái gì đó có tính-chất trí-thức, một cái gì đó chúng ta chỉ biết về hoặc đọc về… Nó còn hơn thế nữa, hơn thế rất nhiều.

Tiến vào mầu-nhiệm này, nghĩa là khả-năng biết ngẫm-nghĩ, biết chiêm-niệm; khả-năng biết lắng nghe cái thinh-lặng và biết nghe thấy tiếng thì-thào của lăng thinh mênh mang mà Thiên-Chúa muốn nói với ta. Tiến vào mầu-nhiệm này, còn có nghĩa là vượt ra khỏi những gì thoải mái/dễ chịu của mình, ra khỏi những gì là lười biếng và dửng dưng/lạnh lùng của mình kềm giữ chúng ta lại và xông pha đi tìm sự chân-thiện-mỹ và tình-yêu.    

Tiến vào mầu-nhiệm này, buộc chúng ta không được sợ-hãi thực-tại: ở chỗ chúng ta không được khóa kín bản thân mình, chúng ta không được trốn thoát khỏi những gì mình không thể hiểu được, chúng ta không được nhắm mắt trước các vấn-đề và chối bỏ chúng, không được gạt bỏ các vấn-nạn của chính mình. 

Đây là việc kiếm tìm một ý-nghĩa sâu xa hơn, một giải đáp không dễ cho những vấn-đề đang thách-đố đức tin của chúng ta, thách đố lòng trung-thành và chính sự sống của chúng ta. Để tiến vào mầu-nhiệm này, ta cần khiêm nhượng, cần đế những gì thấp-hén, hạ chúng ta xuống khỏi cái bệ “là chính tôi” đầy kiêu-hãnh, tự phụ; cần sự khiêm-nhu không coi mình là quan-trọng, nhìn nhận mình là ai, nhìn nhận mình là tạo-vật có mạnh/có yếu, là tội-nhân cần được tha thứ…

Để tiến vào mầu-nhiệm này, ta cần những gì thấp hèn, tức: sự bất-lực, từ-bỏ các thứ ngẫu-tượng của chúng ta. Nói tóm tắt, ta cần phải biết tôn thờ. Không biết đến tôn thờ, ta không thể tiến vào được mầu-nhiệm ấy”… (X. Vatican Insider 04/4/2015)
 
Nói cách khác, “Đi vào mầu-nhiệm Đức Kitô Phục Sinh”, lại có nghĩa như: “đi vào Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước”, tức: soi bóng êm đềm từ tất cả những gì ta mong mỏi và kiếm tìm.  Mong và tìm, mà sao vẫn còn ngơ ngác”, như câu hát tiếp tục bên dưới, những hát rằng:  

“Nhà tôi sao vẫn còn ngơ ngác
Em vắng tôi một chiều
Bến nước tiêu điều còn hằn in nét đáng yêu
Từng đôi chim trong nắng khẽ ru u ú ù u ú
Lệ mùa rơi lá chan hoà!
Chim reo thương nhớ,
Chim ngân xa u ú ù u ú
Hồn mùa ngây ngất về đẩu
Người đi theo mưa gió xa muôn trùng
Lần bước phiêu du về bến cũ
Tới đây mây núi đồi chập chùng
Liễu dương tơ tóc vàng trong nắng
Gột áo phong sương du khách còn ngại ngùng nhìn bến xuân.”
(Văn Cao – bđd)

“Du khách còn ngại ngùng nhìn bến xuân”, có lẽ cũng lại là trạng-thái rất quen của người nhà Đạo khi đi vào hội ngộ có những “bến xuân” tha thiết như câu truyện kể về lối sống “hòa nhập” coi như dẫn nhập cho chủ đề bàn luận.

“Truyện rằng,

Trong thôn nọ có hai gia đình, một ở phía Đông có nhà họ Vương, thường xuyên cãi nhau, đối xử với nhau như kẻ thù, cuộc sống hết sức thống khổ; còn ở phía Tây có nhà họ Lý, sống với nhau hòa hợp êm thấm, mỗi ngày đều vui vẻ tươi cười.

Có một ngày, chủ nhà họ Vương chịu không nổi cảnh gia đình chiến loạn, liền đi tới nhà họ Lý để thỉnh giáo.

Lão Vương hỏi: “Vì sao nhà ông lại luôn giữ được không khí vui vẻ đầm ấm như vậy được?”
Lão Lý trả lời: “Bởi vì nhà chúng tôi thường làm điều không đúng”.

Câu trả lời lấp lửng này khiến lão Vương càng thêm khó hiểu. Đúng lúc đó, con dâu của lão Lý từ bên ngoài vội vàng trở về nhà, vừa đi tới đại sảnh thì vô ý ngã nhào xuống đất.
Bà mẹ chồng đang lau nhà lập tức chạy tới đỡ con dâu dậy rồi nói: “Đều là lỗi tại ta, đã lau sàn quá trơn khiến con bị ngã”.

Chồng của cô gái đứng ở cửa lớn cũng tiến đến, ảo não nói: “Đều là lỗi tại ta, đã không nói cho em biết đại sảnh đang lau chùi, hại em bị ngã”.

Con dâu vừa đứng dậy thì áy náy tự trách, nói: “Không, không! Là lỗi của con, là do con đi đứng không cẩn thận nên mới như vậy!”.

Lão Vương nhìn thấy cảnh tượng này, lập tức hiểu ra ngay, ông đã biết vì sao nhà lão Lý lại sống được với nhau hòa hợp như vậy. Nếu ngay từ đầu bà mẹ chồng trách cứ con dâu: “Đi đường mà không có mắt à, đúng là đáng đời”; hoặc những người khác không để ý đến cảm thụ của cô gái mà cười ha ha, thì liệu Lý gia còn có thể ấm áp nhu hòa được hay không?” (Truyện kể do bạn bè gửi)

Truyện kể đơn giản chỉ có thế. Nhưng người kể, lại vẫn muốn thêm thắt đôi lời bàn theo kiểu “Mao Tôn Cương”, như sau:


“Rất nhiều người thường ôm giữ cái tâm cho rằng “người khác mới là sai”, còn mình thì luôn đúng. Thực ra, như vậy rất khó để có thể sống chung với người khác được.

Nhận ra lầm lỗi của mình là điều rất khó. Có người ví von rằng mỗi người đều mang một gùi đầy tội sau lưng và một gùi công đức trước ngực. Vì thế, người ta chỉ thấy công đức mà không thấy được lầm lỗi của mình.

Ông Dale Carnegie, một học giả trứ danh người Mỹ viết nhiều cuốn sách nổi tiếng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới quả quyết rằng: “Tôi đã bỏ ra gần 70 năm trong đời để khám phá ra chân lý là dù người ta có lỗi nặng đến đâu, thì trong 100 lần phạm lỗi thì có tới 99 lần người ta tự cho mình là vô tội”. Vậy nên,biết nhận lỗi chính là mỹ đức trên đời.

Đều là lỗi của ta, là một loại kiểm điểm bản thân, khiến cho chính mình không ngừng đề cao;
Đều là lỗi của ta, là một loại ý chí, thời khắc đều suy nghĩ vì người khác.”

Bàn như thế, tức bảo rằng: trong cuộc sống rất đời thường, lại vẫn có những tình-huống khiến người người cứ cho rằng: mọi việc, mình đều đúng hết. Chỉ người khác, chí ít là đối phương hay đối đầu, hoặc đối nghịch mới là kẻ sai trái.

Về sai trái/hơn thua lại cũng có người nhà Đạo thắc mắc đôi điều bèn gửi về tòa soạn Tuần báo Công giáo Sydney với những lời hỏi han sau đây:

“Thưa Cha,

Con vừa được tin về bác tài xế đã uống rượu rồi lại còn dám lái xe cán lên công-nhân đang làm việc trên đường phố, khiến người này bị thương nặng. Con có bàn chuyện này với một vài người bạn thì có người biện luận rằng: lẽ đáng ra quan tòa cũng nên nhẹ tay với anh ấy là bởi vì anh không chủ ý cán người mà vì ảnh hưởng của rượu  mà thôi, trong khi bạn khác lại bảo: cứ phạt nặng cho đích đáng là mọi người sẽ lái xe cẩn thận, thôi. Vậy câu hỏi của con là: Giáo hội có lập-trường thế nào về chuyện này?” (X. Lm John Flader, We’re all responsible – in varying degree, The Catholic Weekly)

Hơn thua/tranh cãi vẫn là chuyện đời thường ở huyện. Tranh và cãi thật nhiều, nhưng cũng chẳng giải-quyết được bao nhiêu. Và vấn-đề này được đấng bậc góp ý như sau:

“Trường hợp mà anh/chị nêu lên ở đây, là ví dụ cụ thể về thần-học luân-lý giúp ta hiểu như hành-xử đầy thiện-chí hoặc gián tiếp có nguyên-nhân rõ ràng. Như ta biết, sách Giáo lý Hội thánh Công giáo từng viết: “Tự do giúp con người chịu trách-nhiệm về các hành-vi của mình đến độ trở thành hành-vi thiện chí.” (X. GLHTCG đoạn 1734) Bằng tụ-vựng “thiện-chí”, ta coi đó như hành-vị có tự do chọn lựa.

Thế nên, sách Giáo lý còn tiếp tục bảo: “Các hành-vi thực-hiện như ý muốn gián-tiếp có thể qui cho tác tác-giả của nó.” X. GLHTCG đoạn 1736). Tự vựng “qui cho” là có nghĩa: người thực-hiện hành-vi ấy có trách-nhiệm với hành-vi này, dù đó có là hành-xử tốt đáng được tưởng thưởng hoặc hành-động tội lỗi đàng bị trừng-phạt. Bao lâu ta tự mình chọn-lựa làm thế, thì người làm động-tác ấy phải lãnh trách-nhiệm vì nó.

Thế nhưng, sự thể sẽ ra sao khi, vào trường-hợp thấy có người tự-do chọn làm điều gì đó vốn kết thúc bằng sự việc gây hại dù lúc đầu người thực-hiện không có ý làm như thế, dù có thể là người làm việc ấy có thể thấy trước được sự việc xảy ra do tự hành-xử của mình, chứ?

Điều này coi như hệ quả có nghĩa như một hành xử tự nguyện theo cách gián-tiếp hoặc rất muốn làm có căn nguyên. Có nghĩa là, người thực-hiện đã tự-do chọn lựa lái xe khi trong người có nồng-độ rượu, và biết rằng làm thế có thể gây tai nạn hoặc có khi còn làm cho người khác bị thương hoặc chết nữa. Người lái dù không trực-tiếp muốn xảy ra tại nạn và gây thương-tích nhưng ít ra người này cũng thấy trước được có thể là như thế.

Thương tật mà công-nhân nọ chịu dù không phải là điều mà người lái cố ý muốn hoặc cố ý một cách gián-tiếp đi nữa, nhưng đó là hành-vi cố ý cách gián-tiếp, bởi lẽ nó xuất-phát từ sự gì đó do trực-tiếp cố ý, tức: lái xe khi trong người có nồng-độ rượu. Hoặc, giả như ta sử-dụng tự-vựng khác, thì đó là hành động cố ý theo nguyên-nhân, theo cách hiểu rằng người lái có ý muốn nguyên-nhân gây thương-tật khi lái xe có ảnh hưởng nồng độ rượu.

Theo ngôn-ngữ ở sách Giáo lý, thì: “Hành-vi nào cũng có thể là cố ý một cách gián-tiêp khi nó đưa đến kết quả do cẩu thả hay sao đó bảo rằng: người lái, lẽ đáng ra, phải biết hoặc làm như thế; ví dụ như, tại nạn do không biết luật đi đường.” ( sách GLHTCG đoạn 1736).

Sách Giáo lý, lại cũng tóm tắt trách-nhiệm của người lái, ở trường-hợp này, bảo rằng: “Để gọi là hệ-quả xấu hầu qui tội, thì hành-vi đó phải coi như đã thấy trước và người vi-phạm có khả-năng tránh né không cho nó xảy ra, như trường-hợp ngộ-sát do người lái bị say/xỉn.” (Sách GLHTCG đoạn 1737)     

Thành ra, muốn gọi đó là hệ-quả xấu hầu qui trách cho người lái, thì sự việc nói ở đây phải hiểu là người lái xe đã nhìn thấy trước chuyện ấy và có khả-năng tránh/né không cho nó xảy ra. Cả hai điều đều thấy ở trường hợp anh/chị nêu lên; nên, có thể nói: bất cứ ai khi đã uống quá nhiều rượu, đều biết rằng sau đó không nên lái xe nữa, bởi vì làm thế có thể gây tai nạn, và người lái vẫn có thể thay vì lái xe vào lúc đó, lại sẽ chọn xe công-cộng hoặc nhờ bạn bè đưa mình về.

Quả là, những ai đã uống quá nhiều rượu rồi, có thể sẽ mất đi khả năng suy xét, và vì thế bớt trách-nhiệm về hành-vi của mình và cũng bớt kéo theo hệ-quả tạo trách-nhiệm khi leo lên xe lái về nhà và cuối cùng thì mọi khả năng đều diễn ra vào lúc mình quyết định uống thêm ly nữa.

Tòa dân sự cũng đồng ý với Giáo hội về điểm này. Tất cả đều không đồng ý để người lái lên xe chạy về hoặc giảm bớt hình phạt vì người ấy đã có hơi rượu trong người, đúng hơn là vì biết rằng người ấy đang có lỗi và có thể còn gia tang hình phạt vì làm cho tình-thế thêm trầm trọng hơn nữa. Thông thường thì, tòa án có đề cập chuyện người lái có lẽ đã biết và phải thấy trước khả năng gây tai nạn khiến mình quyết định tránh né bằng cách không lái nữa.

Một ví dụ khác về sự việc cố ý cách gián tiếp hoặc cố ý do nguyên nhân là trường hợp người nào đó xem phim có những cảnh đồi bại và cuối cùng kết cuộc phạm phải hành-vi đồi bại với chính mình hoặc người khác. Hoặc, trường hợp người nào đó xem phim ảnh có những cảnh bạo lực hoặc sử dụng những lời phạm thượng. Tất cả những chuyện nêu ra ở đây sẽ giúp ta tránh không làm chuyện gì khả dĩ đưa dẫn ta vào các hệ -quả gây hại một cách gián tiếp.” (X. Lm John Flader, Question time: We’re all responsible – in varying degree, The Catholic Weekly.com.au)

Chuyện lái xe có hơi rượu, chỉ là một trong các ví dụ về sự việc con người nhiều khi hay làm những chuyện dù biết trước sẽ gây hại nhưng vẫn cứ làm. Sự việc này có thể áp-dụng ở nhiều trường hợp trong sống Đạo giữa đời và trong đời. Bởi, sống sống Đạo thực, không chỉ mỗi chu –toàn bổ phần đi nhà thờ xưng tộ, dự lễ hoặc chầu phép lành cho đủ bộ, hoặc sao đó. Nhưng, chữ “nhưng” đây mới giá trị, là sống Đạo Tình thương mà Đức Chúa vẫn dạy mỗi người, từ hồi nhỏ.

Đạo của ta là Đạo Tình Thương, tức: đem tình yêu thương đến với mọi người, trong/ngoài Đạo, trong ngoài xứ sở hoặc quan niệm sống của mỗi người.Để kết thúc câu chuyệm phiếm ở đây cho có hậu và/hoặc vui vui một chút, xin kể lại một ần nữa câu chuyện như sau:

Ở ngôi chùa kia có vị cao tăng với nhiều môn đệ.  Như mọi người bình thường, vị cao tăng biết rõ quy luật “sinh, tử” của Tạo Hóa là không có ngoại lệ.  Nay tuổi cao, sức yếu, ngài muốn tìm một người kế vị mình.  Ngặt nỗi, người kế vị chỉ cần có một, mà môn đệ thì ngài có rất nhiều.  

Vị cao tăng nghĩ ra một kế và tiến hành lựa chọn người kế vị theo kế của mình.  Cứ khoảng vài ba ngày, ngài tự đem giấu một món đồ vật và phàn nàn với môn đệ rằng, nơi đây có trộm cắp.  Ít lâu sau, vị cao tăng bỗng la lên: Trộm! Trộm! Có kẻ trộm!                                                             
           
Nghe tiếng thầy kêu, các đồ đệ đều bật dậy, vội chạy tới.  A là một môn đệ rất siêng năng, nhanh nhẹn, tháo vát, luôn quý trọng thầy, thương yêu sẵn sàng giúp đỡ bạn đồng môn, có uy tín vào bậc nhất trong các môn đệ của vị cao tăng.  A chạy đến trước tiên, hy vọng sẽ giúp thầy tìm bắt kẻ trộm.  Vừa thấy A, vị cao tăng vội túm lấy áo của A và nói lớn: “Bắt được kẻ trộm rồi.  Đây chính là hắn!”

Trước đông đảo các môn đệ, vị cao tăng tuyên bố:  A là kẻ trộm vừa bắt được và đuổi A đi.  Bị thầy đuổi, không một lời thanh minh, không một lời oán thán, A nhẫn nhục ra đi….

Ba ngày sau, A trở lại Chùa, quỳ trước vị cao tăng và nói: “Thưa thầy, hiểu được rồi”. Vị cao tăng đỡ A dậy, trong lòng rất vui vì đã lựa chọn được người kế vị xứng đáng đúng như lòng muốn.

Và người kể còn thêm thắt những lời bàn như sau:

“Điều gì đã diễn ra trong lòng của đồ đệ A trong ba ngày qua? Đó là những giờ phút độc thoại, chiến đấu, lắng nghe nội tâm, đối diện với chính mình.  Một vị “chân tu” như thầy mình, không thể nào hành động vô lý như vậy.  Thế thì, đằng sau hành động bất thường này, thầy có ý dạy điều gì?

Đồ đệ A phải nâng tâm hồn lên để suy gẫm được điều đó, để hiểu được điều đó.  Nếu không, lòng tự ái bùng lên, danh dự bị thương tổn, đồ đệ A không thể nhận ra tình thương của thầy mình. Có thể tất cả đã đổ vỡ!” (Truyện kể lại cũng phát hiện ở điện-thư vi-tính từ bạn bè)


Vấn đề ở đây, hôm nay, không phải là “tìm người kế vị bậc thày cao tang ở chùa chiền, nhà thánh cho bằng làm sao tìm được người tiếp tục sống rất “Đạo” như Đạo mình từng huấn-giáo. Nghĩ thế rồi, nay mời bạn và tôi ta đi vào vườn hoa tràn đầy những lời vàng ngọc của đấng thánh hiền mà kết thúc:

“Hãy cầu xin Đức Chúa
ban mưa vào lúc cuối
của mùa Xuân.”
(Zacaria 10: 1)


Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn hỏi mình và hỏi người
Những chuyện vẩn vơ như thế.      


                

     


                

     

No comments: