Sunday, 26 November 2017

“Ngoài ấy tuổi xuân lạnh, rét căm lòng cỏ hoa”,



Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ nhất mùa Vọng năm B 03/12/2017

“Ngoài ấy tuổi xuân lạnh, rét căm lòng cỏ hoa”,
Em nhìn mây không cánh, Bay về phương trời xa
Nghẹn ngào em thầm hỏi, Người đi có nhớ nhà
Nghẹn ngào em thầm hỏi: Người đi có nhớ nhà...?
(Phạm Duy – Tâm Sự Gửi Về Đâu)

(Gioan 12: 42-43)

Đồng giọng với tác giả họ Phạm ở bài hát trên, hôm nay bần đạo bầy tôi cũng có một “Tâm sự (không biết) gửi về đâu?” Tâm sự này, bần đạo bầy tôi đây vừa bắt chụp từ một bài viết rất ư là hợp ý/hợp tình với người mình, bèn đưa ra trình làng ngay trước khi viết. Bài trình làng, như thế này:

“Hôm bữa xem xong bài phát biểu nhậm chức của lãnh tụ vĩ đại Donald Trump, tinh thần ái quốc của tui bỗng bùng lên mạnh mẽ.

“Phải xài hàng Mỹ!”…Tui liên tục lẩm bẩm lời ông Trump một mình…đúng rồi, mình phải xài hàng Mỹ thì người ta mới mướn người Mỹ được, mà nếu người Mỹ nào cũng có việc làm thì nước Mỹ chắc chắn sẽ vĩ đại trở lại.

Nói là làm, sáng bữa đó ngay khi bà xã vừa đi làm, tui dạo một vòng bếp của bả, đầu tiên tui lật đít cái microwave lên và thấy ngay dòng chữ đáng ghét Made in China, thế là tui rút dây điện rồi cho nó nằm ra sân cái ạch.

Kế đến là cái nồi cơm điện Made in Japan cũng chung số phận dù có hơi tiếc, rồi mấy cái chảo không dính của Hàn Quốc cũng bị tui biến cho thành rác không chút ngần ngừ...

Mớ chén bát và đũa tre cũng của Tàu…rác ngay tắp lự, chai nước mắm của Thái? suy nghĩ chút rồi cũng rác, nước tương Maggi của Pháp? hơi đắn đo vì mùi vị nó rất ngon, nhưng cuối cùng tôi cương quyết vì một nước Mỹ vĩ đại nên cũng ra tay biến nó thành rác một cách hết sức lạnh lùng.

Mở tủ lạnh thấy bà xã để sẵn một miếng cá hồi của Na-Uy chắc để chiều nấu cho thằng con, đụng tới đồ của thằng con cưng của bả tui hơi nhát tay, nhưng rồi lòng ái quốc cuối cùng vẫn thắng, mớ tôm sú của Brazil, mấy trái bơ của Guatemala, nửa trái sầu riêng của Mã Lai…cùng vài thứ linh tinh khác trong tủ lạnh được tui dọn thẳng vô luôn bao rác.

Vác một bao rác khệ nệ ra khỏi nhà, tui tiện tay lôi luôn bộ bàn ghế mới mua cho thằng nhỏ ngồi ăn cơm, cùng đống đồ chơi cũ có mới có của nó mà hầu hết là hàng China đem ra luôn. Tui chất đống mọi thứ bên lề đường trước nhà để hễ ai đi ngang qua mà muốn thì họ mang đi luôn cho khuất mắt.

Xong xuôi tui phủi tay khoái trá nhìn căn phòng rộng rãi hẳn ra vì hầu như chẳng còn thứ gì. Tui hồ hởi phóng xe đi tìm mua lại những thứ đã liệng bỏ để thay thế và lần này tui dứt khoát phải là hàng Made in USA tui mới chịu. Đầu tiên tui ghé Walmart nhưng thiệt cái chợ này làm tui giận hết sức bởi vì cha chủ chợ này chẳng có chút lòng ái quốc nào, bởi gần cả giờ đồng hồ lục lọi trên các kệ hàng của cái chợ rộng mênh mông vậy mà tui kiếm không ra một món gì làm ở Mỹ cả. Từ cái Microwave, nồi cơm điện, mấy cái chén, cho tới đồ chơi của thằng nhỏ tất tần tật đều Made in China…tui thất vọng vô cùng, cuối cùng đành phải rời Walmart với mỗi bịch tôm sú đánh bắt ở vùng Louisiana…

Vòng sang Costco, rồi BJ, xong lại Bed Bath and Beyond cùng mấy chỗ bán lẻ linh-tinh khác mất mấy tiếng đồng hồ mà tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Tui chán nản định ghé chợ Tàu rồi qua chợ Việt nhưng rồi sực nhớ là ở mấy cái chợ này chả bao giờ bán thứ gì làm ở Mỹ cả, thế là lủi thủi lái xe đi về sau khi mất hết nửa ngày lùng sục.

Về tới nhà, giật mình vì đống rác vừa chất ra vệ đường lúc sáng giờ sạch sẽ không còn một món, tui thầm nghĩ: “Chít mịa rồi! tối nay không có nồi nấu cơm lấy cơm đâu cho thằng con ăn?” Thế là lật đật chui vào garage lục tới lục lui một hồi, may phước ông bà ông vãi cuối cùng cũng kiếm được mấy cái nồi và chảo cũ Made in USA nặng trịch đã liệng bỏ từ thời cố lũy cố lai nào rồi, chợt nhớ mang máng hình như mấy cái nồi này lúc mới qua Mỹ được mấy bà Mỹ trong nhà thờ cho đem về xài tạm trong lúc chưn ướt chưn ráo chưa có xu teng dính túi để mua bất cứ cái giống gì.
Chiều hôm đó bà xã bước vô nhà, câu đầu tiên bả vui vẻ:
-Ủa nhà hôm nay sao rộng rãi thoáng mát vậy?
Tui hân hoan khoe:
-Ừ... anh dọn dẹp từ sáng giờ đó cưng.
Bả nhanh nhẹn cất áo khoác xong hăm hở vào bếp, nhưng rồi bả sững lại:
-Ủa, nồi cơm điện đâu?
-Anh liệng rồi.
Bả nhìn tui tròn xoe mắt:
-Sao liệng?
-Không phải đồ Mỹ, từ nay trong nhà này chỉ xài hàng Mỹ thôi.
Bả trợn mắt nhìn tui trân trân như thể tui là con người tuyết trong rừng thẳm Hy Mã Lạp Sơn vừa mới bị người ta phát hiện và bắt về với thế giới văn minh lần đầu tiên, nhìn tui một hồi rồi bả quay sang nhìn vào cái sóng chén rỗng, rồi chỉ tay qua chổ cái microwave giờ cũng trống hoác, chổ để chai nước tương nước mắm, xong bả vẫn lặng im không nói gì mà chỉ hầm hầm mở cửa tủ lạnh ra rồi ngó trừng trừng vào cái tủ lạnh trống không. Bả nhìn vào đó một hồi rồi từ từ quay lại nhìn tui, tui thấy ánh mắt bả từ từ long lên, hai má bắt đầu đỏ phừng phừng, môi giật giật liên tục trong khi vẫn chưa thèm nói một câu nào..

Tui chột dạ nghĩ thầm "Chít mịa.!…cái này người ta gọi là hiện tượng núi lửa trước khi phun, bao nhiêu hơi nóng nó dồn nén hết lên bề mặt trái đất đặng chuẩn bị làm một phát long trời lở đất khói lửa mịt mù đây... Tui bắt đầu lùi từ từ ra phía cửa thì cũng vừa lúc đó thằng con từ trong phòng chạy ra.

Daddy…đồ chơi... đâu?...Daddy…đồ chơi... đâu? con muốn chơi…oa oa oa… nó gào lên.

Nghe tiếng gào của thằng con, tui biết miệng núi lửa đã mở và thời khắc nó bùng nổ đã tới, gì chứ đụng tới thằng con bả là không xong với bả rồi. Hồn vía lên mây tui mở cửa phóng ngay ra ngoài, vừa kịp lúc căn nhà run lên sau một tiếng hét trời long đất lở lớn gấp trăm lần tiếng nổ của ngọn núi lửa St. Helens vào năm 1980, thật là kinh hoàng...

Tui đi lang thang như người mộng du mà không dám về nhà, vừa đi vừa trách bà vợ không chịu hiểu cho lòng ái quốc của mình, tui mang ơn nước Mỹ thật nhiều và tui muốn làm một công dân thật tốt để đền ơn nước Mỹ thì có gì sai chứ? Chẳng phải Gandhi đã từng nói “you must be the change you want to see in the world” đó sao? Tui muốn một nước Mỹ vĩ đại, thì bản thân tui phải hy sinh, phải xài hàng Mỹ, chỉ đơn giản vậy thôi mà…

Vừa đi tui vừa đưa tay xốc lại chiếc áo khoác nơi vai khiến tay vô tình đụng vào cái nhãn ghi xuất xứ nơi cổ áo, tui vội cởi nó ra và đọc thì lại thấy hàng chữ đáng ghét Made in China. Tui lập tức ném nó vào bụi cây ven đường rồi tiếp tục đi, và lại cởi tiếp chiếc áo thun bên trong và lật lên xem thì cũng lại là China, tui liệng nó luôn không chút luyến tiếc.

Giờ thì tui không còn mặc chiếc áo nào, định cởi luôn cái quần và đôi giày ra xem thì bắt đầu thấy lạnh. Tui nhìn xuống tấm thân trần đang nổi da gà vì gió mùa Đông, nó được phủ bởi một màu da vàng vàng nâu nâu cũng hệt cái màu da mà tui vẫn hay ngắm nghía mỗi khi cởi trần chạy lon ton tắm mưa thời còn ở cái xứ xa thiệt là xa cách đây hơn nửa vòng trái đất. Nhìn tấm thân cha sinh mẹ đẻ mình ra tự nhiên tui nhận ra một thực tế mà tui khó lòng thay đổi được.

Nếu cởi bỏ hết tất cả chỉ chừa lại mỗi cái thân xác trần trụi này, thì cái còn lại đó cũng không phải là cái đã được Made in America...

Sáng nay tui đã đi mua đền lại cho bà xã và thằng cu ở nhà những thứ tui đã liệng bỏ trong một cơn hồ hởi phấn khởi sảng. Xin lỗi ngài Tổng Thống, tui đã cố hết sức và sẽ cố hết sức để cho nước Mỹ vĩ đại trở lại như lời ngài hiệu triệu, nhưng đời thiệt không như là mơ ngài Tổng Thống à.” (trích bài viết ở trên mạng không ghi danh tánh của ai hết)

Cần gì ghi tên. Bởi lẽ, những câu nói như: “đời thiệt không như là mơ đâu, rất thưa ngài!” vẫn là câu nói để đời, cho mọi người. Kể cả bạn và tôi đây, nữa đấy.
Trong quá trình sống ở đời, lại cũng có những “tâm sự gửi về đâu”, ở nhà Đạo? Tâm sự, là tâm tự tự sự của những vị có những thắc mắc “để đời” không biết để nơi đâu cho anh-toàn, bèn chạy đến đấng bậc nhà đạo, có những câu sau đây:

“Thưa Cha,
Con đây có thắc mắc lớn không biết tỏ bày cùng ai, nay thấy mục này trên báo, bèn gửi đến cha câu hỏi rằng: Giả như các linh mục ngồi toà, bị luật-pháp ngoài đời đòi phải kể lại cho giới cầm quyền các tội về dục tình mà các ngài nghe được ở toà giải tội, thì Hội thánh có chấp-nhận đạo luật như thế và có buộc linh-mục phải tuân theo luật này hay không?”

Trong quá trình sống Đạo, người người lại cũng nghe được các “thắc mắc” tương-tự như “tâm sự gửi về đâu”, bèn tính sao đây? Câu hỏi này, thật ra rất bao quát, biết đâu mà đề-cập. Thôi thì, ta cứ thử nghe đấng bậc nhà Đạo giải quyết ra sao, cho nó nhẹ nhàng mình mẩy, thôi.

Và, đấng bậc thân quen trên tờ “Tuần báo Công-giáo Sydney” lại đã trả lời như sau:

“Vào lần trước, tôi có kể câu chuyện Hội thánh mình, hồi thế-kỷ thứ 13, có nhấn mạnh tầm quan trọng buộc các linh mục phải giữ bí mật những gì họ nghe biết ở toà cáo giải. Cho đến nay, qui lệ vẫn như thế, tức: những gì ta đọc được ở sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo có chương/đoạn bảo rằng: “Do sự tế-nhị và cao cả của thừa-tác-vụ cũng như sự tôn-kính đối với đương-sự, Hội thánh tuyên bố rằng: tất cả các linh-mục nào nghe tội của hối-nhân ở toà cáo-giải đều bị ràng buộc với hình phạt nặng nề phải tuyệt-đối giữ kín những gì liên-quan đến lỗi/tội mà hối-nhân xưng thú với các ngài.

Linh-mục giải-tội không được phép sử-dụng những gì mình nghe biết từ hối-nhân về cuộc sống của người ấy. Bí mật này, mọi người phải giữ không có bất cứ luật trừ nào hết được gọi là “ấn-tín toà cáo giải, bởi lẽ những gì mà hối-nhân xưng thú cho linh mục giải tội biết đều phải “niêm-phong” do Bí tích này cột/buộc. (X. GLHTCG đoạn 1467)

Các “hình phạt nặng-nề” ngầm-chứa trong Giáo-luật vẫn còn đó bảo rằng: “Đấng giải-tội nào mà lại vi-phạm trực-tiếp ấn-tích toà cáo-giải sẽ kéo theo hình phạt nặng nề là “vạ tuyệt-thông” thuộc thẩm-quyền của Đức Giáo Hoàng. Còn, ai vi-phạm một cách gián-tiếp cũng bị phạt theo mức nặng/nhẹ của hành-vi phạm-pháp.” (Giáo luật số 1388 câu #1)    

Thành thử, giả như linh-mục nào vi-phạm luật ấn-tín thì vị ấy bị vạ tuyệt thông ngay tức khắc do chính luật này ban ra. Hơn nữa, việc xá-giải vạ tuyệt-thông thuộc quyền Đức Giáo Hoàng. Nên, việc vị-phạm ấn-tín này quả là một tội rất nghiêm-trọng.

Tưởng cũng nên ghi chú một điều là: vào một lúc nào đó khi trước, đạo luật dân sự ở Úc và New Zea Zealand cũng nghiêm cấm các linh-mục không được phép tiết-lộ những gì vị này nghe được lúc hối-nhân xưng thú.

Đạo luật về Bằng Chứng của bang Victoria ban hành năm 1890 cũng đã ghi: “Không vị giáo-sĩ thuộc giáo-hội hoặc giáo-phái nào, nếu không có sự đồng-thuận của người xưng-thú tội lỗi, được phép tiết-lộ bằng bất cứ vụ/việc, hành-động hoặc thao-tác nào dù dân-sự hoặc hình-sự bất cứ lời xưng thú cho vị ấy trong đặc-trưng chuyên-nghiệp của vị ấy theo cách sử-dụng của giáo-hội hoặc giáo-phái mà vị ấy tuỳ thuộc.” (Giáo luật câu 55)  

Và Đạo luật về Chứng cớ của New Zealand ban hành năm 1908 cũng có ghi: “Thừa-tác-viên không được phép tiết-lộ bằng bất cứ hình-thức nào bất kỳ lời xưng của hối-nhân thú tội với ông, với qua tư-cách chuyên-nghiệp ngoại trừ có được sự đồng-thuận của hối-nhân xưng thú lỗi/tội ấy mà thôi.” Giáo luật số 8 câu 1)

Vì thế nên, sẽ là thay đổi lớn nếu như luật dân-sự nay buộc vị linh-mục giải tội phải tiết-lộ những gì ông nghe được ở toà cáo-giải ấy.

Vậy, trong trường-hợp đó, vị linh-mục ngồi toà sẽ phải xử-trí thế nào? Ông chỉ việc khước-từ không làm theo yêu cầu của luật này, thôi. Giả như vụ-việc này có liên quan/dính-dự đến qui-tắc của toà án và linh mục trong vụ này bị nhốt tù thì ông sẽ vui lòng đi tù còn hơn vi-phạm ấn-tín thánh thiêng toà Cáo giải.

Làm sao sự việc nói ở đây lại trở nên nghiêm trọng đến như thế? Câu trả lời, là: nếu Giáo-hội không bảo-mật những gì được hối-nhân xưng-thú ở toà cáo-giải, thì mọi người sẽ không còn tin-tưởng vào các linh-mục Đạo mình nữa và tín-hữu sẽ không xưng-thú bất cứ thứ gì khả dĩ đổ lỗi cho họ.

Cũng tựa hồ như mọi người tin tưởng là bác-sĩ, tâm-lý-gia, luật-sư hoặc cố-vấn của họ sẽ tôn-trọng mọi bí mật của họ cũng như họ cũng tin tưởng vị linh-mục hệt như thế.

Người luyến ái tình dục trẻ con và những người có vấn-đề nào khác sẽ không còn đi xưng thú tội lỗi do mình sợ vị linh mục nghe tội sẽ đem sự việc ông nghe được nói cho cánh sát biết. Do đó, chính họ sẽ bị tước đi mất sự thứ tha tội lỗi của họ, và ơn lành của bí tích cùng mọi hỗ-trợ quí giá sẽ không còn giúp họ vượt qua thói quen phạm lỗi, được nữa.

Thế nhưng, giả như hối nhân là người có vấn-đề ấu-dâm, thì vị linh mục xá giải có khả-năng gì để ra tay hành động không? Có. Và linh mục ấy sẽ làm thế. Ông sẽ mạnh dạn thôi thúc hối-nhân nói lên các vấn-đề mình vướng mắc ngõ hầu tìm sự giúp đỡ theo cách chuyên-nghiệp, từ-nhiệm chức-vụ, báo cáo cho giới chức có thẩm-quyền và cả đến việc ra đầu thú với cảnh-sát nữa.               

Và, giả như vị linh mục thấy rằng hối-nhân có vấn-đề ấu-dâm đã không hối-hận về những việc mình từng làm, lại không chuẩn-bị để có hành-động cần-thiết, thì vị linh-mục xá-giải có thể từ-chối không xá-giải cho anh ta.

Linh mục xá-giải có thể yêu-cầu gặp hối-nhân ở ngoài toà giải-tội và yêu-cầu lập lại những gì người ấy xưng thú, cho phép linh mục tiết-lộ cho người khác biết nội-dung của cuộc trao-đổi giữa hai bên. Và rồi, sau khi biết được sự việc xách nhiễu tình-dục bên ngoài toà cáo giải, thì vị linh-mục có thể kể cho người khác, như: cấp trên của người này, hoặc vị cố-vấn, cảnh-sát biết rằng người này có vấn-đề và anh có thế xác-chứng điều đó tại toà. Nay, ta hãy nguyện cầu sao để luật-pháp sẽ không bao giờ thay đổi để không còn đòi các linh-mục ngồi toà phải tiết-lộ những gì các ngài nghe được ở toà giải-tội.

Giáo-hội Chúa sẽ không và không thể thay đổi giáo-huấn của mình về Ấn-tín toà cáo-giải, và các linh-mục sẽ không vi-phạm luật buộc quan-trọng này.” (X. Lm John Flader, The Church will not change on Confession, The Catholic Weekly 10/9/2017 tr. 25)            
  
Vâng. Tâm-tư các linh mục, đôi lúc cũng mang nhiều “tự sự” không kém người đời. Thế nhưng, giải quyết như đấng bậc ở trên, phải chăng là đã giải quyết được các tâm sự ấy? Trước khi đi vào chi tiết vấn-đề, nay đề nghị bạn/đề-nghị tôi, ta tiếp tục nghe câu hát ở bài ca trên để rồi có hứng mà tiệp tục luận-bàn. Hát rằng:

Ra đi mùa Xuân ấy
Mây hồng bay cuối thôn
Hoa vàng cài trên tóc
Em ngây thơ mắt buồn
Trời sáng trong lòng anh
Vực thẳm trong lòng em
Hai đứa hai tâm sự
Xa nhau như đêm ngày...

Người đi vì lý tưởng
Em ở lại hờn căm
Mỗi mùa hoa lại nở
Mỗi hình bóng người xa
Ðã bạc phai mầu áo
Nổi trôi dưới gốc dừa
Một trời hoa gạo đỏ
Và mưa nắng hai muà...

Hẹn mai về, hẹn mai về
Xuân rồi Xuân quạnh quẽ
Người gái quê, người gái quê
Xuân buồng Xuân vắng vẻ
Ðường anh đi, đường anh đi
Ôi bước dài thương nhớ
Giờ em ơi, giờ em ơi
Mây trùng dương cách chia.

Lìa nhau vì lý tưởng
Hỡi em người quê hương
Ðâu phải vì biên giới.
Ðâu phải vì nghìn phương.
Muôn ngàn năm còn mãi.
Lệ trên đá rơi hoài.
Chuyện mình ai người biết.
Và ai sẽ xót thương.

Hẹn mai về, hẹn mai về
Xuân rồi Xuân quạnh quẽ
Người gái quê, người gái quê
Xuân buồng Xuân vắng vẻ
Ðường anh đi, đường anh đi
Ôi bước dài thương nhớ
Giờ em ơi, giờ em ơi
Mây trùng dương cách chia.”
(Phạm Duy – bđd)

Mây trùng dương cách chia”, thật giống như là “Sấm Trạng” bàn về tương lai cuộc đời mãi mãi, là như thế. “Đường anh đi, đường anh đi, ôi bước dài thương nhớ…” Vâng. Giống hệt như lời “ngôn sứ nói tiên-tri” về cuộc đời. Một đời người, có cả chuyện vui tươi lẫn buồn bực, những thất tình.

Vâng. Lìa nhau vì lý tưởng, hỡi em người quê hương…” , đó là câu nói rất “để đời”, gửi mọi người. Bởi, mọi người ở trong đời vẫn cứ “lìa nhau” không vì “lý-tưởng” này nọ, thì cũng vì tư-tưởng khác-biệt về nhiều thứ. Có những thứ và những chuyện, chỉ mỗi người trong cuộc là thông cảm và/hoặc hiểu rõ hơn người khác. Dù người ấy có kinh-nghiệm đời thế nào đi nữa.

Thế mới biết, kinh-nghiệm về một tâm-tư/tự-sự của người đời, ở ngoài đời, vẫn là những tâm-sự nghe rất quen. Tâm-tư/tự-sự còn là tâm-sự, được bậc thánh-hiền ở nhà Đạo từng diễn tả bằng nhưng tâm-tình lành thánh, vẫn kể rằng:

“Ngay trong giới lãnh đạo Do-thái
cũng có nhiều người đã tin vào Đức Giêsu.
Nhưng họ không dám xưng ra,
vì sợ bị nhóm Pharisêu khai trừ khỏi hội đường.
Thật thế,
họ chuộng vinh quang của người phàm
hơn là vinh quang của Thiên Chúa.”
(Gioan 12: 42-43)

Vinh-quang của Thiên-Chúa, là giòng tâm-tư/tự-sự được các đấng bậc phổ biến khắp nơi, mở mọi thời, để rồi mọi người không thể và không được quên lãng đưa vào đời như mục-tiêu sống, rất đáng khen.

Trần Ngọc Mười Hai
Luôn nguyện cầu
Để vinh quang Ngài
Chói sáng mãi
nơi mọi người  
ở đời.

No comments: