Sunday, 12 November 2017
“Thăm thẳm chiều trôi,”
Chuyện
Phiếm đọc trong tuần 31 thường niên năm A 05/11/2017
“Thăm thẳm chiều trôi,”
khuya anh đi rồi, sao trời đưa lối.
Khi thương mến nhau, hai người hai ngả
tránh sao bồi hồi.
Hẹn gặp nhau đây, đêm thâu lá đổ,
sương giăng kín mờ, nhạt nhòa ước mơ.
Đã gặp nhau rổi, sao em không nói,
sao em cúi mặt, em giận hờn anh chăng?.”
(Trần
Thiện Thanh – Tạ Từ Trong Đêm)
(Mc 9: 14-15)
Tạ từ
vào giờ nào, sao không buồn? Khi đã “thăm
thẳm chiều rơi” rồi, thì người anh
kia cũng đi mất đất, đó là chuyện thường ở huyện luôn thấy “trời đưa lối”, “tránh sao bồi hồi”. Nhưng rồi, anh lại hát:
“Anh
hiểu rồi đây khuya nay
em
về trăng gầy soi bóng,
Nên
em cúi mặt
ngăn
giòng nước mắt phút giây tạ từ.
Đừng
buồn nghe em,
tuy
anh biết rằng
xa
xôi vẫn làm tâm tư héo mòn.
Nếu
em đã trọn thương anh xa vắng,
Xin
em chớ buồn
cho
nặng lòng chinh-nhân.
Nếu
em biết rằng
có
những người đi đấu tranh chưa về.
Mang
lời thề lên miền sơn khê.
từng
đêm địa đầu hun hút gió sâu.
Nếu
em đã gặp mẹ già
thương
con khấn nguyện đêm rằm.
Vợ
yêu chồng đan áo lạnh từng đông.
Thì
duyên tình mình có nghĩa gì không?
Anh
hỏi một câu
khi
trong đêm dài vọng về tiếng súng
Sao
em cúi mặt
không
nhìn đôi mắt hứa thương em trọn đời.
Đầu
đường chia phôi anh không nói gì,
Nên
phong kín lời hẹn tình lứa đôi.
Nếu
anh có về khi tàn chinh chiến,
Xin
em cúi mặt dấu lệ mừng nghe em.”
(Trần Thiện Thanh – bđd)
Lại
như thế sao? Ai cho Anh tình yêu ư? Thứ tình “Của ngày thơ ngày mộng” ư? Hỏi ai trồng khoai đất này bây giờ. Câu
hỏi này, chắc cũng nên chuyển cho nhiều người được biết, trong đó có tôi và bạn,
là những người đang đọc giòng chữ nghĩa này, ở đây.
Thôi
thì, nay đề-nghị bạn và tôi, ta nghe tiếp bài hát “trứ danh” trích ở trên, để rồi
sẽ tính. Bài hát trên, có ca-từ nghe hơi lạ, rất như sau:
“Nhưng
biết chỉ là mơ ...
Nên
lòng nức nở,
thương
còn đi chứ yêu thì chưa đến
Nên
gọi tên tình chưa đỗ bến,
(biết)
nẻo mô mà tìm?
Nằm
nghe cô đơn,
thoáng
bước trong buồng
Giá
buốt về tìm,
sao
rơi cuối đêm
Nhà
vắng mang nhiều cay đắng,
xua
hồn đi hoang.”
(Trần Thiện Thanh – bđd)
Ố là
là, toàn những chữ và chữ. Hết nói: “nằm
nghe cô đơn”, rồi lại thấy “giá buốt về tim”, “sao rơi về đêm”, “xua hồn
đi hoang” Ôi chao là âm-nhạc! Những âm
và nhạc như thể “Cho tôi tình yêu”, “để
làm duyên nụ cười.” Nhưng chưa hết, còn mấy đoạn sau đây, rất ư là “nhức nhối”:
“Ai
cho tôi tình yêu,
để
làm duyên nụ cười.
Tôi
xin dâng tình tôi trọn đời,
người
ơi người,
xin
đừng e ấp,
làm
tim nghẹn ngào ....”
(Trần Thiện Thanh – bđd)
Cho
gì thì cho. Có “cho đi tình yêu” nhiều
lắm, rồi cũng sẽ “nghẹn ngào”, “e ấp” đấy
hỡi người. Vâng. Chuyện “cho đi tình yêu”
ở đời, thường là như thế. Còn chuyện “cho đi lòng đạo” ở nhà Chúa, lại sẽ khó
hơn nhiều. Để minh-xác chuyện này, thiết nghĩ bạn và tôi cứ thử để mắt đọc
giòng chảy đầy những chữ ở Kinh Sách vẫn bảo rằng:
Khi Đức Giêsu và ba môn đệ trở lại với
các môn đệ khác,
thì thấy một đám người rất đông đang
vây quanh các ông,
và các kinh sư tranh-luận với các ông.
Thấy Đức Giêsu, lập tức tất cả đám
đông kinh-ngạc.
Họ chạy lại chào Ngài.
Ngài hỏi các môn đệ:
"Anh em tranh-luận gì với họ thế?"
(Mc
9: 14-15)
“Tranh-luận gì với họ thế?” có thể là câu
hỏi để đời, cho mọi người. Tức: những người trong đời chỉ muốn tranh-cãi và biện-luận
với nhau suốt đời. Chi bằng, ta cứ mời nhau nghe câu truyện kể rất dễ nhớ đời
mà đối xử với nhau cho phải phép, mà rằng:
“Thuở xưa
có ông vua hiền đức nọ, cai trị rất công bằng, dân chúng trong nước sống thanh
bình. Một hôm, qua đề-nghị của cận-thần tả/hữu, vua triệu-tập tất cả trưởng lão/tôn
túc của các tôn giáo trong nước. Khi tất cả có mặt đầy đủ, vua nói:
-Thưa các vị giáo chủ, hôm nay ta
mời các vị tới đây bàn luận vì ta muốn chọn một Ðạo trong các Ðạo để tôn làm
quốc-giáo. Ta tin-tưởng rằng các vị đều sáng-suốt nhận-định, thế nên xin các vị
bàn bạc với nhau tìm ra cho ta Ðạo nào hay nhất, đáng hưởng ân-phúc của hoàng
gia. Ðạo nào cũng được, miễn sao mọi người đều kính phục, không ai được bắt bẻ
hay chối bỏ.
Qua nhiều năm trời, mà nhà vua
vẫn chưa có được câu trả lời, bởi ai cũng cho rằng Ðạo của mình là hay nhất, trong
khi người khác lại không chịu như thế. Mọi người cứ thế tranh luận giằng co hết
năm này sang tháng nọ. Một hôm, có vị hiền-triết nọ đi qua ghé thăm nước của
nhà vua ấy. Sau khi nghe chuyện, ông ta cố đi tìm cho bằng được Ðạo-giáo hay
nhất nhưng chưa thấy, bèn chạy đến xin lĩnh ý nhà vua:
-Tâu bệ hạ, bầy tôi đây có thể
chỉ cho bệ hạ một Ðạo hay nhất mà không ai có thể bắt bẻ hay chối bỏ được.
Vua nghe thế, rất đỗi vui mừng vì
hy vọng của mình sắp được toại nguyện sau nhiều năm mòn mỏi trông đợi.
-Thật vậy sao! Xin hiền-triết nói
cho ta nghe ngay lập tức. Ta đã chờ giờ phút này quá lâu rồi!
-Xin bệ hạ kiên nhẫn hơn một
chút. Bầy tôi sẽ tiết lộ cho bệ hạ tên của Ðạo này ở một nơi thật yên tĩnh,
vắng vẻ. Ðúng trưa mai xin hẹn bệ hạ ở bờ sông Hằng, chúng ta sẽ vượt sông qua
bờ bên kia và ở đó tôi sẽ nói cho bệ hạ biết tên của Ðạo này.
Sáng hôm sau, đúng hẹn, vua và vị
hiền-triết gặp nhau trên bờ sông Hằng. Vua ra lệnh cho chiếc thuyền nọ đến gần
để chở hai người sang bờ bên kia. Khi thuyền đến gần, vua sửa soạn bước lên thì
vị hiền-triết chặn lại, bảo rằng ông ta muốn khám xét chiếc thuyền coi có tốt
và bảo đảm không.
-Chiếc thuyền này không được vì
có miếng ván bị nứt ở dưới đáy, nước có thể tràn vào, vị hiền-triết thưa.
Vua lại gọi chiếc thuyền khác đến.
Sau khi khám xét, vị hiền-triết thấy có vài miếng ván bên hông thuyền hơi lỏng lẻo
vì sút đinh. Nhà vua lại gọi một chiếc khác. Sau khi khám xét kỹ càng, vị hiền-triết
lại từ-chối vì nước sơn của thuyền đã bị tróc.
Cứ thế, vua gọi hết thuyền này
đến thuyền khác, chiếc nào vị hiền-triết cũng phát-giác ra được khuyết-điểm.
Dần dà nhà vua không còn kiên nhẫn nữa. Chiều đã qua, hoàng hôn sắp đến. Sau
cùng vua không nhịn được nữa bèn phán:
-Này nhà hiền-triết! Từ trưa tới
giờ, ta đã gọi biết bao thuyền, chiếc nào ông cũng từ chối hết. Xin hỏi ông,
thuyền tróc sơn một chút hoặc thiếu vài cái đinh thì đã sao? Nó vẫn đưa mình
qua sông được kia mà! Sao ông để ý đến những khuyết điểm nhỏ nhặt, vậy.
Bấy giờ vị hiền-triết bèn nhìn
vua một chốc, rồi ôn-tồn nói:
-Bệ hạ tự thấy rằng dù có vài
khuyết điểm nhưng tất cả các thuyền kia đều có thể đưa mình qua sông được. Cũng
thế, tất cả mọi Ðạo trong nước bệ-hạ đều giống các chiếc thuyền kia. Ðạo nào
cũng có thể đưa bệ hạ nhập với Thượng đế. Ði tìm khuyết điểm của nhiều Ðạo khác
nhau, là điều vô ích, thiếu sáng suốt. Bệ hạ hãy về lo việc triều đình, tiếp
tục lấy đức trị dân và bình đẳng tôn trọng tất cả mọi Ðạo-giáo xem Ðạo nào cũng
như Ðạo của chính mình vậy.
Nghe xong, vua liền phủ-phục dưới
chân vị hiền-triết đảnh lễ. Khi ngẩng lên, vua sung sướng cảm thấy mình thực sự
thấm nhuần minh triết. (Thích
Trí Siêu trích từ sách “Ðạo Gì”)
“Đạo nào cũng như Đạo của mình”, đó không chỉ là phán-quyết rất không
tồi, nhưng còn là nhận-xét khá tinh-tế. Cũng tinh-tế, như thể phán và quyết của
đấng bậc vị vọng ở Sydney qua hỏi/đáp sau đây:
“Thưa Cha,
Vừa qua, con có nghe một người lại cứ
quả quyết rằng nguyên-tắc về hiệu quả lưỡng-nguyên là cách giải-quyết vấn-đề lưỡng-nan
đạo-đức. Con đây, chưa từng nghe những chuyện như thế bao giờ. Vậy, có thể nào
xin cha giải-thích để con được am-tường?” Câu hỏi của một người thường xuyên theo dõi mục giải-đáp
trên báo Đạo)
Thường
xuyên đọc báo hay không, hễ cứ hỏi, là đấng bậc chắc chắn sẽ giải mã ngay tức
thời. Bởi lẽ, nghề của “chàng” là như thế. Và chỉ mỗi thế, mà thôi. Và câu trả-lời
của đấng bậc, sẽ như sau:
“Như anh/chị vừa cho biết, nguyên-tắc
giải-quyết vấn-đề lưỡng-nguyên ở đây là cách giúp ta giải-toả những rắc rối/khó
xử trong đời người, theo cách rất bổ ích.
Lý-do để ta gọi là hiệu-quả lưỡng-nguyên
vì nó qui về tình-huống có hành-vi nào đó diễn ra có thể đem lại hiệu-quả xấu/tốt,
khiến người trong cuộc rơi vào tư-thế cũng khó xử.
Hầu hết các tình-thế tiến-thoái lưỡng-nan
về đạo-đức/chức-năng đều kéo theo tình-huống tốt/đẹp đồng thời cũng kèm theo tình-trạng
xấu xa/tồi-tệ nữa. Bởi thế nên, nguyên-tắc ở đây cũng hữu-dụng để ta dễ giải-quyết
chúng, cách xuyên suốt.
Ví-dụ điển-hình thường thấy ở sách
giáo-khoa, là: trường-hợp nữ-phụ đang mang thai lại được chẩn-đoán nhuốm bệnh ung-thư
tử-cung. Chị được bảo là triệu-chứng này ở vào thời kỳ cuối bắt buộc chị phải cắt
bỏ tử-cung càng sớm càng tốt, mới sống sót. Chị không thể chờ đợi phẫu-thuật
cho đến khi cháu bé chào đời. Hậu-quả tốt đẹp là nếu giải-phẫu thì chị sẽ được cứu
sống. Còn chuyện hậu-quả xấu-xa/tồi-tệ là: trường-hợp cháu bé sẽ phải chết. Vậy
câu hỏi ở đây, là: chị có quyết-định tiến tới giải-phẫu bất chấp mọi hậu-quả không?
Trên nguyên-tắc, phải thực-hiện ba điều-kiện,
nếu muốn xúc-tiến hành-động để có thể biện-minh về luân lý. Ba điều-kiện ấy,
như sau:
Thứ nhất, việc xúc-tiến hành-động phải
tốt đẹp về mặt luân-lý hoặc ít ra cũng khá tốt. Điều đó có nghĩa: tự thân,
hành-động xúc-tiến phẫu-thuật không thể là chuyện xấu xa, như: giết người, ngoại
tình hoặc trộm cắp… bao giờ hết. Ở đây, việc cắt bỏ cơ-phận đã nhiễm bệnh khỏi tử-cung
của nữ-phụ bị bệnh, là hành-vi tốt đẹp về mặt luân-lý/đạo-đức. Giả như, nữ-phụ ấy
không mang thai, sẽ không thành vấn-đề dù chị quyết-định xúc-tiến cuộc giải-phẫu.
Thứ hai là, ý-định xúc-tiến sự việc đều
phải là việc tốt đẹp, mới được. Ở đây, ý-định cứu-vãn sự sống của người nữ-phụ
bằng cách cắt bỏ tử-cung người bệnh ngặt-nghèo, thì đây là ý-định tốt. Sự việc lại
sẽ khác hẳn, nếu đương-sự hài lòng với phẫu-thuật, do bởi hành-động này sẽ chấm-dứt
sự sống của đứa con chị, đồng thời khiến chị sẽ không thể có con trong
tương-lai, tức có nghĩa: những gì khiến chị suy-nghĩ tìm cách giải-quyết, là chứng
bệnh ung-thư hiện đang làm cho sự việc trở nên dễ dàng hơn, đối với chị.
Đây có thể là ý-định xấu. Nhưng, giả
như chị than-phiền về việc bé em của chị sẽ phải chết và chị không còn khả-năng
có con được nữa trong tương-lai, như thế tức là chị đã có ý-hướng tốt rồi.
Thứ ba nữa, đây phải có lý-do xứng-hợp
mới có thể xúc-tiến hành-động. Nói cách khác, phải có sự tương-xứng thích-đáng
giữa hiệu-quả tốt với hệ-luỵ xấu. Hiệu-quả tốt đây, là: cứu cho người mẹ được sống,
tức: tương-xứng với cái chết của trẻ bé. Và như thế, người mẹ mới dám xúc-tiến
cuộc giải-phẫu được.
Giả như chị không chịu xúc-tiến giải-phẫu,
thì cả chị lẫn bé em đều sẽ chết. Nên nhớ: đây không là hành-động trực-tiếp phá
thai. Nhưng, chỉ là việc cắt bỏ dạ con đã nhuốm ung-thư là căn-bệnh khiến tử-cung
người phụ-nữ không thể tồn tại, đành phải chết. Và, đây được coi là hành-động
phá-thai cách gián-tiếp, thôi.
Tôi còn nhớ trường-hợp cách nay nhiều
năm, là chuyện: nữ-phụ nọ đã có thai được 4 tháng rưỡi rồi, nhưng chị lại bị chứng
ói mửa nghiêm-trọng mà khoa-học gọi là: “chứng sung-huyết nghiêm-trọng”, nên chị
không có khả-năng giữ thức ăn đưa vào bụng và vì thế cứ đi dần vào cõi chết. Rõ
ràng là, cơ thể chị không thể đối-đầu với chuyện mang thai được nữa và chỉ còn
cách duy-nhất muốn cứu sống chị, là phải cắt bỏ tử-cung đã nhuốm bệnh, không tài
nào tồn-tại được nữa.
Nếu áp-dụng 3 điều-kiện nguyên-tắc về
hiệu-quả lưỡng-năng, thì rõ ràng chỉ mỗi hai điều kiện cuối là còn chấp-nhận được,
trong khi đó thì điều-kiện đầu-tiên là không thể được. Ở đây nữa, việc ta phải
làm, là: cắt bỏ thai-nhi một cách gián-tiếp, tức: sự xấu đã nằm ở đó, rồi.
Có điều là: nữ-phụ nói đây lại là y-tá
theo đạo Công-giáo nên chị hiểu/biết rất rõ thế nào gọi được là có hoặc không
có chuyện phá thai một cách gián-tiếp. Và, chị chọn lựa sẽ không làm thế; do đó,
chị và cháu bé đều phải chết. Thế nhưng, khi trước có lần chị từng tuyên-bố là:
chị không muốn giết chết thai-nhi đồng thời lại muốn cứu sống sinh mạng chỉ
mình chị, thôi.
Có lẽ, giải-pháp thoả-đáng cho trường-hợp
này, nếu nó xảy ra hôm nay, là: ta cố chờ chừng vài tuần-lễ nữa để xem tử-cung
người mẹ tương-lai xem có hy-vọng sống sót không, sau đó mới tiến tới sinh đẻ.
Giả như cháu bé không sống sót, thì ít ra cũng tạo cho bé có được cơ-hội, cũng
là hy-vọng.
Mọi việc nói trên, đều là những
khó-khăn trong chọn-lựa giải-pháp luân-lý/đạo-đức, và con người không nênphê-phán
những ai từng làm thế. Tuy nhiên, điều thấy rõ là: con người không thể làm điều
xấu xa/ác độc với lý-do là để có sự tốt đẹp từ đó.
Nói tóm lại, nguyên-tắc hiệu-quả lưỡng-nguyên
có thể rất hữu-ích giúp ta giải-quyết vấn-đề luân-lý/đạo-đức trong tình-thế tiến-thoái
lưỡng-nan trong đó mọi người phải đứng trước chọn lựa có liên-quan đến việc gây
ảnh-hưởng tốt/xấu trong đời người.
Điều cần nhớ về 3 điều-kiện nói trên là:
ta cần tham-khảo thêm ý-kiến của người khác, nếu có điều gì còn ngờ-vực.” (X. Lm John Flader, “Evil consequences but not of evil intent”, The
Catholic Weekly 23/7/2017, Question Time
tr. 23)
Nói chuyện
luân-lý/đạo đức như ở trên, chỉ để nói lên rằng: trong đời người, nhiều việc
nhìn qua cứ tưởng dễ, nhưng khi tra tay hoặc khi đã ở trong cuộc, rồi mới thấy.
Và,
có nhiều chuyện cũng liên-quan đến vấn-đề đặt ra, thật cũng khó mà giải quyết.
Hệt như bài ca trích-dẫn ở trên, vẫn hát rằng:
“Thăm
thẳm chiều trôi,”
khuya
anh đi rồi, sao trời đưa lối.
Khi
thương mến nhau, hai người hai ngả tránh sao bồi hồi.
Hẹn
gặp nhau đây, đêm thâu lá đổ,
sương
giăng kín mờ, nhạt nhòa ước mơ.
Đã
gặp nhau rổi, sao em không nói,
sao
em cúi mặt, em giận hờn anh chăng?”
Và,
câu tiếp vẫn nhắc nhở anh và em rằng:
“Anh
hiểu rồi đây khuya nay em về trăng gầy soi bóng,
Nên
em cúi mặt ngăn giòng nước mắt phút giây tạ từ.
Đừng
buồn nghe em,
tuy
anh biết rằng xa xôi vẫn làm tâm tư héo mòn.
Nếu
em đã trọn thương anh xa vắng,
Xin
em chớ buồn cho nặng lòng chinh-nhân.
Nếu
em biết rằng
có
những người đi đấu tranh chưa về.
Mang
lời thề lên miền sơn khê.
từng
đêm địa đầu hun hút gió sâu.
Nếu
em đã gặp mẹ già
thương
con khấn nguyện đêm rằm.
Vợ
yêu chồng đan áo lạnh từng đông.
Thì
duyên tình mình có nghĩa gì không?
Anh
hỏi một câu khi trong đêm dài
vọng
về tiếng súng
Sao
em cúi mặt
không
nhìn đôi mắt hứa thương em trọn đời.
Đầu
đường chia phôi anh không nói gì,
Nên
phong kín lời hẹn tình lứa đôi.
Nếu
anh có về khi tàn chinh chiến,
Xin
em cúi mặt dấu lệ mừng nghe em.”
(Trần Thiện Thanh – bđd)
Trần Ngọc Mười Hai
Với những câu hỏi trong đời
Nhiều lúc cũng khó nói
Khó trả lời
Bằng ngôn-ngữ
Của người đời.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment