Wednesday, 20 June 2018
“Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người”
Chuyện
Phiếm đọc trong tuần 12 Thường niên năm B 24-6-2018
“Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một
người”
Chạnh lòng tôi khơi . . . bao niềm nhớ
Người nơi xa xăm phương trời ấy
Người còn buồn còn thương còn nhớ
Nắng phai rồi . . . em ơi!”
(Nguyễn
Văn Đông – Nhớ Một Chiều Xuân)
(Thư Phillíphê 1: 3-11)
Ấy
chết! “Nắng phai rồi” mà sao nghệ sĩ
nhà mình cứ nhìn
hoa lại thấy người, nhất là về
đêm? Bần đạo bầy tôi đây
thì lại khác, cũng chẳng văn hoa thi-tứ gì cho cam, thế nên hễ đã nhìn người là thấy “Văn”; hoặc,
nói như các cụ ngày xưa rày sẽ bảo:
“Văn, tức người!”
Vâng!
Ngày xưa thì thế, chứ
hôm nay lại khác. Bởi hôm nay, văn hoa/nét vẻ của “Văn, tức người”
cũng tựa như thế; tức: cũng xuất từ thuật-ngữ kỹ-nghệ máy móc/dụng
cụ, rất vi-tính.
Vâng.
Hôm nay đây, hễ nói đi thì phải nói lại, tức: nói mãi một điều để bảo rằng: “Văn,
tức người”, không là chân lý rất chính xác mà, nơi “Văn, tức người” chắc cũng có địa lý/địa-hình chuyên định-vị
con người nữa, chứ.
Không tin ư? Thôi được, bà con ta hãy cứ
để bần đạo bầy tôi đây dẫn
nhập đi vào thuật-ngữ của tự-vựng
nói ở trên cho “có đầu có đũa” theo kiểu người viết nhạc lại đã ghi thêm nhiều tiểu khúc, như sau:
“Chiều
Xuân, có một người ngơ ngác đi tìm
Một
tình thương nơi . . . phương trời cũ
Chiều
nay hoa Xuân bay nhiều quá
Chiều
tàn dần phai trên ngàn lá
Tìm
đâu bóng . . . hình ai ?
Người
vê còn nhớ . . . khúc hát
Người
yêu dấu bên bờ thành Vienne
Lòng
này còn quyến . . . luyến mãi
Đêm
Xuân dài mà đâu có hay
Chiều
nay có một loài hoa vỡ bên trời
Đợi
mùa Xuân sang tô . . . màu nhớ
Dừng
chân trông hoa Xuân hồng thắm
Buồn
tìm về tình ai đằm thắm
Giờ
vun vút trời mây . . .”
(Nguyễn Văn Đông – bđd)
À thì
ra, là thế đấy! Tình đằm thắm, nay “vun vút” trời mây” ở cố đô Huế mình như một nghệ sĩ khác lại cũng cảm-nhận được chốn miền êm ấm ấy, như sau:
“Không phải vì những điều người Huế viết
về Huế, đã làm tôi yêu Huế. Vì như vậy tôi phải yêu Hà nội hơn mới có lý. Phải
yêu Sài gòn, phải yêu Đà Lạt hơn mới phải. Vậy mà tôi yêu Huế, thỉnh thoảng gặp
lại một vài người bạn, tôi năn nỉ “mi
nói cho tau nghe chút cho đỡ “dzở”. Con
gái Huế nói như hát, dịu dàng, đi đứng khép nép, nhẹ nhàng. Có một cái gì đó thật
mong manh. Như tơ, như sương khó, như một điều không có thật trong con người của
các cô gái Huế. Tôi có cảm tưởng như họ không phải là một sự hiện hữu. Một chút
hương khói hư ảo, chập chờn. Chỉ một tiếng động khẽ dù là tiếng rơi của một chiếc
lá, cũng đủ làm tan biến đi tất cả. 13 năm qua, chỉ xin nói vài câu cho đỡ nhớ
“nhà”.
Như thế là yêu đấy, nhiều mới khổ chứ.
Dù tôi chỉ biết Huế sau Tết Mậu Thân và không quá mười lần ghé Huế. Nhưng tôi
yêu Huế bởi từ Huế tôi mới biết thế nào là tình yêu. Tôi không muốn nhắc đến những
điều đã được viết quá nhiều về một nơi chốn. Tôi chỉ muốn nhắc đến “Huế của
riêng tôi”, và như vậy cũng có nghĩa là mở ra cánh cửa kỷ niệm, của những hân
hoan, đau đớn, nhưng ước mơ không thành, những dằn vặt ám ảnh, đeo đuổi tôi suốt
13 năm qua… mười ba năm đã không thành, không nói. Thì bây giờ lẽ ra càng không
nên nói. Bởi dù có thêm 100 năm nữa “hai
mái đầu xanh giờ đã bạc” cũng chẳng còn
bao giờ gặp lại nhau. Nếu có chăng chỉ là kiếp sau.
Nhưng “tình, tưởng như đã yên mà tâm còn động vọng”.
Thì ra mười ba năm với tôi vẫn còn là cơn mộng. Chưa thoát ra được. Không thoát
ra được. Không muốn thoát ra. Cố gắng bao che, tự dối mình. Chỉ là một cơn mộng.
Đêm sẽ qua, mộng sẽ tàn. Ta sẽ tỉnh. Thấy tóc còn xanh với lời dặn “que đèo Hải
Vân nhớ cột tóc, kẻo gió bay nghe em…”(X.
Khánh Ly, Đằng Sau Những Nụ Cười, nxb
Văn Học 2015 tr. 44)
Nói
thế, há bảo rằng: “Không phải vì các bậc thánh-hiền
nói về Chúa, khiến tôi yêu Chúa. Nhưng vì nhiều sự khác, chẳng hạn như những người
tôi quen/biết hoặc thương/yêu nói về và sống thực tình thương/yêu Chúa từng sống,
đó mới là động-lực thúc đẩy to lớn này…”
Thật
ra thì, nói gần nói xa
chẳng qua nói thật thêm lần nữa, mà bảo rằng: người xưa từng nói: “Văn, tức người”. Còn hôm nay, bần đạo đây, lại xin thêm rằng: địa
hình/địa lý vẫn có lý với người đời, là như thế.
Còn,
nhà Đạo mình nhận-định thế nào
đây? Nhà Đạo mình, có đấng bậc không nói văn-hoa, thi-tứ cứ lẩn-quẩn nhưng chỉ phán. Phán, một cách chắc-nịch bằng một giảng-giải về địa hình/địa
lợi theo cách khác, mà thôi.
Khác,
là khác thế này. Vừa qua, nhà Đạo Sydney có vị đã cả gan “nín thở qua sông” viết
thư lên hỏi đấng bậc vị vọng những
câu lan man, bàn bạc thế này:
“Thưa cha,
Con có người bạn cũng khá thân theo
Chính thống-giáo Cốp-tích lại cứ muốn thuyết phục con bảo rằng đạo của cô mới
là đạo chính gốc, còn Công giáo và các nhóm/phái khác, sau Công đồng
Calxêđônia, đã ly-khai khỏi gốc/ngọn này. Vậy theo cha, con phải nói làm sao
cho cô ta hiểu đây. Xin cha giúp, con rất lấy làm cảm-kích.” (Câu hỏi đây, lại cũng từ một nữ giáo
dân hăng say, ở Úc)
Hăng
say hỏi han về lẽ Đạo, vẫn là đặc trưng/đặc-thù của nữ giới rất chuyên chăm. Thế
nhưng, câu hỏi đây, có thể nhiều vị cũng chưa rành thế nào là “Chính thống”
phái Cốp-tích, thế nào là hệ Phương Đông. Thôi thì, mời bạn và mời tôi, ta cứ
nghe đấng bậc trả lời bằng văn-mạch rất chính-xác, bài bản, như sau:
“Đức Chúa của ta đã thiết-lập Giáo-Hội
rất thánh lại đặt để thánh Phêrô ở vị-trí hàng đầu như Tin Mừng các tác-giả
Mátthêu và Gioan còn ghi chép ở Mt 16: 18-19; Gioan 21: 15-17. Giáo hội ta khi
trước, chỉ là Một và đã thuần nhất kết hiệp dưới quyền Đức Giáo Tông là Đấng có
quyền cai quản hết mọi người và cũng từng truyền-bá rộng rãi dưới triều đế-quốc
La Mã qua nhiều thế-kỷ.
Theo truyền-thống, chính thánh Mác-cô
Tin Mừng đã lập nên Giáo hội ở Alexandria, thủ-đô nước Ai-Cập vào niên biểu 42
sau Công nguyên. Mãi đến cuối thế kỷ thứ nhất, Giáo hội ta mới lan rộng xuyên
suốt nước Ai Cập.
Nhờ vào tính-cách bình-dị được lòng
dân của linh mục ở nơi này là Arius là đấng bậc khi ấy phản-bác bỏ ý-tưởng cho
rằng Ngôi Lời mặc xác phàm làm người thực sự là Thiên-Chúa Ngôi Hai, Công đồng
Nicêa được triệu-tập vào năm 325 để các Giáo-phụ giải quyết vấn đề này, ngay tức
thời.
Khi ấy, Công đồng Nicêa đã thuận theo
giáo-huấn/lập-trường của thánh Alexander của Alexandria và nhất là thánh Athanasius cũng ở
Alexandria, quyết lên án Ariuas và tuyên bố Ngôi Lời đích-thực là Thiên Chúa bởi
Thiên-Chúa, được sinh ra mà không phải tạo thành, đồng bản tính với Chúa Cha”,
như ngày nay ta vẫn quen tuyên xưng như thế ở Kinh Tin Kính vào mỗi Chúa Nhật.
Và Hội thánh Chúa ở Ai Cập đã chấp-nhận giáo-huấn của Công-đồng, kể từ đó.
Giáo hội Chúa, cũng đã chuẩn-thuận giáo-huấn
của Công-đồng Constantinople được triệu-tập vào năm 381 khi ấy cũng tuyên-xưng
tính thánh thiêng của Chúa Thánh Thần. Và năm 431, Công đồng Êphêsô cũng
tuyên-bố Đức Kitô là Đức Chúa gồm hai bản-chất thánh thiêng và con người; đồng
thời, Đức Maria là Mẹ Thiên-Chúa. Giáo-huấn của thánh Cyrillô của Alexandria đã
tạo nhiều ảnh-hưởng lên trên các tuyên-bố của Công đồng Êphêsô này.
Thế nhưng, kịp vào thời Công đồng
Calxêđônia, giáo-huấn của thánh Cyrillô lại cũng đặt nặng lên tính-chất một
ngôi-vị trên Đức Kitô đã được các Tổ phụ của Alexandria là thánh Dioscurus và
thày Dòng Eutyches giải-thích cho rõ thêm là Đức Kitô gồm có bản-chất
Thiên-Chúa và người phàm nhưng cũng vẫn là Một nằm trong một xác phàm. Giáo-huấn
đây, khi ấy được coi là thuyết Đơn nhất tính.
Các ngài nói thế phải hiểu là chính
thánh Cyrillô đã qua đời vào năm 444, thế nên ngài không thể có mặt để giải-thích
nội-dung giáo-huấn do ngài đưa ra. Thành ra, vào dịp Thượng Hội Đồng Giám mục ở
Constantinople triệu tập vào năm 448, Eutyches đã bị kết án là bè rối đạo. Ông
ta bèn chống án lên tận Rôma, nhưng Đức Lêô Đệ Nhất vẫn kết án ông và ngài cũng
đã giải-thích tín-lý đích-thực trong Tông thư mang tính-chất giáo-điều của
ngài.
Cuối cùng thì, một Công đồng khác được
triệu-tập ở Calxêđônia vào năm 451 có khoảng 600 giáo-phụ hiện-diện. Công đồng
đây, tiếp theo sau Tông-thư Giáo-điều của Đức Lêô Cả, cũng đã lên án tính
sai-trái của thuyết Đơn-nhất-tính và quyết rằng: Đức Kitô có hai bản-chất, Ngài
vừa là Đấng thánh vừa là người phàm.
Vào lúc này, Giáo hội ta ở Ai Cập
không chấp-nhận các tuyên-bố của Công Đồng. Các ngài tự thiết-lập Tòa Thượng-phụ
riêng ở Alexandria gọi Đấng làm đầu là Thượng-phụ Giáo-chủ và không còn công-nhận
quyền cai trị của Đức Giám mục thành Rôma nữa. Và từ đó, xuất-hiện Giáo-hội mà
ngày nay mọi người gọi là Giáo hội Phương Đông Cốp-tích.
Do bởi Giáo hội Ai Cập đã từng chấp-nhận
giáo-huấn của các Công đồng trước đó, và chính Eutyches cũng công-nhận uy-quyền
của Đức Giáo-chủ khi ông kháng án với ngài, nên các thành-viên Giáo-hội đây
cũng chấp-nhận giáo-huấn của Đức Giáo Hoàng Lêô và cả đến Công đồng Calxêđônia
nữa. Thành thử, rõ ràng là chính các vị ấy mới là người tách-ly khỏi Giáo hội
duy-nhất, đích-thực của Đức Kitô, chứ không phải ngược lại.
Vào lúc có Công đồng Florence năm
1442, một phái đoàn Giáo hội Chính thống Cốp-tích đã ký kết một tài-liệu chấp
nhận sự hiệp-nhất với Giáo hội Công-giáo, nhưng ở Ai Cập rất ít vị hỗ trợ việc
này, thành ra không tạo hiệu-năng gì hết. Thế rồi, vào năm 1713, Đức Thượng Phụ
Giáo hội Cốp-tích ở Alexandria một lần nữa đồng ý hiệp nhất với Công-giáo Rô
ma, thế nhưng việc này cũng không kéo dài được bao lâu.
Cuối cùng, vào năm 1824, Đức Giáo
Hoàng quyết định thiết-lập Tòa Thượng Phụ Công giáo Cốp-tích ở Alexandria cho một
số ít người Công giáo ở đấy. Và từ đó, con số các vị này gia-tăng rất nhanh.
Cũng nên biết rằng, các mối quan-hệ giữa
các Thượng-Phụ Giáo chủ Chính thống Cốp-tích và Đức Giáo hoàng lâu nay rất mật-thiết,
lúc gần đây. Cách đây rất nhiều năm, sau khi trở-thành Giáo-chủ Tòa Thượng-phụ ở
Alexandria vào tháng 10 năm 1972 Thượng-Phụ Giáo chủ Shenouda đệ Tam đã đi thăm
Đức Phao lô Đệ Lục. Đây là sự-kiện đầu tiên có một Thượng phụ Giáo chủ
Alexandria làm thế kể từ ngày Giáo hội ly khai từ năm 451.
Tháng 5/1973, ngài đã thảo một
tuyên-ngôn về bản-chất Đức Kitô có sự sự đồng-thuận của Giáo hội Công giáo, và
các Giáo hội Chính thống Phương Đông. Đây cũng là bước tiến quan-trọng tiến tới
việc tái-thiết sự hiệp-nhất giữa những người Đạo Chúa nói chung. Và, tháng Năm
2013, Đức Thượng Phụ Giáo Chủ thay thế cho Thượng Phụ Shenouda Đức Giáo chủ
Tawadros đệ Nhị đã có cuộc họp thân-mật với Đức Giáo Hoàng Phanxicô ở Rôma.
Dù sao đi nữa, ta cũng nên thêm lời
nguyện cầu cho công cuộc hiệp-nhất các Giáo-hội quan-trọng để rồi vào một ngày
rất sớm, sắp tới, toàn-thể Giáo-hội theo đủ mọi thể-chế, một lần nữa, sẽ có thể
trở nên một trong Đức Kitô.” (X.
Lm John Flader, Question Time: Coptic
Orthodox and Catholics, The Catholic Weekly 29/6/2014, tr. 22)
Về
thời gian, thì: thông tin này có vẻ hơi bị cũ xưa một đôi chút. Nhưng về thực-tế,
rất có thể xảy ra điều mà bài hát ở trên từng vang lên câu ca, mà rằng:
“Chiều
nay thấy hoa cười chợt nhớ một người”
Chạnh
lòng tôi khơi . . . bao niềm nhớ
Người
nơi xa xăm phương trời ấy
Người
còn buồn còn thương còn nhớ
Nắng
phai rồi . . . em ơi!”
(Phạm Duy/Lê Lan – bđd)
Và cứ thế, mọi người ở
đây, hôm nay, hát cùng nhau cất lên tiếng hát, rất cao rằng:
“Chiều
Xuân, có một người ngơ ngác đi tìm
Một
tình thương nơi . . . phương trời cũ
Chiều
nay hoa Xuân bay nhiều quá
Chiều
tàn dần phai trên ngàn lá
Tìm
đâu bóng . . . hình ai ?
Người
vê còn nhớ . . . khúc hát
Người
yêu dấu bên bờ thành Vienne
Lòng
này còn quyến . . . luyến mãi
Đêm
Xuân dài mà đâu có hay
Chiều
nay có một loài hoa vỡ bên trời
Đợi
mùa Xuân sang tô . . . màu nhớ
Dừng
chân trông hoa Xuân hồng thắm
Buồn
tìm về tình ai đằm thắm
Giờ
vun vút trời mây . . .”
(Nguyễn Văn Đông – bđd)
Sự
thật thì, một khi các đấng bậc nhà Đạo
cứ luôn nghe hát những câu tương-tự, hẳn rồi cũng sẽ tìm ra câu trả lời cho
đích-đáng cho chuyện “vun vút trời mây” đầy tình mến. Bởi nếu không, sẽ chẳng có ai
lại chịu ra nhà thờ để hỏi han các đấng, rất nhiều điều này/khác.
Còn
lại đây, là chuyện ngoài đời, nơi phòng mạch bác sĩ, lại cũng có những hỏi han,
lan man nhiều suy tưởng khiến bà con ta cứ kể cho nhau nghe câu truyện khá tàn
tàn, như sau:
-Dạ thưa bác sĩ, bệnh của em không đến
nỗi tệ, đôi lúc cứ như giả vờ ấy, nhưng sao em vẫn không yên tâm. Thú thật với
bác sĩ, tối tối khi lên giường ngủ, em luôn có cảm giác như có đứa nào đó tìm
cách chui dưới gầm giường của em, làm chuyện gì đó em cũng chẳng biết…. Nghĩ thế
nên, em bèn…
-Thế, sau đó thì sao?
-Thì sao ấy à? Thì, em lại phải ra khỏi
giường ngồi thụp xuống ngó vào đó xem có ma nào ẩn núp ở đó không … Thấy chẳng
có ma mãnh nào hết, nên em bèn leo lên giường lại… cứ thế chuyện này kéo dài suốt
cả đêm. Vậy, hôm nay em nhờ bác sĩ xem có thể làm gì để chấm dứt chuyện ấy
không!…
-Thôi được… có thể đây là ám ảnh gì đó
thôi… để tôi coi xem nào… Tôi nghĩ, có lẽ mỗi tháng cũng nên bỏ ra ít là ba buổi
chẩn đoán trong suốt bốn năm trời mới triệt được căn bệnh… Mỗi buổi khám tốn ít
nhất 60 Eurô, tức: mỗi tháng mất 180 eurô, một năm tốn 2,160 eu rô và tổng cộng
chừng 8,640 eurô là triệt nòi căn bệnh thôi…
-Bác sĩ để em tính xem có bõ công trả
số tiền ấy không đã nhé…
Sáu tháng sau, bác sĩ tâm thần gặp lại
bệnh-nhân bèn hỏi:
-Sao mãi không thấy trở lại cho tôi
tái khám gì hết vậy?
-Dạ, em cứ tính toán mãi là… nếu đưa cho bác sĩ chữa, em phải tốn hết
8,640 eurô… trong khi anh chàng giao bánh pizza đã lo cho em chỉ mất có 30 eurô
thôi…
-Anh chàng giao bánh pizza chữa được bệnh
này mà chỉ mất có 30 eurô thôi sao? Hắn ta làm cách nào mà hay thế?
-Dạ. Anh ta khuyên em cưa cái chân giường
đi là xong… Và, em đã làm thế đấy… Cảm ơn Bác sĩ đã quan-tâm hỏi han…” (Truyện kể do bạn bè gửi qua điện thư,
mới đây thôi.)
Vâng.
Kể truyện chữa trị này nọ trên thực tế ngoài đời hay trong Đạo, chỉ như thế. Tức
có nghĩa, với người thời nay, thì tính toán sao cho vừa túi tiền, thì mọi chuyện
cũng đều có thể giải quyết được hết, chí ít là chuyện đạo/đời, ở đâu đó.
Chuyện
ở đâu đó, cũng vẫn là chuyện phiếm kể lại cho mọi người nghe chỉ để mua vui
cũng được một vài phút giây phù du, chóng vánh, chốn nợ đời.
Chuyện
đời hay chuyện nhà Đạo, có lẽ và có thể chỉ như thế, hoặc hơn thế cũng không
sao. Miễn là, có đấng bậc “cao tay ấn” giải-quyết là xong ngay.
Nghĩ
lại, mới thấy mọi chuyện đều đã được báo trước ở đâu đó, như chuyện đạo được bậc
thánh-hiền từng nói về tình thân thương giữa mọi người, rằng:
“Tôi cảm tạ Thiên Chúa của tôi, mỗi lần
nhớ đến anh chị em.
Tôi luôn vui sướng mỗi khi cầu nguyện
cho anh chị em hết thảy,
vì từ buổi đầu cho đến nay,
anh chị em đã góp phần vào việc rao giảng
Tin Mừng.
Tôi tin chắc rằng:
Đấng đã bắt đầu thực hiện nơi anh chị
em một công việc tốt lành như thế,
cũng sẽ đưa công việc đó tới chỗ hoàn
thành
cho đến ngày Đức Kitô Giêsu quang lâm.
Tôi có những tâm tình như thế đối với
tất cả anh chị em,
đó là điều hợp lý,
bởi vì tôi mang anh chị em trong lòng
tôi…
Khi tôi bị xiềng xích, cũng như lúc
tôi bênh vực và củng cố Tin Mừng,
anh chị em đều thông phần vào ân sủng
tôi đã nhận được.
Có Thiên Chúa làm chứng cho tôi: tôi hết
lòng yêu quý anh chị em tất cả,
với tình thương của Đức Kitô Giêsu.”
(Thư
Phillíphê 1: 3-11)
Chung
vui hiệp lòng thương mến như thế, là sống thực Nước Trời ở mọi nơi. Cả trong
cõi đời đầy chuyện, hôm nay nữa. Thế đó, là những giòng phiếm luận và phiếm “loạn”
vào buổi rỗi rảnh, hôm nay và sau này. Mỗi thế thôi.
Trầng Ngọc Mười Hai
Vào những giờ phút
chỉ muốn hợp lòng tri ân
hết mọi người.
Ở đời.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment